1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn luật sở hữu trí tuệ bài thảo luận thứ ba trình bày Điều kiện Để một nhãn hiệu Được bảo hộ theo luật sở hữu trí tuệ

34 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Điều kiện Để một Nhãn hiệu Được Bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ
Tác giả Lương Bảo An, Nguyễn Thị Phương An, Ngô Trần Vân Anh, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Phương Anh, Vũ Lê Phương Anh, Nguyễn Kim Cúc, Nguyễn Ngọc Danh, Lê Thành Đạt, Võ Thu Hà
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thái Cường
Trường học Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 287,59 KB

Nội dung

 Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ ví dụ hình con rắn nhả nọc độc trên đĩađối với các sản phẩm dược hay chữ R có hình tròn bao quanh bởi đó là dấu hiệuthể hiện đã được bảo hộ độc qu

Trang 1

GVHD: TS Nguyễn Thái Cường

TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 03 năm 2021

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

MỤC LỤC

A.1 Lý thuyết: 3

Câu 1 Trình bày điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ 3

Câu 2: Nhãn hiệu nổi tiếng theo Luật Sở hữu trí tuệ là gì So sánh với quy định pháp luật nước ngoài về tiêu chí đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng 7

Câu 3 Trình bày hiện trạng những tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu ? phân biệt hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng ? hướng giải quyết ? 11

Câu 4 Tìm 3 Bản án liên quan đến tranh chấp về Nhãn hiệu? 14

A.2 Bài tập: 16

BÀI TẬP 1: Đọc, nghiên cứu Bản án Bản án số 03/2013/HCST ngày 29/3/2013 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và trả lời các câu hỏi sau đây: 16

a) Theo quy định của pháp luật SHTT, việc công ty Hàng gia dụng quốc tế sử dụng nhãn hiệu X-Men có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty Marvel không? Nêu cơ sở pháp lý 17

b) Theo Tòa án xác định trong bản án số 15, Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa X-Men và hình cho công ty Hàng gia dụng quốc tế là đúng hay sai? Vì sao Tòa án lại xác định như vậy? 18

c) Việc sử dụng nhãn hiệu X-Men của Cty Hàng gia dụng quốc tế có gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa không? Vì sao? 19

d) Theo quan điểm của bạn, hướng giải quyết của Tòa án trong tranh chấp này có phù hợp không? Giải thích vì sao 20

BÀI TẬP 2: Đọc, nghiên cứu Bản án số 1007/2014/KDTM-ST ngày 28/08/2014 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và trả lời các câu hỏi sau đây: 21

a) Phân tích quy định pháp luật về nhãn hiệu ? Nêu cơ sở pháp lý 22

b) Công ty Videojet Technologies đã đăng ký bảo hộ đối tượng nào của quyền SHTT? 29

c) Hành vi của CTCP Nam Trinh có xâm phạm quyền SHTT không? Tại sao? 29

d) Căn cứ xác định yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất ? 31

e) Cơ sở pháp lý của việc Công ty Cổ phần Nam Trinh phải bồi thường 396.778.800đ? 32

f) Có yêu cầu về bồi thường thiệt hại về tinh thần không? Tại sao? 32

g) Theo anh/ chị, hướng giải quyết của Tòa án trong tranh chấp có phù hợp không? Vì sao? 33

Trang 3

 Nhãn hiệu phải là những dấu hiệu: Các dấu hiệu làm nhãn hiệu là những nhữngdấu hiệu có thể nhìn thấy được, nhận biết được bằng thị giác Hầu hết các quốc gialiệt kê một danh sách các dạng dấu hiệu có thể được bảo hộ là nhãn hiệu, ViệtNam cũng quy định theo cách thức này Theo quy định tại Khoản 1 Điều 72 Luật

Sở hữu trí tuệ dưới dạng:

 Từ ngữ bao gồm tên công ty, doanh nghiệp, họ tên của cá nhân, tên địa lý, khẩuhiệu hay một từ, cụm từ bất kỳ nào không cần có ý nghĩa, chỉ cần có khả năngphát âm

 Chữ cái và chữ số Đó là sự sắp xếp một hoặc nhiều chữ cái, một hoặc nhiều con

số hoặc sự kết hợp của cả con chữ cái và con số

 Các hình minh họa có thể là hình tả thực, hình vẽ, biểu tượng và cả sự thể hiệnkhông gian hai chiều của hàng hóa hoặc bao bì

 Dấu hiệu là màu sắc đó là sự kết hợp của màu sắc hoặc chính bản thân màu đó kếthợp với các từ ngữ, hình ảnh

 Dấu hiệu ba chiều Một điển hình của các dấu hiệu ba chiều là dạng hình ảnhhàng hóa hoặc bao bì của chúng

 Như vậy, pháp luật Việt Nam chưa bảo hộ các dấu hiệu là âm thanh, mùi vị hoặccác dấu hiệu không nhìn thấy được bằng mắt thường, nhưng có thể nhận biết đượcbằng thính giác hay khứu giác, bởi việc bảo hộ đối với những dấu hiệu trên đòi hỏiquốc gia đó có trình độ đối với các điều kiện vật chất, kỹ thuật cũng như trình đốcủa các nhà quản lý

Trang 4

Điều kiện thứ 2:

 Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệuvới hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác Theo khoản 1 Điều 74 Luật SHTT quy

định rằng nhãn hiệu được coi là có khả năng tự phân biệt nếu được tạo thành từ

một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc những trường hợp

nhãn hiệu chứa đựng các dấu hiệu không có khả năng phân biệt được quy định tại

khoản 2 điều 74 Với kỹ thuật lập pháp loại trừ, Luật SHTT đã gián tiếp thừa nhận

đa số các dấu hiệu đều có khả năng phân biệt do đó đều có thể lựa chọn đăng ký nhãn hiệu Vì vậy, những dấu hiệu nào thuộc các trường hợp không có khả năng

phân biệt thì không được bảo hộ

– Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu không thuộc các dấu hiệu sau đây:

 Hình và hình học đơn giản (ví dụ hình tròn, hình tam giác, hình elip được thể hiệndưới dạng rời rạc hoặc đơn lẻ, hoặc các hình vẽ quá rắc rối phức tạp nhiều nét kếthợp, chồng chéo lên nhau…); chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ khôngthông dụng Trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được thừa nhận và sử dụng rộngrãi với danh nghĩa là một nhãn hiệu không được bảo hộ tại Việt Nam Chẳng hạnnhãn hiệu 555 dùng thuốc lá, nhãn hiệu 333 dùng cho sản phẩm bia

 Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ (ví dụ hình con rắn nhả nọc độc trên đĩađối với các sản phẩm dược hay chữ R có hình tròn bao quanh bởi đó là dấu hiệuthể hiện đã được bảo hộ độc quyền) hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch

vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiềungười biết đến

 Ví dụ: Bún bò Huế, nước mắm, cà phê, rượu vang, nước cam và hình quảcam những dấu hiệu trên đã trở thành tên gọi chung cho sản phẩm

 Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng,chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mangtính mô tả hàng hoá, dịch vụ (những yếu tố này thuộc đối tượng của nhãn hànghóa nhằm thông tin về hàng hóa đó), ví dụ, các cụm từ “nước khoáng thiênnhiên”, “sữa tươi nguyên chất”, “chuyên gia giặt tẩy vết bẩn” không thể đăng

Trang 5

ký là nhãn hiệu Trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệtthông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đăng ký nhãn hiệu

 Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh (vídụ: công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thươngmại…)

 Chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý củasản phẩm thường là địa danh, nhưng cũng có thể là dấu hiệu biểu trưng của địaphương (hình ảnh các sự vật tiêu biểu của địa phương, như biểu tượng, bản đồ,

cờ, huy hiệu, thắng cảnh, công trình đặc biệt của địa phương…), hoặc cũng có thể

là bất kỳ dấu hiệu nào khác Địa danh có thể là tên gọi hiện hành hay tên gọitrong lịch sử, tên gọi chính thức hoặc tên gọi dân gian của một khu vực địa lýhọc) Ví dụ, nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột

 Các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý về cơ bản không có khả năng phân biệt, chúnggợi cho người tiêu dùng một sự liên tưởng đến tên địa lý, chỉ dẫn về nơi sản xuấthàng hóa hoặc các thành phần sử dụng trong hàng hóa, hoặc phụ thuộc vào hoàncảnh cụ thể, chỉ ra các đặc tính của hàng hóa gắn liền với xuất xứ của chúng, trừtrường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩamột nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn chứngnhận

 Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầmlẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên

cơ sở đơn đăng ký

 Trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhậnrộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ

 Trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ hoặc đã chấm dứt hiệu lựcchưa quá 05 năm

 Trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng

Trang 6

Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu tại Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ

 Ngoài các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu quy định tại Điều 72 thì chúng ta cần lưu ýrằng, nhãn hiệu không được thuộc các dấu hiệu quy định tại Điều 73 Luật Sở hữutrí tuệ, cụ thể:

 Trùng hoặc hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với: Quốc kỳ, Quốc huy của cácnước;

 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với: Biểu tượng, cờ, huyhiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức

xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế (Trừ trường hợp được cơquan, tổ chức đó cho phép thì mới được sử dụng)

 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bútdanh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân Việt Nam và nước ngoài

sẽ không đủ điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ

 Các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với: dấu chứng nhận,dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế nếu tổ chức đó không cho phép sửdụng

 Dấu hiệu làm hiểu sai lệch nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng,giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ sẽ không đủ điều kiện bảo hộnhãn hiệu theo quy định

 Dấu hiệu gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốcxuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị của hàng hóa, dịch vụ

 Trên đây là toàn bộ các điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ theo quy định củapháp luật Chủ sở hữu cần lưu ý tránh rơi vào những trường hợp trên dẫn đến nhãnhiệu bị từ chối bảo hộ, làm mất thời gian.1

Câu 2: Nhãn hiệu nổi tiếng theo Luật Sở hữu trí tuệ là gì So sánh với quy định pháp luật nước ngoài về tiêu chí đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng

Trả lời:

1 tham khảo giáo trình Luật Sở Hữu Trí Tuệ.

Trang 7

 Theo quy định tại khoản 20, Điều 4 Luật SHTT thì Nhãn hiệu nổi tiếng được hiểu

như sau:“Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi

trên toàn lãnh thổ Việt Nam”.

Điều 16 CƯ TRIPS: “ Điều 6 bis Công ước Paris (1967) phải được áp dụng , với những sửa đổi thích hợp, đối với các dịch vụ Để xác định một nhãn hiệu hàng hoá

có nổi tiếng hay không, phải xem xét danh tiếng của nhãn hiệu hàng hoá đó trong

bộ phận công chúng có liên quan, kể cả danh tiếng tại nước Thành viên tương ứng đạt được nhờ hoạt động quảng cáo nhãn hiệu hàng hoá đó”.

 Theo đó, nhãn hiệu nổi tiếng phải là nhãn hiệu đã được đưa ra trên phạm vi rộng làtrên toàn lãnh thổ Việt Nam Điều này cũng có nghĩa là nếu một nhãn hiệu rất nổitiếng trên thế giới, tuy nhiên nếu người tiêu dùng Việt Nam không biết đến, thìnhãn hiệu này chưa được coi là nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam

 Ngoài ra tại Điều 75 Luật SHTT đưa ra các tiêu chí để xem xét khi đánh giá mộtnhãn hiệu là nổi tiếng, đó là:

+ Thứ nhất, số lượng người tiêu dùng liên quan đến nhãn hiệu thông qua việc mua

bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

+ Thứ hai, phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu

hành;

+ Thứ ba, doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu

hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

+ Thứ tư, thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

+ Thứ năm, uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

+ Thứ sáu, số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

 Một số quốc gia trên thế giới cũng quy định về các tiêu chí đánh giá một nhãn hiệunổi tiếng như Trung Quốc, Úc, Hoa Kì,

 Nếu như ở Việt Nam có các quy định về: như thế nào là nhãn hiệu nổi tiếng, cáctiêu chí đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng tại Điều 4 và Điều 75 Luật SHTT thìpháp luật nước ngoài có quy định như sau:

Cơ sở Luật nhãn hiệu Úc từ năm Điều 14 Luật nhãn Theo quy định tại Điều

Trang 8

pháp lý 1995 đã chấp nhận bảo hộ

nhãn hiệu nổi tiếng mà

không cần phải đăng ký,

mang Nhãn hiệu nổi tiếng

Tại Úc, việc đăng ký của

một nhãn hiệu có thể bị từ

chối/phản đối dựa trên cơ

sở (i) một nhãn hiệu khác

đã được thừa nhận là được

nhận biết rộng rãi tại Úc

trước ngày nộp đơn đăng

ký của nhãn hiệu đó và

(ii) vì nhãn hiệu khác này

được coi là được nhận biết

rộng rãi nên việc sử dụng

dụng nhãn hiệu đó có thể

gây nhầm lẫn cho người

tiêu dùng

hiệu 2013Đạo luật ngày20/02/1905

§43 (15 U.S.C §1125)(c) (2) Đạo Luật Nhãnhiệu hàng hóa Hoa Kỳ(hay còn gọi là “Đạoluật Lanham”), Nhãnhiệu nổi tiếng là nhãnhiệu được nhận biếtmột cách rộng rãi bởicông chúng tiêu thụchung của Hoa Kỳ như

là một chỉ định/chỉ dẫn

về nguồn gốc, xuất xứcủa hàng hóa/dịch vụdưới tên chủ sở hữunhãn hiệu

Cơ quan SHTT Hoa Kỳ

áp dụng quy định tạiĐiều 6 Công ước Paris

về nhãn hiệu nổi tiếng

Cụ thể là Cơ quanSHTT Hoa Kỳ có bảo

hộ Nhãn hiệu nổi tiếng

đã đăng ký hoặc chưađăng ký, có nguồn gốctrong nước hoặc nướcngoài

Luật liên bang Hoa Kỳbảo hộ một nhãn hiệu

Trang 9

nổi tiếng dựa trên cáctiêu chí nhưng khônggiới hạn bởi sự giốngnhau/tương tự với cácnhãn hiệu khác, sựtương tự/liên quan củacác hàng hóa/dịch vụmang nhãn hiệu, khảnăng nhận biết củangười tiêu dùng đối vớinhãn hiệu bao gồm cảmức độ nhận biếtthương mại, các kênhtiếp thị sử dụng, khảnăng mở rộng trong sảnphẩm dây chuyền…Bên cạnh đó, luật Liênbang Hoa Kỳ bảo hộnhãn hiệu chống lạiviệc xâm phạm quyềnnhãn hiệu nổi tiếngmặc dù nhãn hiệu xâmphạm được sửdụng/đăng ký chonhững sản phẩm/dịch

vụ không tươngtự/không liên quan đếncác sản phẩm/dịch vụmang nhãn hiệu nổitiếng

Trang 10

hiệu của công chúng nói

chung", hoặc trong trường

hợp hàng hoá trong thị

trường chuyên biệt, những

thị trường này cần phải

được xem xét Việc nhãn

hiệu được công nhận bởi

công chúng nói chung

phải được thể hiện thông

qua rất nhiều kênh khác

nhau, bao gồm quảng cáo

trên truyền hình hoặc đài

phát thanh hoặc trên các

tạp chí và báo trong phạm

vi quyền Việc này phải

được kết luận từ doanh

thu kinh doanh lớn, cùng

với chi phí quảng cáo lớn

và chương trình khuyến

mãi khác

Có 5 tiêu chí:

1 Mức độ công nhậncủa công chứngtrong lĩnh vựckinh doanh củanhãn hiệu đó

2 Thời gian liên tục

sử dụng nhãn hiệu

3 Thời gian, phạm vi

và khu vực địa lýliên tục quảng bánhẫn hiệu

4 Hồ sơ bảo hộ nhãnhiệu với tư cách lànhãn hiệu nổitiếng

5 Các yếu tố khácliên quan đến danhtiếng của nhãnhiệu

Thời hạn, phạm vi vàtầm địa lý của quảngcáo và công bố nhãnhiệu, không kể đến cácyếu tố này được thựchiện bởi chủ sở hữuhoặc các bên thứ ba;

Số lượng, khối lượng,

và phạm vi địa lý củahàng hóa/dịch vụ mangnhãn hiệu được cungcấp;

Mức độ được côngnhận thực tế của nhãnhiệu

Không kể đến việcnhãn hiệu đã được đăng

ký theo Luật của ngày

03 Tháng Ba năm

1881, hay Đạo luật 20Tháng 2 năm 1905,hoặc trên sổ đăng kýchính

Câu 3 Trình bày hiện trạng những tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu ? phân biệt hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng ? hướng giải quyết ?

Trả lời:

Tại Việt Nam thì hiện trạng tranh chấp nhãn hiệu (tranh chấp quyền sở hữu và

sử dụng nhãn hiệu) nhãn hiệu đang cực kỳ phổ biến và phức tạp Việc tranh chấp nhãn

Trang 11

hiệu gồm nhiều yếu tố, nhưng phần lớn là đều muốn sở hữu một dạng nhãn hiệu nào

đó cho các sản phẩm của mình và ngăn cấm đối thủ được phép sử dụng

Các hành vi khác về xâm phạm nhãn hiệu chủ yếu là hành vi sử dụng những nhãn hiệutrùng hoặc tương tự đã được bảo hộ cho các sản phẩm cụ thể trên thị trường nhằmmục đích lợi dụng uy tín, danh tiếng của các nhãn hiệu này để gây nhầm lẫn chongười tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, gây thiệt hại rất lớn cho cácdoanh nghiệp bị xâm phạm nhằm thu lợi từ đó Từ sự xâm phạm này dẫn tới việc trênthị trường hiện nay tràn lan hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng mà khiến choviệc kiểm soát của các cơ quan chức năng ngày càng khó khăn

 Các loại tranh chấp nhãn hiệu:

 Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùngvới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

 Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương

tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãnhiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịchvụ;

 Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụtrùng, tương tự hoặc liên quan nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn vềnguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

 Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dướidạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể

cả không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộcdanh mục hàng hóa, mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gâynhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữangười sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng

 Hướng giải quyết những tranh châp liên quan đến nhãn hiệu:

– Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng biện pháp hòa giải, thương lượng:

Khi bị xâm phạm về quyền và lợi ích đối với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ củamình, bên bị xâm phạm có quyền yêu cầu bên xâm phạm chấm dứt hành vi và tiếnhành bồi thường thiệt hai( nếu có)

Trang 12

– Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền khởi kiện ra tòa án khi 2 bên không thể thươnglượng và hòa giải.

Phân biệt hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng:

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hàng

giả bao gồm:

7 “Hàng giả” gồm:

a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

c) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;

d) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất

đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng; đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ

tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng

ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

Đồng thời theo quy định tại Khoản 8, Điều 3 nghị định 98/2020/NĐ-CP vàĐiều 213 Luật Sở hữu trí tuệ hướng dẫn và quy định cụ thể hơn cho Khoản 8, Điều 3,98/2020/NĐ-CP

Trang 13

Khoản 8, Điều 3 NĐ 98/2020/NĐ-CP :“Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả” gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, dấu chất lượng, tem truy xuất nguồn gốc, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của tổ chức, cá nhân kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm, mã số mã vạch, mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố của hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác.

Điều 213 Luật SHTT: Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ

1 Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hóa sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.

2 Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của

+ Hàng giả về chất lượng và công dụng;

+ Giả mạo nhãn hàng hóa và bao bì hàng hóa;

+ Giả mạo về các loại tem, nhãn, bao bì hàng hóa;

+ Giả mạo về sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, xét theo quy định pháp luật không có bất cứ văn bản nào quy định

về thuật ngữ, khái niệm "hàng nhái" mà thuật ngữ này chỉ để sử dụng để được hiểu

là sản phẩm đang lưu thông trên thị trường không phải là sản phẩm chính thống donhà sản xuất hoặc nhà phân phối chính đưa ra thị trường Do đó để sử dụng thuật ngữ

chính theo các văn bản pháp luật thì chỉ sử dụng thuật ngữ "hàng giả" 2

“Hàng kém chất lượng” đây cũng là một thuật ngữ mà pháp luật cũng không

quy định cụ thể Khái niệm hàng kém chất lượng dùng để chỉ hàng hóa không đúng

2 https://luatminhkhue.vn/hang-gia hang-nhai-la-gi-.aspx

Trang 14

với chất lượng, cấu tạo hay thành phần so với hàng hóa đã được quảng cáo công bốtrên thị trường.

Câu 4 Tìm 3 Bản án liên quan đến tranh chấp về Nhãn hiệu?

đơn “Công ty TNHH M phải chấm dứt các hành vi sử dụng nhãn hiệu “ F” trong

nhóm sản phẩm: Dịch vụ du lịch.” Buộc bị đơn “Tiêu hủy card visit, tờ quảng cáo, bản

đồ du lịch, tháo bỏ biển hiệu có sử dụng nhãn hiệu F trong nhóm sản phẩm: Dịch vụ

du lịch; Chấm dứt sử dụng nhãn hiệu F trong nhóm sản phẩm: Dịch vụ du lịch trongtên trang web www.Ftravel.com.vn và trong trang web này; Đăng lời xin lỗi và cảichính công khai đối với Công ty cổ phần H về việc sử dụng nhãn hiệu “F” của Công

3 Bản án 18/2016/KDTM-ST ngày 12/05/2016 về tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp của TAND

TP Hà Nội,[ chap-quyen-so-huu-cong-nghiep-1354 ], truy cập ngày 21/3/2021.

Trang 15

https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-182016kdtmst-ngay-12052016-ve-tranh-ty cổ phần H trong nhóm sản phẩm: Dịch vụ du lịch trên báo Nhân dân và báo Hà NộiMới trong 3 số liên tiếp.

Bản án thứ hai: Bản án số 938/2013/KDTM-ST ngày 19/8/2013 của TAND TP

Hồ Chí Minh V/v: “Tranh chấp quyền SHTT” (tranh chấp về xâm phạm quyền đốivới nhãn hiệu.4

Tóm tắt bản án:

Nguyên đơn: Cty TNHH Thuận Lê

Bị đơn: Cty Anh Quân

Nội dung: Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn chấm dứt hành vi xâm phạm quyềnđối với nhãn hiệu “Flower box” Nguyên đơn yêu cầu bị đơn BTTH do hành vi sửdụng trái phép nhãn hiệu “Flower box” làm ảnh hưởng uy tín thương hiệu nên làmgiảm số lượng khách hàng và giảm doanh thu, lợi nhuận của Công ty Thuận Lê;Thông báo xin lỗi công khai trên phương tiện thông tin báo chí về việc đã sử dụng tráiphép nhãn hiệu “Flower box” Tòa án buộc bị đơn chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu

“Flower box” dưới mọi hình thức Chấm dứt ngay khi án có hiệu lực pháp luật; Bị đơn

có trách nhiệm thông báo xin lỗi công khai trên phương tiện thông tin báo chí về việc

đã sử dụng trái phép nhãn hiệu “Flower box” đã được đăng ký bảo hộ hợp pháp củaCông ty Thuận Lê, cụ thể đăng công khai xin lỗi trên báo Tuổi trẻ, Thanh niên Đăngbáo ngay khi án có hiệu lực pháp luật; Bác yêu cầu của Cty TNHH Thuận Lê yêu cầuCông ty Anh Quân bồi thường thiệt hại và các khoản chi phí cho công việc mà Công

ty phải thực hiện giải quyết việc vi phạm của Công ty Anh Quân là 350.000.000 đồng

Bản án thứ ba: Bản án số 210/2018/HC-PT ngày 01/6/2018 của TAND cấp cao

tại Hà Nội V/v: Khởi kiện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về nhãn hiệu hàng hóa(về nhãn hiệu sản phẩm Dịch vụ khách sạn, dịch vụ nhà hàng ăn uống, dịch vụquầy rượu, dịch vụ quán cà phê tự phục vụ, dịch vụ chỗ ở tạm thời).5

Tóm tắt bản án:

Nguyên đơn: CTCP Kỹ thuật BZ

4 Nguyễn Thái Cường, Vấn đề dấu hiệu được sử dụng làm tên miền website xâm phạm nhãn hiệu,

Vnlawjournal.com, [http://vnlawjournal.com/index.php/2018/04/17/2001/ ], truy cập ngày 21/3/2021

5 Bản án số 210/2018/HC-PT ngày 01/6/2018 của TAND cấp cao tại Hà Nội, [ https://thuvienphapluat.vn/banan/ ban-an/ban-an-2102018hcpt-ngay-01062018-ve-khoi-kien-trong-linh-vuc-quan-ly-nha-nuoc-nhan-hieu-hang- ho-72327 ], truy cập ngày 21/3/2021.

Trang 16

Bị đơn: Bộ trưởng Bộ KH&CN

Nội dung: Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu hủy Quyết định số 2179/QĐ-SHTT ngày04-9-2013 của Cục Sở hữu trí tuệ (ban hành để hủy bỏ một phần hiệu lực GCNĐKNH

số 116243, “Dịch vụ khách sạn; dịch vụ nhà hàng ăn uống; dịch vụ quầy rượu; dịch

vụ quán cà phê tự phục vụ; dịch vụ chỗ ở tạm thời (trừ dịch vụ chuồng nhốt trọ gia súc)”) và Quyết định số 2310/QĐ-SHTT ngày 23- 7-2014 của Cục trưởng Cục Sở hữu

trí tuệ (ban hành để giải quyết khiếu nại, với nội dung giữ nguyên Quyết định số 2179/QĐ-SHTT ngày 04-9-2013) Quyết định của Tòa án: Bác kháng cáo của Công ty cổphần kỹ thuật BZ; Giữ nguyên các quyết định của Bản án hành chính sơ thẩm số29/2017/HC-ST ngày 30/8/2017 của TAND TP Hà Nội

03 cho Công ty Hàng gia dụng quốc tế (Việt Nam) Công ty Marvel đề nghị Tòa ánhủy bỏ hiệu lực Quyết định số A05811/QĐ-ĐK của Cục SHTT vì tại thời điểm raquyết định, nhãn hiệu “X-MEN, hình” của Công ty Hàng gia dụng Quốc tế không đápứng các tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam

Quyết định của Tòa án: Bác yêu cầu khởi kiện của Công ty Marvel

a) Theo quy định của pháp luật SHTT, việc công ty Hàng gia dụng quốc tế sử dụng nhãn hiệu X-Men có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty Marvel không? Nêu cơ sở pháp lý

Trả lời:

 Theo quy định của pháp luật việc Công ty Hàng gia dụng quốc tế sử dụng nhãnhiệu X-Men không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Công ty Marvel

Cụ thể, căn cứ theo quy định tại khoản 20 Điều 4: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn

hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.” thì

nhãn hiệu X-Men của Công ty Marvel không có sản phẩm cùng loại là mỹ phẩm

Trang 17

đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam và tài liệu Công ty này cungcấp về doanh thu của các sản phẩm là mỹ phẩm này cũng chưa rõ ràng và chưađược cơ quan có chức năng xác định, do đó đây không được xem là nhãn hiệu nổitiếng vì không chứng minh được nhiều người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toànlãnh thổ

 Ngoài ra, theo điểm d khoản 1 Điều 129 Luật SHTT quy định Hành vi xâm phạm

quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý: “ d) Sử dụng dấu

hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch

vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng

có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.”

thì hành vi của Công ty Hàng gia dụng không vi phạm trường hợp nêu trên bởi lẽ

đối với Công ty Hàng gia dụng quốc tế, X-Men có ý nghĩa là người đàn ông đíchthực thuộc đối tượng quyền sở hữu trí tuệ về đối tượng quyền sở hữu công nghiệp

về nhãn hiệu Còn đối với Công ty Marvel, X-Men là hình tượng dị nhân, nhân vậtsiêu nhiên thuộc đối tượng quyền tác giả Do đó nhãn hiệu X-Men của hai Công tyHàng gia dụng quốc tế và Marvel thuộc hai lĩnh vực khác nhau, không có khả nănggây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệgiữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng

b) Theo Tòa án xác định trong bản án số 15, Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa X-Men và hình cho công ty Hàng gia dụng quốc tế

là đúng hay sai? Vì sao Tòa án lại xác định như vậy?

Trả lời:

 Theo Tòa án xác định trong bản án số 15, Quyết định cấp GCNĐK Nhãn hiệuhàng hóa X-men và hình cho công ty Hàng gia dụng quốc tế là đúng Tòa án đãdựa trên những căn cứ sau đây:

Thứ nhất, là về sở hữu nhãn hiệu: Tại thời điểm Công ty Hàng gia dụng quốc tế

nộp hồ sơ tại Cục SHTT ngày 27/06/2003 thì nhãn hiệu X-MEN của công tyMarvel chưa được thực hiện đăng ký tại Việt Nam Thời điểm mà công ty Hàng

Ngày đăng: 13/11/2024, 20:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w