1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận quản trị chiến lược công ty nestle

50 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 9,24 MB

Cấu trúc

  • 1. Lí do chọn đề tài (5)
  • 3. Đối tượng nghiên cứu (5)
  • 9. Bố cục tiểu luận (8)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (9)
    • 1/ Thế nào là cơ cấu tổ chức (9)
    • 2/ Vai trò, chức năng của quản trị (9)
    • 3/ Các dạng cấu trúc tổ chức của công ty (10)
      • 3.1. Cấu trúc tổ chức cho các công ty mới bắt đầu bước vào thị trường quốc tế (10)
      • 3.2. Cấu trúc bộ phận kinh doanh quốc tế (11)
      • 3.3. Cấu trúc tổ chức toàn cầu (0)
  • CHƯƠNG 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA – NESTLE (18)
    • I. Giới thiệu về công ty NESTLE (18)
      • 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nestle (18)
      • 2. Nestle Việt Nam (20)
      • 3. Văn hóa tổ chức (21)
        • 3.1. Đôi nét văn hóa tổ chức của Nestle (21)
        • 3.2. Đôi nét văn hóa tổ chức của nestle Việt Nam (22)
      • 4. Môi trường kinh doanh (23)
        • 4.1. Môi trường vĩ mô (23)
        • 4.2. Môi trường vi mô (25)
        • 4.3. Hoàn cảnh nội bộ (28)
    • II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NESTLE (36)
      • 2. Mô hình cấu trúc theo phòng ban (38)
  • CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH SWOT (39)
    • 1.1 Năng lực nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ (39)
    • 1.2 Thương hiệu nổi tiếng thế giới (40)
    • 1.3 Hệ thống phân phối rộng khắp (41)
    • 1.4 Danh mục thương hiệu và sản phẩm đa dạng (41)
    • 1.5 Lực lượng lao động lớn (42)
    • 1.6 Giá trị thương hiệu (43)
    • 1.7 Nỗ lực cho nền công nghiệp xanh (43)
    • 2. Điểm Yếu (Weakness) (43)
      • 2.1. Biến động giá của các đại gia bán lẻ (43)
      • 2.2. Khoảng cách kiểm soát và cấu trúc tổ chức (43)
      • 2.3. Tranh cãi về nước (44)
      • 2.4. Những lời chỉ trích trên mạng xã hội (44)
      • 2.5. Tranh cãi về mì Maggi (0)
      • 3.1 Ghi nhãn rõ ràng và chính xác về thành phần sản phẩm (0)
      • 3.2 Tính minh bạc về nguồn nguyên liệu sản xuất (0)
      • 3.3 Gia tăng số lượng của nhiều công ty khởi nghiệp thực phẩm nhỏ (45)
      • 3.4 Sự phát triển của thị trường trà và cà phê pha sẵn (45)
    • 4. Rủi Ro(Threat) (46)
      • 4.1 Sự khan hiếm của nước sạch (0)
      • 4.2 Gia tăng cạnh tranh trong ngành đồ uống và thực phẩm (0)
      • 4.3 Giá cà phê có thể bị đẩy lên trong tương lai gần (0)
  • KẾT LUẬN (48)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (49)

Nội dung

Chính vì thế mà kinh tế Việt Nam có nhiều điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh, tuy nhiên kèm theo đó là sự cạnh tranh khóc liệt hơn bao giờ hết .Việc duy trì và phát triển tổ chức c

Bố cục tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu kham khảo, nội dung của đề tài được kết cấu:

1 Giới thiệu về công ty

2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi

3 Phân tích môi trường vĩ mô

4 Phân tích môi trường vi mô

5 Phân tích môi trường bên trong

6 Phân tích ma trận SWOT

8 Cơ cấu tổ chức nhân sự

9 Phân tích chức năng lãnh đạo

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Thế nào là cơ cấu tổ chức

Trước hết, ta tìm hiểu về thế nào là một tổ chức của công ty:

Tổ chức công ty là việc bố trí, sắp xếp cụ thể mọi người trong công ty vào những vai trò, những công việc phù hợp Nói cách khác, tổ chức là tổng thể toàn bộ các trách nhiệm hay các vai trò được phân chia cho nhiều người khác nhau nhằm đạt được đúng mục tiêu và nhiệm vụ chung của công ty.

Trên cơ sở đó ta có thể hiểu cơ cấu tổ chức như sau:

Khi bàn đến cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp, người ta cần phải xem xét đến những vấn đề chủ yếu như sự phân chia công việc trong nội bộ tổ chức, việc sắp xếp nhiệm vụ công tác cho các phòng hay ban khác nhau Cơ cấu tổ chức là việc thực hiện sự điều hòa, phối hợp cần thiết nhằm bảo đảm thực hiện được mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp đó…

Vai trò, chức năng của quản trị

Vai trò hoạch định: Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của mình Nó đưa ra cho nhà quản trị biết là phải xem xét và xác định xem tổ chức nên đi theo hướng nào và khả năng lúc nào sẽ đạt được kết quả công ty mong muốn.

Vai trò dự báo: Trong môi trường luôn luôn chuyển biến, các cơ hội và nguy cơ luôn luôn song song xuất hiện Quá trình hoạch định các chiến lược giúp cho nhà quản trị phân tích được rõ môi trường và có thể đưa ra những dự báo cho các chiến lược một cách hợp lý Chính vì vậy mà các nhà quản trị có khả năng nắm bắt rất tốt các cơ hội và tận dụng được hầu hết cơ hội đó để giảm bớt nguy cơ liên quan đến môi trường.

Vai trò điều khiển: Những chiến lược kinh doanh đã giúp nhà quản trị sử dụng và phân bổ hợp lý các nguồn lực hiện có một cách tối đa cũng như phối hợp

Nhân viên tiếp thị xuất khẩu Hành chính Phân phối Đại diện ở nước ngoài một cách hiệu quả các chức năng trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung đề ra

Các dạng cấu trúc tổ chức của công ty

3.1 Cấu trúc tổ chức cho các công ty mới bắt đầu bước vào thị trường quốc tế

Khi một công ty lần đầu tiên bước vào cuộc chiến quốc tế, đều được nhìn nhận những nỗ lực này là để mở rộng hoạt động nội địa MNC ( Multinational corporation – Công ty đa quốc gia) sẽ điều phối kinh doanh ở hải ngoại trực tiếp thông qua phòng Marketing, phòng xuất khẩu, hay một công ty con

3.1.1 Cấu trúc phòng xuất khẩu

3.1.2 Cấu trúc theo chi nhánh

Các chi nhánh độc lập

THIẾT BỊ CÔNG CỤ ĐIỆN TỬ K.D.Q.TẾ

TỔNG GIÁM ĐỐC Các chức năng chính

Các bộ phận TT nội địa T.T nước ngoài

3.2 Cấu trúc bộ phận kinh doanh quốc tế

Một công ty đa quốc qia đã có những hoạt động kinh doanh quốc tế bùng nổ sâu rộng thì cấu trúc theo dạng bộ phận xuất khẩu hay theo dạng chi nhánh thì có vẻ như không phù hợp Công ty sẽ thực hiện cấu trúc bộ phận quốc tế để tập trung vào các hoạt động này.

Hình thức này đem lại một số những thuận lợi cho doanh nghiệp :

Cho phép các nhà quản trị tập trung các đầu mối quản lý cấp trung gian cốt để tránh sự quá tải của các hình thức đã nêu ở trên

Nâng cao vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế so với trong nội địa Giúp công ty phát triển lực lượng nòng cốt cho những nhà quản trị giàu kinh nghiệm quốc tế.

Nhưng cũng có một vài trở ngại đáng kể :

Nó chia cắt hoạt đông kinh doanh thành thị trường trong nuớc và cả ngoài nước

Cách sắp xếp này tạo một áp lực rất lớn cho các quản trị phải suy nghĩ về các vấn đề có tầm vóc toàn cầu và họ phải suy nghĩ rất nhiều về việc phân bổ nguồn lực cho thị trường nào để hợp lý.

Cấu trúc tổ chức toàn cầu :

Công ty đa quốc gia ngày nay có thu nhập ngày càng nhiều từ những hoạt động ở nước ngoài, vì thế họ đã có những chiến lược rõ ràng đó là tập trung vào toàn cầu nhiều hơn , đưa ra những chiến lược, cấu trúc sử dụng thật hợp lí Thị trường trong nước vẫn còn nhỏ, vì vậy các công ty này đã có những cấu trúc toàn cầu truyền thống.

3.3.1 Cấu trúc sản phẩm toàn cầu:

Là cấu trúc mà các sản phẩm trong nước phải chịu trách nhiệm đối với những nhóm sản phẩm, ở cơ cấu này mỗi bộ phận của nó phải đảm bảo đầu ra trên thế giới Ở bộ phận sản phẩm C, phần lớn nhóm Châu Âu điều hành các quốc gia.Tương tự như vậy thì ở 4 châu lục khác, với từng trường hợp khác nhau thì người quản trị sẽ có những hỗ trợ, chức năng nội bộ cho những sản phẩm còn lại Các

SẢN PHẨM B SẢN PHẨM D hoạt động sản xuất marketing, , tài chính, nhân sự, liên kết với sản phẩm C sẽ phải chiu sự điều khiển của bộ phận này.

Lợi ích đi liền với cấu trúc sản phẩm toàn cầu :

Mỗi nhãn hàng sẽ sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau ,cấu trúc này cho thấy rằng mỗi loại sản phẩm sẽ đáp ứng những nhu cầu phù hợp với từng đặc trưng của khách hàng.

Giúp thúc đẩy một lực lượng quản trị giàu kinh nghiệm được huấn luyện kỹ càng, hiểu rõ được các loại sản phẩm đặc trưng. Đồng thời, giúp công ty đề ra được nhiều chiến lược marketing phù hợp với từng nhu cầu đặc trưng của khách hàng

Những khó khăn đối với cấu trúc sản phẩm toàn cầu :

Việc tăng các phương tiện và nhân sự trong mỗi bộ phận là thật sự cần thiết.

Phải tốn thời gian để thúc đẩy nhà quản trị điều khiển cấu trúc này.Khó khăn trong việc kết hợp các hoạt động của những bộ phận sản phẩm khác nhau.

Viễn Đông TỔNG GIÁM ĐỐC

Anh TBNha Pháp Hà Lan Bỉ

Tiếp Thị Nhân sự T.Chính

3.3.2 Cấu trúc theo khu vực toàn cầu:

Trong cấu trúc này trách nhiệm điều hành cơ bản được đại diện bởi người quản trị khu vực, mỗi người quản trị có trách nhiệm về một vùng địa lý cụ thể Ví dụ, sự sắp xếp này mỗi bộ phận phải đảm bảo về toàn bộ chức năng trong vùng đó như là sản xuất, marketing, tài chính, nhân sự Xuất hiện các điểm tương tự về cấu trúc giữa khu vực quốc tế với sự sắp xếp sản phẩm quốc tế, tuy nhiên họ điều khiển bằng nhiều cách khác nhau Mỗi sự sắp xếp sản phẩm quốc tế, bộ phận sản phẩm phải đảm bảo đầu ra của nó trên thế giới.

Cung cấp cho người quản trị bộ phận quyền tự chủ, đưa ra quyết định 1 cách nhanh chóng, qua đó công ty có thể đáp ứng nhu cầu của từng quốc gia.

Ngoài ra công ty thu được kinh nghiệm quý giá theo đó thoả mãn thị hiếu địa phương và xây dựng được một lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ.

Hoạt động tốt ở những nơi hiệu quả theo quy mô đòi hỏi.

Sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu, đòi hỏi chi phí gấp đôi cho các phương tiện.

Khó để kết hợp các vùng địa lý bị phân tán thành các chiến lược tổng thể. Các công ty đa số nhờ vào nghiên cứu và phát triển để phát huy sản phẩm mới, nhận thấy các bộ phận khu vực toàn cầu không sẵn sàng chấp nhận. 3.3.3 Cấu trúc chức năng toàn cầu:

Là cấu trúc mà vai trò của từng vị trí được bố trí theo chức năng giúp đạt được mục tiêu, nhiệm vụ chung Quản lý từng bộ phận chức năng như: sản xuất, bán hàng, tài chính, marketing có nhiệm vụ báo cáo lại với giám đốc - người chịu trách nhiệm phối hợp các hoạt động trong công ty và là người chịu trách nhiệm cuối cùng với kết quả hoạt động của công ty

Biến thể của cơ cấu chức năng là cơ cấu tiền chức năng, ta thấy được trong các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chưa phân định thành các chức năng riêng rẽ Với cơ cấu tiền chức năng, một người có thể đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau

Lợi ích của cơ cấu chức năng:

Chuyên môn hoá sâu sắc hơn, các thành viên được tập trung vào chuyên môn của họ hơn

Tạo cơ hội tuyển dụng được các nhân viên với nhiều kỹ năng phù hợp với từng bộ phận chức năng

Không mang lại hiệu quả trong các công ty có quy mô lớn Khi hoạt động công ty tăng về qui mô, số lượng sản phẩm cũng tăng thì sự tập trung của người quản lý đối với lĩnh vực chuyên môn của anh ta sẽ không phát huy, chính vì vậy sẽ làm cho mối quan tâm tới các phân đoạn sản phẩm cụ thể và nhóm khách hàng của từng sản phẩm suy giảm.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA – NESTLE

Giới thiệu về công ty NESTLE

1 Lịch sử hình thành và phát triển của Nestle

Công ty Nestle được thành lập vào năm 1866 bởi Ông

Henri Nestlé - một dược sĩ Thụy Sĩ gốc ở Đức Ông đã phát minh ra một loại sữa bột dành cho những trẻ sơ sinh không thể bú sữa từ mẹ, nhằm để giảm thiểu tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong vì suy dinh dưỡng Sản phẩm đầu tiên này được đặt tên là Farine Lactée Henri Nestlé

Thành công đầu tiên đến tới Ông Henri Nestlé với sản phẩm sữa bột này vì đã cứu sống một trẻ sinh non không thể bú sữa mẹ hoặc bất kỳ một loại thực phẩm thay thế sữa mẹ nào khác Chính vì vậy, sản phẩm này sau đó đã nhanh chóng được sử dụng rộng rãi tại Châu Âu.

Cùng với trụ sở chính tại thành phố Vevey, Thụy Sĩ, ngày nay, Nestlé là công ty hàng đầu trên thế giới xung quanh vấn đề dinh dưỡng, sức khoẻ và sống khoẻ

Nestle Việt Nam là một trong những thành viên của tập đoàn Nestle hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực thực phẩm Nestle thành lập nên văn phòng kinh doanh đặt tại Việt nam từ năm 1916 tại Sài Gòn Năm 1972, Nestle xây dựng thành công nhà máy sữa bột Dielac cho trẻ sơ sinh và nhà máy này đi vào hoạt động từ năm 1975 (nay được quản lý bởi Vinamilk)

Một số cột mốc quan trọng

1866, Công ty được thành lập bởi

1905, Nestle sáp nhập với Anh-

1907, Công ty bắt đầu sản xuất với quy mô lớn.

1914, Nestle nắm trong tay 40 nhà máy đồng thời sản xuất cũng đã tăng gấp đôi.

1920, Chứng kiến sự phát triển vượt bật của Nestle - lần đầu tiên vượt cả dòng sản phẩm truyền thống của nó Việc sản xuất sôcôla trở thành một hoạt động quan trọng đứng thứ hai của công ty Các sản phẩm mới bắt đầu xuất hiện đều đặn: sữa malted, một đồ uống bột gọi là Milo, một bơ bột cho trẻ sơ sinh,

1939, Nestle bị ảnh hưởng nặng nề bởi thế chiến thứ 2 làm doanh thu giảm đột ngột từ $ 20.000.000 năm 1938 xuống $ 6.000.000 vào năm 1939

Năm 1947, Nestle sáp nhập với Alimentana SA, nhà sản xuất của MAGGI gia vị và súp, trở thành công ty Nestlé Alimentana

1960, Nestle mua lại Crosse & Blackwell.

Năm 1974, Công ty đã trở thành một cổ đông lớn trong L'Oréal, một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới của mỹ phẩm

Từ năm 1996 đã có sự thu nhận bao gồm San Pellegrino (1997), Spillers Petfoods (1998) và Ralston Purina (2002)

Trong Tháng Bảy 2000, Nestlé đưa ra một tập đoàn toàn chủ động được gọi là GLOBE (Global Business Excellence),

Năm 2003 bắt đầu tốt với việc mua lại của Mửvenpick Ice Cream

Năm 2006, Jenny Craig và Toby đã được thêm vào danh mục đầu tư Nestlé

Và 2007 đã thấy Novartis Medical Nutrition (Novartis Y khoa Dinh dưỡng), Gerber và Henniez tham gia Công ty.

Từ năm 1990, Nestle xúc tiến việc hàn gắn lại các hoạt động tại Việt Nam thông qua việc mở một văn phòng mang tính đại diện tại TP HCM vào năm 1993.

Năm 1995, chính thức thành lập công ty TNHH Nestle Việt Nam(100% vốn đầu tư nước ngoài), nhà máy chính đặt tại KCN Biên Hòa 2, Đồng Nai. Trực thuộc tập đoàn Nestlé S.A.

Cũng chính năm 1995, Nestlé trở thành công ty TNHH chuyên sản xuất cà phê hoà tan NESCAFÉ, trà hoà tan NESTEA và đóng gói thức uống MILO, Bột ngũ cốc dinh dưỡng NESTLÉ, bột nêm và nước chấm MAGGI, Bột kem COFFEE-MATE,…

Năm 1996, tiếp tục thành lập công ty TNHH Sản Phẩm Sữa Nestle Việt Nam

Năm 2000, sáp nhập hai công ty thành một công ty mẹ TNHH Nestle Việt Nam theo giấy phép 1152/GPDC10-BKH-KCN ĐN

Văn phòng chính thức đặt tại 41 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1, HCM Vào năm 2009 công ty chuyển trụ sờ chính về Etown.

Tổng vốn đầu tư của Nestle Việt Nam cho đến hiện nay là 45 triệu USD với số nhân viên hơn 1000 người làm việc tại nhà máy và 4 văn phòng kinh doanh trên phạm vi cả nước Hơn 120 nhà phân phối, 40 kênh tiêu thụ trực tiếp của Nestle trên khắp các tỉnh thành, sản phẩm của Nestle dường như có mặt trên phạm vi khắp cả nước

Trong những năm qua, Nestle đã thành công thu hút được và đảm bảo đào tạo một lực lượng lao động người Việt Nam đủ tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh của công ty Đối với Nestle, việc đào tạo huấn luyện cần được chú trọng nhằm để phát triển triệt để tài năng và tính chuyên nghiệp của nhân viên ở Việt Nam.

3.1 Đôi nét văn hóa tổ chức của Nestle:

Nestle cho rằng con người chính là một tài sản mang giá trị cao nhất Bao gồm tất cả các vị trí cấp bậc với sự giao tiếp một cách mở, bất kể một lĩnh vực cụ thể của một doanh nghiệp hoặc các hoạt động chung của một công ty Chúng tôi khuyến khích các đề xuất thay đổi và cải thiện hoạt động của

Văn hóa tổ chức của Nestlé có thể được tóm tắt như sau:

Xây dựng mối quan hệ nhân viên dựa trên sự tin tưởng, liêm chính và trung thực.

Duy trì các giá trị cơ bản, thái độ và hành vi tôn trọng người khác

Tôn trọng quyền tự do cá nhân của nhân viên.

Tuân thủ các quy tắc bảo vệ dữ liệu và áp dụng các tiêu chuẩn của Nestlé cho các quốc gia chưa thiết lập hiệp ước đặc biệt.

Thúc đẩy tính liêm chính giữa tất cả nhân viên trên toàn cầu, áp dụng một số ý thức chung và điều chỉnh nó cho phù hợp với phong tục và truyền thống địa phương;

Khuyến khích cải tiến liên tục thông qua đào tạo và nâng cao kỹ năng ở tất cả các cấp của cơ cấu tổ chức.

Cung cấp các cơ hội nghề nghiệp dựa trên thành tích xuất sắc bất kể màu da, tuổi tác, nguồn gốc quốc gia, khu vực, dân tộc, khuyết tật, cựu chiến binh hoặc bất kỳ tầng lớp được pháp luật bảo vệ nào khác Năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm, hiệu quả và sự sẵn sàng áp dụng quản lý và lãnh đạo cơ bản của Nestlé là những yếu tố then chốt để thăng tiến;

Mang lại mức lương và phúc lợi cạnh tranh Giờ làm việc, tiền lương và tiền làm thêm giờ được quy định bởi luật pháp địa phương và có tính cạnh tranh cao với mức lương của các công ty khác.

Giới hạn tăng ca hợp lý.

Tạo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho mỗi nhân viên.

Tôn trọng quyền của người lao động trong việc thành lập các tổ chức đại diện, tham gia hoặc không tham gia công đoàn, thiết lập quyền tự do kiểm tra và thiết lập đối thoại mang tính xây dựng với các tổ chức khác.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NESTLE

1.Cấu trúc hiện tại của NESTLE

CẤU TRÚC HIỆN TẠI CỦA NESTLE

(Complex 3D Matrix) quan hệ ngành quan hệ hành chính quan hệ chức năng

Hội đồng quản trị Chủ tịch G.Đ điều hành

Hệ thống I.T toàn cầu Nguồn nhân

Các đơn vị tiếp thị: o Dinh dưỡng o Socola & Conf o Sữa o Café & đồ uống o Thực phẩm

Khu vực: Châu Phi/ Châu Á/

Kiểm tra chất lượng Kiểm tra chất lượng

2 Mô hình cấu trúc theo phòng ban

MÔ HÌNH CẤU TRÚC TỔ CHỨC THEO PHÒNG BAN quan hệ ngành quan hệ hành chính quan hệ chức năng

Chủ tịch Hội đồng thành viên

Khu vực: Châu Phi/ Châu Á/ Châu Đại Dương Khu vực:

Những đơn vị bán hàng cơ bản

Những đơn vị bán hàng cơ bản

Những đơn vị bán hàng cơ bản

Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực

Quản trị DN Quản trị DN

Sản xuất Kiểm tra chất lượng

MÔ HÌNH SWOT

Năng lực nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ

Một trong những cạnh tranh chính của hãng là khả năng nghiên cứu và phát triển

(R&D) Ví dụ, chỉ riêng năm 2015, công ty đã chi 1,697 tỷ USD cho R&D, con số này chiến 1.89% tổng doanh thu Trong khi đó, công ty Coca-cola chi 0% doanh thu cho

R&D và Pepsi, đối thủ chính của Nestlé chỉ chi 1,2% hay 754 triệu cho R&D

Nestle có mạng lưới trung tâm R&D lớn hơn bất kỳ công ty thực phẩm và đồ uống nào trên thế giới Trung tâm nghiên cứu và phát triển hiện có 5000 nhân viên, hơn 34 cơ sở nghiên cứu, cùng các quỹ liên doanh của công ty và quan hệ nghiên cứu đối tác với các cơ sở kinh doanh và trường đại học Hiện nay, Nestlé 21 trung tâm nghiên cứu trên toàn cầu.

Thương hiệu nổi tiếng thế giới

Nestlé hoạt động và bán sản phẩm của mình tại hơn 197 quốc gia, tiếp cận gần như toàn bộ thế giới.Đồng thời, họ đã chi mảng hoạt động kinh doanh của mình thành nhiều khu vực địa lý: Châu Mỹ (AMS), Châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi (EMENA) và Châu Á, Châu Đại Dương và Châu Phi cận Sahara (AOA) Tuy nhiên, không có khu vực nào kiếm được trên 50% tổng doanh thu.

Không giống với các đối thủ, Nestlé không dựa vào bất kỳ một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào để tạo ra phần lớn doanh thu Mỹ- thị trường lớn nhất củaNestlé cũng chỉ tạo ra 28.5% doanh thu Trong khi đó, hai đối thủ chính làPepsiCo và Cocacola lại lần lượt kiếm được 56% và 46% doanh thu từ Mỹ.Điều này chứng tỏ việc phổ cập sản phẩm đến nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ mang lại lợi thế cạnh tranh cho Nestlé hơn Đặc biệt là khi dịch bệnh bùng phát đã ảnh hưởng kinh tế ở Mỹ, một trong số các thị trường chính của Nestle.

Hệ thống phân phối rộng khắp

Với danh mục sản phẩm đa dạng, Nestle đã thành công trong việc thâm nhập thị trường (thành thị-nông thôn) Nestle đã có những phương án phân phối phù hợp với từng địa phương và phân cấp chuỗi cung ứng

(cửa hàng rong, xe bán hàng di động, nhà phân phối…) nhằm đưa sản phẩm ra thị trường Nestle hiện có hơn 8000 sản phẩm, thương hiệu đa dạng: cà phê, nước khoáng, ngũ cốc ăn sáng… Dưới mỗi danh mục sản phẩm, Nestle sẽ có nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu và mong muốn khác nhau của người tiêu dùng.

Danh mục thương hiệu và sản phẩm đa dạng

Có danh mục thương hiệu và sản phẩm rộng hơn bất kỳ đối thủ nào trong ngành Công ty cung cấp hơn 2000 lựa chọn sản phẩm khác nhau trong 7 danh mục chính: Đồ uống dạng bột nước: Nescafé; Nespresso; Nestea.

Sản phẩm sữa và kem: Nestle; Dreyer’s; Movenpick

Món ăn chế biến sẵn: Maggi; Chef; Buitoni

Thương hiệu dinh dưỡng: Nan; S-26 Gold; Beba; Lactogen

Chăm sóc thú cưng: Friskies; Pro Plan; Felix….

Bánh kẹo: Smarties; KitKat; Cailler…

Nước: Pure Life; S.Pellegrino; Vittel; Perrier…

Lực lượng lao động lớn

Nestle đã thu hút 340000 lực lượng lao động lẻ trên toàn cầu đang liên tục làm việc để cung cấp các sản phẩm của mình ở mọi ngóc ngách trên thế giới.

Giá trị thương hiệu

Tính đến năm 2022, đây là thương hiệu xếp hạng cao thứ 47 trên thế giới,nói lên rất nhiều điều về giá trị thương hiệu của công ty.

Nỗ lực cho nền công nghiệp xanh

Nestlé luôn tự hào với những nỗ lực cống hiến cho nền công nghiệp xanh.

Cụ thể từ năm 1991 Nestlé đã tiết kiệm được 500 triệu kg vật liệu đóng gói bằng cách thiết kế lại các gói hàng do thương hiệu sản xuất.Tiêu chí của Nestlé là sử dụng nguyên liệu tái chế, chọn nguyên liệu từ nguồn tái tạo bất cứ khi nào có thể. Đến 2016, 105 nhà máy của Nestlé không còn lãng phí khi sản xuất Hiện nay, rất ít đối thủ có thể làm nên những tiến bộ như vậy Chi phí sản xuất thấp,môi trường sạch và người tiêu dùng hài lòng Đó là những tiêu chí về công nghiệp xanh mà Nestlé hướng tới.

Điểm Yếu (Weakness)

2.1.Biến động giá của các đại gia bán lẻ:

Doanh số bán hàng tạp hóa của Nestlé đạt được chủ yếu thông qua các đại gia bán lẻ khổng lồ: Walmart; Tesco và Kroger Bất kỳ sự giảm hay tăng giá nào của các nhà bán lẻ này đều có thể ảnh hưởng đến doanh số của Nestlé.2.2.Khoảng cách kiểm soát và cấu trúc tổ chức:

Một số lượng lớn các thương hiệu thuộc cùng một nhóm, điều này gây khó khăn cho việc quản lý Quản trị, một số lượng lớn các thương hiệu riêng lẻ thường có thể dẫn đến bất hòa và xung đột lợi ích.

Nestle từng bị buộc tội bơm trái phép hàng triệu lít nước ở 6 quốc gia nơi cư dân bị thiếu nước uống.

2.4.Những lời chỉ trích trên mạng xã hội:

Vì là công ty có sức ảnh hưởng lớn trên toàn cầu nên Nestle đã trở thành mục tiêu được truyền thông chú ý nhiều lần Yêu cầu tư nhân hóa nước, dán nhãn sai lệch và một vụ kiện về sản xuất socola sử dụng lao động trẻ em và nô lệ là một số ví dụ làm suy yếu danh tiếng thị trường của nó.

2.5.Tranh cãi về mì Maggi:

Năm 2017, Nestle thất bại khi xóa một thử nghiệm trong phòng thí nghiệm ở Ấn Độ Điều này tạo ra một sự cường điệu công khai khiến mọi người tẩy chay Nestle, dẫn đến mất 80% thị phần trong nước Nestle tuyên bố ‘Không thêm MSG’ trong gói Noodles Tuy nhiên, 1000 lần chì được tìm thấy trong sản phẩm sau khi kiểm nghiệm.

3.Cơ Hội(Opportunity ): Điểm thứ ba là cơ hội (Opportunites):

3.1 Ghi nhãn rõ ràng và chính xác về thành phần sản phẩm :

Hiện nay, người dùng thường mua các sản phẩm có ghi rõ nhãn chính xác.Theo đó, gần 62% người tiêu dùng có khả năng chọn các sản phẩm không có bất kỳ chất độc hại nào, 51% nói rằng quyết định mua hàng của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi việc dán nhãn rõ ràng và 47% muốn thông tin sản phẩm được ghi chép rõ ràng Cộng thêm việc Nestlé trước đây đã có những vụ bê bối về cung cấp thông tin dinh dưỡng sai lệch trên nhãn Vì thế, Nestle nên có các cải tiến hoạt động, dây chuyền sản xuất để có thể cung cấp các thông tin cần thiết ngoài dinh dưỡng cho khách hàng

3.2 Tính minh bạc về nguồn nguyên liệu sản xuất :

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm, ý thức sâu sắc về nguồn gốc thực phẩm Thậm chí, họ còn có xu hướng đặt yếu tố bền vững như một yếu tố quyết định khi mua thực phẩm Trong xã hội mà trách nhiệm của mua thực phẩm bền vững còn quan trọng hơn giá cả thì Nestlé nên tìm các nguồn cung ứng nguyên liệu từ các đồn điền và trang trại phát triển bền vững

3.3 Gia tăng số lượng của nhiều công ty khởi nghiệp thực phẩm nhỏ:

Ngày càng có nhiều công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm Theo

CB Insights, chỉ riêng năm 2015, các công ty đã huy động được 5,5 tỷ USD. Con số này cho thấy việc hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm là không hề nhỏ

Các công ty khởi nghiệp này đang tập trung phát triển các loại thực phẩm, đồ uống thế hệ mới nhằm cung cấp các giải pháp khác nhau về phân phối thực phẩm, giới thiệu một cách mới mẻ, sinh động để phát triển và bán sản phẩm của họ Theo tình hình hiện tại, các thương hiệu trên còn trẻ, vốn nhỏ và chưa có nhiều doanh thu nên Nestlé có thể tăng cường đầu tư vào các công ty khởi nghiệp đó để giúp công ty đối mặt với những thách thức trong tương lai

3.4 Sự phát triển của thị trường trà và cà phê pha sẵn:

Theo Báo cáo từ Tập đoàn Tiếp thị Đồ uống trong 3 năm qua, cà phê pha sẵn là ngành đồ uống dạng lỏng phát triển nhanh nhất ở Mỹ Trong khi toàn ngành đồ uống chỉ tăng nhẹ mà cà phê pha sẵn đã tăng một cách đáng kinh ngạc 37% Đồ uống lành mạnh, chẳng hạn như trà pha sẵn cũng tăng hơn 4% hàng năm.

Mặc dù Nestlé là một trong những nhà bán cà phê lớn nhất trên thế giới nhưng trên thị trường cà phê hoặc trà pha sẵn, công ty không có bất kỳ thương hiệu đáng kể nào Có rất nhiều thương hiệu nhỏ hơn Nestle có thể được mua lại trong ngành hoặc công ty có thể đẩy các thương hiệu pha sẵn của riêng mình sang thị trường Mỹ để tận dụng lợi thế của các lĩnh vực đồ uống đang phát triển.

・Tầng lớp trung lưu ngày càng tăng ở một số quốc gia: Trung Quốc, Ấn Độ tạo thị trường rộng lớn hơn cho các sản phẩm của Nestle Đặc biệt, nhu cầu đối với các mặt hàng xa xỉ: nước đóng chai, kem và thức ăn cho vật nuôi.

・Những thay đổi trong lối sống: Thời gian làm việc dài hơn, nhiều phụ nữ hơn trong lực lượng lao động và nhiều hộ gia đình độc thân hơn, làm tăng nhu cầu về thực phẩm đóng gói sẵn.

・Gia tăng khả năng di chuyển, sở hữu ô tô làm tăng nhu cầu về kẹo, nước đóng chai và đồ ăn nhẹ ở các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam.

・Việc quan tâm đến sức khỏe, dinh dưỡng ngày càng tăng có thể làm tăng nhu cầu đối với một số sản phẩm của Nestle, chẳng hạn như nước tăng lực.

Rủi Ro(Threat)

Điểm thứ tư trong phân tích SWOT của Nestle là thách thức (Threats)

4.1 Sự khan hiếm của nước sạch

Nước đã trở nên khan hiếm và ngày càng trở nên khan hiếm hơn do các yếu tố như biến đổi khí hậu, dân số gia tăng, khai thác quá mức nền tài nguyên, việc quản lý nước thải kém Và trong tổng doanh thu của Nestle đồ uống chiếm hơn 25%, chỉ riêng sản phẩm nước đóng chai đã tạo ra 8% tổng doanh thu của công ty Khi nhu cầu sử dụng nước tăng, Nestle sẽ rất khó tiếp cận nguồn cung cấp nước uống sạch, rẻ hơn; dẫn đến chi phí sản xuất tăng và lợi nhuận thấp Trong tương lai, khan hiếm nước sạch sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng tác động tới tình hình kinh doanh của Nestle.

4.2 Gia tăng cạnh tranh trong ngành đồ uống và thực phẩm

Ngành công nghiệp đồ uống và thực phẩm luôn là ngành có tính cạnh tranh cao, bao gồm nhiều công ty nhỏ, lớn và ở đa quốc gia Theo Nestlé, việc ganh đua cạnh tranh thực sự là mối đe dọa chính ảnh hưởng đến công ty khi:

- Các thực phẩm, đồ ăn nhanh cạnh tranh chủ yếu trên cơ sở nhận diện thương hiệu, mùi vị, giá cả, chất lượng, sự đa dạng của sản phẩm, phân phối, sự tiện lợi, hoạt động tiếp thị, khuyến mại cũng như khả năng dự đoán và phản hồi đối với người tiêu dùng

- Tương tự, thị trường đồ uống đang phát triển rất chậm, nhu cầu đã bão hoà với nhiều công ty khởi nghiệp mới, theo đó, Nestlé sẽ khó cạnh tranh trong tương lai

4.3 Giá cà phê có thể bị đẩy lên trong tương lai gần

Cà phê tạo ra hơn 10% tổng doanh thu của công ty và hạt cà phê là nguyên liệu chính được sử dụng trong sản xuất của Nestlé Do đó, tỷ suất lợi nhuận đang theo chiều hướng khá phụ thuộc vào giá hạt cà phê vốn rất biến động trong nhiều năm qua Những lý do của việc biến động về giá là do hạn hán, nhiệt độ bất thường, biến đổi khí hậu gây nhiều thảm họa thời tiết xảy ra ở Brazil và các nước khác Bên cạnh đó, nhu cầu dùng cà phê ngày càng tăng khiến giá bị đẩy lên đáng kể

*Ngoài ra cũng có một vài thách thức với Nestlé trong sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng và từ thị trường xã hội như:

Sự nghi ngờ ngày càng tăng về thực phẩm đóng gói sẵn là không tự nhiên và không tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng ở Châu Âu và Bắc Mỹ đang trở nên phổ biến Điều này làm tăng nhu cầu về thực phẩm tươi sống, tự nhiên cũng như tăng nhu cầu về các sản phẩm hữu cơ.

Sự tăng cường giám sát của chính phủ lên một số thị trường của Nestle trong việc bê bối về sản xuất thực phẩm Chẳng hạn như chính phủ Ấn Độ đã ra lệnh thu hồi hàng tỷ đô la mỳ ăn liền Maggi khỏi kệ hàng khi có những cáo buộc về hàm lượng chì quá mức trong sản phẩm

Phân tích ma trận SWOT của Nestle đã đưa ra bốn yếu tố về phân tích các đặc điểm cả bên trong lẫn bên ngoài của công ty thực phẩm toàn cầu Nestle Tuy có những điểm mạnh về thương hiệu, nguồn lực lao động, danh mục sản phẩm đa dạng, độ phủ sóng của sản phẩm trên mọi vị trí địa lý thế giới thì Nestle vẫn phải đang đối mặt với nhiều thách thức đến từ môi trường, từ các đối thủ cạnh tranh,nhà bán lẻ và người tiêu dùng Đây là những mối đe dọa không thể tránh khỏi đối với bất kỳ một công ty nào, Nestle cũng không phải trường hợp ngoại lệ Vậy nên, việc lập phân tích ma trận SWOT sẽ giúp công ty có được những bước đi vững chắc hơn trong tương lai.

Ngày đăng: 23/05/2024, 09:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức này đem lại một số những thuận lợi cho doanh nghiệp : - tiểu luận quản trị chiến lược công ty nestle
Hình th ức này đem lại một số những thuận lợi cho doanh nghiệp : (Trang 11)
Hình 8: Cấu trúc ma trận địa lý. - tiểu luận quản trị chiến lược công ty nestle
Hình 8 Cấu trúc ma trận địa lý (Trang 17)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w