Quá trình mua sắm cũng như quản lý và phát triển nhà cung cấp có vai trò đặc biệt quan trọng khi mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, bởi việc quản lý và phát triển được nhà cun
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của tiểu luận này là phân tích hoạt động quản lý phát triển nhà cung cấp của Nestlé nhằm đánh giá hiệu quả, những thách thức và đề xuất các biện pháp cải thiện trong tương lai để tăng cường mối quan hệ và năng lực của nhà cung cấp, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả chuỗi cung ứng toàn cầu của công ty.
KẾT CẤU, NỘI DUNG
Kết cấu bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động quản lý và phát triển nhà cung cấp Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý và phát triển nhà cung cấp của Nestlé Chương 3: Đề xuất giài pháp cho Nestlé về quản lý và phát triển nhà cung cấp
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
NHÀ CUNG CẤP
Nhà cung cấp (hay còn được gọi là nhà cung ứng) là công ty, tổ chức hoặc cá nhân chuyên cung cấp sản phẩm, dịch vụ, hoặc nguyên liệu cho các doanh nghiệp khác, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng cho doanh nghiệp Trong đó, một nhà cung cấp tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả kinh doanh (3D, 2023)
1.1.2 Phân loại nhà cung cấp
Nhà cung cấp được chia thành 4 loại phổ biến, bao gồm: nhà sản xuất, nhà phân phối, người nhập khẩu và thợ thủ công độc lập (Thuy, 2023)
Nhà sản xuất giữ vai trò là nguồn cung của bất kỳ chuỗi cung ứng nào Nhiệm vụ chính của nhà sản xuất gồm có: nghiên cứu, phát triển và sản xuất sản phẩm
Nhà phân phối hay còn được gọi là người bán buôn, nhập hàng với một lượng lớn từ nhà sản xuất để nhận mức giá rẻ Tiếp đó, họ chuyển hàng hóa với số lượng nhỏ đến nhiều người bán lẻ khác để nhận lãi cao hơn
Người nhập khẩu dùng để đề cập đến những cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp chuyên xuất nhập khẩu hàng hóa Họ mua hàng hóa từ “bển” về và bán trực tiếp cho những nhà bán lẻ
Thợ thủ công độc lập chính là những người tự tạo ra sản phẩm Họ cũng tự bán sản phẩm một cách độc lập và trực tiếp cho người cần mua Tuy nhiên, họ chỉ có thể nhận những đơn đặt hàng có số lượng nhỏ
1.1.3 Tầm Quan Trong Của Nhà Cung Cấp Với Doanh Nghiệp
1.1.3.1 Vai trò của nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng
Nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu, sản phẩm và dịch vụ cho doanh nghiệp Họ giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồn cung ổn định, chất lượng, giá cả cạnh tranh và thời gian giao hàng đúng hẹn Đồng thời, những đơn vị này cũng đóng vai trò mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và nâng cao thị phần
1.1.3.2 Vai trò của nhà cung cấp trong hoạt động của doanh nghiệp
Theo (Lan, 2019) Nhà cung cấp không chỉ đóng vai trò cung cấp nguyên liệu, sản phẩm, và dịch vụ, mà còn là đối tác chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường
Một mối quan hệ hợp tác tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn lực, công nghệ, thông tin thị trường mới, tận dụng được kiến thức và kinh nghiệm của nhà cung cấp để cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động Hơn nữa, những nguồn cung ứng chất lượng và uy tín có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
Như vậy ta có thể thấy nhà cung cấp có vai trò rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp Vì vậy, việc xây dựng mối quan hệ hợp tác cùng với nhà cung cấp là vô cùng cần thiết.
QUẢN LÝ NHÀ CUNG CẤP
Quản lý nhà cung cấp (nhà cung ứng) là hành động mà các doanh nghiệp sẽ kiểm soát, phân loại, theo dõi thông tin của từng đơn vị cung cấp để xây dựng mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng Từ đó, doanh nghiệp sẽ có hướng phát triển đúng đắn và tiến hành hoạt động kinh doanh đảm bảo được thuận lợi và ổn định
1.2.2 Tầm quan trọng của hoạt động quản lý nhà cung cấp
Khi thực hiện tốt hoạt động quản lý nhà cung cấp, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa nguồn cung cấp Quản lý tốt quan hệ với nhà cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp sở hữu mạng lưới chuỗi cung ứng đa dạng, hạn chế sự phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất Điều này sẽ giảm thiểu tối đa tính rủi ro và tăng tính sẵn có của hàng hóa và dịch vụ, đảm bảo nguồn cung cấp luôn đầy đủ và ổn định
Hơn thế nữa, quản lý nhà cung cấp tốt sẽ giúp doanh nghiệp tìm được các nguồn cung có giá tốt nhất Nhờ đó giảm chi phí mua hàng và chi phí vận chuyển, đồng thời đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào không bị thiếu hụt hay chậm trễ Từ đó sẽ làm tăng tiến độ sản xuất và lợi nhuận cho doanh nghiệp
Ngoài ra, khi có được các nguồn cung ổn định, doanh nghiệp hoàn toàn có thể giảm số lượng hàng tồn kho Điều này giúp giảm chi phí kho bãi, chi phí nhân công, chi phí bảo trì và cả chi phí hàng tồn kho
1.2.3 Phân loại cấp độ nhà cung cấp
Tại các doanh nghiệp, nhà cung cấp sẽ được phân chia thành nhiều cấp độ khác nhau dựa trên các yếu tố như chất lượng sản phẩm, độ tin cậy, độ ổn định và các yếu tố rủi ro Theo (CRIF, 2023) việc phân loại nhà cung cấp có thể được chia thành ba cấp độ chính như sau:
Cấp I – Nhà cung cấp chiến lược: Là những nhà cung cấp chất lượng cao và đáng tin cậy nhất, thường có tiếng tăm tốt và đã có mối quan hệ đối tác lâu dài với doanh nghiệp
Cấp II – Nhà cung cấp ưu tiên: Là những đơn vị có năng lực và độ tin cậy cao, có tiềm năng để phát triển mối quan hệ lâu dài với doanh nghiệp Thông thường, họ sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hơn so với các nhà cung ứng thuộc cấp độ cơ bản Tuy nhiên, việc mua hàng từ các nhà cung cấp cấp II đôi khi cũng tiềm ẩn một số rủi ro như không đảm bảo về chất lượng và không đáp ứng tốt được các yêu cầu về mặt kỹ thuật
Cấp III – Nhà cung cấp giao dịch: Là những nhà cung cấp mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, chất lượng và độ tin cậy chưa được đánh giá cao Khi cần thiết, doanh nghiệp sẽ liên hệ với nhà cung cấp, thương lượng về giá cả và quyền lợi sau đó đặt hàng Mối quan hệ với nhà cung cấp này thường sẽ kết thúc sau khi các giao dịch hoàn tất, doanh nghiệp không cần phải duy trì và phát triển mối quan hệ thân thiết với họ
1.2.4 Mô hình quản lý nhà cung cấp
Mô hình quản lý nhà cung cấp là một cách tiếp cận được tổ chức phát triển để quản lý nhà cung cấp một cách hiệu quả hơn Mô hình này thường bao gồm các bước và phương pháp cụ thể, một mô hình quản lý nhà cung cấp cơ bản thường có dạng:
Mô hình này là một khung làm việc cơ bản và có thể được điều chỉnh và tùy chỉnh cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng tổ chức, doanh nghiệp
1.2.5 Quy trình quản lý nhà cung cấp
Hiện nay, công việc quản lý nhà cung cấp ở nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hợp lý và đem đến hiệu quả cao Lý do chính đó là chưa có một quy trình quản lý phù hợp và khoa học Theo (Gosell,
2023) Một quy trình quản lý nhà cung cấp tiêu chuẩn cần đảm bảo được những hoạt động sau:
Bước 1: Tổng hợp danh sách nhà cung cấp Đối với các doanh nghiệp, lựa chọn được đơn vị cung cấp tốt là một yếu tố quan trọng để công việc kinh doanh diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả Chính vì vậy, tổng hợp danh sách các nhà cung cấp là một bước không thể nào thiếu
Hình 1.1 Mô hình quản lý nhà cung cấp cơ bản
Ta cần tập hợp danh sách các đơn vị cung cấp tiềm năng, sau đó bắt đầu công việc tìm kiếm thông tin của họ để chuẩn bị cho việc đánh giá và lựa chọn
Bước 2: Xây dựng các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp Để có thể đánh giá các nhà cung cấp một cách chính xác và toàn diện nhất, doanh nghiệp cần xây dựng những tiêu chí riêng Dựa trên đặc điểm của mặt hàng, tính chất của công việc kinh doanh cũng như những yêu cầu đặc biệt trong việc mua hàng, chủ doanh nghiệp có thể xây dựng những tiêu chí phù hợp Một số tiêu chí mà các doanh nghiệp nên xây dựng là:
Chất lượng sản phẩm: Đây được coi là tiêu chí hàng đầu để lựa chọn nhà cung cấp của các doanh nghiệp Bạn có thể dựa vào các tiêu chuẩn chất lượng trên thị trường, chế độ bảo hành, cam kết của đơn vị cung cấp để thiết lập được tiêu chí này
PHÁT TRIỂN NHÀ CUNG CẤP
Phát triển nhà cung cấp là bất kỳ hành động nào của người mua thực hiện để cải thiện hiệu quả hoặc năng lực của nhà cung cấp nhằm mục đích đáp ứng một cách hiệu quả các nhu cầu cung cấp của doanh nghiệp trong ngắn hạn cũng như dài hạn (R Handfield, 2000)
Hay nói cách khác, phát triển nhà cung cấp là một chiến lược quản lý chuỗi cung ứng trong đó doanh nghiệp không chỉ đơn thuần chọn nhà cung cấp dựa trên các tiêu chí hiện tại mà còn chủ động làm việc để cải thiện khả năng và hiệu suất của họ
1.3.2 Tầm quan trọng của hoạt động phát triển nhà cung cấp
Trong nền kinh tế toàn cầu với sự phân công lao động đang diễn ra sâu sắc trên mọi lĩnh vực như hiện nay, các doanh nghiệp đang có khuynh hướng gia tăng sử dụng ngành công nghiệp thuê mua bên ngoài nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Trong bối cảnh đó, cấu trúc chi phí của
10 doanh nghiệp có một phần khá lớn nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp Phần chi phí này có xu hướng gia tăng đều đặn qua các thời kỳ và doanh nghiệp rất khó xoay xở kiềm hãm chứ chưa nói đến giảm thiểu các chi phí này Nhằm mục đích tìm kiếm các biện pháp giải quyết tình trạng trên, chiến lược hợp tác cùng nhà cung cấp trên cơ sở phát triển nhà cung cấp nhằm giúp họ cải thiện hiệu quả hoạt động được xem là khả thi và trên thực tế đã mang lại khá nhiều lợi ích cho cả 2 bên (Nguyễn Phi Hoàng, 2024)
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp (người mua) chỉ tập trung vào giá của sản phẩm và dịch vụ khi trao đổi với nhà cung cấp, giá trị của việc thu mua hàng hóa cũng sẽ chỉ nằm ở đó Nhưng doanh nghiệp vẫn có thể tìm cách để khai thác những nguồn giá trị quan trọng mang lại lợi ích và giá trị thêm nữa cho cả hai bên nếu cả hai sẵn sàng và có khả năng hợp tác sâu hơn nữa
Cụ thể, doanh nghiệp sẽ phát triển nhà cung cấp, áp dụng cách tiếp cận tích hợp để tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thiết kế lại quy trình để giảm lẵng phí và tối thiểu các nổ lực dư thừa, từ đó cải thiện mức độ dịch vụ, giảm thiểu rủi ro và củng cố chuỗi cung ứng, giúp họ nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, và tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp Đây là một cách tiếp cận win- win, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và nhà cung cấp
Trong một cuộc khảo sát của McKinsey với hơn 100 tổ chức trong nhiều lĩnh vực, các công ty thường xuyên hợp tác với nhà cung cấp trên cơ sở phát triển nhà cung cấp đã chứng tỏ mức tăng trưởng cao hơn, chi phí vận hành thấp hơn và lợi nhuận cao hơn so với các công ty cùng ngành
Hình 1.4 Kết quả khảo sát của McKinsey về 105 công ty hợp tác để phát triển nhà cung cấp của họ
Như vậy ta có thể thấy, hoạt động phát triển nhà cung cấp là vô cùng cần thiết, những doanh nghiệp thực hiện tốt được hoạt động phát triển nhà cung cấp sẽ có thể đạt được mức tăng trưởng gấp đôi so với các đối thủ không thực hiện được điều này
1.3.3 Mô hình phát triển nhà cung cấp
Mô hình phát triển nhà cung cấp được doanh nghiệp lập ra nhằm mục đích cải thiện năng lực, hiệu suất làm việc của nhà cung cấp để có thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp Mô hình phát triển nhà cung cấp cơ bản sẽ gồm các bước sau:
Mô hình này là một mô hình phát triển cơ bản và có thể được điều chỉnh và tùy chỉnh cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng tổ chức, doanh nghiệp
Hình 1.5 Mô hình phát triển nhà cung cấp cơ bản
1.3.4 Quy trình phát triển nhà cung cấp
Khi doanh nghiệp nhận thấy nhà cung cấp chưa đáp ứng được nhu cầu mà họ mong muốn, cũng như là nhìn ra những lỗ hỏng trong quá trình làm việc của nhà cung cấp, … Doanh nghiệp sẽ muốn cải thiện nhà cung cấp của họ thông qua quá trình hợp tác dựa trên cơ sở phát triển nhà cung cấp Một quy trình phát triển nhà cung cấp thông thường sẽ gồm các bước sau:
Bước 1: Đánh giá năng lực hiện tại của nhà cung cấp
Khi đã xác định và thỏa thuận được với nhà cung cấp phù hợp, doanh nghiệp tiến hành đánh giá chi tiết tại cơ sở của nhà cung cấp, đánh giá năng lực hiện tại của nhà cung cấp về mặt chất lượng, năng lực sản xuất, cũng như căn cứ và cáo báo cáo, khảo sát về thông tin của nhà cung ứng, người quản lý có thể nắm được tình hình tài chính của nhà cung ứng Từ những dữ liệu đã có, người quản lý có thể đưa ra quyết định hợp tác với các nhà cung ứng có khả năng tài chính tốt, hạn chế các rủi ro trong quá trình hợp tác, … Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải xác định các khoảng trống giữa năng lực hiện tại của nhà cung cấp và yêu cầu của doanh nghiệp Từ đó đưa ra quyết định phát triển nhà cung cấp
Bước 2: Lập kế hoạch phát triển
Sau khi đánh giá năng lực của nhà cung cấp cũng như xác định được các điểm yếu của họ so với nhu cầu của doanh nghiệp Doanh nghiệp đặt ra các mục tiêu phát triển cụ thể cho nhà cung cấp Từ đó, thiết lập kế hoạch phát triển chi tiết, bao gồm các hoạt động cần thực hiện, thời gian và nguồn lực cần thiết
Bước 3: Thực hiện kế hoạch phát triển nhà cung cấp
Sau khi lên kế hoạch phát triển, doanh nghiệp bắt đầu mô tả kế hoạch cho nhà cung cấp để họ hiểu rõ và sau đó sẽ đi vào thực hiện Ngoài ra, trong quá trình thực hiện kế hoạch, doanh nghiệp cũng cần cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm và tổ chức các chương trình đào tạo về quản lý chất lượng, quy trình sản xuất và các kỹ năng khác Giám sát tiến độ thực hiện và điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết
Bước 4: Đánh giá kết quả phát triển
Sau một thời gian thực hiện kế hoạch đã đề ra, doanh nghiệp đánh giá kết quả của các hoạt động phát triển, so sánh với các mục tiêu đã đặt ra Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần thu thập phản hồi từ nhà cung cấp và các bên liên quan để từ đó có những giải pháp cải thiện quy trình phát triển phù hợp
GIỚI THIỆU CÔNG TY
Lịch sử hình thành: Nestlé là công ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới, có trụ sở chính đặt tại Vevey, Thụy Sĩ Phạm vi các dòng sản phẩm của công ty từ cà phê, nước, kem, và thức ăn trẻ em đến thực hiện và chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng, chăm sóc vật nuôi, bánh kẹo và dược phẩm Công ty Nestlé được sáng lập vào năm 1866 bởi Ông Henri Nestlé, một dược sĩ người Thụy Sĩ gốc Đức 1863 Ông đã phát minh ra một loại sữa bột dành cho những trẻ sơ sinh không thể bú mẹ, nhằm giảm tỉ lệ trẻ sinh tử vong vì suy dinh dưỡng Thành công của ông với sản phẩm này là đã cứu sống một trẻ sinh non không thể bú sữa mẹ hoặc bất kỳ loại thực phẩm thay thế sữa mẹ nào khác Nhờ vậy, sản phẩm này sau đó đã nhanh chóng được phổ biến tại Châu Âu
Nestlé hiện có hơn 2000 nhãn hiệu khác nhau, từ các thương hiệu biểu tượng toàn cầu cho đến các thương hiệu địa phương được yêu thích, và đang hiện diện tại 186 quốc gia trên toàn thế giới Nestlé không ngừng nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn đưa ra những giải pháp dinh dưỡng co sức khỏe dành cho mọi lứa tuổi, mọi lứa tuổi, mọi đối tượng
Tại Việt Nam: Nestlé có một lịch sử lâu đời tại Việt Nam khi thành lập văn phòng đại diện đầu tiên tại Sài Gòn từ năm 1912 Kể từ đó, biểu tượng tổ chim nổi tiếng của Nestlé đã trở nên thân thuộc với biết bao thế hệ gia đình người Việt suốt hơn 100 năm qua Tính đến nay, Nestlé đang điều hành 6 nhà máy và gần 2300 nhân viên trên toàn quốc Với tổng vốn đầu tư hơn 600 triệu USD, Nestlé không chỉ thể hiện cam kết phát triển lâu dài của Công ty tại Việt Nam, mà còn mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần vào một tương lại khỏe mạnh hơn cho các thế hệ gia đình Việt
Hình 2.1 Nestlé những ngày đầu thành lập tại Việt Nam
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ CUNG ỨNG VÀ DỰ ÁN NESTLÉ PLAN
2.2.1 Hoạt động quản lý nhà cung ứng
Nestlé quản lý nhà cung cấp thông qua một hệ thống toàn diện bao gồm các quy trình, công cụ và chương trình được thiết kế để đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu và dịch vụ chất lượng cao, đồng thời thúc đẩy các hoạt động bền vững và có trách nhiệm Dưới đây là một số điểm chính:
Bước 1: Xác định nhu cầu
- Nestlé xác định các nhu cầu cụ thể về nguyên vật liệu và dịch vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh
- Phân loại các nhà cung cấp tiềm năng dựa trên các tiêu chí như chất lượng sản phẩm, giá cả, năng lực sản xuất, uy tín thương hiệu, v.v
Bước 2: Đánh giá nhà cung cấp
Nestlé đánh giá chi tiết các nhà cung cấp tiềm năng dựa trên một bộ tiêu chí cụ thể, bao gồm:
- Khả năng đáp ứng nhu cầu: Đánh giá khả năng của nhà cung cấp trong việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng, số lượng, giá cả và thời gian giao hàng của Nestlé
- Chất lượng sản phẩm, dịch vụ: thông qua các bài kiểm tra, đánh giá từ khách hàng, đánh giá từ việc sử dụng thử, …
- Năng lực tài chính: Đánh giá tình hình tài chính của nhà cung cấp để đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định
- Uy tín thương hiệu: Đánh giá uy tín thương hiệu của nhà cung cấp trên thị trường
- Trách nhiệm xã hội: Đánh giá cam kết của nhà cung cấp đối với các tiêu chuẩn về đạo đức, lao động, môi trường, …
Bước 3: Chọn nhà cung cấp
- Dựa trên kết quả đánh giá, Nestlé chọn nhà cung cấp phù hợp nhất với nhu cầu và tiêu chí của công ty
- Nestlé đàm phán và ký kết hợp đồng với nhà cung cấp, quy định rõ ràng các điều khoản và cam kết của hai bên
Bước 4: Quản lý mối quan hệ nhà cung cấp
- Nestlé duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp thông qua giao tiếp thường xuyên, đánh giá hiệu suất định kỳ và hỗ trợ phát triển năng lực
- Nestlé tổ chức các buổi đào tạo, hội thảo cho nhà cung cấp để cập nhật các yêu cầu mới nhất về chất lượng, an toàn thực phẩm, …
- Nestlé phối hợp chặt chẽ với nhà cung cấp để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hợp tác Ví dụ: Năm 2002, nhà cung ứng cacao của Nestlé bị cáo buộc sử dụng lao động trẻ em để thu hoạch ca cao ở Bờ Biển Ngà, và Nestlé đã phải phối hợp với nhà cung ứng đi hầu tòa với cáo buộc đó và khắc phục triệt để tình trạng này
Bước 5: Đánh giá và cải tiến
Nestlé thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động của các nhà cung cấp và quy trình quản lý nhà cung cấp
Dựa trên kết quả đánh giá, Nestlé đưa ra các biện pháp cải tiến để nâng cao hiệu quả quản lý nhà cung cấp và đảm bảo nguồn cung ứng bền vững
- Hệ thống mua sắm điện tử: Nestlé sử dụng hệ thống mua sắm điện tử để tự động hóa và quản lý hiệu quả quy trình mua hàng
- Công cụ đánh giá rủi ro: Nestlé sử dụng các công cụ đánh giá rủi ro để xác định và giảm thiểu rủi ro liên quan đến chuỗi cung ứng
- Công cụ theo dõi hiệu suất: Nestlé sử dụng các công cụ theo dõi hiệu suất để đo lường hiệu quả của nhà cung cấp và xác định cơ hội cải tiến (ví dụ: ERP, CRM, EPM)
- Chương trình Sourcing sáng tạo: Chương trình này nhằm mục đích hợp tác với các nhà cung cấp để phát triển các giải pháp sáng tạo cho các thách thức về chuỗi cung ứng
Ví dụ: Hợp tác với IBM Food Trust:
Mục tiêu: Tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc và minh bạch trong chuỗi cung ứng thực phẩm của Nestlé bằng cách là sử dụng công nghệ blockchain của IBM để theo dõi hành trình của thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn
- Chương trình Nestlé về Nông nghiệp Bền vững: Chương trình này nhằm mục đích hỗ trợ nông dân áp dụng các phương pháp canh tác bền vững
- Sáng kiến Nestlé về Phát triển Nhà cung cấp: Sáng kiến này nhằm mục đích giúp các nhà cung cấp nhỏ và vừa phát triển năng lực kinh doanh
Ví dụ: dự án Nescafé plan Việt Nam
2.2.2.1 Giới thiệu về dự án Nescafé plan Việt Nam Được khởi động từ 2011, chương trình NESCAFÉ Plan do nhãn hàng NESCAFÉ (trực thuộc công ty Nestlé Việt Nam) phối hợp với những chuyên gia cà phê từ Viện Khoa học kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) ra đời với sứ mệnh tiếp tục duy trì chất lương cà phê qua bao thế hệ của Việt Nam, thí điểm tại tỉnh 3 tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng và Đắk Nông Đồng thời, đưa Việt Nam trở thành điểm tham chiếu của cà phê Robusta trên thế giới để khi nhắc đến Robusta - thì phải nhắc đến Việt Nam
Chương trình NESCAFÉ Plan là một ví dụ điển hình về phát triển nhà cung ứng trên thị trường kinh tế hiện nay
- Phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam
- Nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam
- Tăng thu nhập cho nông dân trồng cà phê
- Hỗ trợ nông dân: Cung cấp giống cà phê năng suất cao, chống bệnh, Đào tạo kỹ thuật canh tác bền vững, Hỗ trợ tiếp cận tài chính
- Phát triển cộng đồng: Xây dựng trường học, trạm y tế, Cải thiện cơ sở hạ tầng, Bảo vệ môi trường
- Thúc đẩy thị trường: Khuyến khích tiêu dùng cà phê Việt Nam, Hỗ trợ xuất khẩu cà phê, Nâng cao thương hiệu cà phê Việt Nam
2.2.2.2 Quy trình phát triển nhà cung ứng
Quy trình phát triển nhà cung ứng cà phê trong Dự án NESCAFÉ Plan
GIẢI PHÁP
THÀNH TỰU
- Tập huấn và đào tạo cho hơn 355.000 nông hộ sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C; giúp trên 21.000 hộ nông dân thực hành sản xuất cà phê theo tiêu chí 4C; và 17.000 hộ nông dân canh tác bền vững được thu mua cà phê theo bộ tiêu chí 4C thông qua 6 đối tác cung cấp
- Tất cả cà phê được cung ứng từ Việt Nam đạt các tiêu chuẩn 4C để chế biến phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đến 29 thị trường trên toàn thế giới
- Tính từ năm 2011 đến nay, chương trình đã phân phối hơn 74 triệu cây giống có năng suất cao, có khả năng kháng sâu bệnh, kháng hạn giúp tái canh các diện tích cà phê già cõi
- Giúp tiết kiệm đến 40% nước tới (tương ứng với tiết kiệm lượng nước uống cho 1 triệu người/năm), giảm 20% phân hóa học và thuốc trừ sâu
- Tăng 30-150% thu nhập cho người nông dân áp dụng các mô hình xen canh hợp lý
- Thành lập 274 nhóm nông dân, trong đó có 30% nữ trưởng nhóm nông dân
- Ứng dụng công nghệ (FARMS và FFB) vào công tác quản lí trực tiếp dữ liệu của mỗi trang trại nhằm có những hỗ trợ kịp thời với từng nông hộ
- Kết nối nông dân trong hệ thống chương trình Nestcafe Plan bằng một nền tảng trực tuyến mang tên Agrinest (Ở Việt Nam, ứng dụng đã tiếp cận 1600 nông dân)
HẠN CHẾ
- Phạm vi còn hạn chế
Theo báo cáo mới nhất mà Nestle cung cấp thì Nescafe Plan đã tập huấn cho hơn 355.000 hộ nông dân và có trên 21.000 nông hộ đạt tiêu chuẩn 4C, đây vẫn còn là một con số khiêm tốn so với 600.000 ngàn hộ nông dân trồng cà phê trên toàn cả nước
Hiện nay, diện tích trồng cà phê ở Việt Nam tải dài qua các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc và một số vùng khác Nhưng, chương trình Nescafe Plan chỉ mới đến được 4 tỉnh lớn của cà phê Việt Nam là Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đông và Gia Lai Dù đây là bốn “thủ phủ” lớn trong canh tác trồng cà phê ở Việt Nam nhưng còn các vùng khác như Kon Tum, Bình Phước, Đồng Nai, Điện Biên, … đây cũng là cơ hội cho Nescafe Plan có thể mở rộng diện tích hoặc tạo điều kiện cho các giống cà phê khác tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên từng vùng
Ngoài ra diện tích thì hạn chế về giống cà phê cũng còn được thấy ở Nescafe Plan ở Việt Nam Do chủ yếu Việt Nam trồng giống cà phê Roubusta (chiếm 95% sản lượng), nhưng ở Việt Nam, điều kiện khí hậu ở các vùng cũng có thể trồng giống Arabica – đây là một giống cà phê cho giá thành cao, vì thế đây cũng là một hạn chế nhỏ mà Nescafe Plan cần quan tâm và hướng đến trong dự định sắp tới
- Thị trường và giá cả cà phê không ổn định
Trong 6 tháng đầu năm 2024, giá cà phê tăng cao với kim ngạch xuất khẩu cao kỷ lục từ trước đến nay, nguyên nhân chủ yếu đến từng nguồn cung giảm trong mùa vụ 2023 – 2024 vừa qua Điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến nguồn cung chung cho tình hình xuất khẩu hoặc tiêu dùng cà phê của Việt Nam cũng như sẽ ảnh hưởng đến giá thu mua các nông hộ trong hệ thống chương trình Nescafe Plan và từ đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của toàn sản phẩm Nescafe
Hình 3.1 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
25 Đây là một trong những vấn đề chung của các ngành nông nghiệp, mặc dù ở chương trình Nescafe Plan, giống cây trồng cà phê được cung cấp là giống cây trồng có khả năng kháng bệnh nhưng thật sự với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan thì khả năng kháng bệnh, kháng hạn của cây cà phê cần phải được nâng cao hơn Điển hình, tính riêng tỉnh Gia Lai, đã có khoảng 4.800 ha cà phê, tương đương 5% tổng diện tích trồng cà phê toàn tỉnh, bị nhiễm bệnh rệp sáp; trong đó, nhiều diện tích bị nhiễm nặng Nguyên nhân được xác định do thời tiết nắng nóng kéo dài, sau đó mưa đầu mùa tạo môi trường nóng ẩm, kích thích bệnh rệp sáp phát triển mạnh và đây là một tỉnh thuộc vùng Nescafe Plan đang áp dụng chương trình
- Khả năng tiếp thu kiến thức còn hạn chế
Việt Nam từ lâu được biết đến là một nước sản xuất nông nghiệp trên thế giới Tuy nhiên, do sự ảnh hưởng của việc canh tác theo lối truyền thông từ “ông bà xa xưa” nên khi tham gia vào chương trình đổi mới sản xuất sẽ phần nào thay đổi cách thức canh tác và điều đó ít nhiều sẽ ảnh hưởng việc làm nông theo “ngày xưa” của những hộ dân nơi đây Ngoài ra, khi tham gia Nescafe Plan, các hộ nông dân trồng café sẽ được chuyển đổi theo hướng canh tác hiện đại hơn nhưng cũng vì thế các công nghệ và bộ tiêu chuẩn sẽ là những khó khăn ban đầu mà cả người nông dân lẫn chương trình Nescafe Plan gặp phải và dành nhiều sự quan tâm
- Chưa có sự liên kết giữa các hộ nông dân
Trong chương trình Nescafe Plan đã áp dụng nền tảng Agriness nhằm kết nối các hộ nông dân tham gia chương trình không chỉ ở Việt Nam và các khu vực trên toàn thế giới Tuy nhiên, số lượng nông dân tham gia ở Việt Nam với một con số không đáng kể là 1.600 nông dân so với 355.000 hộ nông dân đã được đào tạo Bên cạnh đó, rào cản về ngôn ngữ cũng sẽ là một vấn đề trong quá trình chia sẻ kiến thức và tiếp thu của những hộ nông dân khi tham gia vào nền tảng Agriness
Ngoài ra, việc phụ thuộc vào nền tảng sẽ thiếu đi sự thực tế của các hộ nông dân tham gia Nescafe Plan, chủ yếu các hộ nông dân chỉ có thể biết nhau qua nền tảng Agriness và tiếp xúc bên ngoài chủ yếu với các chuyên gia với nhau nên thực tế các hộ nông dân sẽ không thể bao quát được những kiến thức mới do chưa không thể hiểu được thực tế trực tiếp các yếu tố tác động dẫn đến lí do, cách thức, quá trình như thế nào để ở vùng đó có thể tăng năng suất hay cải thiện sản xuất trồng cà phê
GIẢI PHÁP
- Mở rộng chương trình Nescafe Plan
Theo số liệu từ bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn thì diện tích trồng cà phê ở Việt Nam đang trải dài ở khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc và một số vùng ở Đông Nam Bộ Hiện nay, Nescafe Plan đã đến bốn vùng trồng cà phê lớn của Việt Nam là Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai và Đắk Nông Dù vậy, Việt Nam nổi tiếng đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê và Nescafe Plan là một dự án từ một tập đoàn lớn và có chỗ đứng ở Việt Nam – Nestle, vì thế thống lĩnh được toàn bộ thị trường các khu vực sản xuất cà phê ở Việt Nam sẽ là cơ hội cho Nestle cũng như Nescafe có thể có một nguồn cung cấp vững cho mình lẫn mang được thương hiệu của mình đi khắp nhiều nơi thông qua cà phê từ chính chương trình Nescafe Plan cung cấp Đầu tiên, chương trình Nescafe Plan cần đảm bảo được độ phủ ở bốn tỉnh đã đặt chân tới với độ phủ từ 85% trở lên các hộ nông dân tham gia chương trình Tiếp theo chương trình sẽ trải dài đến tỉnh còn lại của khu vực Tây Nguyên là KonTum Sau đó chương trình sẽ tiếp cận một khu vực mới là vùng phía Bắc với các tỉnh như là Quảng Trị, Điện Biên hay Nghệ An Và nếu được thuận lợi, Nescafe Plan có thể đến với các tỉnh của vùng Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Phước đề vừa bao rộng độ phủ vừa mở rộng canh tác cà phê cho các vùng này Trong hành trình mở rộng diện tích, các nhà cung cấp – những người nông dân cũng có thể đóng vai trò là những người phát triển, họ có thể phổ biến cho các hộ dân ở khu vực của họ chưa tham gia Nescafe Plan có thể tham gia, và từ đó họ sẽ chính là những chuyên gia, từ những học hỏi ở chương trình họ sẽ thay các chuyên gia để hỗ trợ cho các hộ mới, vì điểm chung của họ xuất phát từ cây cà phê ở cùng một vùng, và họ hiểu nhau và họ có thể truyền đạt cho nhau để cùng nhau phát triển một cộng đồng ở khu vực và tốt hơn là cả một tỉnh thành hay một vùng
Ngoài ra, nếu chương trình Nescafe Plan có thể mang độ phủ đến các tỉnh ở phía Bắc thì đây còn là một điều kiện tuyệt vời cho mở rộng giống cà phê, đó là giống cà phê Arabica Đây là một giống cà phê khá được ưa chuộng ở nước ngoài, bán được giá thành cao, Arabica khá ưa thích các khu vực có độ cao từ 1000 – 1400m với nhiệt độ thấp hơn từ 20 ° C đến 22 ° C và lượng mưa hàng năm từ 1.300mm đến 1.900mm, và các vùng như Điên Biên, Nghệ An, Quảng Trị hay Đà Lạt là các vùng phù hợp tính chất với giống này Vì thế, nếu phát triển được nông dân – những nhà cung cấp cho Nescafe ở các vùng này thông qua chương trình Nescafe Plan sẽ tạo một nguồn lợi lớn mà Nescafe và Nestle có thể nhận được ở khu vực Việt Nam
- Dự báo cung, cầu và giá cả với toàn hệ thống Nescafe Plan
Hiện nay, cà phê do ảnh hưởng của nhiều yếu tố từ chủ quan và khách quan nên việc ổn định giá cà phê cũng như nắm chắc được lượng cung cầu qua từng giai đoạn là một điều hết sức khó khăn Vì vậy, ngoài chú trọng đến vấn đề về chất lượng thì giá cả, cung dựa theo cầu cũng cần được quan tâm từ Nescafe Plan nhằm tạo sự phát triển bền vững cho Nescafe và nhà cung cấp – các hộ nông dân trồng cà phê
Nescafé Plan nên xây dựng một hệ thống dự báo dựa trên các số liệu qua từng năm và đối chiếu với mùa vụ hiện tại để có những dự báo ban đầu về tình hình cung sản lượng cà phê để có thể phán đoán về cầu của người tiêu dùng ở Việt Nam cũng như nước ngoài, từ đó sẽ có thể đưa ra được mức giá ban đầu để có những phản ứng kịp thời phù hợp cho cả Nescafe và người nông dân Thêm vào đó, các dữ liệu mà Nescafe Plan xử lí được cần thiết cập nhật thông qua các ứng dụng (FARMS hay FFB) hoặc nền tảng Agriness để nông dân cũng là người biết được thông tin này để cùng có hướng giải quyết phù hợp với Nescafe Ngoài ra, nhằm để đồng hành, phát triển và cung cấp bền vững, với các hộ nông dân trong chương trình Nescafe Plan cần có một mức giá thỏa thuận về việc sản lượng cà phê, giá bền vững riêng với Nescafe và những thỏa thuận này có thể được kí kết ban đầu hoặc linh hoạt qua từng năm để người nông dân và Nescafe có thể hiểu nhau từng thời điểm và chia sẻ lợi ích hay khó khăn cùng nhau để hướng tới mục tiêu chung là phát triển bền vững cung cấp cà phê
- Nâng cao giống cây trồng và dự báo mùa màng cho các vùng
Nescafe Plan cùng với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm Tây Nguyên (WASI) cần đẩy mạnh thêm việc nghiên cứu các giống cây Roubusta hay Arbica phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở Việt Nam để có thể có sức chống chịu với điều kiện khắc nghiệt ở Việt Nam Nếu phát triển được ở các vùng khác ở Việt Nam, Nescafe Plan sẽ phải liên kết với các Viện khoa học từng vùng để nâng cấp giống cà phê của các khu vực đó để phù hợp với các khí hậu cũng như cách có thể chống chọi được với các điều kiện thời tiết ở các khu vực đó nhằm cung cấp giống cà phê chất lượng cho người nông dân để họ phát triển vụ mùa của họ
Ngoài phát triển cây trồng, đi đôi cùng với đó Nescafé Plan cũng cần có những dự báo cho các vụ mùa cà phê cho từng vùng Nescafé plan sẽ liên kết với các cơ quan uy tín về khí tượng và thời tiết để có những thông tin chính xác để phân tích cho thời tiết ngắn hạn và dài hạn để cập nhật thông qua ứng dụng hoặc nền tảng cộng đồng của Nescafé Plan để cho người dân cũng có thể nắm bắt và ứng phó kịp thời với khí hậu cũng như thiên tai
- Tổ chức hỗ trợ người nông dân thường xuyên
Công tác hỗ trợ cho một dự án lớn luôn là một mối quan tâm để đạt được hiệu quả cao toàn dự án Nescafé Plan cũng vậy, cần có những chuyến thăm thực tế của các chuyên gia đến người dân thường xuyên để có thể có những hiểu biết tình hình để giúp đỡ kịp thời những khó khăn trong việc canh tác để đạt được tiêu chuẩn đề ra cũng như hỗ trợ trong việc sử dụng các công nghệ mới trong sản xuất cà phê mà người dân chưa được tiệm cận
Nescafé Plan cũng có thể đánh giá những hộ nông dân sản xuất tốt của hệ thống dự án qua từng khu vực để từ đó đưa họ đi học, đi thực tế nghiên cứu cùng các chuyên gia để họ cũng có thể thành những chuyên gia cho mảnh đất cà phê của họ; ngoài ra, khi được đào tạo tốt hơn, những người nông dân này sẽ mang được kiến thức họ học được để hướng dẫn cho các hộ nông dân khác trong khu vực, vùng từ đó việc canh tác cà phê ở vùng nói riêng và ở Việt Nam nói chung sẽ được nâng cao nhằm hướng tới canh tác cây cà phê bền vững, hiện đại và xa hơn là vị trí số 1 về xuất khẩu cà phê trên toàn thế giới
- Tăng cường sự liên kết Áp dụng nền tảng Agriness là một cách thức đúng đắn để tăng cường sự liên kết nhằm học hỏi, tiếp thu những kiến thức giữa các hộ nông dân trong Nescafé Plan một cách hiệu quả Chương trình Nescafé Plan cần đẩy mạnh hướng dẫn và truyền tải đến người nông dân trồng cà phê trong hệ thống chương trình tham gia vào để họ có thể phát triển cho việc sản xuất cà phê của họ Thêm vào đó, để giải quyết bất cập ngôn ngữ, nền tảng có thể hỗ trợ phiên dịch các ngôn ngữ của các nước tham gia nền tảng hoặc có thể chia theo từng vùng truy cập (địa phương hoặc toàn hệ thống) để nông dân họ có thể tìm hiểu kiến thức canh tác theo nhu cầu của họ
Ngoài ra, Nescafé Plan cần tổ chức các buổi tham quan trực tiếp cho các hộ nông dân trên toàn hệ thống với nhau đến các khu vực nghiên cứu của Nescafé Plan và các hộ nông dân “canh tác tốt, canh tác giỏi”, có hiệu suất cao của hệ thống Việc làm như vậy sẽ tạo một sự kết nối trực tiếp bên ngoài giữa các người dân mà không thông qua màn hình, điều đó sẽ dần hình thành được mối quan hệ tốt giữa các hộ nông dân trong vùng, khu vực của toàn hệ thống chương trình Nescafé Plan
Trong chương này, nhóm đã đưa nhận xét và trình bày các thành tựu mà dự án Nescafé Plan đã đạt được trong hành trình gần 13 năm vừa qua Ngoài ra, nhóm cũng đưa ra các khó khăn mà Nescafé Plan còn tồn đọng và đề xuất một giải pháp thực tế để cải thiện các khó khăn nhằm phát triển Nescafé Plan theo mục tiêu bền vững đến năm 2030