1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận cuối khóa cử nhân luật bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy Định pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
Tác giả Võ Ngọc Hậu
Trường học Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Dân sự
Thể loại Tiểu luận cuối khóa cử nhân luật
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 111,79 KB

Nội dung

Với việc đang thực hiện các quy định của Hiệp định TRIPs - Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, là thành viên của công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

CỬ NHÂN LUẬT

BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT SỞ

HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

Người thực hiện: Võ Ngọc Hậu MSSV: 185801012060

Lớp: DS43.1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương I KHÁI QUÁT VỀ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI THEO PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM 2

1 Khái quát về nhãn hiệu 2

1.1 Khái niệm 2

1.2 Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu 2

1.3 Phân loại nhãn hiệu 2

2 Khái quát về nhãn hiệu nổi tiếng 2

2.1 Theo pháp luật quốc tế 2

2.2 Theo pháp luật Việt Nam 3

2.2.1 Khái niệm 3

2.2.2 Đặc điểm 3

3 Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng và sự cần thiết của việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam 3

3.1 Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng 3

3.2 Sự cần thiết của việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam 3

4 Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 4

4.1 Về căn cứ xác lập quyền bảo hộ 4

4.2 Các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng 4

4.3 Về phạm vi bảo hộ 5

4.4 Về thời hạn bảo hộ 6

4.5 Các hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng 6

Chương II THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG TẠI VIỆT NAM 7

1 Thực tiễn áp dụng pháp luật sở hữu trí tuệ đối với bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam 7

1.1 Xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam và thực tiễn xét xử 7

1.2 Đánh giá thực trạng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam 8

2 Những hạn chế trong pháp luật và hướng giải quyết 9

2.1 Những hạn chế trong các quy định của pháp luật 9

2.2 Một số kiến nghị của tác giả 10

KẾT LUẬN 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Số thứ tự Viết tắt Viết đầy đủ

1 SHTT Sở hữu trí tuệ

2 NHNT Nhãn hiệu nổi tiếng

3 Luật SHTT 2005 2009, 2019)Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 4

Nghị định 105/2006/

NĐ-CP

Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền

sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ 2005

5 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN

Thông tư 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/06/2006 sửa đổi

bổ sung một số điều của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày

14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật

sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo thông tư số 13/2010/ TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm

2010, thông tư số 18/2011/ TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm

2011 và thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013

Thông tư

11/2015/TT-BKHCN

Thông tư 11/2015/TT-BKHCN quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hiện nay, quá trình toàn cầu hóa đã và đang diễn ra một cách mạnh mẽ Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam không thể nằm ngoài xu hướng chung của thế giới Việc hội nhập kinh

tế quốc tế đã đem lại cho chúng ta nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn, mà đặc biệt là việc hoàn thiện pháp luật quốc gia để đáp ứng yêu cầu hội nhập Với việc đang thực hiện các quy định của Hiệp định TRIPs - Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, là thành viên của công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp, và việc Hiệp định CPTPP được phê chuẩn có hiệu lực vào đầu năm 2019 đã đặt ra cho pháp luật nước nhà yêu cầu phải hoàn thiện hơn các quy định liên quan đến quyền sở hữu trí để trở nên hài hòa và tương thích với những

gì đã cam kết trong các điều ước, trong đó có nhãn hiệu Nhãn hiệu có thể được phân chia thành nhiều loại, trong đó có NHNT NHNT được coi là tài sản trí tuệ có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh, cạnh tranh của các doanh nghiệp, và thực tế cho thấy có rất nhiều vụ tranh chấp liên quan đến loại hình này Việc bảo hộ nhãn hiệu đặc biệt này không phải là chỉ xuất hiện mới đây

mà nó đã được các quốc gia trên thế giới quan tâm đặc biệt là luôn cố gắng tạo ra những quy định nhằm bảo vệ tốt nhất cho nhãn hiệu đặc biệt này Việt Nam đã và đang tiếp thu, hoàn thiện các quy định về NHNT để đáp ứng yêu cầu của thời đại, nhưng trên thực tế việc thực hiện và áp dụng pháp luật còn gặp rất nhiều khó khăn Đặc biệt, ở nước ta hiện nay, hàng loạt các sản phẩm được sản xuất

ra mang cho mình các nhãn hiệu gần giống hoặc thậm chí là sao chép lại các NHNT để tạo nên sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng Những hành vi đó đã vi phạm các quy định của phát luật về SHTT bằng cách lợi dụng những điểm còn hạn chế Vì vậy, việc hoàn thiện các quy định về bảo hộ NHNT như cách thức phân biệt, các dấu hiệu vi phạm và xử lý hành vi vi phạm đến bảo hộ NHNT là vấn đề cần được nhanh chóng thực hiện Từ những nghiên cứu dựa trên lý luận và thực tiễn, tác giả chọn đề tài “Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định pháp Việt Nam” với mong muốn đóng góp một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật SHTT nước nhà

2

Trang 5

Chương I KHÁI QUÁT VỀ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI

THEO PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

1 Khái quát về nhãn hiệu

1.1 Khái niệm

Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật SHTT 2005 thì nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau Pháp luật nước ta đã có sự tiếp thu pháp luật quốc tế và đưa ra khái niệm về nhãn hiệu có những nét tương đồng với định nghĩa của một số tổ chức về sở hữu trí tuệ trên thế giới Chẳng hạn, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã đưa ra định nghĩa rằng “Một nhãn hiệu hàng hóa là bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa của doanh nghiệp này với hàng hóa của các đối thủ cạnh tranh” 1

1.2 Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện:

Thứ nhất: đó là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc

Thứ hai: có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch

vụ của chủ thể khác

1.3 Phân loại nhãn hiệu

Căn cứ vào hình thức nhãn hiệu thì nhãn hiệu sẽ bao gồm:

- Nhãn hiệu chữ

- Nhãn hiệu hình

- Nhãn hiệu kết hợp

Căn cứ vào tính chất của nhãn hiệu thì nhãn hiệu sẽ bao gồm:

- Nhãn hiệu thông thường

- Nhãn hiệu tập thể

- Nhãn hiệu chứng nhận

- Nhãn hiệu liên kết

- Nhãn hiệu nổi tiếng

2 Khái quát về nhãn hiệu nổi tiếng

2.1 Theo pháp luật quốc tế

Công ước Paris 1883 là Điều ước quốc tế đầu tiên đưa ra quy định về NHNT Mặc dù không đưa ra định nghĩa cụ thể nhưng theo quy định của Công ước thì một nhãn hiệu sẽ được coi là NHNT khi : “Một cách mặc nhiên nếu luật quốc gia cho phép điều đó, hoặc theo đề nghị của bên có liên quan, các nước thành viên của Liên minh có trách nhiệm từ chối hoặc hủy bỏ đăng ký, ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó là sự sao chép, bắt chước, biên dịch, và có khả năng gây

1 Khuyến Nghị Chung của WIPO năm 1999 có tên gọi đầy đủ trong tiếng Anh là “Joint Recommendation Concerning Provisions

on the Protection of Well-Known Marks”.

3

Trang 6

nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được cơ quan có thẩm quyền của nước đăng ký hoặc nước sử dụng coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại nước đó của người được Công ước cho hưởng lợi thế sử dụng nhãn hiệu đó trên các loại hàng hoá giống hoặc tương tự Những quy định này cũng được áp dụng trong trường hợp thành phần chủ yếu của nhãn hiệu là sự sao chép của bất kỳ nhãn hiệu nổi tiếng nào hoặc là sự bắt chước có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đó.”2 Hiệp định TRIPs đã kế thừa các quy định của Công ước Paris 1883 và các quốc gia thành viên cũng đã xây dựng pháp luật SHTT tương thích với các quy định đó

2.2 Theo pháp luật Việt Nam

2 Khái niệm

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam3 Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, NHNT cũng có đầy đủ những đặc điểm, vai trò như một nhãn hiệu thông thường nhưng đặc biệt hơn ở điểm là nó “nổi tiếng”

3 Đặc điểm

NHNT là một loại nhãn hiệu mang tính chất đặc thù nên nó có những đặc điểm khác biệt so với nhãn hiệu thông thường, có thể kể đến như:

- NHNT mang đầy đủ các đặc điểm của nhãn hiệu: mang tính chỉ dẫn thương mại; dùng

để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau; dễ bị xâm phạm quyền sở hữu,

- NHNT có tính phân biệt rất cao

- NHNT thường có tính phổ biến cao, được biết đến ở nhiều khu vực địa lý khác nhau

- NHNT thường có giá trị kinh tế rất lớn, là một bộ phận tài sản quan trọng tổng khối lượng tài sản của doanh nghiệp, có thể sử dụng như một loại vốn để đưa vào các hoạt động đầu tư kinh doanh

- NHNT là đối tượng dễ bị xâm phạm vì nó có tính phổ biến và giá trị thương mại cao

- NHNT được bảo hộ thông qua việc sử dụng rộng rãi, không cần phải đăng ký

3 Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng và sự cần thiết của việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

3.1 Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng là một khái niệm trừu tượng và hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất Dựa trên những quy định liên quan, có thể hiểu bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng là việc nhà nước ban hành ra các văn bản quy phạm pháp luật quy định về các tiêu chí để xác lập quyền sở hữu các NHNT, các hành vi xâm phạm đến NHNT và cách thức xử lý các hành vi vi phạm đó nhằm chống lại việc NHNT bị xâm phạm dưới bất hình hình thức nào

3.2 Sự cần thiết của việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

Vai trò của NHNT nói không chỉ là nhằm phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau mà xa hơn nữa, đó là chất lượng của hàng hóa, dịch vụ đó; đó là biểu tượng, là hình ảnh,

là uy tín, là thứ để xác định xem tổ chức, cá nhân đó có vị trí ở đâu trên thị trường, Bên cạnh những vai trò quan trọng đó, NHNT còn là sự kết hợp của nhiều yếu tố gắn bó với doanh nghiệp trong một thời gian dài thế nên những NHNT này đem lại giá trị lớn cho doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu đó, ví dụ như Cocacola hiện nay được định giá lên đến hàng chục tỷ USD…

2 Điều 6 bis Công ước Paris 1883.

3 Khoản 20, Điều 4, Luật sở hữu trí tuệ 2005.

4

Trang 7

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước và sự hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới, bên cạnh những NHNT đã rất quen thuộc như Cocacola, Pepsi, chỉ cần nhắc đến tên thì người tiêu dùng đã có thể hình dung ra được đó là sản phẩm gì, hình dáng,…và những thứ liên quan đến nhãn hiệu đó thì vẫn còn có các NHNT khác đang được biết đến rộng rãi tại Việt Nam Lợi dụng giá trị to lớn của các NHNT, nhiều cá nhân, tổ chức đã thực hiện các hành vi xâm phạm đến loại nhãn hiệu này ngày càng nhiều hơn với những thủ đoạn tinh vi hơn nhằm để thu lợi bất chính và gây ra sự ảnh hưởng rất lớn cho chủ sở hữu, khiến cho việc bảo hộ và tăng cường các quy định bảo hộ loại nhãn hiệu ngày càng trở nên cấp bách và trở thành vấn đề cần phải quan tâm Với việc các cam kết của Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực, việc hoàn thiện các quy định liên quan đến liên quan đến bảo hộ NHNT tại Việt Nam là thực sự cần thiết

4 Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam

4.1 Về căn cứ xác lập quyền bảo hộ

Nhãn hiệu nổi tiếng theo Luật SHTT 20005 quy định là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam Theo đó, quyền sở hữu công nghiệp đối với NHNT được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký4 Bên cạnh đó, đối với NHNT, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ thể hiện sự nổi tiếng của nhãn hiệu theo các tiêu chí quy định tại Điều 75 của Luật SHTT5

Quy định về căn cứ xác lập quyền bảo hộ đối với NHNT theo quy định của Luật SHTT là phù hợp và tiến bộ, khi mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng có những quy định tương tự Chẳng hạn, Hoa Kỳ áp dụng quy định tại Điều 6 Công ước Paris về nhãn hiệu nổi tiếng và nội luật hóa tại Điều

§43 (15 U.S.C §1125) (c) (2) Đạo Luật Nhãn hiệu hàng hóa Hoa Kỳ rằng: “một nhãn hiệu nổi tiếng nếu nó được công chúng tiêu dùng nói chung của Hoa Kỳ công nhận rộng rãi như là chỉ định về

nguồn gốc của hàng hóa hoặc dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu đó” ((A) For purposes of

paragraph (1), a mark is famous if it is widely recognized by the general consuming public of the United States as a designation of source of the goods or services of the mark's owner)6 cùng với đó

là các tiêu chí để xác định một nhãn hiệu nào đáp ứng đủ điều kiện để trở thành NHNT

Nhãn hiệu nổi tiếng không cần đăng ký bảo hộ như nhãn hiệu thông thường được quy định như vậy là phù hợp với quy định của các điều ước mà Việt Nam là thành viên Với nhãn hiệu thông thường, việc đăng ký và có được văn bằng bảo hộ sẽ giúp cho chủ sở hữu có căn cứ pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền lợi của mình NHNT thì không cần đăng ký vì đó là những nhãn hiệu đã nổi tiếng rồi, không buộc phải tất cả mọi người đều biết đến nhưng ít nhất đối với những người có hiểu biết, có hoạt động trong lĩnh vực mà NHNT đó có danh tiếng thì họ cũng sẽ nhận biết được Tất nhiên, để đảm bảo an toàn cho chính mình, chủ sở hữu cũng sẽ có cho mình những tài liệu để chứng minh nhãn hiệu mà mình sở hữu là NHNT khi có tranh chấp xảy ra Tại Việt Nam hiện nay Cục Sở hữu trí tuệ sẽ không nhận đơn đăng ký cũng như đơn đề nghị công nhận NHNT, tức là chỉ có 02 cơ quan tiến hành xem xét và công nhận một nhãn hiệu là nổi tiếng, đó là Toà án7 và Cục Sở hữu trí tuệ8 khi có yêu cầu của các tổ chức, cá nhân theo từng vụ việc cụ thể

4.2 Các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

Để đánh giá và xác lập quyền bảo hộ với NHNT chưa bao giờ là việc dễ dàng Dù là những văn bản pháp luật quốc tế như Công ước Paris 1883, Hiệp định TRIPs cũng chỉ đặt ra vấn đề bảo hộ NHNT và một số quy định liên quan mà không đưa ra các tiêu chí cụ thể đánh giá một nhãn hiệu

4 Đoạn 2, điểm a, khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005.

5 Khoản 6 Điều 6 Nghị định 105/2006/NĐ-CP.

6 Xem Uscode.house.gov, truy cập ngày 25/10/2021.

7 Điểm b Khoản 35 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN; Điểm d Khoản 3 Điều 13 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN.

8 Điểm d Khoản 3 Điều 13 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN.

5

Trang 8

nào sẽ được xem là một NHNT Việt Nam đã tự mình tạo ra những quy định cụ thể về vấn đề này,

và mặc dù pháp luật luôn có sự đổi mới nhưng dường như việc quy định các tiêu chí xác định NHNT vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn Luật SHTT 2005 đã liệt kê một loạt các tiêu chí để đánh giá NHNT9, bao gồm:

- Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo: Có thể hiểu rằng Luật

SHTT cho rằng đây là tiêu chí đầu tiên cần phải được xem xét trước và điều này là hợp lý vì NHNT được quy định là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam

- Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành: Việc xác

định phạm vi lãnh thổ này có thể dựa trên phạm vi địa giới hành chính trên một quốc gia hoặc có thể

là một khu vực quốc tế, thậm chí là cả thế giới mà nhãn hiệu có trên hàng hóa, dịch vụ đã được lưu hành có nhiều hay không Một NHNT sẽ được biết đến trên một phạm vi lãnh thổ rộng lớn chẳng hạn như Cocacola hoặc cũng có thể sẽ hẹp hơn rất nhiều nhưng vẫn đáp ứng được tiêu chí này

- Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp: Nếu nhãn hiệu đó nổi tiếng thì số

lượng người biết đến nó sẽ nhiều và lượng hàng hóa, dịch vụ được cung cấp ra thị trường thường sẽ tương ứng với độ nổi tiếng đó, và doanh số thu lại cũng tương tự như vậy khi được tiêu thụ

- Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu: Một nhãn hiệu có được xem là nổi tiếng nếu được sử

dụng liên tục trong một khoảng thời gian hợp lý Quy định này cũng nhằm xem có sự gián đoạn trong việc sử dụng nhãn hiệu đó hay không để việc đánh giá được chính xác hơn bởi một nhãn hiệu muốn trở nên nổi tiếng cần phải trải qua một khoảng thời gian dài để có thị trường tiêu thụ rộng lớn

và khẳng định sức ảnh hưởng của nó

- Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu: Một NHNT là nhãn hiệu có uy tín,

có nhiều người biết đến trên phạm vi rộng lớn và sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, thể hiện độ tin cậy cao của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu đó

- Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu: Tiêu chí này được quy định với mục đích kiểm tra

xem nhãn hiệu đang được xem xét có được quốc gia nào bảo hộ với tư cách là NHNT hay không, vì nếu nó là NHNT thì sẽ được nhiều quốc gia bảo hộ

- Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng: Tiêu chí này cũng tương tự với tiêu

chí số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu là xác định xem có bao nhiêu quốc gia công nhận, bảo hộ NHNT Nếu nhãn hiệu đó nổi tiếng thì nó sẽ được đăng ký bảo hộ và được công nhận ở nhiều quốc gia

- Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu: NHNT sẽ đem lại cho chủ sở hữu một tài sản quan trọng vì giá trị nó đem lại là rất lớn và có

thể được chuyển nhượng, quyền giao quyền sử dụng với giá trị cao hoặc được đem đi góp vốn đầu tư

Nhìn chung, các tiêu chí trên được quy định khá chi tiết nhưng để xác định rõ ràng đâu là tiêu chí quan trọng cần phải xem xét để đánh giá một NHNT trên thực tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn

4.3 Về phạm vi bảo hộ

Phạm vi bảo hộ đối với NHNT chưa được Luật SHTT quy định một cách cụ thể, chi tiết Một NHNT sẽ được bảo hộ trên toàn bộ lãnh thổ hay chỉ đối với một phần lãnh thổ Việt Nam – nơi mà

9 Xem Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ 2005.

6

Trang 9

phạm vi lãnh thổ mà NHNT đó lưu hành10 và được người tiêu dùng biết đến, vấn đề này vẫn còn chưa thống nhất Bên cạnh đó, một nhãn hiệu mà có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang NHNT hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương

tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của NHNT hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của NHNT11 thì cũng không được bảo hộ với tư cách nhãn hiệu Điều 4(4) của Chỉ thị 89/104/EEC cũng có quy định “Bất kỳ Nước Thành Viên cũng phải quy định rằng chủ thể quyền có quyền ngăn chặn bất kỳ bên thứ 3, mà không có sự cho phép của chủ thể quyền, sử dụng trong thương mại bất kỳ dấu hiệu nào mà trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu dùng cho hàng hóa/dịch vụ mà không tương tự với hàng hóa/dịch vụ của nhãn hiệu đã đăng ký, nếu nhãn hiệu sau có danh tiếng ở Nước Thành Viên và nếu việc sử dụng dấu hiệu đó, mà không có nguyên

do chính đáng (due cause), là nhằm lợi dụng, hoặc gây tổn hại đến đặc tính phân biệt hoặc danh

tiếng của nhãn hiệu đó (Any Member State may also provide that the proprietor shall be entitled to

prevent all third parties not having his consent from using in the course of trade any sign which is identical with, or similar to, the trade mark in relation to goods or services which are not similar to those for which the trade mark is registered, where the latter has a reputation in the Member State and where use of that sign without due cause takes unfair advantage of, or is detrimental to, the distinctive character or the repute of the trade mark)12 Điều đó có nghĩa pháp luật nước ta quy định theo hướng mở cho phạm vi bảo hộ của NHNT không chỉ trên phương diện phạm vi lãnh thổ mà còn trên phạm vi hoạt động kinh doanh Ví dụ, nhãn hiệu KFC - Kentucky Fried Chicken là một chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh của Mỹ chuyên về các sản phẩm gà rán 13, và cũng rất nổi tiếng tại Việt Nam mà chúng ta thường hay gọi với cái tên thân thuộc là “đùi gà KFC”, nếu một chủ thể nào đó tại Việt Nam tạo ra một nhãn hiệu tương tự hoặc trùng với nhãn hiệu KFC đó cho sản phẩm của mình không phải là gà rán mà là bánh rán, bánh kem thì cũng sẽ không được bảo hộ vì làm vậy sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đó, họ sẽ nghĩ sản phẩm mang nhãn hiệu KFC là gà rán chứ không phải là bánh rán hay bánh kem

4.4 Về thời hạn bảo hộ

Vấn đề về thời hạn bảo hộ NHNT không được quy định cụ thể Nhưng dựa trên các quy định của Luật SHTT 2005 , không khó để nhận ra NHNT có thời hạn bảo hộ rất đặc biệt – bảo hộ vô thời hạn Bởi vì nhãn hiệu thông thường muốn được bảo hộ phải thực hiện thủ tục đăng ký và khi được

cơ quan thẩm quyền chấp thuận chủ sở hữu sẽ nhận được văn bằng bảo hộ, trong đó có chứa thông tin về thời hạn bảo hộ Còn đối với NHNT, căn cứ phát sinh quyền bảo hộ là khi nhãn hiệu đó được

sử dụng rộng rãi, không thông qua việc đăng ký Với việc không cấp văn bằng bảo hộ đối với NHNT, có thể hiểu rằng loại nhãn hiệu sẽ không có thời hạn bảo hộ cụ thể, nó sẽ chỉ hết thời hạn bảo hộ khi mà nhãn hiệu đó không còn đáp ứng được điều kiện được xem là NHNT nữa

4.5 Các hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng

Giá trị thương mại mà NHNT đem lại là rất lớn, cho nên đây cũng là loại nhãn hiệu rất dễ bị xâm phạm Việc xâm phạm NHNT xảy ra khá nhiều trên thực tế và đặt ra yêu cầu cần có những quy định chặt chẽ hơn về vấn đề này Để bảo vệ quyền của chủ sở hữu, pháp luật đã đưa ra một số quy định như “Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu:

a) Dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

10 Khoản 2 Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ.

11 Điểm i, Khoản 2, Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ.

12 Khoản 2, Điều 5 Chỉ thị về nhãn hiệu (89/104 / EEC ngày 21 tháng 12 năm 1988) của Hội đồng Châu Âu.

13 Xem https://vi.wikipedia.org/wiki/KFC , truy cập ngày 25/10/2021.

7

Trang 10

b) Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều này hoặc hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hoá, dịch

vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.” 14

Bên cạnh đó, nhằm bảo vệ hơn nữa loại nhãn hiệu này tránh khỏi các hành xâm phạm, pháp luật nước ta cũng đã đưa ra nhiều cách xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng15 Những quy định trên đã thể hiện sự quan tâm rất lớn của pháp luật SHTT nước nhà đối với việc bảo hộ NHNT và luôn cố gắng để giúp cho việc bảo hộ được thực hiện một cách tốt nhất có thể

14 Xem thêm khoản 3, 4 Điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP ban hành ngày 22/9/2006

15 Xem thêm khoản 2, 3 Điều 13 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN ban hành ngày 26/6/2015 hướng dẫn Nghị định 99/2013/NĐ-CP

về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

8

Ngày đăng: 13/11/2024, 20:37

w