Tiểu luận các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp khác

16 0 0
Tiểu luận các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp khác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

So sánh chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể.*Giống nhau: - Đều là đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.- Đều chứa địa danh, nguồn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT DÂN SỰ

LỚP DS45.3

MÔN HỌC: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆBUỔI THẢO LUẬN LẦN 5

CÁC ĐỐI TƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP KHÁCGIẢNG VIÊN: NGUYỄN TRỌNG LUẬN

TPHCM, ngày 11 tháng 04 năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM 4

STTHọ và tênMã số sinh viên

Trang 3

MỤC LỤC

1

So sánh chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể 1

2

1 Đọc, nghiên cứu Bản án số 369/2012/KDTM-ST ngày 28/3/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (đính kèm dưới đây) và trả lời các câu hỏi sau: 2

2 Tình huống: 5

3 Tình huống: 7

4 Tình huống: 8

B Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận trên lớp: 9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 4

So sánh chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể.*Giống nhau:

- Đều là đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.

- Đều chứa địa danh, nguồn gốc địa lý trên lãnh thổ Việt Nam.

- Quyền sở hữu công nghiệp đều được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký.

*Khác nhau:

- Về khái niệm:

Khoản 17 Điều 4 Luật SHTT 2005 sđ,bs 2022: “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.”

Khoản 22 Điều 4 Luật SHTT 2005 sđ,bs 2022: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm nguồn gốc khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.”

Theo khoản 3 Điều 87 Luật SHTT 2005 sđ, bs 2022, nhãn hiệu tập thể thuộc sở hữu của một tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.

Chỉ dẫn địa lý thuộc sở hữu nhà nước và các chủ thể sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó tại địa phương, họ đều có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý nếu sản phẩm đáp ứng được các điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

- Về thời hạn bảo hộ:

Theo khoản 6 Điều 93 Luật SHTT 2005 sđ, bs 2022: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Theo khoản 7 Điều 93 Luật SHTT 2005 sđ, bs 2022: Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp Tuy nhiên nếu chất lượng sản phẩm thay đổi làm mất chất lượng, không đạt yêu cầu, điều kiện bảo hộ thì giấy chứng nhận bị hủy.

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

1 Đọc, nghiên cứu Bản án số 369/2012/KDTM-ST ngày 28/3/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (đính kèm dưới đây) và trả lời các câu hỏi sau:*Tóm tắt bản án:

- Nguyên đơn: Công ty TNHH SECOM Việt Nam (tên viết tắt là “SECOM VIETNAM”).

- Bị đơn: Công ty TNHH SE COM.

- Vấn đề tranh chấp: Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ.

- Nội dung: Nguyên đơn được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 1010/GP-HCM ngày 06/01/2006 với tên gọi là Công ty liên doanh SECOM Việt Nam, đến ngày 22/7/2008, được chuyển đổi theo Giấy chứng nhận đầu tư số 411022000285 do UBND TPHCM cấp thành Công ty TNHH SECOM Việt Nam (tên viết tắt là “SECOM VIETNAM”) Bị đơn có tên thương mại đồng thời là tên doanh nghiệp ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102049111 ngày 12/4/2007 và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0304927572 ngày 08/12/2010 là Công ty TNHH SE COM Hai công ty trên kinh doanh các ngành nghề khác nhau: nguyên đơn kinh doanh ngành nghề tư vấn và cung cấp các giải pháp an toàn (bao gồm: tư vấn về các kế hoạch an toàn, hoạt động an toàn và an toàn về công nghệ thông tin; các dịch vụ tư vấn về thiết bị an toàn và thiết bị môi trường; bao gồm việc tư vấn thiết kế giám sát lắp đặt và bảo trì thiết bị); bị đơn kinh doanh ngành nghề lắp đặt, sửa chữa, bảo trì, mua bán thiết bị phòng cháy chữa cháy, camera quan sát, thiết bị báo động - báo cháy, cửa tự động Do tên thương mại của hai công ty tương tự nhau nên nguyên đơn đã khởi kiện bị đơn về hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại và yêu cầu bồi thường.

- Nhận định của Toà án: Nguyên đơn chỉ chứng minh được điều kiện tên thương mại của bị đơn trùng hoặc tương tự với tên thương mại của nguyên đơn mà không chứng minh được sản phẩm, dịch vụ mà bị đơn kinh doanh có cùng loại hoặc tương tự với sản phẩm, dịch vụ mà nguyên đơn kinh doanh đến mức gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh Như vậy, trong hai điều kiện cần có để chứng minh việc sử dụng tên thương mại của bị đơn là hành vi xâm phạm quyền, nguyên đơn chỉ chứng minh được một nên không có căn cứ để xác định bị đơn xâm phạm quyền của nguyên đơn Do đó, Toà án không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đòi công ty TNHH SE COM phải chấm dứt hành vi sử dụng tên thương mại đồng thời là tên doanh nghiệp “Công ty TNHH SE COM” và bồi thường cho nguyên đơn chi phí thuê luật sư 100.000.000 đồng.

2

Trang 6

a) Tên thương mại của nguyên đơn và bị đơn là gì? Tên thương mại giữa hai chủ thể này giống, tương tự hay khác nhau? Vì sao? Anh (chị) có đồng ý với quan điểm bị đơn cho rằng hai tên thương mại của nguyên đơn và bị đơn là không tương tự nhau vì hai công ty thuộc hai loại hình doanh nghiệp khác nhau hay không?

- Tên thương mại của nguyên đơn: Công ty TNHH SECOM Việt Nam - Tên thương mại của bị đơn: Công ty TNHH SE COM.

- Tên thương mại giữa hai chủ thể này tương tự nhau và có phần gây nhầm lẫn Căn cứ vào Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp được coi là gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác khi tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký đọc giống tên của doanh nghiệp đã đăng ký Trong tình huống trên, tên công ty của bị đơn khi đọc tên tiếng Việt giống với tên công ty của nguyên đơn, chỉ khác nhau phần “Việt Nam” Tuy nhiên, “Việt Nam” là từ chỉ khu vực địa lý tương tự như cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” được quy định tại điểm g khoản 2 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020 nên không đủ để phân biệt hai công ty với nhau.

- Nhóm em không đồng ý với quan điểm của bị đơn vì theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 thì để xác định tên của hai doanh nghiệp có được xem là trùng hay gây nhầm lẫn với nhau không thì chỉ cần xét tên riêng của hai doanh nghiệp đó Dựa vào tên riêng của công ty bị đơn và nguyên đơn thì tên doanh nghiệp của bị đơn được xem là tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp của nguyên đơn Mặt khác, quy định tại khoản 2 Điều 129 LSHTT 2005 sđ, bs 2022 không nhằm mục đích để xác định tên trùng hay tên gây nhầm lẫn mà để xác định hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại Do đó, một hành vi xâm phạm quyền cần phải thỏa hai điều kiện:

Tên thương mại của bị đơn có trùng hoặc tương tự với tên thương mại của nguyên đơn.

Sản phẩm, dịch vụ mà nguyên đơn kinh doanh có cùng loại hoặc tương tự với sản phẩm, dịch vụ mà nguyên đơn kinh doanh đến mức gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh.

Như vậy, quan điểm bị đơn cho rằng hai tên thương mại của nguyên đơn và bị đơn là không tương tự nhau vì hai công ty thuộc hai loại hình doanh nghiệp khác nhau là không đúng vì việc xét loại hình doanh nghiệp chỉ nhằm để xác định có đủ yếu tố để cấu thành hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại được quy định tại Điều 129 LSHTT 2005 sđ, bs 2022.

3

Trang 7

b) Theo Tòa án, lĩnh vực kinh doanh của nguyên đơn và bị đơn là trùng nhau, tương tự gây nhầm lẫn hay khác nhau? Anh (chị) có đồng tình với quan điểm củaTòa án không? Vì sao?

Theo Tòa án, lĩnh vực kinh doanh của nguyên đơn và bị đơn là khác nhau Nhóm đồng tình với quan điểm của Tòa án vì các lẽ sau:

- Về lĩnh vực kinh doanh của nguyên đơn (thể hiện bởi ngành, nghề kinh doanh ghi trong giấy phép đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư) là: Tư vấn và cung cấp các giải pháp an toàn và các dịch vụ tư vấn về thiết bị an toàn và thiết bị môi trường Còn lĩnh vực kinh doanh của bị đơn (thể hiện bởi ngành nghề kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) là: Lắp đặt, sửa chữa, bảo trì, mua bán thiết bị phòng cháy, chữa cháy, camera quan sát, thiết bị báo động- báo cháy, cửa tự động và một số ngành, nghề khác - Nhận thấy, các thiết bị phòng cháy, chữa cháy, camera quan sát, thiết bị báo động -

báo cháy, cửa tự động mà bị đơn kinh doanh cũng được coi là thiết bị an toàn mà nguyên đơn đã đăng ký kinh doanh Tuy nhiên, căn cứ vào ngành, nghề kinh doanh cụ thể mà các bên đã đăng ký như trên thì tuy lĩnh vực kinh doanh của các bên đều có liên quan đến cùng một đối tượng hàng hóa là thiết bị an toàn nhưng vẫn là hai lĩnh vực kinh doanh khác nhau và sản phẩm, dịch vụ mà các bên kinh doanh cũng không cùng loại hay tương tự (Nguyên đơn chỉ kinh doanh “dịch vụ tư vấn” còn bị đơn chỉ kinh doanh “dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, bảo trì và mua bán các thiết bị” mà nguyên đơn cho là thiết bị an toàn) Khi người tiêu dùng có nhu cầu về thiết bị an toàn thì họ sẽ tự xác định nhu cầu của mình là cần được tư vấn hay cần lắp đặt, sửa chữa, bảo trì hoặc mua sắm thiết bị an toàn để lựa chọn người cung cấp dịch vụ, không thể có trường hợp người tiêu dùng có nhu cầu tư vấn (là lĩnh vực kinh doanh của nguyên đơn) lại lựa chọn dịch vụ của bị đơn Các bên kinh doanh không thể thay thế lẫn nhau.

Do đó, Tòa án xác định hai lĩnh vực kinh doanh của bị đơn và nguyên đơn hoàn toàn khác nhau là thuyết phục.

c) Với những phân tích trên, bị đơn có hành vi xâm phạm tên thương mại của nguyên đơn không?

- Để xác minh bị đơn có hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại của nguyên đơn hay không, cần xem xét hai yếu tố: Tên thương mại của bị đơn có trùng hoặc tương tự với tên thương mại của nguyên đơn và sản phẩm, dịch vụ mà nguyên đơn kinh doanh có cùng loại hoặc tương tự với sản phẩm, dịch vụ mà nguyên đơn kinh doanh đến mức gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh hay không Chỉ trong trường hợp thỏa mãn cả hai điều kiện (về tên thương mại mà các bên sử dụng và về loại sản phẩm, dịch vụ mà các bên kinh doanh) như đã quy định nói

4

Trang 8

trên thì mới có đủ căn cứ xác định việc sử dụng tên thương mại của bị đơn là hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại của nguyên đơn.

- Theo những phân tích từ câu a và b câu thì phía nguyên đơn chỉ chứng minh được điều kiện thứ nhất (tên doanh nghiệp của bị đơn là tương tự, có thể gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp của nguyên đơn) nhưng không chứng minh được điều kiện thứ hai (sản phẩm, dịch vụ mà các bên kinh doanh là cùng loại hoặc tương tự với nhau) nên không có đủ căn cứ để xác định bị đơn đã có hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại của nguyên đơn.

2 Tình huống:

Giáo sư A của trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM đến công ty của anh/chịnhờ tư vấn về việc bảo hộ một giải pháp kỹ thuật do giáo sư tạo ra trong quá trình công tác tại trường Thông qua việc so sánh cơ chế bảo hộ thể hiện ở các quy định pháp luật hiện hành (đối tượng bảo hộ, điều kiện bảo hộ, căn cứ xác lập quyền, thời hạn bảo hộ, nội dung quyền…), anh/chị hãy tư vấn về những lợi thế và bất lợi trong trường hợp lựa chọn hình thức bảo hộ giải pháp kỹ thuật này dưới dạng sáng chế hoặc BMKD để giáo sư A quyết định.

Bài làm

- Theo khoản 12 Điều 14 Luật SHTT 2005 sđ,bs 2022 quy định:

- “Giải pháp kỹ thuật” bao gồm:

Giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm: Cơ cấu (dụng cụ, máy móc, thiết bị…), Chất (vật liệu, chất liệu, thực phẩm…), Vật liệu sinh học (gen, sinh vật biến đổi gen).Giải pháp kỹ thuật dưới dạng quy trình: Quy trình “tiệt trùng”, quy trình xử lý nước thải…

- Để làm rõ những ưu điểm, nhược điểm trong việc lựa chọn hình thức bảo hộ giải pháp kỹ thuật này dưới dạng sáng chế hay bí mật kinh doanh, nhóm em dựa trên

+ Là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

5

Trang 9

+ Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được + Người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế hơ người không nắm được bí

Điều 93 Luật SHTT 2005 hiện hành: tối đa 20 năm

Không xác định thời hạn

Từ những so sánh trên, nhóm em trình bày những lợi thế và bất lợi của hình thức bảo hộ giải pháp kỹ thuật dưới dạng sáng chế, bí mật kinh doanh như sau:

*Sáng chế - Lợi thế:

Quyền sở hữu: Cho phép chủ sở hữu được “độc quyền” việc sử dụng, sản xuất, phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến giải pháp kỹ thuật trong suốt thời gian bảo hộ, hạn chế sự xâm phạm quyền.

Tính cạnh tranh: Giúp ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh sao chép hoặc sử dụng giải pháp kỹ thuật mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu.

Giá trị: mang lại giá trị kinh tế thông qua các quyền sở hữu.

Không có nghĩa vụ chứng minh khi có tranh chấp xảy ra vì có đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Tạo động lực sáng tạo và thúc đẩy phát triển kinh tế - Bất lợi:

Văn bằng bảo hộ có thời hạn, khi hết thời hạn thuộc về công chúng, không phải xin phép.

Thời gian thủ tục thực tế có khả năng kéo dài, phức tạp, tốn kém chi phí liên quan như cấp, lệ phí duy trì hiệu lực…

Văn bằng bảo hộ sáng chế chỉ cấp cho những giải pháp kỹ thuật cụ thể, không

Trang 10

Thời hạn bảo hộ là vô thời hạn nên được bảo mật tuyệt đối trong trường hợp chủ sở hữu có những biện pháp bảo vệ.

- Bất lợi

Cơ chế bảo hộ tự động, không cấp văn bằng bảo hộ nên khi có tranh chấp xảy ra thì phải có nghĩa vụ chứng minh.

Qua những phân tích trên, nhận thấy 2 hình thức bảo hộ đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng Nhưng để chọn hình thức bảo vệ tốt nhất cho giải pháp kỹ thuật của GS thì cần xem xét giải pháp đó có thuộc đối tượng được bảo hộ hay không Trong trường hợp giải pháp kỹ thuật được bảo hộ thì hình thức lựa chọn hiệu quả là bảo hộ dưới dạng sáng chế luôn được đảm bảo về mặt pháp lý và cũng như đã đề cập ở trên bí mật kinh doanh là cơ chế được bảo hộ tự động nên không cần đăng ký cũng được bảo hộ.

3 Tình huống

Theo các chuyên gia kiểm định chất lượng thì nhà vườn ông E tuy trồng bưởi tại xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh nhưng chất lượng bưởi lại không ngon, không đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng Do vậy nhà vườn này không được sử dụng chỉ dẫn địa lý Phúc Trạch cho sản phẩm bưởi của mình Anh(chị) có đồng ý với quan điểm trên không? Vì sao?

Bài làm Nhóm em không đồng ý với quan điểm trên.

- Vì để được sử dụng chỉ dẫn địa lý Phúc Trạch cho sản phẩm bưởi của mình, sản

phẩm của ông E phải đáp ứng các điều kiện sau:

Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý Ở sản phẩm bưởi của ông E đã đáp ứng đủ điều kiện này vì vườn nhà ông E trồng bưởi tại xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng trên chỉ dẫn địa lý đó quyết định Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Để xác định chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý dựa vào một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia kiểm tra với phương pháp phù hợp Còn danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng tín nhiệm của người tiêu dùng đối với

7

Ngày đăng: 15/04/2024, 20:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan