(Tiểu luận) quản trị rủi ro chocông ty cổ phần acecook việt nam

29 2 0
(Tiểu luận) quản trị rủi ro chocông ty cổ phần acecook việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giới thiệu về Acecook Việt Nam1.1 Giới thiệu chungTên: Công ty Cổ phần Acecook Việt NamTập đoàn Acecook là một công tу đa quốc gia của Nhật Bản chuyên sản xuất và phân phối mì ăn liền và

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH TPHCM

-BÁO CÁO QUẢN TRỊ RỦI RO CHO

CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM Lớp: 231.MGT1108.A08

Giảng viên: Dương Bảo Trung

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 – 2023

Trang 2

2 Mục lục

1 Giới thiệu về Acecook Việt Nam 3

1.1 Giới thiệu chung 3

2.2 Thiết lập bối cảnh bên trong và bên ngoài 13

2.2.1 Bối cảnh bên ngoài 13

2.2.2 Bối cảnh bên trong 16

3 Phân tích rủi ro đối với công ty Acecook 18

4 Định mức rủi ro 20

4.1 Đánh giá rủi ro 20

4.2 Đo lường rủi ro 20

5 Xử lý rủi ro 23

5.1 Chiến lược đối phó rủi ro trong sản xuất kinh doanh của công ty Acecook: 23

Phân loại chiến lược đối phó: 23

Mục tiêu đối phó: 24

6 Theo dõi và xem xét 26

6.1 Yêu cầu về theo dõi và cập nhật xử lý khủng hoảng 26

a Cập nhật thông tin sớm và thường xuyên 26

b Thiết lập hệ thống theo dõi và cảnh bảo 26

6.2 2 Cách thức theo dõi và cập nhật xử lý khủng hoảng: 27

7 Lập hồ sơ và báo cáo 27

8 Tài liệu tham khảo 28

Trang 3

3 1 Giới thiệu về Acecook Việt Nam

1.1 Giới thiệu chung

Tên: Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam

Tập đoàn Acecook là một công tу đa quốc gia của Nhật Bản chuyên sản xuất và phân phối mì ăn liền và các sản phẩm thực phẩm ăn liền khác.Acecook Có trụ sở chính tại Tokyo, Nhật Bản, về sau công ty đã mở rộng hoạt động ra quốc tế, với các công ty con và cơ sở sản xuất ở một số quốc gia, bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc và Hoa Kỳ Trong số đó, Việt Nam được Acecook đánh giá là có tiềm năng và đóng góp lớn vào sự thành công của thương hiệu.

Vào 15/12/1993 Acecook đã có mặt tại thị trường Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995 Kết quả của quá trình đầu tư này là sự phát triển lớn mạnh của Acecook Việt Nam - vừa được chuyển đổi loại hình thành công ty cổ phần vào ngày 18/01/2008 Kể từ khi được thành lập, đến nay Acecook đã trở thành một trong những công ty dẫn đầu thị trường mì ăn liền trong nước Sở hữu 10 nhà máy sản xuất trải rộng khắp cả nước cùng với 7 chi nhánh và 300 đại lý trên toàn quốc, Acecook đã không ngừng phát triển, cung cấp các sản phẩm ăn liền chất lượng cao nhằm mang đến những dòng sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng.

Với mục tiêu trở thành tập đoàn thực phẩm hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn vươn xa ra thế giới, Acecook cam kết trong tương lai sẽ tiếp tục nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản phẩm đa dạng với chất lượng cao hơn, ngon hơn, tạo ra một nét văn hóa ẩm thực phong phú đáp ứng nhu cầu ẩm thực ngày càng cao của khách hàng và góp phần phát triển ngành thực phẩm tại Việt Nam

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Trụ sở chính: Lô II-3, Đường số 11, Nhóm CN II, KCN Tân Bình, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh.Theo Acecook Việt Nam, để có những bước thay đổi từ khi thành lập và chuyển mình để vươn ra thế giới như hôm nay công ty đã trải qua các mốc thời gian quan trọng sau:

• Năm 1993: Ngày 15/12/1993: thành lập công ty Liên Doanh Vifon Acecook

Trang 4

• Năm 1995: Ngày 07/07/1995 bán hàng sản phẩm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh.

• Năm 1996: thành lập chi nhánh bán hàng tại Cần Thơ để chịu trách nhiệm bán hàng cho tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Bắt đầu tham gia vào thị trường xuất khẩu Mỹ.

• Năm 1999: Lần đầu tiên đoạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao.

• Năm 2000: Ra đời sản phẩm Hảo Hảo: một bước đột phá mới, một thương hiệu ấn tượng tạo một bước nhảy vọt của công ty trên thị trường mì ăn liền Đạt danh hiệu hàng Việt Nam Chất lượng Cao lần 02 Đạt huy chương vàng, bạc, đồng trong hội chợ Hàng Công Nghiệp Việt Nam.

• Năm 2003: Năm thành công của công ty trên cả 2 lĩnh vực kinh doanh trong nước,xuất khẩu và quảng bá thương hiệu Hoàn thiện hệ thống nhà máy từ Bắc đến Nam, mở rộng thị trường xuất khẩu: Úc, Mỹ, Nga, Đông Âu, Trung Quốc, Đông Nam Á, Châu Phi…

• Năm 2004: Chính thức đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam và di dời nhà máy về khu công nghiệp Tân Bình.

• Năm 2006: Chính thức tham gia vào thị trường gạo ăn liền bằng việc xây dựng nhà máy tại Vĩnh Long và cho ra đời sản phẩm Phở Xưa & Nay.

• Năm 2008: Đổi tên thành Công ty Cổ Phần Acecook Việt Nam vào ngày 18/01/2008.Trở thành thành viên chính thức của hiệp hội MAL thế giới.

• Năm 2010: Ngày 07/07/2010 đón nhận huân chương lao động hạng Nhất • Năm 2012: Khánh thành nhà máy Hồ Chí Minh 2 hiện đại hàng đầu Đông Nam Á • Năm 2015: Công ty Cổ Phần Acecook Việt Nam đã thay đổi nhận diện thương hiệu mới.

• Năm 2018: Hảo Hảo xác nhận kỷ lục Guinness Việt Nam: “Sản phẩm mì ăn liền có số lượng tiêu thụ nhiều nhất Việt Nam trong 18 năm (2000-2018)”

• Năm 2020: Kỷ niệm 25 năm ngày Acecook Việt Nam bán sản phẩm đầu tiên 1.3 Tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanh:

1.3.1 Tầm nhìn của Acecook

Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam có đủ năng lực quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

5 1.3.2 Sứ mạng của Acecook

“Cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao mang đến SỨC KHỎE – AN TOÀN – AN TÂM cho khách hàng”.

– Acecook Việt Nam luôn đặt ưu tiên hàng đầu là chất lượng sản phẩm

– Hỗ trợ truyền đạt những thông tin chính xác và khoa học về sản phẩm mì ăn liền để tạo sự an toàn và an tâm cho khách hàng.

– Những năm gần đây, Acecook Việt Nam tập trung những sản phẩm vì sức khỏe, không chỉ đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng mà còn nâng tầm giá trị cho sản phẩm mì ăn liền

1.4 Lĩnh vực kinh doanh

Trên nền tảng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, Công ty CP Acecook Việt Nam được biết đến là một doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm ăn liền với hệ thống 10 nhà máy, 07 chi nhánh kinh doanh, hơn 300 đại lý phân phối, phủ hàng trên 95% điểm bán le trải dài từ Bắc vào Nam.

Theo thông tin từ website https://acecookvietnam.vn/ của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam, hiện nay, Công ty này đang đưa ra thị trường tại Việt Nam nhiều dòng sản phẩm ăn liền như mì, miến, phở, hủ tiếu, bú với các thương hiệu như Hảo Hảo, Phú Hương, Đệ Nhất, Phở Xưa và Nay… cùng với cách đóng gói rất đa rạng.

Cụ thể, đối với dòng sản phẩm mì được phân phối tại thị trường Việt Nam, Acecook Việt Nam đã đưa ra các thương hiệu như: Mì Hảo Hảo (tôm chua cay, sa tế hành tím, sườn heo phi tỏi,…), Thế giới mì (mì lẩu Thái tôm, mì hoành thánh tôm), mì Đệ Nhất, mì Doraemon, mì bốn phương, mì Hảo 100,… với các thành phần chủ đạo được làm từ sợi mì đến sợi khoai tây và cách đóng gói (dạng gói, ly, khay,…), cách chế biến (nấu, ăn liền, xào,…) cũng rất đa dạng, tiện lợi cho người sử dụng.

Hình 1: Các dòng sản phẩm kinh doanh chủ yếu của Acecook

Trang 6

Còn dòng sản phẩm miến, phở, hủ tiếu, bún thì tại thị trường Việt Nam, Acecook Việt Nam cũng đưa ra nhiều thương hiệu như miến Phú Hương, phở Đệ Nhất, Phở Xưa và Nay, hủ tiếu Nam Vang, bún Hằng Nga… với cách đóng gói và chế biến cũng đa dạng không kém sản phẩm mì.

Ngoài ra, bên cạnh các sản phẩm thông thường thì Acecook Việt Nam cũng đưa ra các sản phẩm mì, miến, phở, hủ tiếu, bún chay để phục vụ thị trường trong nước với các thương hiệu như Hủ tiếu chay Nam Vang, Hảo Hảo mì chay…

1.5 Tình hình kinh doanh

Acecook đã trở thành thương hiệu mì quen thuộc với tất cả người tiêu dùng Việt Nam Kantar Worldpanel đã ghi nhận Hảo Hảo là thương hiệu mì gói được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất liên tục trong 10 năm liền, giai đoạn 2012 - 2021.

Mới đây, Hiệp hội Mì ăn liền thế giới công bố, mức tiêu thụ mì ăn liền của Việt Nam năm 2021 cao nhất thế giới với bình quân đầu người là 87 gói/năm - vượt qua Hàn Quốc - nước đứng đầu chỉ số này từ năm 2013 Thị trường mì ăn liền của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng Theo báo cáo của Euromonitor, năm 2021 Việt Nam tiêu thụ khoảng 411.500 tấn mì gói/năm, tăng 9% so với năm 2020 và tăng hơn 20%

Trang 7

nếu so với năm 2016 Về giá trị, thị trường mì ăn liền ghi nhận hơn 3.800 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với năm 2020 và tăng gần 18% so với 5 năm trước đó.

Hình 2: Tình hình tiêu thụ mì ăn liền của Việt Nam từ 2016 - 2021

Theo lý giải mức tiêu thụ của VN tăng mạnh là nhờ sự tăng trưởng của nền kinh tế và xu hướng ăn ở nhà trong thời kỳ đại dịch Trong đó, sản phẩm Acecook chiếm một tỷ lệ áp đảo trong căn bếp Việt khi báo cáo của Euromonitor cho biết công ty chiếm thị phần khoảng 50% tại khu vực đô thị và 43% toàn quốc nếu tính cả khu vực nông thôn Năm 2021, Acecook đứng thứ 114 trong danh sách 500 công ty lớn nhất VN của VNR500 với doanh thu ước tính trên 12.000 tỷ đồng.

Doanh thu của Acecook cũng tăng liên tục Nhà sản xuất này lần đầu cán mốc doanh thu 10.000 tỷ vào năm 2019 và tăng 15% hai năm sau đó, đạt hơn 12.200 tỷ vào năm 2021 Dù vậy, nếu so sánh tốc độ tăng 20% trong giai đoạn 2017-2019, con số tăng trưởng của Acecook đã có phần thu hẹp Kết quả này đến từ sự bám đuổi của những nhà sản xuất mới và những đối thủ ngay phía sau, như Masan hay nhóm Asia Food.

Bước phát triển đột phá của Acecook vào năm 2000 khi giới thiệu ra thị trường sản phẩm thương hiệu Hảo Hảo với hai vị là gà và nấm Sản phẩm Hảo Hảo vị tôm chua cay ra đời sau đó hai năm tiếp tục đưa công ty gặt hái thành công vang dội Hảo Hảo luôn là sản phẩm mũi nhọn đóng góp khoảng 60% doanh thu cho công ty, phần còn lại thuộc về các thương hiệu khác như Miến Phú Hương, Phở Đệ Nhất, Bún Hằng Nga, Hủ tiếu Nhịp Sống…

Có thể thấy, từ trước đến nay mì ăn liền được xem là miếng bánh hấp dẫn trong ngành hàng thực phẩm tiện lợi, kể cả trong giai đoạn kinh tế gặp khó khăn do đại dịch Kết quả này cũng được phản ánh từ con số doanh thu hàng nghìn tỷ đồng của những doanh nghiệp đứng đầu.

Trang 8

Hình 2.1: Doanh thu thuần của những nhà máy sản xuất mì gói 2018 - 2021

Ngày nay, với thách thức lớn về sức ép cạnh tranh khốc liệt cộng với xu thế bão hòa trong tiêu thụ mì gói buộc Acecook Việt Nam phải thay đổi bài toán chiến lược để có thể giữ vững và gia tăng thị phần Nhà sản xuất ngày tung ra hàng loạt sản phẩm mới, với hàng chục nhãn hàng khác nhau Trong đó, trọng tâm hiện tại là tập trung vào các sản phẩm mì ly, với dòng sản phẩm mới nhất vừa tung ra thị trường dành cho những người chơi thể thao Dù vậy, cái bóng của "Hảo hảo" vẫn là quá lớn.

Xét về những năm gần đây, Acecook Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định về doanh thu Trong 10 năm qua, vị thế của Acecook bị lung lay đáng kể với sự vươn lên của các nhà sản xuất khác Trước năm 2010, công ty này nắm hơn 50% thị phần mì theo giá trị, hiện chỉ còn hơn 1/3 (theo Nielsen) Tuy nhiên, Acecook vẫn tăng trưởng tốt về doanh thu và có được hiệu quả hoạt động cao Acecook hiện đang xếp thứ 3 về lợi nhuận trong số các công ty thực phẩm của Việt Nam.

2 Thiết lập phạm vi, bối cảnh, tiêu chí rủi ro: 2.1 Xác định phạm vi:

2.1.1 Rủi ro về chiến lược

Phân loại Tính chất Các vấn đề có thể tồn tại tranh có giá re hơn, bắt mắt hơn, thu hút được nhiều khách hàng hơn

Trang 9

- Có thể xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong tương lai

Rủi ro liên quan đến nhu cầu và mong muốn của khách

- Đối tượng chủ yếu là HSSV, dân văn phòng, nội trợ… đáp ứng nhu cầu ăn của DN đó trên thị trường - Thương hiệu có thể tạo nên cuộc chiến trong tâm trí KH, lựa chọn của KH quyết định sự thành công hay thất bại của DN

- Rủi ro về thương hiệu, làm mất/ giảm uy tín của DN trong mắt KH

Rủi ro về nguồn nhân lực

- Nhà máy sản xuất lớn nên được trang bị phòng nghiên cứu, máy móc tiên tiến nhất - Có đội ngũ nhân viên sản xuất đông đảo, hơn 5000

- Hệ thống quản lý nhân viên quá tải/ chưa chặt chẽ - Trình độ nguồn nhân lực không đồng đều

- Chi phí đào tạo lớn - Tai nạn lao động/ làm giả giấy tờ

Trang 10

đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, chất lượng, giá

Phân loại Tính chất Các vấn đề có thể tồn tại

Rủi ro về tiêu chuẩn

- Là công ty sản xuất nên cần có các tiêu chuẩn nghiêm

- Có thể xảy ra sai sót trong quá trình kiểm tra, sản xuất sản phẩm

- Không đạt các yêu cầu tiêu chuẩn của các nước xuất khẩu

Rủi ro về hợp đồng lao động

- Là một doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào VN

- Không nghiên cứu kĩ nền văn hóa, gây khó khăn cho người lao động của quốc gia

- Nhu cầu tiêu dùng của KH thay đổi liên tục

- Sau Covid-19, ý thức bảo vệ sức khỏe và tiêu dùng của KH ngày càng khắc khe hơn

- Nhiều sản phẩm không còn phù hợp với nhu cầu mới của KH, của thị trường - Mẫu mã, hương vị, công thức bị lỗi thời do nhu cầu thay đổi liên tục

Trang 11

tờ rõ ràng về số lượng mua bán và phân phối cho KH của DN đúng hạn giúp nâng cao uy tín của thương hiệu

- Giảm uy tín của thương hiệu

Rủi ro pháp lý

- Pháp lý là thứ không thể thiếu khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, chi phối hầu hết lý như an toàn lao động, thuế, bảo vệ môi trường v.v làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của DN

2.1.3 Rủi ro hoạt động

Phân loại Tính chất Các vấn đề có thể tồn tại

Rủi ro tác nghiệp, cạnh tranh

Rủi ro tác nghiệp là nguy cơ xảy ra tổn thất trực tiếp hay gián tiếp do các quy trình, con người và hệ thống nội bộ không đạt yêu cầu hoặc thất bại hay do các sự kiện bên ngoài.

- Bị bôi xấu hình ảnh do cạnh tranh không lành mạnh từ đối thủ cạnh tranh

- Nhân viên ăn cắp thông tin, lừa đảo, biển thủ giấy tờ v.v gây thiệt hại cho DN phải tuân theo

Có sai sót trong NVL đầu vào, quá trình kiểm tra làm sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng

Rủi ro về công nghệ Là DN sản xuất số lượng lớn, có máy móc tự động hóa, dây chuyền sản xuất hiện đại để

- Trong quá trình có thể bị lỗi về in ấn, đóng gói, kiểm tra, đóng không kín, vấn đề thẩm

Trang 12

nhân viên không cao có thể dẫn đến sai sót trong sản xuất hoặc năng suất làm việc chưa giá trị đồng tiền, khiến sức mua của người tiêu dùng giảm và doanh thu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

Lạm phát làm giá NVL tăng, chi phí sản xuất tăng, sức mua của NTD giảm NTD thắt chặt chi tiêu, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu hơn, tác động đến doanh

Chiến tranh, suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến sức mua của

Trang 13

13 2.1.5 Rủi ro khác

Phân loại Tính chất Các vấn đề có thể tồn tại Dịch bệnh Không thể kiểm soát Vỡ nợ, phá sản, ngừng sản

xuất kinh doanh Thiên tai Không thể kiểm soát, có thể

dự báo, đo lường được

Vỡ nợ, phá sản, ngừng sản xuất kinh doanh

2.2 Thiết lập bối cảnh bên trong và bên ngoài 2.2.1 Bối cảnh bên ngoài

- Thị trường:

Thị trường mì gói Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng với tốc độ kép 14% mỗi năm (Nielsen, 2022) Theo số liệu từ Hiệp hội Mì gói Thế giới (WINA), năm 2022 Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về tiêu thụ mì gói với con số 8,48 tỷ gói, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2019 Bình quân mỗi người Việt tiêu thụ 85 gói mì/năm, cao nhất thế giới.

Theo dự báo của công ty nghiên cứu thị trường Vantage Market Research (Ấn Độ), quy mô thị trường mì gói toàn cầu năm 2022 ước đạt 52,65 tỷ USD và có thể tăng lên 79,58 tỷ USD vào năm 2030 Trong khi đó, công ty Facts and Factors lại dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm của ngành mì gói toàn cầu giai đoạn 2021-2026 là 6%, với doanh thu tăng từ 45,67 tỷ USD năm 2020 lên 73,55 tỷ USD năm 2026 Như vậy, dù có sự khác biệt nhỏ về con số cụ thể, các dự báo đều cho thấy ngành mì gói toàn cầu có tốc độ tăng trưởng cao trong thập kỷ tới Đây hứa hẹn là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, đây cũng là thị trường cạnh tranh gay gắt, có sự tham gia của hàng chục doanh nghiệp trong và ngoài nước Các ông lớn như Masan, Acecook, Vina Acecook chỉ chiếm 30% thị phần và có xu hướng bị thu hẹp (Kantar Worldpanel, 2022).

Trang 14

Hình 2.2: Thị phần tiêu thụ mì ăn liền trong nước cuối năm 2021

Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng mì gói tại các thành phố lớn đang giảm dần, do người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm dinh dưỡng và lành mạnh hơn (Kantar Worldpanel, 2021).

Những con số trên cho thấy thị trường mì gói Việt Nam vừa là cơ hội lẫn thách thức đối với các nhà sản xuất như Acecook Doanh nghiệp cần có chiến lược phù hợp để tối ưu hóa cơ hội và khắc phục thách thức.

- Chính sách pháp luật:

Chính phủ liên tục ban hành các chính sách mới về kiểm soát ô nhiễm, an toàn thực phẩm Theo thống kê của Bộ Công Thương, trung bình mỗi năm có 5 chính sách liên quan đến ngành thực phẩm ra đời Việc thay đổi thường xuyên các quy định khiến các nhà sản xuất gặp khó khăn trong việc tuân thủ kịp thời cũng như tốn kém chi phí đầu tư thêm.

- Xu hướng tiêu dùng:

Theo khảo sát của AC Nielsen, xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ đang gia tăng mạnh mẽ tại Việt Nam, với 86% người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn các sản phẩm này Xu hướng này bắt nguồn từ nhu cầu chú trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, cũng như sự lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm trước đây Sản phẩm hữu cơ đáp ứng nhu cầu này nhờ tiêu chuẩn sản xuất nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn và giàu dinh dưỡng.

Ngày đăng: 12/04/2024, 20:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan