Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được quy định tại Điều 90 Luật SHTT, theo đó trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng nhay hoặc trương đương với nhau, các kiểu dáng công nghi
Trang 2BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA SÁNG CHẾ VÀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
I LÝ THUYẾT
1 Trình bày nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc về quyền ưu tiên Các nguyên tắc này được áp dụng cho đối tượng nào?
Cơ sở pháp lý: Điều 90 và Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009,
2019, 2022) sau đây gọi tắt là Luật SHTT
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được quy định tại Điều 90 Luật SHTT, theo đó trong
trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng nhay hoặc trương đương với
nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể trong đơn hợp lệ
có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trng số những đơn đáp ứng điều kiện để
được cấp văn bằng bảo hộ
Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện được cấp văn
bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ
được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận
Trường hợp không thỏa thuận được các đơn đó đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Nguyên tắc quyền ưu tiên được quy định tại Điều 91 Luật SHTT.
Trang 3Dựa trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ theo quy định tại Điều 90 Luật SHTT,
người nộp đơn đăng ký có quyền ưu cầu hưởng quyền ưu tiên nếu đáp ứng các điều
kiện quy định tại khoản 1 Điều 91
2 Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước trong quy trình tiếp nhận đơn, xử lý đơn và cấp Bằng độc quyền sáng chế
Nộp hồ sơ
Thẩm định hìnhthức đơn (1 thángtính từ ngày nôp
Công bố đơn (Thángthứ 19 tính từ ngày nộphoặc ngày ưu tiên)
Trang 4Yêu cầu thẩm định nội dung
đơn (Trong thời hạn 42/36
tháng tính từ ngày nộp đơn
hoặc ngày ưu tiên)
Thẩm định nội dung đơn (18
tháng từ ngày nhận được yêu
cầu thẩm định nội dung đơn)
Trang 53 Trình bày những bất cập về điều kiện bảo hộ sáng chế ở Việt Nam
Thứ nhất, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Luật SHTT, nếu sao chép một
bản của tác phẩm đã công bố nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân
thì không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao Vậy trong một nhóm
nhà nghiên cứu, họ sao chép tác phẩm thành nhiều bản cũng chỉ để nghiên cứu khoa
học thì có phải xin phép và trả thù lao, nhuận bút cho tác giả không? Xoay quanh vấn
đề này, hiện có các quan điểm sau: Quan điểm thứ nhất, quy định như trên đang là
nguyên nhân tạo ra một vấn nạn đó là, phô tô giáo trình bài giảng, sách chuyên khảo,
Cấp bằng hoặc từ chối cấpbằng độc quyền sáng chế
Công bố
Trang 6luận văn, luận án để sử dụng cho mục đích học tập của học sinh, sinh viên, học viên
trong các nhà trường, cơ sở đào tạo hầu như thiếu sự kiểm soát Trong khi đó, theo quy
định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật SHTT quyền sao chép là quyền của chủ sở hữu
quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản
sao của tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ
thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử Quan điểm thứ hai, nhu
cầu nghiên cứu khoa học là có thật và không chỉ có với những người làm công tác
nghiên cứu, giảng dạy ở các nhà trường, mà ngay cả nhiều đối tượng đang công tác ở
cơ sở vẫn muốn được nghiên cứu tiếp cận tri thức, để phát hiện ra những vấn đề mới,
do đó, quy định như tại điểm a khoản 1 Điều 25 Luật SHTT là phù hợp Mặt khác, tại
khoản 2 Điều 9 Công ước Berne cũng cho phép: “Luật pháp quốc gia thành viên có
quyền cho phép sao in tác phẩm trong một vài trường hợp đặc biệt, miễn là sự sao in
đó không phương hại đến việc khai thác bình thường tác phẩm hoặc không gây thiệt
thòi bất chính cho những quyền lợi hợp pháp của tác giả”
Thứ hai, khoản 4 Điều 19 Luật SHTT quy định tác giả có quyền bảo vệ sự toàn vẹn
của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới
bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả Quy định này
dễ gây hiểu nhầm, mà theo đó, tác giả chỉ có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm,
không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình
Trang 7thức nào khi hành vi đó gây phương hại đến danh dự và uy tín tác giả, còn nếu không
gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả thì “vô tư”, vì vậy, nên tình trạng cắt
xén nội dung tác phẩm của tác giả này, tác giả kia để “hô biến” thành sản phẩm “trí
tuệ” của chính mình đang diễn ra tương đối nhiều, mà không ít lần buộc báo chí phải
lên tiếng
Thứ ba, khoản 1 Điều 20 Luật SHTT có quy định về quyền tài sản, tuy nhiên, những
quy định của Luật SHTT rất chung chung, cần phải được cụ thể hơn nữa trong văn bản
hướng dẫn thi hành Luật này
Thứ tư, Điều 72 Luật SHTT quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu hàng hóa
được bảo hộ: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh,
kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều
màu sắc; Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng
hoá, dịch vụ của chủ thể khác Như vậy, phạm vi dấu hiệu được công nhận là nhãn
hiệu hàng hóa vẫn rất hẹp và không tương thích với quy định của Hiệp định TRIPs
Trong khi đó, theo các văn bản pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của các quốc gia,
các dấu hiệu có thể được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa được quy định rất rộng Cụ
thể, theo Điều 15[2] Hiệp định TRIPs thì bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu
nào có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa
hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể được công nhận là nhãn hiệu hàng
Trang 8hoá Khác với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác, điều kiện duy nhất để một hoặc
những dấu hiệu được công nhận là nhãn hiệu hàng hoá chỉ là khả năng phân biệt với
hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau Như vậy,
về nguyên tắc, bất kỳ dấu hiệu nào cho dù là có thể nhìn thấy như từ ngữ, hình ảnh,
màu sắc (bao gồm màu sắc trong sự kết hợp với các yếu tố khác hoặc chỉ riêng màu
sắc), không gian ba chiều hoặc không được nhìn thấy như âm thanh, mùi, vị nếu như
có khả năng phân biệt đều có thể được đăng ký là nhãn hiệu hàng hoá Thực tế cho
thấy, bên cạnh các dấu hiệu truyền thống, phổ biến như từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, các
dấu hiệu khác như không gian ba chiều, như hình dáng bên ngoài của một tổ hợp kiến
trúc gồm nhà hàng, khách sạn, khu giải trí, khu thương mại được đăng ký là nhãn hiệu
hàng hoá (Nhãn hiệu số 2048209 của Vương quốc Anh); âm thanh, cũng được đăng ký
là nhãn hiệu âm thanh cho điện thoại Nokia (Nhãn hiệu số 001040955 của Cộng đồng
Châu Âu.); mùi, mùi của cỏ vừa mới cắt cũng được đăng ký là nhãn hiệu mùi cho
bóng tennis – Dữ liệu từ vụ việc R 156/1998-2 của Cộng đồng Châu Âu; Mùi của hoa
hồng được đăng ký là nhãn hiệu cho chỉ thêu – Dữ liệu từ vụ Re Clarke 17 USPQ 2d
1238 (1990) của Mỹ; màu sắc, màu tím được đăng ký là nhãn hiệu màu cho kẹo socola
(Nhãn hiệu số 000031336 của Cộng đồng Châu Âu.);…đã đóng vai trò tích cực là “sự
chỉ dẫn”, hay “sự phân biệt” hàng hoá, dịch vụ của các nhà sản xuất, kinh doanh khác
nhau
Trang 9Thứ năm, khoản 1 Điều 123[3] Luật SHTT, chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý có quyền cho
phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý và có quyền định đoạt chỉ dẫn địa lý Vậy,
phải chăng cho phép sử dụng chỉ dẫn địa lý ở đây chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là Nhà
nước cho phép các tổ chức, cá nhân nhất định ở địa phương tương ứng sử dụng chỉ dẫn
địa lý này (trao quyền sử dụng)? Quyền định đoạt chỉ dẫn địa lý chỉ là quyền quyết
định chỉ dẫn địa lý đã không tồn tại nữa (chẳng hạn khi chỉ dẫn địa lý trở thành tên gọi
chung) mà không có quyền chuyển nhượng? Hơn nữa, theo quy định tại điểm b khoản
2 Điều 123, tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền sử dụng cũng có quyền cho
phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý? Vậy, chuyển giao quyền sử dụng cũng là một
hình thức cho phép sử dụng, sao lại không được công nhận?
Thứ sáu, Điều 213[4] Luật SHTT quy định hàng hoá giả mạo về SHTT, theo đó, hàng
hóa giả mạo nhãn hiệu hàng hoá là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu,
dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ
dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ nhãn hiệu hoặc của cơ quan
quản lý chỉ dẫn địa lý Thuật ngữ “khó phân biệt” có phải là “tương tự” không? Hơn
nữa, Điều 213 Luật SHTT có tên gọi là “Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ” nhưng
khoản 1 của điều luật này lại quy định rằng “hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo
quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa
Trang 10lý” Vậy nếu hàng hóa được sản xuất theo quy trình đã được bảo hộ là sáng chế có
phải là hàng hoá giả mạo về SHTT hay không?
Nguồn: https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1955
4 Điều kiện bảo hộ của Kiểu dáng công nghiệp ? Giải thích.
Điều kiện bảo hộ của Kiểu dáng công nghiệp được quy định tại Điều 63 Luật Sở hữu
trí tuệ 2005:
Có tính mới
Có tính sáng tạo
Có khả năng áp dụng công nghiệp
Có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu khác biệt đáng kể
với những kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai trước ngày nộp đơn hoặc
ngày ưu tiên (nếu có) Bộc lộ công khai bao gồm: sử dụng, mô tả bằng văn bản, hình
ảnh, bản vẽ, trưng bày, phát sóng,
Có tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu không phải
là sự kết hợp đơn giản của những kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai
Yếu tố sáng tạo thể hiện ở hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố
này
Trang 11Có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng
áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm bằng
phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp
Giải thích:
Tính mới: đảm bảo kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ là độc đáo và chưa từng được
sử dụng hay công bố trước đó
Tính sáng tạo: đảm bảo kiểu dáng công nghiệp thể hiện trí tuệ, sự sáng tạo của người
tạo ra, không phải sao chép hay kết hợp đơn giản từ các kiểu dáng đã có
Khả năng áp dụng công nghiệp: đảm bảo kiểu dáng công nghiệp có thể sản xuất
được với số lượng lớn, phục vụ nhu cầu thị trường
5 So sánh điều kiện bảo hộ của KDCN và Nhãn hiệu, sáng chế, giải pháp
hữu ích.
Giống nhau :
Kiểu dáng công nghiệp và Nhãn hiệu, sáng chế, giải pháp hữu ích đều là đối tượng
được pháp luật bảo hộ, có cùng cơ quan đăng ký Để được bảo hộ KDCN và nhãn
hiệu, sáng chế, giải pháp hữu ích thì chủ sở hữu nộp hồ sơ đăng ký tại Cục SHTT để
xin cấp văn bằng bảo hộ
Khác nhau:
Trang 12a Phân tích đối tượng của quyền SHCN đối với sáng chế?
Theo khoản 12 Điều 4 Luật SHTT: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng
sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng
dụng các quy luật tự nhiên
Điều kiện bảo hộ: khoản 1 Điều 58 Luật SHTT
Trang 13 Có tính mới
Có trình độ sáng tạo
Có khả năng áp dụng công nghiệp
Xác lập quyền: Điều 86 Luật SHTT
Quyền của chủ sở hữu: Điều 123 Luật SHTT
Quyền độc quyền: Chủ sở hữu SHCN có quyền độc quyền khai thác
sáng chế của mình, bao gồm quyền sản xuất, sử dụng, bán, nhập khẩu,
xuất khẩu sản phẩm được bảo hộ bởi sáng chế
Quyền chuyển nhượng: Chủ sở hữu SHCN có quyền chuyển nhượng
quyền sở hữu SHCN cho người khác
Quyền được cấp phép: Chủ sở hữu SHCN có quyền cấp phép cho người
khác khai thác sáng chế của mình
Thời hạn bảo hộ: Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài
đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn (khoản 2 Điều 93 Luật SHTT)
b Hành vi vi phạm của Công ty TNHH TM Nông Phát là gì?
Hành vi vi phạm của Công ty TNHH TM Nông Phát: sản xuất và lưu thông sản phẩm
thuốc trừ sâu mang các nhãn hiệu Sespa Gold, Hummer bị cho là xâm phạm các điểm
1, 2, 3, 6, 19 & 20 thuộc bằng độc quyền 1928 mà không có sự cho phép của nguyên
đơn
Trang 14c Quyết định cấp bằng độc quyền sáng chế đối với chất Fipronil và Imidacloprid trên cơ sở pháp lý nào?
Theo bằng độc quyền sáng chế 1928, Cục Sở hữu công nghiệp cấp cho
RHONE-POULENIC AGROCHIMIE (FR) là chủ bằng sáng chế hỗn hợp thuốc trừ sâu
Clonicotinyl và thuốc trừ sâu có nhóm Pyrazol, Pyrol hoặc Phenylimidazol Đến ngày
30/10/2008 chủ văn bằng được chuyển Bayer CropScience SA (FR) theo Quyết định
sửa đổi 22470/QĐ-SHTT và hiện nay chủ Bằng độc quyền sáng chế số 1928 được
chuyển đổi cho Bayer SAS (FR) theo Quyết định sửa đổi 8499/ QĐ-SHTT ngày
29/4/2000 Hiệu lực bằng độc quyền sáng chế này 20 năm kể từ ngày 20/3/2001, phạm
vi bảo hộ thuốc trừ sâu A thuộc nhóm Clonicotinyl như imidacloprid, axetamiprit …
hay điểm 3, điểm 20 … thuốc trừ sâu B là Fipronil
d Chế tài thu hồi sản phẩm “SESPA GOLD” được thực hiện dựa trên cơ sở nào?
Chế tài thu hồi sản phẩm “SESPA GOLD” được thực hiện căn cứ theo Điều 32 Nghị
định 105/2006/NĐ-CP biện pháp tịch thu hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên
liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa
trong trường hợp hàng hóa không xác định được nguồn gốc, chủ hàng hóa nhưng có
đủ căn cứ để xác định hàng hóa đó là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ được sử dụng
chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa
Trang 15CSPL: khoản 1 Điều 126; điểm a khoản 1 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
Giải thích: Công ty TNHH TM Nông Phát phải rút lại hồ sơ đăng ký sản phẩm này tại
Cục bảo vệ thực vật bởi vì công ty đã có hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế
được bảo hộ Công ty Nông Phát đã có những hành động như “sản xuất" (quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 124) và “lưu thông" (quy định điểm d khoản 1 Điều 124) nên có
Công ty TNHH TM Nông Phát không được quyền đăng ký tiếp sản phẩm nào có chứa
hai thành phần Filpronil và Imidacloprid bởi vì 2 thành phần này đã được bảo hộ theo
Trang 16h) Căn cứ xác định việc thanh toán chi phí luật sư 59.469.750 đồng Theo quan điểm của bạn, hướng giải quyết của Tòa án trong tranh chấp này có phù hợp không? Giải thích vì sao?
Bài tập 2:
Phân tích bản án số 1892/2011/KDTM-ST, trả lời các câu hỏi:
1 Giải pháp hữu ích thanh nhôm định hình do ai tạo tạo ra?
Theo Bằng độc quyền GPHI số 774 đối với tên sáng chế là “Thanh nhôm định hình”
nộp đơn ngày 29/04/2008, số điểm yêu cầu bảo hộ: 1, số trang mô tả: 7, do Cục Sở
hữu trí tuệ cấp cho Công ty Hưng Phú Thành theo QĐ số 11178/QĐ-SHTT ngày
04/06/2009, có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp thì tác giả được
ghi trong đơn yêu câu là tác giả Thành (Việt Nam)
2 Giải pháp hữu ích này có được bảo hộ không? Vì sao?
3 Phân tích sự khác nhau giữa giải pháp hữu ích và sáng chế?
Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, giải pháp hữu ích là một
dạng đặc biệt của sáng chế Tuy nhiên, cần phải phân biệt giải pháp hữu ích và sáng
chế như sau:
Thứ nhất, đối với giải pháp hữu ích, tiêu chuẩn đối với tính mới có thể thấp hơn tính
mới của sáng chế
Trang 17Thứ hai, yêu cầu về tính sáng tạo thấp hơn so với sáng chế Ví dụ, pháp luật Việt Nam
yêu cầu giải pháp kỹ thuật chỉ cần có tính mới, khả năng áp dụng công nghiệp và
không phải là hiểu biết thông thường là có thể được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu
ích
Thứ ba, Thời hạn bảo hộ giải pháp hữu ích ngắn hơn so với sáng chế Theo pháp luật
Việt Nam, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích chỉ có hiệu lực trong thời hạn 10 năm kể
Theo khoản 1 Điều 134 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2019, để có quyền sử dụng
trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cần phải đáp ứng một số điều kiện như
sau:
Sáng chế, kiểu dáng được sử dụng hoặc được chuẩn bị các điều kiện cần thiết
để sử dụng trước ngày ưu tiên hay ngày nộp đơn đầu tiên của đơn đăng ký sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp