1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

buổi thảo luận thứ năm các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp khác

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Buổi Thảo Luận Thứ Năm Các Đối Tượng Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Khác
Tác giả Hồ Huyền Trân, Hoàng Thùy Trang, Phan Phương Uyên, Đặng Thị Yến Vy, Nguyễn Thị Ngọc Xuyến
Trường học Trường Đại học Luật TP. HCM
Chuyên ngành Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

Phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại.Kháiniệm Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”Theo quy đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM

- 

-KHOA: QUẢN TRỊ LỚP: QTL45B2 NHÓM: 4 MÔN HỌC: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM

CÁC ĐỐI TƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP KHÁC

NĂM 2023

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 3

MỤC LỤC

A Nội dung thảo luận tại lớp: 4

I Lý thuyết: 4

1 Phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại 4

2 Trình bày căn cứ xác lập quyền đối với tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý 5

3 So sánh quy định của Hiệp định EVFTA và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành về bảo hộ chỉ dẫn địa lý Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cần có sự sửa đổi gì cho phù hợp với quy định của Hiệp định EVFTA? 6

II Bài tập 8

1 Nghiên cứu tình huống sau: Hiện nay, trên thực tế tồn tại Thoả thuận không cạnh tranh giữa người sử dụng lao động và người lao động Theo đó, các bên ký kết thoả thuận về việc người lao động sau khi nghỉ việc không được đi làm cho đối thủ cạnh tranh của người sử dụng lao động ban đầu Mục đích của thoả thuận này là ngăn cản việc người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh mà họ có được khi làm việc cho người sử dụng lao động ban đầu Theo bạn, Thoả thuận không cạnh tranh có hợp pháp không? Vì sao? 8

2 Theo các chuyên gia kiểm định chất lượng thì nhà vườn ông E tuy trồng bưởi tại xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh nhưng chất lượng bưởi lại không ngon, không đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng Do vậy nhà vườn này không được sử dụng chỉ dẫn địa lý Phúc Trạch cho sản phẩm bưởi của mình Anh (chị) có đồng ý với quan điểm trên không? Vì sao? 8

3 Nghiên cứu tình huống sau: 9

B Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận trên lớp: 10

1 Tên miền là gì? Tên miền có là một đối tượng quyền sở hữu trí tuệ không? 10

2 Hiện nay, việc khai thác, sử dụng tên miền được điều chỉnh bởi những văn bản nào? 10

3 Trong hai vụ việc trên, Tòa án đã dựa trên cơ sở pháp lý nào để thu hồi các tên miền đã được đăng ký? 12

4 Pháp luật các quốc gia khác quy định như thế nào về trường hợp tên miền trùng hay tương tự với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ? 12

Trang 4

HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI THẢO LUẬN

A Nội dung thảo luận tại lớp:

I Lý thuyết:

1 Phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại.

Khái

niệm

Theo quy định tại khoản 16 Điều 4

“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để

phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các

tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Theo quy định tại khoản 21 Điều 4

“Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”

Căn cứ

xác lập

Quyền sở hữu công nghiệp đối với

nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở

quyết định cấp bằng bảo hộ của cơ

quan nhà nước có thẩm quyền được

quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6

Luật SHTT

Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập cơ sở

sử dụng hợp pháp tên thương mại, được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 Luật SHTT

Dấu hiệu

nhận

biết

Có thể là những từ ngữ hình ảnh,

biểu tượng, là sự kết hợp giữa ngôn

ngữ và hình ảnh

Không bảo hộ những cụm từ, dấu

hiệu quy định tại khoản 2 điều 74

Luật SHTT

Chỉ là dấu hiệu từ ngữ, chữ cái, không bảo hộ màu sắc, hình ảnh

Số lượng Một chủ thể kinh doanh có thể đăng

ký sở hữu nhiều nhãn hiệu

Mục đích phân biệt hàng hóa vs

nhau

Một chủ thể kinh doanh chỉ có thể

có một tên thương mại

Phân biệt chủ thể kinh doanh

Phạm vi

bảo hộ

Trên toàn lãnh thổ Việt Nam

(Khoản 1 Điều 93 Luật SHTT)

Bảo hộ trong lĩnh vực và khu vực kinh doanh (Khoản 21 Điều 4 Luật

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Thời hạn

bảo hộ

Bảo hộ trong thời gian 10 năm kể từ

ngày nộp đơn và có thể gia hạn

Bảo hộ không xác định thời hạn, chấm dứt khi không còn sử dụng

Chuyển

giao

quyền

Nhãn hiệu có thể là đối tượng của

hợp đồng chuyển nhượng và hợp

đồng chuyển nhượng sử dụng

Chuyển giao: ck nhượng và ck

quyền sử dụng

Điều 139

Quyền sử dụng tên thương mại không được chuyển giao (Khoản 1 Điều 142) ;

Chỉ có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng với điều kiện

là việc chuyển nhượng tên thương mại kèm theo việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh

2 Trình bày căn cứ xác lập quyền đối với tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý.

+ Tên thương mại

 Căn cứ để xác lập quyền đối với tên thương mại là việc sử dụng hợp pháp tên thương mại đó, chứ không phải đăng ký để được cấp văn bằng bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký (Điểm b khoản 3 Điều 6 Luật SHTT)

 Bí mật kinh doanh

 Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh

đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký (Điểm c khoản 3 Điều 6 Luật SHTT)

 Chỉ dẫn địa lý

 Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật SHTT hoặc theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Điểm b khoản 3 Điều 6 Luật SHTT)

Trang 6

 Chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ đăng ký chỉ dẫn địa lý: điều 88: nhà nước -> chủ thể thực hiện quyền đăng ký không phải chủ sở hữu chỉ dẫn địa ký

 Phạm vi bảo hộ: Khoản 1 điều 93 LSHTT: toàn lãnh thổ VN

3 So sánh quy định của Hiệp định EVFTA và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành về bảo hộ chỉ dẫn địa lý Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cần có sự sửa đổi gì cho phù hợp với quy định của Hiệp định EVFTA?

Phạm vi

áp dụng

Áp dụng cho các chỉ dẫn địa lý dùng

cho rượu vang, rượu mạnh, sản phẩm

nông nghiệp và thực phẩm có nguồn

gốc từ lãnh thổ các Bên (Điều

12.23)

Không đặt ra giới hạn về loại hàng hóa đủ điều kiện để bảo hộ các chỉ dẫn địa lý (Điều 79, 80 Luật SHTT)

Bảo hộ

chỉ dẫn

địa lý

- Quy định về các hành vi cạnh tranh

không lành mạnh, xâm phạm quyền

bảo hộ

- Chỉ dẫn địa lý đồng âm

- Chỉ dẫn địa lý bị ngừng bảo hộ

- Bảo hộ đối với tên giống cây

(Điều 12.27)

- Quy định về các hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ

- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

- Các trường hợp tên của giống cây trồng không được coi là phù hợp

(Điều 129, 130, 163 Luật SHTT)

Các ngoại

lệ

- Việc sử dụng các thuật ngữ cụ thể

trong chỉ dẫn địa lý đối với phô-mai

và rượu vang

- Thời hạn cho các yêu cầu sử dụng

hoặc đăng ký nhãn hiệu khi có chỉ

dẫn địa lý tương tự gây thiệt hại;

- Thời hạn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu

Không có quy định về các cam kết, nhưng thực tế pháp luật Việt Nam hiện không trái với các cam kết này bởi các cam kết đều là quyền hoặc là nghĩa vụ không bắt buộc

Trang 7

là 05 năm kể từ ngày biết về việc sử

dụng chỉ dẫn địa lý gây thiệt hại

-Quyền sử dụng tên mình hoặc tên

người tiền nhiệm trong kinh doanh

(Điều 12.28)

Quyền sử

dụng Chỉ

dẫn địa lý

Khi một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ

theo Hiệp định này, việc sử dụng hợp

pháp chỉ dẫn địa lý đó không phụ

thuộc vào việc đăng ký người sử

dụng hoặc nộp thêm bất kỳ khoản phí

nào

(Điều 12.29)

- Các tổ chức cá nhân sản xuất sản phẩm tại địa phương liên quan được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý mà không phải đăng ký

- Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý không có thời hạn, nên không phải nộp phí duy trì thời hạn hiệu lực của Giấy này

(Điều 92, 93, 123 Luật SHTT)

Mức độ

bảo hộ

 Pháp luật SHTT Việt Nam cần có sự sửa đổi về:

+ Chấm dứt hiệu lực đối với nhãn hiệu không “sử dụng thực sự” Theo điểm d khoản

1 Điều 95 Luật SHTT: “Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;” Hiệp định EVFTA đưa ra quy định mang tính chặt chẽ hơn vì đã sử dụng yếu tố “sử dụng thực sự” thay vì chỉ yêu cầu là có hành vi sử dụng như trước Với sự thay đổi quy định này, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ cần phải lưu ý để tránh trường hợp nhãn hiệu của mình bị chấm dứt bảo

hộ, đặc biệt là khi trước đó đã thực hiện đăng ký nhiều nhãn hiệu liền kề nhau để mở rộng phạm vi bảo hộ đối với một nhãn hiệu chính

+ Sửa đổi Luật theo hướng bổ sung quy định về thủ tục cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, điều kiện cấp quyền chỉ dẫn địa lý; bổ sung quy định về nghĩa vụ công khai danh

Trang 8

sách các tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý bởi Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý

+ Về kiểu dáng công nghiệp, khi EVFTA có hiệu lực, pháp luật về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam sẽ cần bổ sung thêm quy định về điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp của một bộ phận trong một sản phẩm phức hợp, cụ thể chúng phải nhìn thấy được trong quá trình sử dụng và phần nhìn thấy phải đáp ứng điều kiện về tính mới và tính nguyên gốc (“tính nguyên gốc” – originality, đồng nghĩa với “tính sáng tạo” theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành).1

II Bài tập

1 Nghiên cứu tình huống sau: Hiện nay, trên thực tế tồn tại Thoả thuận không cạnh tranh giữa người sử dụng lao động và người lao động Theo đó, các bên ký kết thoả thuận về việc người lao động sau khi nghỉ việc không được đi làm cho đối thủ cạnh tranh của người sử dụng lao động ban đầu Mục đích của thoả thuận này là ngăn cản việc người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh mà họ có được khi làm việc cho người sử dụng lao động ban đầu Theo bạn, Thoả thuận không cạnh tranh có hợp pháp không? Vì sao?

 Theo nhóm em, thỏa thuận không cạnh tranh là hợp pháp

 Ở góc độ khoa học pháp lý, hiện chưa có quan điểm thống nhất về tính pháp lý của thỏa thuận không cạnh tranh Nhu cầu bảo vệ bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ của người sử dụng lao động là chính đáng Pháp luật không có quy định cấm hay hạn chế đối với thỏa thuận không cạnh tranh, thậm chí còn có những gợi mở nhất định Bộ luật Lao động 2019 cho phép người sử dụng lao động thỏa thuận bằng văn bản với NLĐ về việc bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ (điều 21.2) Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung những năm 2009, 2019, 2022 quy định Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời cho phép doanh nghiệp áp dụng các biện pháp để tự bảo

vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình (điều 8.1 và điều 198) Thiết nghĩ, điều này là đặc biệt cần thiết khi người lao động được bố trí ở các khâu, công đoạn quan trọng, có thể thông qua công việc của mình nắm bắt được các thông tin quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát triển của một doanh nghiệp

1 “Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU về Sở hữu trí tuệ”, [https://trungtamwto.vn/upload/files/an-pham/257-fta/ra_soat_ve_so_huu_tri_tue.pdf], (truy cập ngày 06/10/2023).

Trang 9

 Trong thực tiễn xét xử, các cơ quan giải quyết tranh chấp xem thỏa thuận đó là một giao dịch dân sự, do đó được công nhận hiệu lực pháp lý nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực và không thuộc các trường hợp vô hiệu theo quy định pháp luật.2

 Điều kiện giao dịch dân sự hiệu lực: thỏa thuận là sự trao đổi thống nhất ý chí của các bên, tự nguyên hợp pháp

2 Theo các chuyên gia kiểm định chất lượng thì nhà vườn ông E tuy trồng bưởi tại xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh nhưng chất lượng bưởi lại không ngon, không đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng Do vậy nhà vườn này không được sử dụng chỉ dẫn địa lý Phúc Trạch cho sản phẩm bưởi của mình Anh (chị) có đồng ý với quan điểm trên không? Vì sao?

 Nhóm em đồng ý với quan điểm trên

 Ta thấy rằng, sản phẩm bưởi của ông E mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ Phúc Trạch nhưng lại không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý Do đó, nhà vườn này không được sử dụng chỉ dẫn địa lý Phúc Trạch cho sản phẩm bưởi của mình Nếu sử dụng thì sẽ cấu thành hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 129 Luật SHTT

 Có được bảo hộ hay không thì điều 79.80.81

 Còn này đã được bảo hộ r đề hỏi có được sử dụng hay không: muốn sd chỉ dẫn địa

lý phải đáp ứng các điều kiện xuất xứ từ phúc trạch, được cơ quan nhà nước cho phép

3 Nghiên cứu tình huống sau:

Bà P là nhân viên làm việc tại công ty M Trước đây, bà P đã gửi e-mail cho bà L (chị của bà) với nội dung “ Chị ơi, đây là danh mục hàng áo khoác và quần của công ty M kèm theo danh mục” Công ty cho rằng bà P có hành vi vi phạm nội quy lao động, cụ thể là tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty theo phần 4 Điều 4.1 Nội quy công ty Điều 4.1 Nội quy công ty có quy định: “trong quá trình làm việc cho công ty M, nhân viên có thể có được tài liệu hoặc biết được thông tin về công ty Những thông tin hay tài liệu này nếu tiết

lộ cho những cá nhân không có liên quan có thể gây hại về vật chất cũng như ảnh hưởng không tốt cho công ty Hành động tiết lộ đó dù cố tình hay sơ suất đều có thể xem như vi phạm hợp đồng và phải chịu biện pháp kỷ luật kể cả việc sa thải” Trên cơ sở đó, công ty trên đã thực hiện sa thải bà P

2 Võ Quốc An (2023), “Thỏa thuận không cạnh tranh: Tính pháp lý và thực tiễn xét xử”, [https://thesaigontimes.vn/thoa-thuan-khong-canh-tranh-tinh-phap-ly-va-thuc-tien-xet-xu/#:~:text=Ph%C3%A1p

%20lu%E1%BA%ADt%20kh%C3%B4ng%20c%C3%B3%20quy,c%C3%B4ng%20ngh%E1%BB

%87%20(%C4%91i%E1%BB%81u%2021.2).] (truy cập ngày 06/10/2023).

Trang 10

Câu hỏi:

a)Nêu căn cứ xác lập quyền đối với bí mật kinh doanh Những thông tin trong e-mail mà bà P đã gửi có được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh theo Luật Sở hữu trí tuệ không?

 Căn cứ xác lập quyền đối với bí mật kinh doanh: theo điểm c khoản 3 Điều 6 Luật SHTT, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó

 Xét 3 điều kiện để được bảo hộ bí mật kinh doanh được quy định ở Điều 84 Luật SHTT:

+ Điều kiện 1: không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được + Điều kiện 2: khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó

+ Điều kiện 3: Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được

 Ta thấy rằng, thông tin này được công ty M bảo mật thông qua việc kỷ luật người lao động nếu người lao động tiết lộ cho bên thứ ba không liên quan, là thỏa điều kiện 3 Tuy nhiên, những thông tin trong e-mail mà bà P đã gửi không thỏa điều kiện 1 và điều kiện 2 vì danh mục hàng áo khoác và quần của công ty M chỉ là những thông tin thông thường về sản phẩm và người nắm giữ được thông tin này sẽ không có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin về danh mục hàng hóa Do đó, những thông tin này không được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh theo Luật SHTT

 K3 điều 6 căn cứ xác lập quyền

b) Hành vi của bà P trong tình huống trên có xâm phạm bí mật kinh doanh của công ty không?

Hành vi của bà P trong tình huống trên không xâm phạm bí mật kinh doanh của công ty theo Luật SHTT vì thông tin danh mục hàng áo khoác và quần của công ty M không đủ điều kiện để được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh theo Luật SHTT Tuy nhiên, công ty M có quy định trong nội quy rằng hành vi tiết lộ bất kì thông tin gì của công

ty cho những cá nhân không có liên quan thì đều là hành vi vi phạm hợp đồng và phải chịu

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w