Trình bày điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ theo luật sở hữu trí tuệ

24 2 0
Trình bày điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ theo luật sở hữu trí tuệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu không thuộc các dấu hiệu sau đây:- Hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng.- Dấu hiệu, biểu tư

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

BUỔI THẢO LUẬN THỨ TƯ

Môn học: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Trang 3

BUỔI THẢO LUẬN THỨ TƯ

I.LÝ THUYẾT

1 Trình bày điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ.

Để một nhãn hiệu được bảo hộ theo Luật SHTT cần đáp ứng các điều kiện chung sau đây:

Thứ nhất, là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Thứ hai, có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu không thuộc các dấu hiệu sau đây:

- Hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng.

- Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến.

- Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ.

- Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh; - Chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ.

- Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký.

- Trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ.

- Trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ hoặc đã chấm dứt hiệu lực chưa quá 05 năm.

- Trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng CSPL: Điều 72, khoản 2 Điều 74 Luật SHTT 2005.

1

Trang 4

2 Nhãn hiệu nổi tiếng theo Luật Sở hữu trí tuệ là gì So sánh với quy địnhpháp luật nước ngoài về tiêu chí đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng.

Khoản 20 Điều 4 LSHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 "Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam."

1 Tại Việt Nam

Theo Luật SHTT hiện hành thì nhãn hiệu nổi tiếng có thể được hiểu là nhãn hiệu được sử dụng một cách liên tục, được biết đến một cách rộng rãi nhưng đặc biệt phải được biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam cho các sản phẩm, dịch vụ có uy tín bởi người tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam.

Căn cứ Điều 75 Luật SHTT hiện hành quy định “Các tiêu chỉ sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng" như sau:

- Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo Số lượng người tiêu dùng ở đây Luật SHTT hiện hành quy định ở đây có thể hiểu là những khách hàng có liên quan đến loại hàng hóa đó.

- Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành Đây là tiêu chí xác định yếu tố không gian mà nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng.

- Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

- Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

- Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu Việc đánh giá uy tín thông qua các tiêu chí như chất lượng, mùi vị, giá thành sản phẩm, sự tín nhiệm không chỉ ở quốc gia đăng ký nhãn hiệu mà còn xét trên phạm vi khu vực hoặc thế giới

- Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

- Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;

- Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

2 Tại Pháp

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Ở Pháp, nhãn hiệu nổi tiếng đã được ghi nhận trong Bộ luật về SHTT (Điều L.711- 4) nhưng các nhà lập pháp không đưa ra khái niệm của nhãn hiệu nổi tiếng nhưng theo các chuyên gia Pháp, họ có quan điểm cho rằng “thực ra không có các tiêu chí cho sự nổi tiếng nhưng có các dấu hiệu mà sự tích tụ chúng đưa thẩm phán tới xác định một nhãn hiệu là nổi tiếng".

Khác với nước ta, cơ quan lập pháp không chỉ đặt ra khái niệm tại khoản 20 Điều 4 mà còn đưa ra các tiêu chỉ đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng tại Điều 75 Luật SHTT hiện hành.

3 Tại Trung Quốc

- Nhãn hiệu nổi tiếng tại Trung Quốc được nhận biết sau khi Trung Quốc ký hiệp định TRIPS, được hưởng phạm vi bảo hộ rộng hơn và mạnh hơn so với các nhãn hiệu được đăng ký một cách thông thưởng.

- Tại Trung Quốc, có thể dựa trên 05 yếu tố để xem xét ghi nhận một nhãn hiệu là nổi tiếng, cụ thể là:

+ Mức độ nhận biết của công chúng trong lĩnh vực kinh doanh cho nhãn hiệu; + Khoảng thời gian nhãn hiệu được sử dụng;

+ Thời hạn và phạm vi quảng cáo của nhãn hiệu, và khu vực địa lý mà quảng cáo được thực hiện;

+ Các chứng cứ chứng minh nhãn hiệu đã được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng; + Các yếu tố khác tạo nên tinh nổi tiếng của nhãn hiệu Bên cạnh đó Điều 14 Luật Nhãn hiệu năm 2001 cũng đưa ra một danh sách các tiêu chí để đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng và Hướng dẫn năm 2003 khẳng định không cần thiết phải thỏa mãn tất cả các tiêu chí mà luật dã liệt kê dễ một nhãn hiệu được xác định là nổi tiếng.

Theo cách quy định của Điều luật sẽ dẫn đến cách hiểu việc xác định một nhãn hiệu có là nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam hay không phải thỏa mãn đủ các yếu tố tại Điều 75 Tuy nhiên, thực tế rất khó để xác định nhãn hiệu nổi tiếng nếu đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 75 và thực tiễn xét xử Tòa án đều hướng đến việc xác định nhãn hiệu nổi tiếng khi nhãn hiệu này đáp ứng một số tiêu chỉ tại Điều 75 Do đó, Luật SHTT sửa đổi, bổ sung năm 2022 đã có sự thay đổi thuyết phục khi ghi nhận “việc xem xét, đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng được lựa chọn tử một số hoặc tất cả các tiêu chỉ sau đây” tại Điều 75.

3

Trang 6

4 Tại Hoa Kỳ

- Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được nhận biết một cách rộng rãi bởi công chúng tiêu thụ chung của Hoa Kỳ như là một chỉ định, chỉ dẫn về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ dưới tên chủ sở hữu nhãn hiệu Để xác định một nhãn hiệu được coi là được nhận biết một cách rộng rãi, nổi tiếng, tòa án có thể xem xét tất cả các yếu tố có liên quan, bao gồm:

+ Thời hạn, phạm vi và tầm địa lý của quảng cáo và công bố nhãn hiệu, không kể đến các yếu tố này được thực hiện bởi chủ sở hữu hoặc các bên thứ ba;

+ Số lượng, khối lượng, và phạm vi địa lý của hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu được cung cấp;

+ Mức độ được công nhận thực tế của nhãn hiệu;

+ Không kể đến việc nhãn hiệu đã được đăng ký theo Luật của ngày 03 Tháng Ba năm 1881, hay Đạo luật 20 Tháng 2 năm 1905, hoặc trên sổ đăng ký chính

So với quy định của nước ta, tại khoản 2 Điều 75 Luật SHTT hiện hành quy định rõ về phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành Còn khái niệm tại khoản 20 Điều 4 Luật SHTT hiện hành lại quy định phạm vi “trên toàn lãnh thổ Việt Nam" Như vậy, có nhất thiết toàn bộ người tiêu dùng ở Việt Nam phải biết đến hay không? Do do, tại Luật SHTT sửa đổi bổ sung năm 2022 đã sửa đổi thành thuật ngữ “ biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam" Như vậy, có thể suy ra, nhãn hiệu nổi tiếng theo Luật SHTT sửa đổi bổ sung sẽ không bắt buộc trên phạm vi toàn lãnh thổ như trước đây.

Câu 3: Trình bày hiện trạng những tranh chấp liên quan đến nhán hiệu? phânbiệt hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng? hướng giải quyết?

Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng diễn ra rất phổ biến Năm 2020, lực lượng chức năng đã xử phạt hơn 1460 vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Trong đó, xử lý hành chính khoảng 1.300 vụ, tổng số tiền xử phạt trên 25 tỷ đồng Theo báo cáo từ Chương trình hợp tác phòng, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Chương trình 168), đã khởi tố, điều tra, xét xử khoảng 158 vụ với hơn 260 bị can.

Trên thực tế, việc giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ hiện nay chủ yếu thông qua thương lượng.

4

Trang 7

Theo một kết quả nghiên cứu của Đoàn Luật sư Hà Nội năm 2015, số doanh nghiệp lựa chọn hình thức thương lượng để giải quyết tranh chấp chiếm 57,83%.

Hình thức giải quyết tranh chấp này tuy đáp ứng được nhu cầu trước mắt của các bên tranh chấp nhưng lại chưa được khung pháp lý nào quy định, do đó gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong việc tiếp nhận, quản lý và xử lý các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ.

Trong khi đó, hòa giải thương mại và trọng tài thương mại mặc dù mang lại cho các bên tranh chấp nhiều thuận lợi về thời gian, hiệu quả và chi phí giải quyết nhưng số lượng tổ chức, cá nhân tiếp cận với các hình thức này còn hạn chế.

Không có nhiều trường hợp sở hữu trí tuệ được giải quyết thông qua hòa giải thương mại và trọng tài thương mại ở Việt Nam.

Bức tranh trọng tài thương mại ở Việt Nam vẫn chưa thực sự khởi sắc khi phương thức này mới chỉ giải quyết được khoảng 11% tổng số tranh chấp thương mại Số vụ việc VIAC thụ lý trong năm 2011 là 83 vụ, còn rất khiêm tốn so với 188 vụ do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) thụ lý…

Tương tự, các vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được xử lý tại tòa án cũng chiếm số lượng không đáng kể Những con số này phần nào phản ánh thực tiễn giải quyết các tranh chấp liên quan đến kinh doanh, thương mại nói chung và sở hữu trí tuệ nói riêng ở Việt Nam.

Phân biệt hàng giả,hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Trang 8

nhiều so với hàng thậ Đặc điểm Hàng giả được thiết kế

để trông giống như sản Hoặc nếu có thì giá trị đó không đúng với giá trong hoàn toàn khác, sai lệch so với thông tin giới thiệu bên ngoài.

Hàng nhái có thể giống với nhái trên không tuân theo quy định của pháp luật và không được pháp luật cho

Trang 9

in trên bao bì của hàng nhái dễ bong tróc hơn rất nhiều so với hàng thật.

Hướng giải quyết:

Nhìn chung, dù có được sao chép hay kiểm tra kỹ lưỡng về mặt hình thức sao cho giống với hàng thật, thì hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn luôn có những đặc điểm nhất định để người tiêu dùng nhận biết và tránh Màu sắc, hình dáng, kiểu chữ, mực in (hình thức bên ngoài); màu sắc sản phẩm, trạng thái vật chất, chất lượng mẫu mã,… (chất lượng bên trong) là những yếu tố để người tiêu dùng phân biệt hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng so với hàng thật Có những mặt hàng, chỉ nhìn bằng mắt thường, ta cũng có thể nhận biết được thật giả.

Song cũng có những sản phẩm giả được sản xuất hết sức tinh vi, bằng mắt thường hay vốn hiểu biết về sản phẩm chưa sâu thì người tiêu dùng cũng sẽ không thể phân biệt được Vì vậy, người dân cần phải nâng cao ý thức cảnh giác, tìm hiểu kỹ về các sản phẩm mà mình quan tâm sử dụng Xã hội ngày càng phát triển, trên kênh thông tin đại chúng, internet có rất nhiều chương trình cảnh báo người tiêu dùng, định hướng và giúp con người có những hiểu biết cụ thể hơn trong việc phân biệt sản phẩm Người tiêu dùng nên tìm hiểu cách phân biệt thật giả, kiểm tra kỹ lưỡng các sản phẩm mà mình muốn sử dụng để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất, tránh rơi vào tình trạng tiền mất tật mang.

Tem chống hàng giả đã được nhà nước ban hành Tuy nhiên, Nhà nước cần ban hành những điều luật, chế tài xử phạt cụ thể, nặng tay và thích đáng hơn đối với những trường hợp buôn bán, sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng Các cơ quan chức năng cần siết chặt quản lý để tránh, hạn chế hết sức có thể sản phẩm giả tràn lan ra ngoài thị trường.

Câu 4: Tìm 3 Bản án liên quan đến tranh chấp về Nhãn hiệu ?

1 Bản án về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ số 01/2019/KDTM-PT - Cấp xét xử: Phúc thẩm.

- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Trích dẫn nội dung: "Công ty Đ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Asano, hình” số 107919 ngày 25/8/2008 cho các hàng hóa Nhóm 07: Máy giặt, máy xay sinh tố chạy điện sử dụng trong gia đình, máy ép trái cây chạy điện sử dụng trong gia

7

Trang 10

đình; Nhóm 09: Ti vi, đầu lọc đĩa DVD, loa, amply, Nhóm 11: Tủ lạnh, điều hòa không khí, nồi cơm điện, lò vi sóng, lò nướng, bếp ga, quạt điện, bình đun nước chạy điện Năm 2015, Công ty Đ phát hiện trên thị trường có Công ty Cổ phần Điện tử A Việt Nam sử dụng nhãn hiệu ASANZO để gắn vào các hàng hóa và dịch vụ Công ty A Việt Nam như ti vi, máy lạnh, máy xay sinh tố và nhiều hàng hóa gia dụng khác với kiểu dáng, mẫu mã nhãn hiệu giống với nhãn hiệu mà Công ty Đ đã được đăng ký bảo hộ.”

- Kết quả giải quyết: Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, buộc Công ty A Việt Nam:

+ Chấm dứt hành vi xâm phạm, cụ thể là chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu “Asanzo, hình” dán trên giao diện trang wed có địa chỉ: http://asanzo.com.vn, biển hiệu, xe tải và các sản phẩm thuộc nhóm 7, 9, 11 đang lưu hành trên thị trường;

+ Xóa bỏ nhãn hiệu “Asanzo, hình” đã dán trên toàn bộ sản phẩm thuộc nhóm 7, 9, 11 đang lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam.

2 Bản án 60/2020/KDTM-PT ngày 10/09/2020 về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ - Cấp xét xử: Phúc thẩm.

- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Trích dẫn nội dung: "Về chi phí Công ty T thuê luật sư: Bị đơn không đồng ý vì khi bị đơn nhập khẩu hàng, bị đơn hoàn toàn không nhận được thư thông báo, hoặc thư cảnh báo về hàng giả từ phía nguyên đơn, vì vậy bị đơn hoàn toàn không biết về hành vi vi phạm của mình cho đến khi có quyết định xử phạt hành chính của Chi cục quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh Hơn nữa, đại diện bị đơn thấy rằng chi phí luật sư nguyên đơn đưa ra không hợp lý, phía luật sư của nguyên đơn chỉ thưc hiện được các công việc như tư vấn, trợ giúp pháp lý, soạn thảo chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và tham gia tố tụng tại Tòa án Nên mức chi phí luật sư là 20.000.000 mới phù hợp với thực tế và phù hợp với quy định của pháp luật."

- Kết quả giải quyết: Công ty TNHH dược phẩm P phải chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp “Hộp cao dán”; chấm dứt hành vi giả mạo nhãn hiệu AIKIDO của Công ty TNHH dược phẩm T, cụ thể là chấm dứt ngay việc nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông, quảng cáo, chào bán sản phẩm miếng dán chườm lạnh gắn nhãn hiệu “Aikido” trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

3 Bản án về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ số 17/2019/KDTM-ST - Cấp xét xử: Sơ thẩm.

8

Trang 11

- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

- Trích dẫn nội dung: "Việc sử dụng yếu tố/dấu hiệu “Đồng T” sau khi Bị đơn đã thay đổi đăng ký kinh doanh thành Công ty Asea Đồng T mà không có sự cho phép của nguyên đơn là hành vi trái pháp luật, trực tiếp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại và nhãn hiệu Hiệu Đồng T đang được Nhà nước bảo hộ cho Nguyên đơn."

- Kết quả giải quyết: Buộc bị đơn chấm dứt hành vi xâm phạm nhãn hiệu Hiệu Đồng T; Buộc Công ty cổ phần Bột Thực phẩm ASEA Đ, trụ sở tại: thôn V, xã T, huyện Th, thành phố Hà Nội, có địa điểm kinh doanh tại: thôn 1, xã Đ, huyện Th, thành phố Hà Nội chấm dứt hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại Đồng T và phải tiến hành thủ tục đổi tên doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội bằng cách xóa bỏ dấu hiệu tên “ĐỒNG T” ra khỏi tên doanh nghiệp, tên giao dịch, tên viết tắt của mình.

II.BÀI TẬP

Bài tập 1: Đọc, nghiên cứu Bản án Bản án số 03/2013/HCST ngày 29/3/2013của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và trả lời các câu hỏi

sau đây:

a Theo quy định của pháp luật SHTT, việc công ty Hàng gia dụng quốc tế sửdụng nhãn hiệu X-Men có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty Marvelkhông? Nêu cơ sở pháp lý

Xét thấy:

Công ty Marvel đã xây dựng hình tượng nhân vật X-men là nhóm người “có khả năng khác thường và mỗi người đều có tên gọi khác nhau Trong khi đó, hình ảnh “X-MEN” của công ty ICP là Người đàn ông đích thực, khác với hình tượng của các nhân vật X-Men của công ty Marvel xây dựng Do vậy, việc đăng ký nhãn hiệu “X X-MEN, hình” của công ty ICP không vi phạm điểm h khoản 1 Điều 6 Nghị định 63/NĐ-CP

Xét thấy nhóm hàng đăng ký của công ty Marvel (bao gồm nhóm 9, 16, 25, 28) không thuộc trong nhóm hàng mỹ phẩm mà công ty ICP đã đăng ký cho nhãn hiệu “X-Men” của mình (nhóm 3) nên không vi phạm điểm a khoản 1 Điều 129 luật SHTT 2019 Đồng thời, nhãn hiệu “X-Men” mà công ty ICP đăng ký bao gồm cả hình và chữ nên không thế gây nhầm lẫn cho người dùng Trong bản án ghi nhận, công ty Marvel không chứng minh được nhãn hiệu “X-Men” của mình là nhãn hiệu nổi tiếng Do đó, không đủ căn cứ công ty ICP vi phạm điểm e khoản 1 Điều 6 Nghị định 63

9

Trang 12

⇒ Từ ba luận điểm trên, có thể thấy hành vi sử dụng nhãn hiệu của công ty ICP không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty Marvel.

b Theo Tòa án xác định trong bản án số 15, Quyết định cấp Giấy chứng nhậnđăng kí nhãn hiệu hàng hóa X-Men và hình cho công ty Hàng gia dụng quốc tế làđúng hay sai? Vì sao Tòa lại xác định như vậy?

Trong bản án số 15, Tòa án xác định Quyết định Cấp giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu hàng hóa X-Men và hình cho công ty Hàng gia dụng quốc tế là đúng pháp luật, bởi nhãn hiệu X-Men của Công ty Hàng gia dụng quốc tế đã thỏa mãn là dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nhãn hiệu:

- Thứ nhất, xét về mặt từ ngữ thì từ “X-Men” của Công ty Hàng gia dụng quốc tế và Công ty Marvel là giống nhau về cách phát âm, nhưng từ “X-Men” của Công ty Marvel không phải là tên gọi nhân vật hay hình ảnh nhân vật trong tác phẩm Còn hình tượng đặc trưng các tác phẩm của Công ty Marvel và thông điệp mà nhãn hiệu “X-Men” của Công ty Hàng gia dụng quốc tế truyền tải cũng không trùng hay tương tự nhau.

- Thứ hai, yêu cầu tên gọi, hình ảnh nhân vật, hoặc hình tượng đặc trưng của tác phẩm được biết đến một cách rộng rãi Dựa trên quy định của pháp luật về quyền tác giả thì tên gọi trong tác phẩm, hình tượng tác phẩm không phải hình tượng được bảo hộ quyền tác giả, nhưng trong trường hợp tên gọi nhân vật, hình tượng đặc trưng của tác phẩm được biết đến một cách rộng rãi thì chủ sở hữu của tác phẩm vẫn cần được bảo vệ, nếu có chủ thể khác lợi dụng kinh doanh để lừa dối hay làm cho người tiêu dung hiểu sai về hàng hóa, dịch vụ Tuy nhiên, trong vụ việc được bình luận, tòa án chưa làm rõ vấn đề này và bản thân Công Ty Marvel cũng chưa cung cấp được bằng chứng thuyết phục, chứng minh khái niệm X-Men của mình được biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam hay không.

- Thứ ba, nhãn hiệu X-Men gắn trên mỹ phẩm công ty hàng gia dụng quốc tế phải làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm rằng đây là hàng mỹ phẩm do công ty Marvel sản xuất, thực hiện Trên thực tế việc nhầm lẫn này là rất khó xảy ra, vì có thể khái niệm của X-Men của Công ty Marvel được biết đến trong lĩnh vực phim, truyện, tuy nhiên trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm dành cho nam giới thì công ty Marvel chưa từng có bất kì sản phẩm hay thông tin nào cho thấy điều đó tại Việt Nam Vì vậy, người tiêu dùng khi mua sản phẩm mang nhãn hiệu X-Men của Công ty Hàng gia dụng quốc tế không thể nhầm lẫn đó là sản phẩm của Công ty Marvel.

c Việc sử dụng nhãn hiệu X-Men của công ty Hàng gia dụng quốc tế có gây rasự nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa không? Vì sao?

Việc sử dụng nhãn hiệu X-Men của công ty Hàng gia dụng quốc tế không gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa Vì để xem là gây nhầm lẫn, hiểu

10

Ngày đăng: 15/04/2024, 20:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan