Buổi thảo luận thứ haiquyền tác giả và quyền liênquan đến tác giả nguyên tắc sử dụng hợp lý fair use là gì

23 0 0
Buổi thảo luận thứ haiquyền tác giả và quyền liênquan đến tác giả  nguyên tắc sử dụng hợp lý fair use là gì

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu quy định của pháp luật nước ngoài về vấn đề này và so sánh với các quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.* Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” “fair use” là tình huốn

Trang 1

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí MinhKhoa Quản trị - Lớp QTL44B

BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI

QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊNQUAN ĐẾN TÁC GIẢ

Bộ môn: Luật Sở hữu trí tuệ

Giảng viên: ThS Đặng Nguyễn Phương Uyên

Trang 2

MỤC LỤC

A Nội dung thảo luận tại lớp: 1

A.1 Lý thuyết 1

1 Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (“fair use”) là gì? Tìm hiểu quy định của pháp luật nước ngoài về vấn đề này và so sánh với các quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 1

2 Có mấy hình thức chuyển giao quyền tác giả? Phân biệt các hình thức này 3

A.2 Bài tập: 5

1 Nghiên cứu tranh chấp quyền tác giả trong vụ việc Truyện tranh Thần Đồng Đất Việt (thông qua các phương tiện thông tin đại chúng) và đánh giá các vấn đề pháp lý sau (trên cơ sở các thông tin này): 5

a) Theo Luật SHTT, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt có được bảo hộ quyền tác giả không? 5

b) Ai là chủ sở hữu bộ truyện tranh này? 5

c) Ai là tác giả bộ truyện tranh này? 6

d) Công ty Phan Thị có quyền gì đối với bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt? 6

2 Nghiên cứu Bản án số 213/2014/DS-ST của Tòa án nhân dân quận Tân Bình ngày 14/8/2014 và trả lời các câu hỏi sau: 8

a) Ai là tác giả tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian”? Tác phẩm này có được bảo hộ quyền tác giả không? Vì sao? 8

b) Từng “cụm hình ảnh” trong tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian” có được bảo hộ quyền tác giả không? Vì sao? 8

c) Hành vi của bị đơn có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của nguyên đơn không? Nêu cơ sở pháp lý 9

B Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận trên lớp: 13

Đọc, nghiên cứu Bản án số 5 “Tác phẩm phái sinh” Chương 2 (gồm cả phần tìnhhuống và bình luận) trong Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và trả lờicác câu hỏi sau đây: 13

1/ Theo quy định của pháp luật SHTT, tác phẩm phái sinh là gì? Đặc điểm của tác phẩm phái sinh? 13

Trang 3

2/ Với hướng lập luận của Tòa án, hành vi của Hãng phim truyện I và đạo diễn Lộc có xâm phạm quyền tác giả của ông Ánh không? Đoạn nào trong bản án thể hiện điều này? 13 3/ Pháp luật nước ngoài có quy định nào về việc bảo hộ tác phẩm phái sinh? 14 4/ Quan điểm của tác giả bình luận về tranh chấp này như thế nào? 15 5/ Theo quan điểm của bạn (nhóm bạn), bộ phim do Hãng phim truyện I và ông Lộc sản xuất có phải là tác phẩm phái sinh từ kịch bản của ông Ánh không? Giải thích vì sao 18

DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO 19

Trang 4

A Nội dung thảo luận tại lớp:A.1 Lý thuyết

1 Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (“fair use”) là gì? Tìm hiểu quy định của pháp luật nước ngoài về vấn đề này và so sánh với các quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.

* Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (“fair use”) là tình huống sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ không xâm phạm quyền tác giả hoặc đôi khi còn được gọi là sử dụng hợp lý (fair use) mang bản chất là giới hạn phạm vi độc quyền đối với chủ sở hữu quyền tác giả Tuy nhiên, việc sử dụng này phải đảm bảo rằng người thực hiện hành vi sử dụng đó không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

*Quy định của pháp luật nước ngoài: - Pháp luật Hoa Kỳ :1

Quy định tại Điều 107 Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về Hạn chế đối với các quyền độc quyền - sử dụng hợp lý:

“Không trái với các quy định tại Điều 106 và 106A, sử dụng được phép một tácphẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm các hình thức sử dụng thông qua hình thứcsao chép dưới dạng bản sao hoặc bản ghi hoặc bởi bất kỳ một phương thức nào đượcquy định trong Điều này cho mục đích bình luận, phê bình, đưa tin hoặc giảng dạy (baohàm cả việc sử dụng nhiều bản sao cho lớp học), nghiên cứu, học tập là không vi phạmquyền tác giả Để xác định xem liệu việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp cụ thểcó phải là sử dụng được phép hay không cần xem xét các nhân tố sau:

(1) Mục đích và đặc điểm của việc sử dụng, bao gồm việc sử dụng đó có tính chất thươngmại không hay là chỉ nhằm mục đích giáo dục phi lợi nhuận;

(2) Bản chất của tác phẩm được bảo hộ;

(3) Số lượng và thực chất của phần được sử dụng trong tác phẩm được bảo hộ như làmột tổng thể; và

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

(4) Vấn đề ảnh hưởng của việc sử dụng đó đối với tiềm năng thị trường hoặc đối với giátrị của tác phẩm được bảo hộ;

Ghi nhận là một tác phẩm chưa công bố về bản chất không ngăn cản việc tìm kiếm để sửdụng hợp lý nếu việc tìm kiếm này được thực hiện dựa trên việc xem xét tất cả các nhântố kể trên”.

- Pháp luật Thuỵ Điển cụ thể là Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ2

thuật năm 1960 sửa đổi, bổ sung năm 2000 tại Chương 2 “Giới hạn quyền tác giả” cụ thể là các trường hợp: Sao chép nhằm mục đích sử dụng cá nhân (Điều 12), Sao chép trong hoạt động giáo dục (Điều 13 và Điều 14), Sao chép phục vụ các hoạt động trong bệnh viện (Điều 15), Sao chép trong cơ quan lưu trữ và thư viện (Điều 16), Sao chép dành cho những người khiếm thị (Điều 17), Tác phẩm hỗn hợp sử dụng trong hoạt động giảng dạy (Điều 18), Phân phối bản sao (Điều 19), Trưng bày bản sao (Điều 20), Biểu diễn công cộng (Điều 21),…

- Pháp luật Việt Nam:

Tại Khoản 1 Điều 25 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao, cụ thể là các trường hợp từ Điểm a đến Điểm k.

Tuy nhiên tại Khoản 1 Điều 25 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022 quy định về các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm đến quyền tác giả đã có sự thay đổi, bổ sung thêm từ Điểm a đến Điểm m Khoản 1 Điều này và việc sử dụng này không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác phẩm và không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả Đồng thời tên của Điều 25 cũng được thay đổi.

Nhìn chung, vấn đề về “sử dụng hợp lý” đều được pháp luật các nước ghi nhận trong văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ của quốc gia mình Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia khác nhau thì cũng có những cách quy định khác nhau nhất định Pháp luật của Hoa Kỳ không sử dụng cách liệt kê các trường hợp được xem là giới hạn quyền tác giả như quy định của Thuỵ Điển và Việt Nam mà quy định một cách khái quát, nêu ra các điều kiện để xét xem một trường hợp có “sử dụng hợp lý” hay không Cách quy định này mang tính phổ quát, trong mọi trường hợp chỉ cần xét các điều kiện để tránh bỏ sót các trường hợp trên thực tế mà luật chưa đề cập Còn đối với việc liệt kê các trường hợp như

Trang 6

Thuỵ Điển và Việt Nam, các trường hợp “sử dụng hợp lý” của Việt Nam quy định khá giống với các trường hợp “sử dụng hợp lý” của Thuỵ Điển

Tuy nhiên, trong khi quy định của Thuỵ Điển dành một chương để đề cập về vấn đề này, mỗi điều luật quy định mỗi trường hợp một cách cụ thể, rõ ràng thì quy định của Việt Nam chỉ dành một điều luật để đề cập về vấn đề này Bên cạnh đó, Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 đã bổ sung thêm một số hành vi sao cho phù hợp, tiếp cận với xã hội, thực tế Tuy nhiên, các quy định của Việt Nam về các trường hợp “sử dụng hợp lý” chỉ đơn thuần là liệt kê nên có thể không bao quát được hết các hành vi diễn ra thực tế.

Tóm lại, pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành của Việt Nam khi đề cập vấn đề “sử dụng hợp lý” còn hạn chế, chưa có khái niệm bao quát để điều chỉnh so với pháp luật của một số nước về vấn đề này.

2 Có mấy hình thức chuyển giao quyền tác giả? Phân biệt các hình thức này

Theo quy định tại Điều 45, 47 Luật SHTT 2005, chuyển giao quyền tác giả có 02 hình thức là chuyển nhượng quyền tác giả và chuyển quyền sử dụng quyền tác giả.

Chuyển nhượng quyền tác giảChuyển quyền sử dụng quyền tác

Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tácgiả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyểngiao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này.

Đặc điểm

Chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu đối với quyền nhân thân và quyền tài sản cho bên được chuyển nhượng

Chuyển giao một hoặc một số quyền nhân thân, quyền tài sản cho bên sử dụng được sử dụng trong thời hạn

Trang 7

nhất định Hệ quả Kể từ thời điểm chuyển giao, bên

chuyển nhượng sẽ chấm dứt tư cách chủ sở hữu đối với các quyền đã chuyển giao Sau khi chuyển nhượng, bên chuyển nhượng không có quyền sử dụng cũng như định đoạt các quyền năng đó.

Quyền nhân thân và quyền tài sản của

chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan chỉ được pháp luật bảo hộ trong thời hạn và trong phạm vi không

Phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệtcó thể tách ra sử dụng độc lập thì chủsở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Ngoại lệ

Không có trường hợp ngoại lệ Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ýcủa chủ sở hữu quyền tác

Trang 8

giả, chủ sở hữu quyền liên quan Hợp

Điều 46 Luật SHTT Đây được xácđịnh là loại hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu.

Điều 48 Luật SHTT quy định trong đó tại điểm c khoản 1 Điều 48 yêu cầu các bên phải quy định rõ về phạm vi chuyển quyền sử dụng tác giả Đây được xác định là loại hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng.

A.2 Bài tập:

1 Nghiên cứu tranh chấp quyền tác giả trong vụ việc Truyện tranh Thần Đồng Đất Việt (thông qua các phương tiện thông tin đại chúng) và đánh giá các vấn đề pháp lý sau (trên cơ sở các thông tin này):

a) Theo Luật SHTT, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt có được bảo hộ quyền tác giả không?

Truyện tranh Thần Đồng Đất Việt thuộc loại hình tác phẩm văn học được bảo hộ quyền tác giả tại điểm a Khoản 1 Điều 14 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019,2022 Theo Luật SHTT thì truyện tranh Thần Đồng Đất Việt là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả

Tác phẩm này đảm bảo tính nguyên gốc theo khoản 3 Điều 14 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019,2022 do tác giả Lê Linh trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác Truyện tranh Thần Đồng Đất Việt đã được định hình dưới dạng vật chất nhất định là chữ viết, đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc theo khoản 3 Điều 3 NĐ 22/2018/NĐ-CP.

Do đó, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt được bảo hộ quyền tác giả.

b) Ai là chủ sở hữu bộ truyện tranh này?

Chủ sở hữu trong đăng ký quyền tác giả của tác phẩm Thần Đồng Đất Việt là Công ty Phan Thị vì ông Lê Linh là người làm việc cho công ty Phan Thị và trong quá trình làm việc thì ông được công ty giao thực hiện bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt mà theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2019 tổ chức mà giao nhiệm vụ cho thành viên của tổ chức mình là tác giả của tác phẩm là chủ sở hữu của tác phẩm.

Trang 9

"1 Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chứcmình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừtrường hợp có thoả thuận khác."

Như vậy, công ty Phan Thi Là chủ sở hữu của bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt.

c) Ai là tác giả bộ truyện tranh này?

Ông Lê Linh là tác giả của bộ truyện tranh vì căn cứ vào khoản 1 Điều 13 Luật

SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019: "1 Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộquyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quyđịnh tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này."

Theo đó, mặc dù có thể là bộ truyện tranh này hình thành trên cơ sở ý tưởng của bà Hạnh; tuy nhiên ông Lê Linh là người đã trực tiếp sáng tạo ra nó bằng trí tuệ của mình mà không có sự sao chép từ các tác phẩm khác và được thể hiện dưới dạng vật chất nhất định đó là bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt Còn bà Hạnh khi là người đại diện cho công ty Phan Thị giao nhiệm vụ cho ông Lê Linh sáng tạo ra bộ truyện tranh mã không trực tiếp tạo ra nó Do vậy ông Lê Linh sẽ là tác giả của bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt.

d) Công ty Phan Thị có quyền gì đối với bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt?

Căn cứ Điều 39 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2019 quy định:

“1 Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chứcmình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừtrường hợp có thoả thuận khác.”

Ông Linh là nhân viên Công ty Phan Thị với công việc là vẽ tranh minh họa và được giao thực hiện bộ truyện tranh TĐĐV Nên nhóm xác định công ty Phan Thị thuộc loại chủ sở hữu là tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả, vì vậy, nếu các bên không có thỏa thuận khác, Công ty Phan Thị sẽ có các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 Luật SHTT.

Cụ thể, công ty Phan Thị có toàn bộ quyền tài sản bao gồm: quyền làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng phương tiện thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Trang 10

Đồng thời, công ty Phan Thị cũng có một phần quyền nhân thân là quyền công bố tác phẩm.

e) Việc công ty Phan Thị cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi có phù hợpvới quy định pháp luật không?

Vì công ty Phan Thị là chủ sở hữu quyền tác giả của bộ truyện quy định tại Điều 39 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2019), do đó có quyền sao chép, làm tác phẩm phái sinh theo Điều 20 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022) Cho nên, nếu công ty cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi và hành vi này không xâm phạm đến quyền nhân thân, không gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả thì phù hợp với quy định pháp luật Còn nếu có hành vi cắt xén, sửa chữa tác phẩm xâm phạm đến danh dự, uy tín tác giả trong khi tiếp tục xuất bản bộ truyện được quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2019) thì đây là hành vi vi phạm pháp luật.

Trang 11

2 Nghiên cứu Bản án số 213/2014/DS-ST của Tòa án nhân dân quận Tân Bình ngày 14/8/2014 và trả lời các câu hỏi sau:

Tóm tắt Bản án số 13/2014/DS-ST của Tòa án nhân dân quận Tân Bình ngày 14/8/2014

Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn Lộc Bị đơn: Công ty Mặt Trời Mọc

Ông Lộc là tác giả tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh Tết dân gian”, các cụm hình ảnh này cónguồn gốc từ văn hóa dân gian được ông thể hiện theo phong cách riêng để hình thành nên tácphẩm của mình Ông Lộc cho rằng đã đăng kí bảo hộ tác phẩm này tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng lại không có gì chứng minh là ông được cấp Giấy chứng nhận bản quyền ngày 07/01/2013 Sau đó, ông phát hiện Công ty Mặt Trời Mọc sử dụng cụm hình ảnh trong tác phẩm trên mà không xin phép trong một năm không trả tiền Do đó ông đã kiện Công ty Mặt Trời Mọc vì cho rằng công ty đã xâm phạm quyền tác giả của mình Ông Nguyễn Văn Lộc yêucầu Công ty Mặt Trời Mọc phải công khai xin lỗi trên 03 tờ báo: Báo Tuổi Trẻ, Báo ThanhNiên, Báo Pháp luật và bồi thường cho ông số tiền 20.000.000 đồng

TAND quận Tân Bình bác yêu cầu của ông Nguyễn Văn Lộc về việc yêu cầu Công ty Mặt Trời Mọc phải công khai xin lỗi trên 03 tờ báo và bồi thường cho ông số tiền 20.000.000 đồng

a) Ai là tác giả tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian”? Tác phẩm này có được bảo hộ quyền tác giả không? Vì sao?

Nguyên đơn (ông Nguyễn Văn Lộc) là tác giả của tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian” Tác phẩm này được bảo hộ quyền tác phẩm vì nó đã được Cục bản quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền số 169/2013/QTG ngày 07/01/2013 và có kèm theo hình ảnh đăng ký bản quyền Nội dung tác phẩm là tập hợp những hình ảnh của các nhân vật có nguồn gốc từ dân gian như hình ảnh ông thầy đồ, múa lân, ông địa ) được sắp xếp lại để thể hiện không khí ngày tết Việt Nam.

b) Từng “cụm hình ảnh” trong tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian” có được bảo hộ quyền tác giả không? Vì sao?

Theo quan điểm của nhóm, “cụm hình ảnh” trong tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian” của ông Nguyễn Văn Lộc sẽ không được bảo hộ quyền tác giả Vì:

Ngày đăng: 15/04/2024, 20:50

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan