1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nguyên tắc sử dụng hợp lý (fair use ) là gì tìm hiểu quy Định của pháp luật nước ngoài về vấn Đề này và so sánh với các quy Định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam

25 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên Tắc Sử Dụng Hợp Lý (Fair Use) Là Gì Tìm Hiểu Quy Định Của Pháp Luật Nước Ngoài Về Vấn Đề Này Và So Sánh Với Các Quy Định Hiện Hành Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam
Tác giả Võ Ngọc Minh Châu, Nguyễn Thành Công, Trần Minh Duy, Võ Gia Hân, Nguyễn Minh Hằng, Phùng Thị Thanh Hằng, Đặng Huỳnh Quỳnh Hương, Phạm Thị Lan Hương, Phạm Ngọc Huyền
Người hướng dẫn ThS. Đặng Nguyễn Phương Uyên
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Thể loại buổi thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 82,91 KB

Nội dung

Nghiên cứu tranh chấp quyền tác giả trong vụ việc Truyện tranh Thần Đồng Đất Việt và đánh giá các vấn đề pháp lý sau:...13 a Theo Luật SHTT, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt có được bảo h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

BỘ MÔN: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ Giảng viên: ThS Đặng Nguyễn Phương Uyên

BUỔI THẢO LUẬN LẦN 2

Danh sách sinh viên:

Trang 2

STT CÁC TỪ VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA

sung 2009, 2019, 2022

2 NĐ 22/2018 NĐ – CP Nghị định 22/2018/NĐ – CP về Quy

định chi tiết một số điều và biện phápthi hành Luật Sở hữu trí tuệ 2005 vàLuật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyềntác giả, quyền liên quan

3 NĐ 105/2006 NĐ – CP Nghị định 105/2006 NĐ – CP về Quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một

số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo

vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhànước về sở hữu trí tuệ

Trang 3

MỤC LỤC

BUỔI THẢO LUẬN LẦN 2 6

A NỘI DUNG THẢO LUẬN TẠI LỚP 6 1/ Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (“fair use”) là gì? Tìm hiểu quy định của

pháp luật nước ngoài về vấn đề này và so sánh với các quy định hiện hành

của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 6

2 Điểm b Khoản 3 Điều 20 là một quy định hoàn toàn mới được bổ sung bởi

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 Theo

đó, chủ sở hữu quyền tác giả không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân

khác thực hiện hành vi “phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối

với bản gốc, bản sao tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện

hoặc cho phép thực hiện việc phân phối” Anh/chị hiểu như thế nào về quy

định này 11

3 Phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác

giả 11 A.2 Bài tập: 13

1 Nghiên cứu tranh chấp quyền tác giả trong vụ việc Truyện tranh Thần

Đồng Đất Việt và đánh giá các vấn đề pháp lý sau: 13 a) Theo Luật SHTT, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt có được bảo hộ quyền

tác giả không? 14 b) Xác định tác giả và chủ sở hữu của hình thức thể hiện của các nhân vật

Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo trong bộ truyện tranh Thần Đồng Đất

Việt 15 c) Công ty Phan Thị có quyền gì đối với bộ truyện tranh Thần Đồng Đất

Việt? 16 d) Việc công ty Phan Thị cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi có phù hợp

với quy định pháp luật không? 16

2 Khi được yêu cầu cho ví dụ về 1 trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả

không đồng thời là tác giả của tác phẩm, bạn Linh cho ví dụ như sau: A là

một hoạ sĩ nổi tiếng, A tự bỏ công sức, chi phí để vẽ một bức tranh và được

nhiều người yêu thích Sau đó một người yêu tranh của A tên là B đã mua lại

bức tranh đó của A và mang về nhà treo Trong trường hợp này, khi A chưa

bán bức tranh đi thì A vừa là tác giả vừa là chủ sở hữu quyền tác giả của bức

tranh Khi A đã bán bức tranh đó cho B thì A vẫn là tác giả nhưng chủ sở

Trang 4

hữu quyền tác giả của bức tranh lúc này là B Hãy tìm điểm sai trong ví dụ

của bạn Linh 17

B Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận trên

lớp: 18

So sánh các quy định về bảo hộ quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt

Nam hiện hành và Hiệp định EVFTA Cho biết những nội dung nào của

Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa tương thích với Hiệp định EVFTA 18

Trang 5

BUỔI THẢO LUẬN LẦN 2

A NỘI DUNG THẢO LUẬN TẠI LỚP

1/ Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (“fair use”) là gì? Tìm hiểu quy định của pháp luật nước ngoài về vấn đề này và so sánh với các quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Nguyên tắc sử dụng hợp lý (fair use) là quyền sử dụng một tác phẩm có

bản quyền trong những điều kiện nhất định mà không cần có sự cho phép của tácgiả/chủ sở hữu quyền tác giả

Học thuyết này giúp ngăn chặn việc áp dụng luật bản quyền một cách cứngnhắc, ngăn cản tính sáng tạo mà pháp luật khuyến khích Sử dụng hợp lý cho phépmột người sử dụng và xây dựng tác phẩm mới dựa trên các tác phẩm trước đó màkhông tước đoạt quyền kiểm soát và hưởng lợi ích từ những tác phẩm đó của tácgiả/chủ sở hữu quyền tác giả

Nguyên tắc sử dụng hợp lý (Fair use) theo quy định của Pháp luật Việt Nam:

Để thực hiện nguyên tắc cân bằng lợi ích, luật pháp về quyền sở hữu trí tuệ củaquốc tế và của nhiều nước đã tạo nên một số quy định thường được gọi là nguyêntắc sử dụng hợp lý “fair use” – quyền của mọi người sử dụng tài liệu có bản quyềnkhông phải xin phép, không phải trả nhuận bút, thù lao trong một số trường hợp.Trong pháp luật Việt Nam, vấn đề này được quy định tại Điều 25, Điều 26 LuậtSHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022; Điều 23 NĐ 22/2018 quy định vềTrích dẫn hợp lý tác phẩm

Giới hạn và ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả

- Giới hạn và ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả là một nguyên tắcpháp lý trong luật pháp quốc tế nhằm bảo vệ quyền tiếp cận thông tin của côngchúng Trong pháp luật Việt Nam, nguyên tắc pháp lý giới hạn và ngoại lệ khôngxâm phạm quyền tác giả được quy định tại Điều 25, Điều 26 Luật SHTT 2005 sửađổi, bổ sung 2009, 2019, 2022 Theo đó, hành vi làm bản sao hoặc sử dụng bản saotác phẩm văn học nghệ thuật khoa học đã công bố được thực hiện bởi cá nhân hoặc

tổ chức trong một số trường hợp đặc biệt với những điều kiện nhất định thì không bịcoi là xâm phạm quyền tác giả ngay cả khi tác giả hoặc chủ thể quyền tác giả khôngđồng ý

Trang 6

- Việc bên thứ ba (cá nhân hoặc tổ chức), ngay cả khi không có sự đồng ýcủa tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, sử dụng hoặc sao chép tác phẩm đã công

bố trong một số tình huống sẽ không bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giảnhưng sẽ bị buộc phải trả tiền nhuận bút hoặc thù lao cho tác giả hoặc chủ thểquyền tác giả Trường hợp này được quy định ở Điều 26 Luật SHTT 2005 sửa đổi,

bổ sung 2009, 2019, 2022 được gọi là giới hạn không xâm phạm quyền tác giả.Theo đó, Điều 26 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 20221 quy định vềcác trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trảtiền nhuận bút, thù lao

Lưu ý: Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp nêu trên không áp dụng

đối với tác phẩm điện ảnh

“Sử dụng hợp lý” theo pháp luật Việt Nam

1 Điều 26 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022: Giới hạn quyền tác giả

1 Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền, phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:

a) Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng Mức tiền bản quyền và phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ;

b) Trường hợp tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công

bố nhằm mục đích thương mại thì tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình này trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó theo thỏa thuận kể từ khi sử dụng; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ Chính phủ quy định chi tiết các hoạt động kinh doanh, thương mại quy định tại điểm này

2 Việc sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác phẩm và không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

3 Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.

4 Tổ chức, cá nhân Việt Nam hưởng ưu đãi dành cho các nước đang phát triển đối với quyền dịch tác phẩm

từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và quyền sao chép để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại theo quy định tại các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.

5 Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác, sử dụng tác phẩm đã công bố của tổ chức, cá nhân Việt Nam nhưng không thể tìm được hoặc không xác định được chủ sở hữu quyền tác giả thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Trang 7

Khác với giới hạn không xâm phạm quyền tác giả quy định tại Điều 26 nêutrên, ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả được quy định tại Điều 25 Luật SHTT

2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022 dưới đây được gọi là “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép và cũng không phải trả tiền nhuận bút, thù lao”.

Lưu ý: Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm trong các trường hợp nêu trên

không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gâyphương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin vềtên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép và cũngkhông phải trả tiền nhuận bút, thù lao không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tácphẩm tạo hình, chương trình máy tính

So sánh pháp luật nước ngoài và pháp luật SHTT Việt Nam

+ Vấn đề “sử dụng hợp lí” đều không có tiêu chí cụ thể, rõ ràng để xác định

mà đa số sẽ dựa vào Tòa án xem xét trong các trường hợp cụ thể mà giải thích

+ Không phải là hành vi xâm phạm quyền tác giả

+ Ngoài Hoa Kỳ thì một số quốc gia khi nhóm tìm hiểu thì xác định việc sửdụng hợp lý được liệt kê giống như Luật SHTT Việt Nam cụ thể Điều 11 đến Điều

26 Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật của Thụy Điển; Luật Quyềntác giả của Nhật Bản từ Điều 30 đến Điều 50

- Điểm khác

+ Xác định việc sử dụng hợp lý:

Trang 8

Pháp luật Hoa Kỳ 2 : Dựa trên các phát ngôn tự do ngôn luận do Tu chính án

số 1 của Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ, trong phạm vi của Luật bản quyền Hoa Kỳ tạiĐiều 107 quy định:

“Sử dụng hợp lý” cho phép sử dụng được phép một tác phẩm được bảo hộ

quyền tác giả bao gồm các hình thức sử dụng thông qua hình thức sao chép dướidạng bản sao hoặc bản ghi hoặc bởi bất kỳ một phương thức nào cho mục đích bìnhluận, phê bình, đưa tin hoặc giảng dạy (bao hàm cả việc sử dụng nhiều bản sao cholớp học), nghiên cứu, học tập là không vi phạm quyền tác giả Để xác định xem liệuviệc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp cụ thể có phải là sử dụng được phéphay không cần xem xét các yếu tố sau:

(1) Mục đích và đặc điểm của việc sử dụng, bao gồm việc sử dụng đó có tínhchất thương mại không hay là chỉ nhằm mục đích giáo dục phi lợi nhuận;

(2) Bản chất của tác phẩm được bảo hộ;

(3) Số lượng và thực chất của phần được sử dụng trong tác phẩm được bảo

hộ như là một tổng thể;

(4) Vấn đề ảnh hưởng của việc sử dụng đó đối với tiềm năng thị trường hoặcđối với giá trị của tác phẩm được bảo hộ;

Như vậy, sử dụng hợp lý “fair use” có thể được hiểu là nguyên tắc cho phép

sử dụng một tác phẩm đã được pháp luật SHTT về quyền tác giả bảo hộ trong giớihạn mà không cần sự cho phép của tác giả/ chủ sở hữu quyền tác giả, sự sử dụnghợp lý này không được xâm phạm các quyền nhân thân của tác giả/ chủ sở hữuquyền tác giả

Pháp luật Thuỵ Điển 3 : (Được quy định tại Chương 2): Giới hạn quyền tác

giả, Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật năm 1960 (sửa đổi, bổ sungnăm 2000), cụ thể là các trường hợp: Sao chép nhằm mục đích sử dụng cá nhân(Điều 12), Sao chép trong hoạt động giáo dục (Điều 13 và Điều 14), Sao chép phục

vụ các hoạt động trong bệnh viện (Điều 15), Sao chép trong cơ quan lưu trữ và thưviện (Điều 16), Sao chép dành cho những người khiếm thị (Điều 17), Tác phẩm hỗn

2 Đối tượng và phạm vi bản quyền, https://www.copyright.gov/title17/92chap1.html, truy cập ngày 23/02/2023.

3 Luật về Bản quyền tác phẩm văn học nghệ thuật, https://www.wipo.int/wipolex/en/text/450010 , truy cập ngày 23/02/2023.

Trang 9

hợp sử dụng trong hoạt động giảng dạy (Điều 18), Phân phối bản sao (Điều 19),Trưng bày bản sao (Điều 20), Biểu diễn công cộng (Điều 21) …

Pháp luật Anh: Chưa quy định rõ ràng về vấn đề này.

Pháp luật Việt Nam: Được ghi nhận tại khoản 1 Điều 25 Luật SHTT 2005

sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022 về Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bốkhông phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao, cụ thể là các trườnghợp từ Điểm a đến Điểm k

Đáp ứng 3 điều kiện:

+ Phải thông tin về tác giả và nguồn gốc, xuất xử của tác phẩm

+ Không gây phương hại đến tác giả, chủ sở hữu,

+ Phi thương mại

+ Mức độ cụ thể được xem là sử dụng hợp lý:

Pháp luật nước ngoài:

+ Luật Bản quyền Anh cho phép người sử dụng sao chép tới 10% nhưngkhông quá một chương của một cuốn sách

+ New Zealand vấn đề sao chép tác phẩm tại thư viện phải tuân thủ Luật Bảnquyền 1994 Trong luật này giới hạn về quyền tác giả với số % tác phẩm hợp lýdành cho mục đích học tập, nghiên cứu của các cá nhân; giới hạn việc sao chép củacác tổ chức giáo dục phi lợi nhuận nhằm mục đích giáo dục và giới hạn số lượng tưliệu sao chép từ những tác phẩm có bản quyền tại các thư viện Thư viện có thể làmmột bản sao của một tác phẩm hoặc một bài báo định kỳ cho người sử dụng sử dụngvới mức độ sao chép hợp lý; Sao chép cho mục đích giáo dục có thể được thực hiệndựa theo thỏa thuận chuyển nhượng bản quyền với CLL, …

+ Pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam: pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Namkhông quy định mức độ cụ thể

Nhìn chung, vấn đề về “sử dụng hợp lý” đều được pháp luật các nước ghi

nhận trong văn bản quy phạm pháp luật về SHTT của quốc gia mình Tuy nhiên, ởmỗi quốc gia khác nhau thì cũng có những cách quy định khác nhau nhất định

Trang 10

Pháp luật của Hoa Kỳ không sử dụng cách liệt kê các trường hợp được xem

là giới hạn quyền tác giả như quy định của Thuỵ Điển và Việt Nam mà quy địnhmột cách khái quát, nêu ra các điều kiện để xét xem một trường hợp có “sử dụnghợp lý” hay không Cách quy định này mang tính phổ quát, trong mọi trường hợpchỉ cần xét các điều kiện để tránh bỏ sót các trường hợp trên thực tế mà luật chưa đềcập

Còn đối với việc liệt kê các trường hợp như Thuỵ Điển và Việt Nam, các

trường hợp “sử dụng hợp lý” của Việt Nam quy định khá giống với các trường hợp

“sử dụng hợp lý” của Thuỵ Điển Tuy nhiên, trong khi quy định của Thuỵ Điển

dành một chương để đề cập về vấn đề này, mỗi điều luật quy định mỗi trường hợpmột cách cụ thể, rõ ràng thì quy định của Việt Nam chỉ dành một điều luật để đề cập

về vấn đề này Mặt khác, quy định của Việt Nam về các trường hợp “sử dụng hợp lý” chỉ đơn thuần là liệt kê.

Tóm lại, pháp luật SHTT hiện hành của Việt Nam khi đề cập vấn đề “sử dụng hợp lý” còn khá sơ sài, chưa có quy định rõ ràng so với pháp luật của một số

nước về vấn đề này

Trang 11

2 Điểm b Khoản 3 Điều 20 là một quy định hoàn toàn mới được bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 Theo

đó, chủ sở hữu quyền tác giả không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện hành vi “phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối” Anh/chị hiểu như thế nào về quy định này

Theo quy định từ Điều 36 đến Điều 424 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung

2009, 2019, 2022 Chủ sở hữu quyền tác giả có thể là tác giả; đồng tác giả; tổ chức,

cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả; người thừakế; người được chuyển giao quyền; Nhà nước

Khoản 3 là 1 sự ngoại lệ.

Theo quy định trên có thể thấy được, nếu chủ sở hữu quyền tác giả đã chophép phân phối, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao tác phẩm đã đượcchủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối lần đầutheo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 20 thì chủ sở hữu quyền tác giả không cóquyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi kể trên ở lần tiếp theo.Mục đích là để tạo điều kiện cho nhóm chủ thể và giúp tác phẩm được tiếp cận với

công chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, đảm bảo sự lưu thông hàng hóa trên thị trường.

Lần đầu tiên chủ sở hữu đưa tác phẩm ra thị trường thì chủ sở hữu đã nhận được 1 khoản đền bù tương ứng Xuất hiện từ học thuyết của Hky nếu thực hiện quyền phân phối thì không được cấm chủ thể khác phân phối để đảm bảo lưu thông hàng hóa, hạn chế sự độc quyền của chủ sở hữu.

Nhập khẩu song song là nhập khẩu để phân phối.

4 Điều 36 Chủ sở hữu quyền tác giả

Điều 37 Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả

Điều 38 Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả

Điều 39 Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả

Điều 40 Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế

Điều 41 Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền

Điều 42 Chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan là Nhà nước

Trang 12

3 Phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.

Theo khoản 2 Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022

quy định: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu” Như vậy, khi cá nhân sáng tác ra một tác phẩm và

thể hiện tác phẩm dưới dạng hình thức nhất định Thông qua quá trình lao độngsáng tạo hoặc một tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền tác giả thì những tổchức, cá nhân đó được xem là chủ thể của quyền tác giả

Theo khoản 3 Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022

quy định “Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.”

Mối liên hệ: Quyền liên quan phụ thuộc vào quyền tác giả

Quyền tác giả là tiền đề, cơ sở thực hiện quyền liên quan, ví dụ như không cótác phẩm thì không có gì để biểu diễn, để truyền đạt đến công chúng -> Quyền tácgiả đóng vai trò quyết định

Quyền liên quan có mối liên hệ, tác động tới quyền tác giả: Nếu một tácphẩm được chủ thể quyền liên quan truyền đạt đến công chúng được đón nhận thìmọi người biết nhiều hơn đến tác phẩm, làm tăng giá trị tác phẩm; hoặc nếu chủ thểquyền liên quan biểu diễn không tốt thì cũng ảnh hưởng, làm giảm giá trị của tácphẩm, hoặc làm ảnh hưởng đến thuẩn phong mỹ tục

Để có được quyền liên quan, các chủ thể như: người biểu diễn và nhà sảnxuất bản ghi âm, ghi hình,… phải biểu diễn, thể hiện, phát sóng, tổ chức dựa trêntác phẩm gốc của chủ sở hữu quyền tác giả Tức là người biểu diễn, nhà sản xuấtbản ghi âm, ghi hình, người phát sóng có vai trò trung gian, truyền đạt, thông tin,nội dung, giá trị của tác phẩm gốc đến với công chúng Cụ thể hơn, một tác phẩmđược khi ra đời, được thể hiện dưới hình thức nhất định, được công bố nhưng chưachắc được cộng đồng đón nhận, tiếp thu hết thông tin, giá trị mà tác phẩm đó manglại Thông qua các chủ thể trung gian của quyền liên quan, tác phẩm đó có thể đivào lòng người hơn, được công chúng đánh giá cao hơn bởi khả năng truyền đạt hấpdẫn và kỹ xảo của người biểu diễn, cũng như tổ chức phát sóng, ghi âm, ghi hình,

Ngày đăng: 13/11/2024, 20:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w