chiến lược marketing của công ty cổ phần acecook việt nam sản phẩm mì hảo hảo 2

18 0 0
chiến lược marketing của công ty cổ phần acecook việt nam sản phẩm mì hảo hảo 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Acecook là một thương hiệu không còn quá xa lạ với người tiêu dùng Việt, đặc biệt là với những ai mê Mì Hảo Hảo – một sản phẩm mì gói quen thuộc với người tiêu dùng Việt.. THÔNG TIN VỀ C

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM SẢN PHẨM MÌ HẢO HẢO

Ngành: MARKETING

Giảng viên hướng dẫn: ThS Mạnh Ngọc Hùng Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thị Mai Ly

MSSV: 2310230041 Lớp: 23TXMA02

Học phần: Marketing Căn Bản

TP Hồ Chí Minh, 2024

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU 2

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 2

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 3

PHẦN 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT

PHẦN 4: CHIẾN LƯỢC MKT CỦA MÌ HẢO HẢO 13

1 CHIẾN LƯỢC VỀ SẢN PHẨM (PRODUCT) 13

2 CHIẾN LƯỢC VỀ GIÁ: (PRICE) 13

3 CHIẾN LƯỢC VỀ ĐIỂM BÁN: (PLACE) 14

4 CHIẾN LƯỢC VỀ QUẢNG BÁ TRUYỀN THÔNG: (PROMOTION) 14

PHẦN 5: PHÂN TÍCH SWOT CỦA MÌ HẢO HẢO 15

Trang 3

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Năm 2022, Việt Nam đứng đầu thế giới về mức tiêu thụ mì ăn liền bình quân đầu người Theo đó, mỗi người Việt ăn khoảng 85 gói mì/người/năm, tương ứng với tần suất 4 ngày ăn một gói Sử dụng thường xuyên, nhưng trong suy nghĩ của nhiều người, mì ăn liền vẫn chỉ là giải pháp khi không còn sự lựa chọn nào khác

Được phát minh tại Nhật Bản, với đặc tính hội tụ các yếu tố, như tiện lợi, đa dạng hương vị, giá cả phù hợp, kể từ khi ra mắt, mì ăn liền đã nhanh chóng trở thành món ăn phổ biến trên toàn cầu, với hơn 100 tỷ gói mì được tiêu thụ mỗi năm

Tại Việt Nam, mì gói có lẽ là thực phẩm tiêu dùng nhanh được ưa chuộng nhất Từ cửa hàng bách hóa trong hẻm nhỏ đến chợ, siêu thị sản phẩm này được bày bán rộng rãi với hàng trăm chủng loại, giá cả khác nhau, từ vài nghìn đồng đến vài chục nghìn đồng/gói

Đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều người dân trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cách ly xã hội Điều này đã góp phần khiến lượng tiêu thụ các loại thực phẩm tiện lợi, ăn liền, trong đó bao gồm mì ăn liền Việt Nam tăng mạnh

Acecook là một thương hiệu không còn quá xa lạ với người tiêu dùng Việt, đặc biệt là với những ai mê Mì Hảo Hảo – một sản phẩm mì gói quen thuộc với người tiêu dùng Việt Do đó, em xin phép chọn đề tài nghiên cứu liên quan đến công ty Acecook để phân tích về chiến lược Marketing của công ty và tập trung vào sản phẩm MÌ HẢO HẢO

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Để xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định các mục tiêu cụ thể và đảm bảo rằng các chiến lược tiếp thị của mình phải phù hợp với mục tiêu này

Vì vậy việc nghiên cứu những chiến lược tiếp thị để hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng, cách thức truyền thông tạo nên thương hiệu của công ty, bao gồm các phương pháp quảng cáo online,

Trang 4

email marketing, tạo nội dung chất lượng, và nhiều hơn nữa Để từ đó có những đề xuất và nhận định cá nhân qua việc ứng dụng những kiến thức về Marketing căn bản đã được học vào doanh nghiệp

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Phương pháp nghiên cứu mà em chọn để phân tích về chiến lược Marketing của Công Ty Cổ phần Acecook là phân tích SWOT:

SWOT là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh nổi tiếng cho doanh nghiệp

Trong đó Thế mạnh và Điểm yếu được xem là hai yếu tố nội bộ trong một doanh nghiệp Ví dụ như danh tiếng, đặc điểm, vị trí địa lý Gọi là yếu tố nội bộ, bởi vì đây là những yếu tố mà bạn có thể nỗ lực để thay đổi

Còn Cơ hội và Rủi ro là hai yếu tố bên ngoài Ví dụ như nguồn cung ứng, đối thủ, giá thị trường, vì chúng không phải những yếu tố chỉ cần muốn là có thể kiểm soát được

Nói tóm gọn, phân tích SWOT doanh nghiệp bao gồm những khía cạnh như sau:

• Thế mạnh: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án đem lại lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh

• Điểm yếu: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án khiến doanh nghiệp hoặc dự án yếu thế hơn so với đối thủ

• Cơ hội: Nhân tố môi trường có thể khai thác để giành được lợi thế

• Thách thức: Nhân tố môi trường có thể tác động tiêu cực đến doanh nghiệp hoặc dự án

Trang 5

PHẦN 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM

1 THÔNG TIN VỀ CÔNG TY:

Được thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995, sau nhiều năm hoạt động, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn mạnh trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với vị trí vững chắc trên thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất lượng và dinh dưỡng cao

Mang theo tinh hoa và bí quyết ngàn năm của xứ sở sản sinh ra mỳ gói, Acecook đã góp phần làm cho bữa ăn của người Việt trở nên phong phú bằng những sản phẩm chất lượng và an toàn cho sức khỏe

Đặc biệt, thương hiệu mỳ ăn liền Hảo Hảo đã gây được tiếng vang lớn và là bước đệm quan trọng để Acecook trở thành công ty có lượng sản phẩm bán chạy nhất Việt Nam

Dù hiện nay, có rất nhiều công ty thực phẩm lấn sân sang lĩnh vực sản xuất mỳ ăn liền, nhưng những sản phẩm của Acecook với hương vị đậm đà vẫn là bữa sáng yêu thích của rất nhiều người Việt

Các sản phẩm của thương hiệu Acecook hiện nay có mặt tại hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ, tạp hóa, … trên khắp 63 tỉnh thành trên cả nước và được xuất khẩu đến khoảng 40 quốc gia trên thế giới trong đó có những quốc gia nổi tiếng khắt khe và nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm như: Mỹ, Nhật Bản, Australia, Canada, Đức, Pháp, Hàn Quốc, …

Acecook - Người nấu ăn ngon, hiểu món ăn ngon

Trang 6

2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:

• Ngày 15/12/1993: Thành lập công ty Liên Doanh Vifon – Acecook với vốn đầu tư 4 triệu USD Thành phần liên doanh gồm có Công ty kỹ nghệ thực phẩm sản xuất mì ăn liền Vifon Việt Nam VIFON 40% và công ty Acecook thuộc tập đoàn thương mại tài chính Marubeni của Nhật Bản 60%

• Ngày 07/07/1995: Bán hàng sản phẩm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh Sản phẩm đầu tiên là mì gói và phở cao cấp được sản xuất để phục vụ thị trường phía Nam Khi đó, số lượng nhân viên của công ty chỉ có khoảng 100 người

• Ngày 28/02/1996: Thành lập chi nhánh bán hàng tại Cần Thơ, chịu trách nhiệm bán hàng cho toàn bộ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Đồng thời công ty bắt đầu tham gia vào thị trường xuất khẩu Mỹ Doanh số xuất khẩu là 0,15 triệu USD

• Ngày 06/09/1997: Thành lập chi nhánh bán hàng tại Hà Nội phục vụ toàn bộ thị trường phía Bắc

• Năm 1998: Công ty cho ra đời sản phẩm Hoành Thánh đã gây được sự chú ý của thị trường, là một sản phẩm cao cấp đầu tiên và là bước đột phá mới trong ngành mì ăn liền Việt Nam • Năm 1999: Lần đầu tiên đoạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao Đồng thời đạt huy

chương vàng, bạc, đồng trong hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam

• Năm 2000: Cột mốc đáng nhớ trong lịch sử phát triển của Công ty và là bước đột phá của công ty trên thị trường mì ăn liền Đó là sự ra đời của sản phẩm mì Hảo Hảo, một thương hiệu ấn tượng tạo một bước nhảy vọt của công ty trên thị trường Đồng thời là lần thứ 2 đoạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao và đạt huy chương vàng, bạc, đồng trong hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam

• Năm 2001: Ngày 05/05/2001 thành lập chi nhánh Hưng Yên có chức năng sản xuất và kinh doanh Ngày 06/06/2001 thành lập chi nhánh bán hàng ở Đà Nẵng cung cấp hàng cho cả khu vực miền Trung từ Bình Định ra Quảng Bình

• Ngày 11/12/2002: Công ty thành lập thêm một văn phòng đại diện tại Campuchia Đồng thời trong cùng năm đạt danh hiệu Doanh nghiệp trẻ xuất sắc năm 2002

• Năm 2003: Công ty đạt được sự thành công trên cả 2 lĩnh vực kinh doanh trong nước, xuất khẩu và quảng bá thương hiệu, được thể hiện qua việc tăng trưởng mạnh về doanh số năm

Trang 7

2003: gần 800 tỷ đồng tương ứng 675 triệu gói (trong đó xuất khẩu gần 3 triệu USD) Ngày 4/3/2003 thành lập thêm 1 nhà máy mới tại tỉnh Bình Dương Đến cuối năm 2003 doanh thu đạt trên 800 tỷ đồng chiếm 60% thị trường mì ăn liền cả nước với hệ thống trên 700 đại lý bao phủ khắp cả nước

• Năm 2004: Ngày 15/1/2004 khởi công xây dựng nhà máy tại Đà Nẵng, đi vào hoạt động chính thức từ tháng 10/2014 Từ 3/2/2004, chính thức đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam với 100% vốn Nhật Bản và di dời nhà máy về KCN Tân Bình Tháng 6/2004, tăng cường thêm 1 nhà máy tại Bắc Ninh

• Năm 2006: Chính thức tham gia thị trường gạo ăn liền bằng việc xây dựng nhà máy tại Vĩnh Long và cho ra đời sản phẩm Phở Xưa & Nay

• Năm 2008: Ngày 18/01/2008 Công ty TNHH Acecook Việt Nam chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Acecook Việt Nam Đồng thời trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội MAL thế giới

• Ngày 07/07/2010: Nhận Huân chương lao động hạng Nhất

• Năm 2012: Khánh thành nhà máy Hồ Chí Minh 2 hiện đại hàng đầu Đông Nam Á

• Năm 2015: Công Ty Cổ Phần Acecook Việt Nam đã thay đổi nhận diện thương hiệu mới • Năm 2016: Công ty CP Acecook Việt Nam nhận giải thưởng Thương hiệu thực phẩm an

toàn, tin dùng 2016 (Vietnam Good Food 2016) do Hội khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội, nhằm hướng ứng hành động vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe cho Người tiêu dùng, đem lại lợi ích cho xã hội Đồng thời, nhận giải thưởng quảng cáo sáng tạo Việt Nam – Quả chuông vàng 2016 (Golden bell awards 2016) do Hiệp hội quảng cáo Việt Nam tổ chức

• Năm 2017: Lọt Top 10 Công ty thực phẩm đồ uống uy tín năm 2017, cụ thể là ở vị trí thứ 3 theo kết quả nghiên cứu và đánh giá của Vietnam Report Đồng thời lọt Top 100 Nơi làm vệc tốt nhất

• Năm 2018: Mì Hảo Hảo của Acecook được Tổ chức kỉ lục Việt Nam xác lập kỉ lục là mì ăn liền được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam trong 18 năm (từ năm 2000 đến năm 2018) • Năm 2019: 7 năm liền từ năm 2012 Acecook Việt Nam tiếp tục ghi tên vào top 1 thương

hiệu mì ăn liền được chọn mua nhiều nhất tại Việt Nam theo dữ liệu của Kantar Worldpanel

Trang 8

• Năm 2020: 10 năm liền từ 2010-2020, hơn 20 tỉ gói mì đã được tiêu thụ, có mặt tại hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ, tạp hóa, trên tất cả 63 tỉnh thành cả nước Việt Nam và xuất khẩu đến 40 quốc gia

Trang 9

PHẦN 3: THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM MÌ HẢO HẢO:

Được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, công nghệ Nhật Bản, với sự điều hành, hỗ trợ và giám sát liên tục, tỉ mỉ của chính nguồn nhân lực Nhật Bản cùng đội ngũ nhân sự người Việt được đào tạo bài bản tại Acecook chính là “bảo chứng” cho chất lượng của mỗi gói mì Hảo Hảo trước khi được tung ra thị trường Đây cũng chính là tôn chỉ giúp thương hiệu mì Hảo Hảo luôn là sự lựa chọn an toàn, chất lượng và phù hợp với người tiêu dùng Việt ngay từ khi mới “ra mắt” thị trường vào năm 2000

CHẤT LƯỢNG NHẬT BẢN CHO BỮA ĂN NGON

▪ Giá trị năng lượng 350kcal ▪ Chất béo 13.0g

▪ Carbohydrate 51.4g

THÀNH PHẦN

Vắt mì: Bột mì, dầu cọ, tinh bột khoai mì, muối, đường, nước mắm, chất điều vị (621), chất ổn định (451(i), 501(i)), chất điều chỉnh độ acid (500(i)), phẩm màu curcumin tự nhiên, bột nghệ, chất chống oxy hóa (320, 321)

Xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường vào năm 2000 bởi nhà sản xuất mì ăn liền Acecook Việt Nam đến từ Nhật Bản, trải qua hơn 20 năm không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng, Hảo Hảo đã thành công giữ vững vị trí “Thương hiệu mì ăn liền được chọn mua nhiều nhất” tính từ năm 2012 đến năm 2022 Đây là kết quả được bình chọn do tổ chức Kantar Worldpanel Division - Household Panel thống kê trong ngành mì ăn liền trên 4 thành phố lớn và nông thôn Việt Nam

Trang 10

Những gói mì Hảo Hảo đầu tiên được bán với hương vị tôm chua cay đắm say vị giác cùng sợi mì Hảo Hảo thơm ngon và nước súp đậm đà Hảo Hảo còn được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản, đáp ứng đầy đủ những quy chuẩn khắt khe về thực phẩm như HACCP, BRC, IFS Food Trải qua hơn 20 năm, Hảo Hảo không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng và sáng tạo thêm nhiều hương vị, mẫu mã mới đáp ứng kỳ vọng và nhu cầu của người tiêu dùng

Cho đến nay, Hảo Hảo đã cho ra đời rất nhiều hương vị khác như sườn heo tỏi phi, sa tế hành tím, tôm xào chua ngọt…với giá 3.500 đồng, phù hợp túi tiền nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng

1 PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG: 1.1 Phân khúc nhân khẩu học:

Trong ngành công nghiệp ăn liền, dựa vào thu nhập của người tiêu dùng, Acecook đã chia ra các loại mì, phở ăn liền với phân khúc giá khác nhau:

Các sản phẩm đại diện cho phân khúc giá trung bình như: Đệ nhất phở, Mì Udon Acecook… Các sản phẩm đại diện cho phân khúc giá cao như: Mì Đệ Nhất, Mì nấu Macxay…

1.2 Phân khúc tâm lí:

Dựa vào lối sống của khách hàng, Acecook đã chia ra được các phân khúc khách hàng như: - Người có lối sống sinh viên

- Lối sống lành mạnh - Lối sống nông thôn

- Lối sống công nhân v.v…

Trang 11

Mì Hảo Hảo hầu như có thể đáp ứng được hết các phân khúc khách hàng ở tất cả các lối sống khác nhau, người tiêu dùng ở từng lối sống có thể sử dụng với tần suất ít hoặc nhiều trong 1 năm

1.3 Phân khúc địa lí:

Sản phẩm Acecook phân phối rộng rãi khắp cả nước và xuất khẩu ra cả thị trường ngoài nước Tuy nhiên, thị trường mà Hảo Hảo muốn nhắm đến chính là các thành phố, thị trấn lớn trong cả nước Hà Nội & TP Hồ Chí Minh là 2 thành phố lớn, tập trung một lượng lớn các trường đại học, trung học phổ thông Vì vậy lượng người tiêu dùng lớn sẽ dẫn đến lượng tiêu thụ sản phẩm khổng lồ Còn có thể kể đến yếu tố giao thông thường xuyên bị tắc nghẽn làm ảnh hưởng đến thời gian học tập và làm việc phần nào Để tối ưu thời gian ăn uống vào bữa sáng hoặc bữa trưa tại nơi làm việc/ học tập với mì ăn liền có thể chính là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng

1.4 Phân phối sản phẩm:

Để sản phẩm mì Hảo Hảo có thể được phân phối rộng rãi tới khắp mọi miền đất nước Acecook đã phải xây dựng một hệ thống cung cấp dịch vụ và sản phẩm phù hợp như các đại siêu thị, các siêu thị nhỏ lẻ, đại lý bán buôn, cơ sở sỉ và lẻ…

Trong đó, các cửa hàng bán lẻ truyền thống, các chợ đầu mối là vị trí tiếp giao trực tiếp giữa thương hiệu và người tiêu dùng Vậy nên, Acecook đã có sự linh hoạt trong giao tiếp với các cửa hàng truyền thống này để có thể có những thông tin mới nhất về nhu cầu của Khách hàng, giúp sản xuất ra các sản phẩm mới, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiềm năng của người tiêu dùng

1.5 Vị thế của mì Hảo Hảo:

Văn hoá ảnh hưởng sâu sắc đến việc lựa chọn sản phẩm như tính tiện lợi của sản phẩm, giá trị dinh dưỡng của sản phẩm, mẫu mã, … để đáp ứng được điều đó, sản phẩm mì Hảo Hảo đã cho ra nhiều dòng sản phẩm nhằm đáp ứng được khẩu vị ăn của từng khách hàng

Trang 12

• Người miền Bắc có xu hướng dùng các loại mì đơn giản về khẩu vị, Hảo Hảo đậu xanh bổ sung tinh chất đậu xanh, ngon, bổ duỡng và đặc biệt là không sợ nóng, …

• Người miền Nam thích có nhiều gia vị, chua cay, mì Hảo Hảo chua cay dành có các khách hàng thích vị cay và chua với đủ các hương vị tôm, bò, gà và sa tế hành…

• Sinh viên là thị trường mục tiêu lớn nhất mà Hảo Hảo chú trọng nhất, ngoài ra trẻ em, các bà nội trợ

2 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:

Mì ăn liền là một sản phẩm có sức phủ sóng mạnh mẽ trên Việt Nam vì tính tiện lợi của chính sản phẩm, cũng như đáp ứng được khẩu vị của phần lớn người tiêu dùng Việt Do đó, cuộc cạnh tranh giành thị phần luôn diễn ra rất khắc nghiệt, quyết liệt và thu hút sự chú ý của nhiều thương hiệu Nhiều số liệu thống kê cho thấy Việt Nam có hơn 50 Doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền với mức tiêu thụ khoảng 5 tỷ gói/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân là 15%-20% Chính điều này dẫn tới sự cạnh tranh khốc liệt của mì Hảo Hảo với các đối thủ cạnh tranh khác nhau để giành giật thị phần

Một vài đối thủ cạnh tranh của mì ăn liền Hảo Hảo có thể kể tới như:

2.1 Mì VIFON:

Đại diện của phân khúc mì cấp thấp, với điểm mạnh là thương hiệu có mặt lâu năm tại thị trường Việt Nam và được nhiều người biết đến Giá cả của mì Vifon cũng rất đa dạng phù hợp với thu nhập bình quân của phần lớn người tiêu dùng Việt Ngoài mì ăn liền, Vifon cũng rất đa dạng trong các loại sản phẩm cung cấp ra thị trường như bún, phở… Trong đó, phở Vifon được đánh giá là sản phẩm được yêu thích nhất

2.2 Mì TIẾN VUA:

Đại diện của phân cấp trung bình, với điểm mạnh là các chiến lược quảng cáo, giúp người tiêu dùng bị ấn tượng bởi thông điệp “Mì Tiến Vua – Mì vì sức khỏe” Chính thông điệp này giúp mì Tiến Vua chiếm được cảm tình của phần đông người tiêu dùng và có được một thị

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:03

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan