1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thảo luận thứ ba sáng chế và kiểu dáng công nghiệp

20 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thảo luận thứ ba sáng chế và kiểu dáng công nghiệp
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân, Dương Thị Hà Vũ, Nguyễn Lan Anh, Đoàn Thái An, Tôn Phạm Thuỳ Duyên, Nguyễn Hữu Thiên An, Nguyễn Linh Đan
Trường học Trường Đại học Luật TP.HCM
Chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 197,96 KB

Nội dung

Một trong những chính sách sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ là “Khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp thiết kế bố trí được tạo ra tư

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

KHOA LUẬT DÂN SỰ

BÀI THẢO LUẬN THỨ BA SÁNG CHẾ VÀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Môn: Luật Sở hữu trí tuệ

Lớp: DS45.1

Danh sách sinh viên nhóm 4:

1 Nguyễn Thị Thanh Xuân 1953801012344

Nhóm trưởng thanhxuanblue01@gmail.co

m

TP.HCM, ngày 20 tháng 03 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤ

1 Trình bày các trường hợp hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế (ngoại lệ của hành vi xâm phạm sáng chế) theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện

2 Phân tích nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc về quyền ưu tiên Các nguyên tắc này được áp dụng cho những đối tượng nào? 1

3 Một trong những chính sách sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ là “Khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp thiết kế bố trí được tạo ra từ ngân sách Nhà nước” Bạn hãy tìm trongLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 minh hoạ cho chính sách này liên quan đến

4 Tóm tắt các bước trong quy trình xử lý đơn và cấp Bằng độc quyền sáng chế 6

1 Ông A là chuyên viên thiết kế nội thất trong công ty M Giữa ông A và công ty

M có ký kết hợp đồng lao động thỏa thuận về phạm vi công việc, mức lương và các nội dung khác Trong quá trình làm việc, ông A được công ty giao nhiệm vụ thiết kế một bộ bàn ghế (có đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất) Bộ bàn ghế này sau đó được đăng ký bảo hộ và được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp 10 a) Xác định tác giả và chủ sở hữu của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trên 10

b) Chủ thể nào có quyền đăng ký đối với kiểu dáng công nghiệp này? Giải thích

c) Trường hợp nào chủ Bằng độc quyền sáng chế trên không có quyền ngăn cấm các tổ chức, cá nhân khác sử dụng sáng chế do mình sở hữu? 10

2 Nghiên cứu Bản án số 9 “Bảo vệ quyền đối với sáng chế” (Bản án số 96/2010/ KDTM-PT ngày 03/6/2010 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội) trong Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và trả lời câu hỏi: 11 a) Sáng chế và kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” do ai tạo ra? Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp này đã được đăng ký bảo hộ chưa? 11 b) Việc Công ty Thành Đồng đã đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đối với “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” thì Cơ sở Ngọc Thanh có biết hay không? Đoạn nào trong bản án thể hiện điều này? 11 c) Cơ sở Ngọc Thanh khi sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” có được Công ty Thành Đồng đồng ý hay không? Đoạn nào

Trang 3

d) Hành vi của cơ sở Ngọc Thanh sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp

“bạt chắn nắng mưa tự cuốn” có vi phạm Luật SHTT không? Cơ sở pháp lý 12

1 Ông Nam là tác giả ca khúc “Tình yêu tuổi trẻ”, đã đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả số 4390 năm 2014 Ngày 03/4/2019, ông Nam ký hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả đối với ca khúc trên cho ca sĩ Mai với số tiền 10.000.000 đồng Ngày 10/9/2020, ông Nam ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả ca khúc “Tình yêu tuổi trẻ” cho ca sĩ Lê trong thời gian từ ngày 01/10/2020 đến ngày 30/11/2020 Căn cứ theo hợp đồng, ca sĩ Lê thực hiện biểu diễn bài hát này trước công chúng Ca sĩ Mai không đồng ý vì cho rằng mình là chủ

sở hữu quyền tác giả tác phẩm này, việc bà Lê biểu diễn tác phẩm là trái pháp luật

Bà Mai khởi kiện ông Nam và bà Lê tại Toà án 12 a) Tại Toà, ông Nam cho rằng hợp đồng giữa ông ký với bà Mai ngày 03/4/2019 là không có hiệu lực vì hợp đồng này chỉ là giấy viết tay của hai bên, chưa tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Lập luận này của ông Nam có phù hợp với quy định pháp luật không? 13 b) Bà Lê có hành vi xâm phạm quyền tác giả của bà Mai không? Nêu cơ sở

2 Nhà thơ A sáng tác chùm thơ “Mùa hoa dại” gồm 18 bài thơ, hoàn thành vào ngày 20/6/2018 Để tác phẩm được truyền đạt rộng rãi đến công chúng, ông A tổ chức buổi họp báo giới thiệu về tập thơ vào ngày 09/10/2018 Một tuần sau ngày họp báo, ông A phát hiện 02 trong số 18 bài thơ này được đăng trên báo “Hành trình mới” nhưng chưa xin phép ông A Ông A liên hệ với toà soạn báo thì toà soạn trả lời rằng việc bảo hộ quyền tác giả là trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ông A chưa đăng ký nên chưa được bảo hộ do vậy việc toà soạn sử dụng bài thơ không cần xin phép ông A Ông A tiến hành khởi kiện toà soạn báo vì cho rằng quyền sở hữu trí tuệ của ông bị xâm phạm 13 a) Toà soạn báo có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của ông A không?

b) Ngày 10/5/2020, ông A chết Xác định thời điểm phát sinh quyền tác giả và thời điểm kết thúc thời hạn bảo hộ chùm thơ “Mùa hoa dại” trên 14

Trang 4

A LÝ THUYẾT:

1 Trình bày các trường hợp hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế (ngoại lệ của hành vi xâm phạm sáng chế) theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành

Chủ sở hữu sáng chế có quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế được bảo hộ Tuy nhiên, chủ sở hữu sáng chế không có quyền cấm người khác thực hiện hành vi thuộc các trường hợp sau, căn cứ theo Điều 125 Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2022:

“a) Sử dụng sáng chế nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm;

b) Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm do chủ sở hữu, người được chuyển giao quyền sử dụng, kể cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật này đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài;

c)Sử dụng sáng chế chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam; d) Sử dụng sáng chế do người có quyền sử dụng trước thực hiện theo quy định của tại Điều 134 của Luật này;

đ) Sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện theo quy định tại Điều 145 và 146 của Luật này (quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế);”

2 Phân tích nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc về quyền ưu tiên Các nguyên tắc này được áp dụng cho những đối tượng nào?

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (Điều 90 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung 2022):

Điều 90 quy định về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên: trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương nhau thì Bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế theo đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp Bằng bảo hộ

Nguyên nhân về thực trạng này xảy ra do thường là trong cùng một thời gian, nhiều cá nhân cùng sáng tạo ra giải pháp kỹ thuật có hàm lượng trí tuệ đáp ứng được các điều kiện được bảo hộ là sáng chế Một giải pháp kỹ thuật của nhiều chủ thể sáng tạo hoàn toàn độc lập nhau và đều tạo ra giải pháp kỹ thuật đáp ứng các điều kiện của sáng chế:

Trang 5

- Có tính mới;

- Có trình độ sáng tạo;

- Có khả năng áp dụng công nghiệp

 Những giải pháp kỹ thuật của nhiều chủ thể sáng tạo độc lập và không có sự khác biệt đáng kể hoặc trùng nhau thì nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được áp dụng

Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký để được cấp Bằng bảo hộ là sáng chế và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì theo quy định tại khoản 3 Điều 90 Luật SHTT 2005, bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó Trường hợp này, các chủ thể có quyền nộp đơn cùng nhau thỏa thuận về việc cấp bằng sáng chế cho ai Nếu không thỏa thuận được thì các đối tượng của các đơn yêu cầu bảo hộ bị từ chối cấp Bằng bảo hộ Nguyên tắc này thể hiện việc cấp Bằng bảo hộ chỉ cấp cho một sáng chế có nội dung trùng hoặc không khác biệt của nhiều chủ thể sáng tạo độc lập tạo ra giải pháp kỹ thuật

Đăng ký sáng chế, kiểu

dáng Công nghiệp Đăng ký Nhãn hiệu Trường hợp khác

Trong trường hợp có

nhiều đơn đăng ký các

sáng chế trùng hoặc tương

đương với nhau, các kiểu

dáng công nghiệp trùng

hoặc không khác biệt

đáng kể với nhau thì văn

bằng bảo hộ chỉ được cấp

cho sáng chế hoặc kiểu

dáng công nghiệp trong

đơn hợp lệ có ngày ưu

tiên hoặc ngày nộp đơn

sớm nhất trong số những

đơn đáp ứng các điều kiện

để được cấp văn bằng bảo

hộ

Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký

các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ

trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ

chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong

số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn

Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo

hộ chỉ được cấp cho đối

tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn;

Nếu không thỏa thuận

được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó

bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Trang 6

bằng bảo hộ.

Vai trò của nguyên tắc nộp đơn đầu tiên:

- Là công cụ tạo nên sức bật thúc đẩy việc nộp đơn được tiến hành nhanh chóng

và hiệu quả, đồng nghĩa với việc đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo

- Giúp nâng cao ý thức của chủ thể nắm giữ các đối tượng sở hữu công nghiệp để bảo vệ tốt hơn quyền của mình, tránh trường hợp bị người khác đánh cắp ý tưởng hay do chậm trễ mà ý tưởng thuộc về người khác

- Giúp cơ quan nhà nước bớt khó khăn trong việc quyết định chủ thể nào được cấp văn bằng và cũng ít nảy sinh tranh chấp hơn

Đối tượng áp dụng: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu

Nguyên tắc ưu tiên (Điều 91 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung 2022):

Vì đảm bảo tính mới trong việc bảo hộ sáng chế nên chủ đơn phải nộp đơn đăng ký sáng chế ngay lập tức và đồng thời tại những nơi muốn được bảo hộ nhưng vì khoảng cách địa lý nên điều này là việc không thể Hơn nữa, thông thường khi tạo ra sáng chế, chủ đơn chưa xác định được ngay những thị trường tiềm năng có thể khai thác thương mại sáng chế Vì lý do đó, nguyên tắc ưu tiên cho phép khi người nộp đơn muốn đạt được sự bảo hộ ở các nước thành viên Công ước Paris,

họ không phải nộp đồng thời các đơn tại tất cả các nước mà có đến 6 tháng (đối với kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu) hoặc 12 tháng (đối với sáng chế/ mẫu hữu ích) để quyết định xem nên nộp đơn yêu cầu bảo hộ ở những nước nào và tiến hành thủ tục nộp đơn ở các nước được chọn lựa

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 91, người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

“a) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam; b) Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại điểm a khoản này cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác quy định tại điểm a khoản này;

c) Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;

d) Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Trang 7

Nguyên tắc ưu tiên này được hướng dẫn chi tiết tại Điều 10 Nghị định 103/2006/ NĐ-CP, cụ thể:

“1 Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo quy định của Công ước Paris, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước Thành viên của Công ước Paris hoặc cư trú, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên Công ước đó;

b) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên của Công ước Paris và đơn đó có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu;

c) Đơn đăng ký được nộp trong thời hạn sau đây kể từ ngày nộp đơn đầu tiên: sáu tháng đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu, mười hai tháng đối với đơn đăng ký sáng chế;

d) Trong đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, người nộp đơn có nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên nêu tại điểm b khoản này trong trường hợp nộp tại nước ngoài, trong đó có xác nhận của Cơ quan nhận đơn đầu tiên;

đ) Nộp đủ lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

2 Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế khác, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện về quyền ưu tiên quy định trong điều ước đó.”

Bản chất của nguyên tắc ưu tiên là không làm mất đi tính mới của các đơn nộp sau so với đơn nộp trước với cùng một đối tượng sở hữu công nghiệp nếu đơn được nộp trong thời hạn ưu tiên với tình trạng kỹ thuật của sáng chế sẽ được tính từ ngày ưu tiên

Vai trò của nguyên tắc ưu tiên:

- Đây là căn cứ để xác định điều kiện bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu

- Việc có quyền ưu tiên là một lợi thế cho chủ sở hữu khi muốn thực hiện quyền

sở hữu trí tuệ của mình tại quốc gia khác do việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đăng ký Theo pháp luật Việt Nam, quyền ưu tiên trong đăng ký bảo hộ các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ áp dụng đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu

- Việc áp dụng nguyên tắc ưu tiên tạo điều kiện cho việc bảo vệ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu không chỉ ở trong phạm vi quốc gia đăng ký mà còn mở rộng ra các quốc gia khác Từ đó, góp phần hạn chế các hành vi xâm phạm quyền đối với các đối tượng nói trên

Trang 8

- Đây là căn cứ để giải quyết các tranh chấp liên quan đến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu, cũng như việc bồi thường thiệt hại khi có hành vi xâm phạm nếu việc giải quyết có liên quan đến ngày ưu tiên

Đối tượng áp dụng: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu

3 Một trong những chính sách sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ là “Khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp thiết kế bố trí được tạo ra từ ngân sách Nhà nước” Bạn hãy tìm trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 minh hoạ cho chính sách này liên quan đến sáng chế

Trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2022 minh hoạ cho chính sách “Khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp thiết kế bố trí được tạo ra từ ngân sách Nhà nước” liên quan đến sáng chế, gồm những điều luật sau:

 Bổ sung Điều 86a Luật SHTT 2005 (được sửa đổi, bổ sung 2022) về Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm

vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước: “1 Đối với sáng chế,

kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước,…4 Chính phủ quy định chi tiết Điều này.” vào sau điều 86, thay thế cho khoản 2 điều 86 Luật sở hữu trí

tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung 2019): “…2 Chính phủ quy định quyền đăng

ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước….”.

Theo đó, luật SHTT 2005 (được sửa đổi, bổ sung 2019) về vấn đề quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có sử dụng ngân sách nhà nước sẽ

do Chính phủ quy định theo khoản 2 Điều 86, việc quy định như vậy là không cụ thể, và dẫn đến những khó khăn bất cập trong thực tế khi quá rạch ròi việc sở hữu nhà nước trong vấn đề này và nhà nước sẽ thu hồi vốn như thế nào được ưu tiên hơn là kết quả từ các sở hữu trí tuệ đó Vậy nên trong luật sửa đổi, bổ sung luật SHTT 2022, khoản 2 Điều 86 trước đây đã được lược bỏ, và vấn đề này đã được quy định thành 1 điều luật riêng – Điều 86a một cách rõ ràng hơn, giúp hoàn thiện phát triển khoa học công nghệ hơn

 Bổ sung Điều 133a về Quyền của Nhà nước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng

ngân sách nhà nước: “1 Đại diện chủ sở hữu nhà nước thông báo công khai

trong thời hạn chín mươi ngày để giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí …5 Chính phủ quy định chi tiết Điều này.” vào sau

điều 133 Quyền sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước

Theo đó, đối với Luật sửa đổi, bổ sung luật SHTT 2019, các vấn đề liên quan đến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có sử dụng ngân sách nhà nước sẽ

Trang 9

do Chính phủ quy định, chỉ được ghi nhận là “Bộ, cơ quan ngang Bộ có quyền

nhân danh Nhà nước…cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý của mình…” trong Điều 133 theo luật cũ, không có điều luật để quy

định rõ quyền hạn, sự quản lý kiểm soát của Nhà nước Trong luật sửa đổi bổ sung

2022 đã đưa vào một điều luật mới – Điều 133a Sự khác biệt trong quy định này sẽ làm rõ và bảo đảm được sự quản lý của Nhà nước đối với kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được bảo hộ sở hữu công nghiệp có sử dụng ngân sách, bên cạnh việc khuyến khích các tổ chức chủ trì, thúc đẩy thương mại hóa đối tượng quyền sở hữu công nghiệp

 Bổ sung Điều 136a về Nghĩa vụ của tổ chức chủ trì đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử

dụng ngân sách nhà nước: “1 Thông báo cho đại diện chủ sở hữu nhà nước

trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước được tạo ra….7 Chính phủ quy định chi tiết Điều này.” vào sau điều

136 Nghĩa vụ sử dụng sáng chế, nhãn hiệu

Tương tự như Điều 133a, trong luật SHTT mới nhất thì nghĩa vụ của tổ chức chủ trì đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước đã được quy định thành một điều luật cụ thể là Điều 136a, thay vì gộp chung với Điều 136 như trước đây Theo

đó, việc sử dụng ngân sách nhà nước là một vấn đề đặc thù, và để kêu gọi, cổ vũ các tổ chức chủ trì tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ nên họ cũng phải hiểu rõ nhiệm vụ để làm việc chuyên tâm, ổn định, vì vậy sự ra đời của một điều luật riêng quy định chi tiết về Nghĩa vụ của tổ chức chủ trì - Điều 136a là hợp lý

 Như vậy, với quy định cũ thì quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí sử dụng ngân sách nhà nước thuộc về tổ chức, cơ quan nhà nước làm chủ đầu tư, dẫn đến việc không tạo ra sự tác động cụ thể đối với sự phát triển của khoa học công nghệ Theo luật hiện hành thì quyền đăng ký các đối tượng trên được trao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, giúp tạo thuận lợi khi thương mại hóa các quyền sở hữu trí tuệ, tạo động lực khuyến khích các đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với phần kết quả nghiên cứu có khả năng bảo hộ sở hữu công nghiệp và vẫn bảo đảm được sự quản lý của Nhà nước đối với những kết quả đó

Việc đặt ra những quy định mới gắn với chính sách “Khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp thiết kế bố trí được tạo ra từ ngân sách Nhà nước” nhằm cân bằng lợi ích giữa nhà nước, người nghiên cứu, các trường đại học, viện nghiên cứu khi được hỗ trợ khoản kinh phí nghiên cứu

Trang 10

khoa học, đó không chỉ là sự chia sẻ lợi ích về mặt tiền bạc, kinh phí thu lại, mà còn là bảo vệ lợi ích tổng thể xã hội

4 Tóm tắt các bước trong quy trình xử lý đơn và cấp Bằng độc quyền sáng chế

 Bước 1: Nộp đơn đăng ký sáng chế

Chủ thể phải nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền để giải quyết và có thể nộp hồ sơ theo một trong 3 cách tới Cục sở hữu trí tuệ:

(1) Trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ tùy thuộc vào vị trí thuận tiện của khách hàng

là Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh

(2) Ngoài ra, khách hàng có thể nộp đơn qua hình thức gián tiếp thông qua việc đăng nhập trên hê thống tiếp nhận đơn trực tuyến online

(3) Nộp hồ sơ qua đường bưu điện

 Bước 2: Tiếp nhận đơn đăng ký (Điều 108)

Đơn đăng ký chỉ được cơ quan quản lý nhà nước tiếp nhận nếu có ít nhất các thông tin và tài liệu sau:

- Tờ khai đăng ký sáng chế

- Bản mô tả, bản vẽ, bộ ảnh chụp

- Chứng từ nộp phí, lệ phí

Ngày nộp đơn là ngày đơn được cơ quan quản lý nhà nước tiếp nhận hoặc là ngày nộp đơn quốc tế đối với đơn nộp theo điều ước quốc tế

 Bước 3: Thẩm định hình thức đơn đăng ký sáng chế (Đ109, 119)

Theo căn cứ từ Điều 119 luật SHTT thì cơ quan sẽ tiến hành thẩm định về hình thức, theo đó thời gian cụ thể thẩm định là trong vòng 1 tháng tính từ ngày chủ thể nộp đơn yêu cầu đăng ký sáng chế

Cơ quan sau khi nhận được hồ sơ đăng ký sáng chế thì tiến hành thẩm định hình thức của đơn đăng ký thì thẩm định các nội dung như sau:

- Kiểm tra tính hợp lệ và tính đầy đủ về đơn

- Kiểm tra các giấy tờ yêu cầu cần thiết kèm theo đơn, trách nhiệm chủ đơn về tài liệu thông tin chính xác,…

Sau khi thẩm định xong hình thức đơn sẽ phát sinh ra hai trường hợp:

o TH1: Nếu đơn có sai sót, phía bên đăng ký sáng chế sẽ nhận được thông báo về kết quả để bổ sung, sửa đổi thông tin giấy tờ và tài liệu

o TH2: Nếu đơn được xử lý xác nhận đơn hợp lệ thì sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo

- Đơn được coi là hợp lệ nếu đáp ứng các quy định tại Điểm 7 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN và không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điểm 13.2 Thông tư này

 Bước 4: Công bố đơn đăng ký (Điều 110, 111, 112)

Ngày đăng: 31/03/2024, 10:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w