1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp thực trạng và giải pháp

70 707 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Do vậy, kiểu dáng công nghiệp KDCN cần được bảo hộ để chống lại việc sử dụng kiểu dáng không khác biệt đáng kể của các đối thủ cạnh tranh, ngăn cản họ hưởng lợi một cách bất hợp pháp trê

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

NGUYỄN HOÀI HƯƠNG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

NGUYỄN HOÀI HƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Người hướng dẫn: ThS PHẠM MINH HUYỀN

Hà Nội, 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin cảm ơn tất cả quý thầy/cô trong Khoa Luật cũng như quý thầy/cô Viện Đại Học Mở Hà Nội đã trang bị những kiến thức quý báu cũng như đã giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập bốn năm tại trường

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thạc Sĩ Phạm Minh Huyền, người cô đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tận tình cho em phương pháp nghiên cứu khoa học, cung cấp rất nhiều kiến thức chuyên ngành để thực hiện đề tài

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy/cô đã dành thời gian quý báu để nhận xét, góp ý và chấm Khóa luận tốt nghiệp Đây sẽ là nhưng đóng góp rất quý giá cho em

để hoàn thiện và phát triển đề tài ngày một tốt hơn, đưa vào ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống

Mặc em đã cố gắng thực hiện Khóa luận bằng tất cả kiến thức và sự nhiệt tình của mình, tuy nhiên do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót Do đó, em rất mong nhận được những đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn

Sau cùng, con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới ba, mẹ, người thân trong gia đình, những người đã luôn luôn động viên, ở bên con trong những lúc khó khăn nhất, là động lực cho con nỗ lực cố gắng trong suốt những năm tháng học tập tại trường và trên những bước đường tiếp theo trong cuộc sống

Hà Nội, tháng 6 năm 2016

Sinh viên Nguyễn Hoài Hương

Trang 4

TỜ CAM KẾT

Tôi xin cam đoan đề tài: “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công

nghiệp tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” là công trình nghiên cứu khoa học do

chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Phạm Minh Huyền Các số liệu, ví dụ

và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác ngoại trừ những nội dung đã ghi rõ nguồn dẫn

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TÁC GIẢ LUẬN VĂN

ThS PHẠM MINH HUYỀN NGUYỄN HOÀI HƯƠNG

Trang 5

QSHCN Quyền sở hữu công nghiệp

QSHTT Quyền sở hữu trí tuệ

SHTT Sở hữu trí tuệ

WIPO Worl dntellectual Property Organization- Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WTO Word Trade Organization- Tổ chức thương mại thế giới

Trang 6

MỤC LỤC

MỤC LỤC……… i

DANH SÁCH HÌNH VẼ……… iv

DANH SÁCH BẢNG BIỂU………v

LỜI MỞ ĐẦU……… 1

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: 1

2 Mục đích nghiên cứu: 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2

4 Phương pháp nghiên cứu: 3

5 Kết cấu của khóa luận: 3

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP………… 4

1.1 Khái quát chung về kiểu dáng công nghiệp 4

1.1.1 Khái niệm kiểu dáng công nghiệp 4

1.1.2 Chức năng của KDCN 8

1.1.3 Mối quan hệ giữa kiểu dáng công nghiệp với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác 9

1.1.3.1 Kiểu dáng công nghiệp với quyền tác giả 9

1.1.3.2 Kiểu dáng công nghiệp với sáng chế và giải pháp hữu ích 13

1.1.3.3 Kiểu dáng công nghiệp với nhãn hiệu 14

1.2 Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp 16

1.2.1 Khái niệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp 16

1.2.2 Đặc điểm của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp 17

Trang 7

1.2.3 Vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng

công nghiệp 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP 20

2.1 Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp 20

2.1.1 Điều kiện về tính mới của KDCN 21

2.1.2 Điều kiện về tính sáng tạo của KDCN 22

2.1.3 Điều kiện về khả năng áp dụng trong công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp… 23

2.1.4 Đối tượng đề nghị bảo hộ kiểu dáng công nghiệp không thuộc các đối tượng bị loại trừ… 23

2.2 Xác lập và chấm dứt quyền đối với kiểu dáng công nghiệp 25

2.2.1 Xác lập quyền đối với kiểu dáng công nghiệp 25

2.2.2 Chấm dứt quyền đối với kiểu dáng công nghiệp 29

2.3 Nội dung quyền sở hữu công nghiệp với kiểu dáng công nghiệp 30

2.3.1 Quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng KDCN 30

2.3.2 Quyền định đoạt 31

2.3.3 Quyền ngăn cấm người khác sử dụng KDCN 31

2.4 Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp 32

2.4.1 Hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp 33

2.4.2 Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN 34

2.4.2.1 Biện pháp tự bảo vệ 34

2.4.2.2 Biện pháp dân sự 35

2.4.2.3 Biện pháp hành chính 39

2.4.2.4 Biện pháp kiểm soát tại biên giới đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến kiểu dáng công nghiệp 40

Trang 8

2.4.2.5 Biện Biện pháp hình sự 42 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO HỘ 44 3.1 Thực tiễn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp 44 3.1.1 Thực tiễn đối với hoạt động xác lập quyền 44 3.1.2 Thực tiễn đối với hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp 48 3.2 Nguyên nhân xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp 52 3.3 Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp 54 3.3.1 Đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật 54 3.3.2 Đối với các cơ quan chức năng trong việc xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp 56 KẾT LUẬN………58

Trang 9

DANH SÁCH HÌNH VẼ

Hình 1.1: Kiểu dáng đăng ký 3-2003-00337 6

Hình 1.2: Kiểu dáng đăng ký 3-1998-00305 6

Hình 1.3: Kiểu dáng đăng ký 3-1998-00305 6

Hình 1.4: Kiểu dáng đăng kí 3-1996-4174 7

Hình 1.5 : Kiểu dáng đăng ký 3-2005-01167 7

Hình 1.6: Sản phẩm nước yến 8

Hình 1.7: Kiểu dáng sản phẩm bóng đèn 9

Hình 2.1: Hình dáng đĩa CD 24

Hình 2.2: Hình dáng toàn nhà 24

Hình 2.3: Hình dáng động cơ Toyota 25

Hình 3.1: Biểu đồ số lượng đơn đăng ký KDCN từ năm 2005 đến năm 2014 45

Hình 3.2: Biểu đồ số lượng bằng độc quyền KDCN được cấp từ năm 2005 đến năm 2014 46

Hình 3.3: Kiểu dáng chai sữa tắm White For không khác biệt với chai Thebol 50

Hình 3.4: Nón bảo hiểm Nón Sơn giả 51

Trang 10

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa bảo hộ MTƢD với bảo hộ KDCN 10

Bảng 1.2: Sự khác nhau giữa cơ chế bảo hộ KDCN và nhãn hiệu 14

Bảng 3.1: Đơn đăng ký KDCN đã nộp từ năm 2005 đến năm 2014 44

Bảng 3.2: Số bằng độc quyền KDCN đã cấp từ năm 2005 đến năm 2014 45

Bảng 3.3: Bảng thống kê số liệu xử lý xâm phạm QSHCN đối với KDCN 48

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:

Kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), quyền sở hữu trí tuệ (QSHTT) nói chung cũng như quyền sở hữu công nghiệp (QSHCN) nói riêng đã giành được sự quan tâm của xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, số lượng hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú hơn với nhiều chủng loại và mẫu mã khác nhau Bên cạnh những hàng hóa mang kiểu dáng, nhãn hiệu của các nhà sản xuất uy tín thì còn

có số lượng không nhỏ hàng hóa kém chất lượng, xâm phạm QSHCN Điều này không chỉ làm suy giảm lợi ích, uy tín của các doanh nghiệp chân chính muốn phát triển bằng con đường cạnh tranh lành mạnh mà còn tác động đến quyền lợi của người tiêu dùng khi mua phải những hàng hóa xâm phạm QSHCN Do đó, các nhà sản xuất thường xuyên phải thay đổi kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm của mình, việc bảo hộ tài sản trí tuệ cũng nhờ

đó mà dần được quan tâm, chú trọng hơn Một kiểu dáng hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng sẽ làm tăng giá trị thương mại của sản phẩm và trở thành một loại tài sản, một trong những yếu tố quan trọng trong cuộc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường giữa các nhà sản xuất Do vậy, kiểu dáng công nghiệp (KDCN) cần được bảo hộ để chống lại việc sử dụng kiểu dáng không khác biệt đáng kể của các đối thủ cạnh tranh, ngăn cản họ hưởng lợi một cách bất hợp pháp trên thành quả sáng tạo và đầu tư của các nhà sản xuất chân chính Việc bảo hộ KDCN còn góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại hàng hóa, mở rộng thị trường và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài

Trong những năm qua, Việt Nam đã không ngừng xây dựng, củng cố và hoàn thiện cơ chế, hệ thống pháp luật về bảo hộ QSHCN đối với KDCN để đáp ứng yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên, việc áp dụng và thực thi pháp luật trong lĩnh vực này còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, dẫn đến tình trạng các hành vi xâm phạm quyền đối với KDCN vẫn diễn ra ngày càng nghiêm trọng với mức độ và quy mô ngày càng tăng Trong khi đó, chủ sở hữu KDCN cũng như đại bộ phận dân chúng vẫn chưa nhận thức sâu sắc về tác hại của những hành vi xâm phạm QSHCN đối với KDCN đến quyền lợi hợp pháp của chính mình cũng như tác hại đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế

Trang 12

Bên cạnh đó, nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, tính tương thích, tính hiệu quả cũng như năng lực bảo hộ KDCN của Việt Nam hiện đang là mối quan tâm lớn của các nước đối tác, đặc biệt là khi Việt Nam đã là thành viên của WTO, đã ký kết, tham gia nhiều điều ước quốc tế (ĐƯQT) về sở hữu trí tuệ (SHTT), trong đó có Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) Nâng cao hiệu quả bảo hộ QSHCN đối với KDCN là một nhu cầu tất yếu, xuất phát từ nhu cầu nội tại của Việt Nam cũng như yêu cầu khách quan của xu thế hội nhập và phát triển Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề

tài: “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam -

thực trạng và giải pháp” sẽ cho ta cái nhìn khái quát, toàn diện về vấn đề bảo hộ KDCN

theo pháp luật Việt Nam trên cả phương diện pháp lý và thực tiễn để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ KDCN tại Việt Nam

2 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản và các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ QSHCN đối với KDCN, đánh giá thực trạng đăng ký, khai thác và bảo hộ KDCN tại Việt Nam, khóa luận muốn chỉ ra những điểm phù hợp và chưa phù hợp trong quy định của pháp luật Đồng thời, việc nghiên cứu thực tiễn bảo hộ QSHCN đối với KDCN còn chỉ ra một số khó khăn, vướng mắc để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ KDCN, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm QSHCN đang diễn ra ngày càng phổ biến và phức tạp ở nước ta

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu:

- Một số khái niệm liên quan đến việc bảo hộ QSHCN đối với KDCN

- Các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ QSHCN đối với KDCN

- Thực tiễn hoạt động bảo hộ QSHCN đối với KDCN tại Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu:

Vấn đề bảo hộ QSHCN là một đề tài rộng lớn, đã và đang góp phần cho sự phát triển kinh tế của đất nước, thúc đẩy tiến bộ xã hội, mang lại những lợi ích thiết thực cho thủ thể có liên quan Khi nghiên cứu đề tài khóa luận đề cập đến quy định pháp luật về bảo

hộ QSHCN đối với KDCN tại Việt Nam đồng thời phân tích một số ví dụ điển hình liên quan đến thực tiễn bảo hộ QSHCN đối với KDCN để thấy được một số khó khăn trong

Trang 13

quá trình thực thi, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ KDCN, đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập

4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu là nền tảng cơ bản để xây dựng đề tài với nội dung, hình thức logic và khoa học để giải quyết các vấn đề đặt ra Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, liệt kê để làm sáng tỏ vấn đề nhằm hỗ trợ tốt cho việc nghiên cứu đề tài

5 Kết cấu của khóa luận:

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận bao gồm ba chương:

Chương 1: Khái quát chung về kiểu dáng công nghiệp và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp

Chương 3: Thực tiễn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp

và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ

Trang 14

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO

HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP 1.1 Khái quát chung về kiểu dáng công nghiệp

1.1.1 Khái niệm kiểu dáng công nghiệp

Là một trong các đối tượng của QSHTT, KDCN cũng có những đặc điểm chung của tài sản trí tuệ như là: sản phẩm của sự sáng tạo, mang tính thương mại

và chủ thể quyền khó kiểm soát, ngăn chặn chủ thể khác khai thác, sử dụng tài sản của mình Về cơ bản, KDCN mang tính trang trí hay thẩm mỹ của một sản phẩm hữu ích Đặc điểm mang tính trang trí có thể là kiểu dáng, hình khối, màu sắc của sản phẩm nhằm thu hút thị giác của con người KDCN đề cập đến những hoạt động sáng tạo nhằm tạo ra những hình dáng trang trí bên ngoài cho hàng hóa được sản xuất hàng loạt song phải hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng

KDCN là một trong những đối tượng bảo hộ được liệt kê trong các ĐƯQT về QSHTT như: Công ước Paris về bảo hộ SHCN (Công ước Paris); Thỏa ước Lahay

về đăng ký quốc tế KDCN (Thỏa ước Lahay) hay Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của QSHTT (Hiệp định TRIPS) Tuy nhiên, các ĐƯQT kể trên đều không đưa ra định nghĩa cụ thể thế nào là KDCN

Theo các tiêu chí khác nhau và tùy thuộc vào pháp luật mỗi quốc gia, khái niệm KDCN tồn tại theo nhiều cách hiểu và có thể tiếp cận dưới các góc độ sau:

Theo định nghĩa của tổ chức SHTT thế giới (WIPO): “KDCN là các khía cạnh

mang tính chất trang trí hay thẩm mỹ của sản phẩm Kiểu dáng có thể bao hàm các khía cạnh ba chiều ví dụ như hình dáng hoặc bề mặt của sản phẩm, hoặc các khía cạnh hai chiều ví dụ như mẫu hoa văn, đường nét hoặc màu sắc ”.[3]

Như vậy, theo WIPO, KDCN được xác định trước hết ở tính chất trang trí hay thẩm mỹ của nó Bên cạnh đó, KDCN cũng được xác định là hình thức biểu hiện bên ngoài của sản phẩm ở trên mặt phẳng (yếu tố hai chiều) hoặc ở dạng không gian ba chiều Theo định nghĩa như vậy, KDCN được hiểu theo nghĩa rất rộng

Trang 15

Theo định nghĩa của Liên minh Châu Âu: ”Kiểu dáng là hình dạng bên ngoài

của sản phẩm hay của một số bộ phận của sản phẩm Kiểu dáng có thể được cấu thành từ các đường nét, màu, hình, bố cục hay trang trí.”.[20]

Khác với WIPO, Liên minh Châu Âu không đề cập đến tính thẩm mỹ của KDCN Trong khi đó chỉ xác định KDCN là biểu hiện bên ngoài của sản phẩm và liệt kê cụ thể các yếu tố hợp thành: đường nét, màu sắc, hình, bố cục hay trang trí

Theo Luật KDCN của Nhật Bản: “Kiểu dáng là hình dáng, kiểu mẫu hay màu

sắc hay sự kết hợp của các nhân tố đó của một sản phẩm, là cái thông qua thị giác gợi lên một cảm xúc mỹ học Do vậy, kiểu dáng phải có sức hấp dẫn đối với thị giác”.[13]

Định nghĩa này khá rõ ràng và mạch lạc thông qua đó, chúng ta có thể thấy các dạng yếu tố thể hiện cơ bản của một KDCN, khẳng định KDCN phải gắn với sản phẩm, yêu cầu về tính thẩm mỹ và cuối cùng phải cảm nhận được bằng thị giác Theo pháp luật Việt Nam, tại khoản 13, Điều 4 Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ

sung năm 2009 (Luật SHTT 2005) định nghĩa như sau: “KDCN là hình dáng bên

ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp của những yếu tố này” Theo định nghĩa này, cũng giống như quy định

của WIPO hay pháp luật của Liên minh Châu Âu và Nhật Bản, với tinh thần khái niệm KDCN chỉ mang tính bản chất mà không bao gồm tiêu chí bảo hộ thì KDCN

là biểu hiện bên ngoài của sản phẩm thể hiện thông qua hình dáng, màu sắc của sản phẩm đó

Hình dáng bên ngoài của sản phẩm là phần bên ngoài của sản phẩm mà có thể nhìn thấy được Sản phẩm gắn liền với KDCN được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết

bị, phương tiện… thuộc mọi lĩnh vực có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập

“Hình khối” là hình dáng bên ngoài dưới dạng hai chiều hay ba chiều của sản phẩm như hình 1.1

Trang 16

Hình 1.1: Kiểu dáng đăng ký 3-2003-00337

(Nguồn Cục SHTT)

“Đường nét” bao gồm đường viền, đường kẻ, nếp gấp, hoa văn trang trí thể hiện dưới dạng hai chiều hoặc ba chiều trên mặt ngoài của sản phẩm, nghĩa là thể hiện trên bề mặt hình khối của sản phẩm để trang trí cho sản phẩm đó như hình 1.2

Trang 17

(Nguồn Cục SHTT) Tuy khái niệm KDCN theo pháp luật mỗi quốc gia là khác nhau nhưng nhìn chung KDCN mang những đặc trưng cơ bản như sau:

- Thứ nhất, KDCN là biểu hiện bên ngoài của sản phẩm mà người tiêu dùng có thể cảm nhận được bằng các giác quan khác nhau nhưng giác quan chủ yếu là thị giác Biểu hiện bên ngoài này của sản phẩm phải cảm nhận được bằng mắt thường, có thể là đường nét, hình khối, màu sắc hoặc là sự kết hợp các yếu tố

đó, đảm bảo phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các sản phẩm Cách thức biểu hiện bên ngoài có thể ở dạng không gian hai chiều như hình 1.4 hoặc không gian ba chiều như hình 1.5

- Thứ hai, KDCN luôn gắn liền với một sản phẩm Tuy nhiên, cần phải làm rõ nghĩa của từ “sản phẩm” Trên cơ sở nghiên cứu và tham khảo pháp luật của các nước, có thể định nghĩa về sản phẩm được hiểu trong phạm vi pháp luật về

KDCN là “Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, được

sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.”[16] Liên quan đến khái niệm

này trong nhiều trường hợp dễ nhầm lẫn một đối tượng có phải là sản phẩm hay không Ví dụ: Ở hình 1.6, đối tượng là hộp đựng lon nước yến (bên trái),

có người cho rằng nó không phải là sản phẩm mà chỉ là hộp đựng sản phẩm,

Trang 18

tức chỉ có lon nước yến (bên phải) đựng trong hộp là sản phẩm mà thôi Trong trường hợp này cần phải thấy rằng hộp đựng lon nước yến cũng là một sản phẩm và hoàn toàn có thể bảo hộ KDCN cho hộp đựng này

- Thứ hai, các bộ phận, chi tiết hợp thành sản phẩm hoàn chỉnh theo cách tháo rời ra được bằng các liên kết cơ khí hoặc liên kết bằng chất kết dính, khâu, hàn, được sản xuất hàng loạt để thay thế lẫn nhau.[11]

Nhìn chung, định nghĩa về KDCN theo pháp luật Việt Nam là khá tương đồng với pháp luật các nước trên thế giới

1.1.2 Chức năng của KDCN

Chức năng cơ bản và quan trọng nhất của KDCN là chức năng thẩm mỹ, được hiểu là hình dáng bên ngoài của sản phẩm tác động trực tiếp đến thị giác của con người khi được tiếp xúc với sản phẩm KDCN được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc dưới dạng hình ảnh hai chiều hoặc không gian ba chiều của sản phẩm, những trang trí bên ngoài của sản phẩm hoặc đồ vật mà có thể cảm nhận được bằng thị giác, mang lại một ấn tượng nhất định về thẩm mỹ, làm cho sản phẩm hoặc đồ vật trở nên khác biệt, đẹp mắt, hấp dẫn hơn nhưng không làm suy

Trang 19

giảm chức năng hữu ích của sản phẩm Chính tính thẩm mỹ này mang lại giá trị kinh tế cho KDCN

Bên cạnh đó, tương tự như nhãn hiệu - một trong những đối tượng của QSHCN

- có chức năng chính là giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các

tổ chức, cá nhân khác nhau thì KDCN cũng có chức năng phân biệt các sản phẩm

có cùng tính năng sử dụng Ví dụ: Cả hai chiếc đèn hình 1.7 đều là đèn ngủ nhưng dựa vào kiểu dáng, màu sắc chúng ta có thể phân biệt được hai sản phẩm là của hai nhà sản xuất khác nhau

Hình 1.7: Kiểu dáng sản phẩm bóng đèn 1.1.3 Mối quan hệ giữa kiểu dáng công nghiệp với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác

KDCN có mối quan hệ khá chặt chẽ với các đối tượng khác của QSHTT như tác phẩm được bảo hộ theo quyền tác giả (QTG), nhãn hiệu, sáng chế hay giải pháp hữu ích Mối quan hệ này có thể dẫn đến tình trạng giao thoa hay chồng lấn trong việc bảo hộ QSHTT - trường hợp một đối tượng đồng thời được bảo hộ theo nhiều cơ chế khác nhau của QSHTT, dẫn đến khó có thể phân định rạch ròi ranh

giới, phạm vi bảo hộ, cụ thể là các trường hợp giao thoa sau:

1.1.3.1 Kiểu dáng công nghiệp với quyền tác giả

KDCN có mối quan hệ khá mật thiết với các đối tượng của QTG, đặc biệt

là với tác phẩm mĩ thuật ứng dụng (MTƯD) Nhiều khi một đối tượng vừa đáp ứng được tiêu chuẩn bảo hộ của một KDCN vừa đáp ứng được tiêu chuẩn bảo

hộ về QTG Khi đó sẽ xảy ra tình trạng giao thoa giữa hai cơ chế bảo hộ: Pháp luật về QTG và pháp luật về bảo hộ KDCN Để tìm hiểu về sự giao thoa này,

Trang 20

trước hết chúng ta hãy so sánh những đặc điểm của hai hình thức bảo hộ như

sau:

Tác phẩm MTƯD và KDCN đều là đối tượng bảo hộ của QSHTT, được thể hiện thông qua đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục hoặc sự kết hợp giữa những yếu tố kể trên nhằm tạo nên hình dáng bề ngoài của một sản phẩm, một

đồ vật

Việc bảo hộ tác phẩm MTƯD hay KDCN đều có điểm tương đồng là đồ vật hữu ích hay sản phẩm mà tác phẩm MTƯD được gắn trên đó hay đối tượng mang KDCN đều có thể được sản xuất hàng loạt bằng phương pháp thủ công nghiệp hoặc công nghiệp Điều đó có nghĩa là từ một sản phẩm mang KDCN hay tác phẩm MTƯD, người ta hoàn toàn có thể sản xuất ra nhiều các sản phẩm giống hoặc tương tự với sản phẩm ban đầu Tuy nhiên, giữa cơ chế bảo

hộ tác phẩm MTƯD với bảo hộ KDCN có những điểm khác nhau cơ bản như bảng 1.1 sau:

Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa bảo hộ MTƯD với bảo hộ KDCN

Tiêu chí Quyền tác giả

QSHCN đối với KDCN phát sinh trên cơ sở cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký

Điều kiện

bảo hộ

- Tính sáng tạo nguyên gốc

- Được định hình dưới hình thức vật chất nhất định

- Tính sáng tạo

- Tính mới

- Có khả năng áp dụng công nghiệp

và ngăn cấm các chủ thể khác sao chép, sử dụng trái phép tác phẩm,

Mang lại cho chủ sở hữu độc quyền trong việc khai thác, sử dụng KDCN trong hoạt động kinh doanh, thương mại cũng như quyền ngăn cấm các chủ thể khác

Trang 21

trừ trường hợp giới hạn quyền quy định tại Điều 25, 26 Luật SHTT và khi tác phẩm được tạo ra một cách độc lập

sử dụng KDCN không khác biệt đáng kể, trừ các trường hợp giới hạn quyền quy định tại Khoản 2 Điều 125 Luật SHTT

kể từ khi tác phẩm được định hình

Bằng độc quyền KDCN có hiệu lực kể từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn,

có thể gia hạn liên tiếp, mỗi lần năm năm

Trong hiện tượng giao thoa này, có thể xảy ra các tình huống điển hình sau:

- Trường hợp đồng nhất về chủ thể QTG với chủ sở hữu KDCN:

Đây là trường hợp một chủ thể có thể được hưởng đồng thời hai hay nhiều phạm vi QSHTT đối với cùng một đối tượng sáng tạo khi chủ thể quyền cùng một lúc yêu cầu nhiều hơn một hình thức bảo hộ cho một đối tượng hoặc yêu cầu sự bảo hộ liên tục từ cơ quan bảo hộ xuất phát từ việc đối tượng sáng tạo của họ thỏa mãn đồng thời tiêu chuẩn bảo hộ của hai hay nhiều đối tượng SHTT Khi một sản phẩm tạo hình được tạo ra, mang tính sáng tạo nguyên gốc, được thể hiện thông qua đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục hoặc sự kết hợp giữa những yếu tố kể trên tạo nên hình dáng bề ngoài của một sản phẩm, của một đồ vật; được sản xuất hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp thì ngay lập tức sản phẩm đó được bảo hộ tự động hoặc đăng ký bảo hộ theo cơ chế QTG đối với tác phẩm MTƯD Đồng thời, chủ thể

có thể đăng ký bảo hộ KDCN nếu như sản phẩm đó có tính mới, tính sáng tạo

và có khả năng áp dụng công nghiệp Ví dụ, chủ thể quyền đồng thời đăng ký bảo hộ QTG, KDCN đối với những yếu tố liên quan đến thiết kế bao bì sản phẩm

Trang 22

- Trường hợp không đồng nhất về chủ thể QTG và chủ sở hữu KDCN:

Đây là trường hợp hai hay nhiều chủ thể khác nhau cùng được hưởng những phạm vi quyền SHTT xuất phát từ việc đối tượng sáng tạo của họ thỏa mãn đồng thời tiêu chuẩn bảo hộ của hai hay nhiều đối tượng SHTT Trong những trường hợp này, phạm vi quyền của họ có sự giao thoa, chồng lấn, khó xác định được ranh giới, phạm vi cụ thể Đây là trường hợp rất phức tạp và thường xảy ra tranh chấp vì cùng một đối tượng lại được bảo hộ bởi hai hay nhiều cơ chế khác nhau và thuộc về hai hay nhiều chủ thể khác nhau Ví dụ trong trường hợp không đồng nhất về chủ thể QTG và chủ sở hữu KDCN là một vụ tranh chấp giữa Misa và Sugaz:

Tháng 7/2004, Trường Sơn khiếu nại lên Cục SHTT về việc Quang Minh xâm phạm quyền đối với KDCN gắn với sản phẩm Sungaz của mình Ngay sau

đó, Cục SHTT đã ra công văn xác nhận rằng kiểu dáng Gấu Misa của Quang Minh “không khác biệt cơ bản” với KDCN Sungaz của Trường Sơn, tức là có hành vi xâm phạm KDCN Tuy nhiên, Quang Minh đã kịp thời chứng minh rằng bao bì của họ đã được đăng ký QTG tháng 7/2002, trong khi 15 tháng sau bằng độc quyền KDCN của Sungaz mới được cấp, tháng 12/2003 Như vậy, cùng một đối tượng sáng tạo nhưng được bảo hộ theo hai cơ chế khác biệt, một bên Sungaz thì được bảo hộ KDCN, còn một bên Gấu misa thì bảo hộ theo QTG Các tác phẩm văn hóa - nghệ thuật như thơ văn, tiểu thuyết, ca nhạc, hội họa được đăng ký ở Cục Bản QTG; còn những tác phẩm mang tính mỹ thuật

- kỹ thuật dùng làm mẫu để sản xuất hàng hóa bán cho người tiêu dùng thì thuộc phạm trù KDCN Tuy nhiên, những đối tượng mang tính mỹ thuật thì Cục Bản QTG vẫn có thể cấp giấy chứng nhận Chẳng hạn, trong trường hợp của Gấu Misa, tác phẩm được chứng nhận là hình thức thể hiện trên bề mặt hộp đựng ống kem với loại hình MTƯD

Những vụ việc như trên xảy ra thường rất phức tạp, trong đó yếu tố chủ yếu làm cho vụ việc trở nên khó giải quyết hơn đó là vấn đề liên quan đến pháp luật về QTG và pháp luật về KDCN Mỗi bên đều được bảo hộ bởi một cơ chế khác nhau nhưng có những tác phẩm vừa mang tính mỹ thuật - nghệ thuật vừa

Trang 23

mang tính mỹ thuật - công nghiệp thì có thể được bảo hộ dưới cả hai hình thức: QTG và KDCN Pháp luật Việt Nam hiện hành không có quy định nào nói rằng một tác phẩm chỉ được một trong hai cơ chế bảo hộ, tức là phải chọn hoặc QTG hoặc KDCN nên có thể xảy ra trường hợp bảo hộ cả hai hình thức Như vậy khi xảy ra trường hợp giao thoa việc xác định ai là người vi phạm là vấn

đề gây trở ngại lớn

1.1.3.2 Kiểu dáng công nghiệp với sáng chế và giải pháp hữu ích

Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung năm

2009: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình

nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên” Giải pháp hữu ich là giải pháp mới so với trình độ kĩ thuật trên thế

giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội

Cũng giống như KDCN, sáng chế hay giải pháp hữu ích là những sản phẩm sáng tạo của hoạt động sáng tạo do con người thực hiện Tuy nhiên trong khi sáng chế và giải pháp hữu ích là những ý tưởng kĩ thuật được tạo ra bằng cách

sử dụng quy luật của tự nhiên và được bảo hộ theo quan điểm kĩ thuật thì

KDCN được bảo hộ theo quan điểm thẩm mỹ [14, tr.109]

Như vậy, KDCN, sáng chế và giải pháp hữu ích là sự sáng tạo thuộc hai lĩnh vực khác nhau, một bên là nghệ thuật trang trí, một bên là kĩ thuật, do đó không thể một lúc đồng thời kiêm nhiệm cả hai sự bảo hộ - một sự bảo hộ của pháp luật về sáng chế, một sự bảo hộ của pháp luật về KDCN Pháp luật về KDCN sẽ không còn được áp dụng nếu một vật không còn tính cách trang trí

và mang đến một tác dụng công nghiệp Tiêu chuẩn để phân biệt là nếu người

ta có thể đạt được cùng một kết quả từ nhiều hình dáng khác nhau (kết quả không phụ thuộc vào hình dáng) thì lúc này có thể bảo hộ bởi luật KDCN Ngược lại, chỉ có hình dáng đó mới đạt được hiệu quả kĩ thuật thì lúc này sẽ được bảo hộ bởi Luật sáng chế, giải pháp hữu ích [17].Tuy nhiên, để tránh tình trạng tranh chấp xảy ra, pháp luật Việt Nam cần quy định rõ về việc xác định một đối tượng được bảo hộ theo cơ chế nào Khi một đối tượng đã được bảo hộ

Trang 24

bởi luật về sáng chế, giải pháp hữu ích thì không được bảo hộ theo Luật về

KDCN nữa và ngược lại

1.1.3.3 Kiểu dáng công nghiệp với nhãn hiệu

Theo khoản 16, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009

định nghĩa: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của

các tổ chức cá nhân khác nhau”

Điểm giống nhau cơ bản giữa KDCN và nhãn hiệu: Là đối tượng được bảo

hộ của QSHTT, đều có thể được thể hiện thông qua đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục hoặc sự kết hợp giữa những yếu tố kể trên Cả nhãn hiệu và KDCN được bảo hộ về nội dung và căn cứ bảo hộ được xác lập trên cơ sở cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký Nhãn hiệu mang chức năng chính là dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau thì KDCN cũng dùng để phân biệt những sản phẩm có cùng tính năng sử dụng Về cơ chế bảo hộ giữa KDCN và nhãn hiệu

có những điểm khác nhau cơ bản như bảng 1.2 sau:

Bảng 1.2: Sự khác nhau giữa cơ chế bảo hộ KDCN và nhãn hiệu

Tiêu chí Kiểu dáng công nghiệp Nhãn hiệu

hạn bảo

hộ

-Bằng độc quyền KDCN có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm

kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm

- Giấy chứng nhận đăng

ký nhãn hiệu có hiệu lực mười năm kể từ ngày cấp

và được gia hạn nhiều lần

Trang 25

Trên thực tế xảy ra hai trường hợp là cùng một chủ thể sẽ đi đăng ký bảo hộ cho đối tượng của mình nhiều cơ chế bảo hộ khác nhau (trường hợp đồng nhất chủ thể) hoặc cùng một đối tượng lại được các chủ thể khác nhau đi đăng kí bảo hộ theo các cơ chế khác nhau (trường hợp không đồng nhất về chủ thể)

- Trường hợp đồng nhất về chủ thể: Một chủ thể sáng tạo ra một hình dáng bên ngoài của sản phẩm A, hình dáng đó đảm bảo các điều kiện để đăng ký QSHCN đối với KDCN vì đáp ứng được tính mới, tính sáng tạo và khả năng

áp dụng công nghiệp Ngoài ra, hình dáng đó bao gồm rất nhiều các đặc điểm tạo dáng, chứa nhiều dấu hiệu có khả năng phân biệt được hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu này với hàng hóa, dịch vụ khác Vì vậy, trong trường hợp này, sau khi đăng ký, được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận Bằng độc quyền KDCN thì chủ thể có thể tiếp tục nộp đơn đăng kí bảo hộ QSHCN đối với nhãn hiệu Luật SHTT Việt Nam hiện nay không có điều khoản nào quy định không cho phép một chủ thể được bảo hộ đối tượng của mình đồng thời trên danh nghĩa KDCN và nhãn hiệu nếu đối tượng đó thỏa mãn đồng thời tiêu chuẩn bảo hộ đối với cả hai đối tượng này Như vậy, về nguyên lý thì cùng một lúc hình dáng được tạo ra sẽ được bảo hộ theo cơ chế QSHCN đối với KDCN và nhãn hiệu

- Trường hợp không đồng nhất về chủ thể: Thực tế có trường hợp hai chủ thể khác nhau cùng được hưởng những phạm vi bảo hộ QSHCN đối với KDCN và đối với nhãn hiệu do đối tượng sáng tạo của họ thỏa mãn đồng thời tiêu chuẩn bảo hộ của hai đối tượng này Chủ thể thứ nhất đăng ký bảo hộ KDCN, chủ thể thứ hai đăng kí bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu Tại khoản 2 Điều 124 Luật SHTT 2005 quy định quyền sử dụng KDCN của chủ sở hữu bao

gồm hành vi “sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là KDCN được bảo

hộ; lưu thông, quảng cáo, chào hàng; nhập khẩu sản phẩm” Khoản 5 Điều

124 Luật SHTT 2005 quy định chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền sử dụng nhãn hiệu thông qua việc gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch; lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ; nhập khẩu

Trang 26

hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ Như vậy, chủ thể quyền của KDCN, nhãn hiệu đều có quyền năng tương đồng là quyền được sản xuất và đưa ra thị trường những sản phẩm chứa đối tượng bảo hộ Vì vậy, khi xảy ra xâm phạm khó có thể kết luận ai xâm phạm QSHTT của ai, gây ra những khó khăn trong quá trình thực thi khi các chủ thể cùng vận dụng QSHTT của mình

và cho rằng chủ thể khác có hành vi xâm phạm

1.2 Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp

1.2.1 Khái niệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp

Trước hết, ta cần xem xét khái niệm QSHCN QSHCN cùng với QTG, quyền liên quan đến QTG và quyền đối với giống cây trồng là các bộ phận hợp thành QSHTT - quyền hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ

QSHCN thường được xem xét dưới hai góc độ:

- Thứ nhất, QSHCN là một chế định pháp luật Theo đó, QSHCN bao gồm các

quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ SHCN - các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo ra, sử dụng và chuyển giao các đối tượng SHCN Dưới góc độ này, quan hệ pháp luật về SHCN được nghiên cứu từ ba yếu tố cấu

thành là chủ thể QSHCN, khách thể QSHCN và nội dung QSHCN

- Thứ hai, QSHCN được xem xét dưới góc độ quyền sở hữu của chủ thể, theo

đó, QSHCN là một trong các quyền sở hữu, là cơ sở của quyền tự do kinh doanh, các chủ thể có thể khai thác lợi ích kinh tế từ đối tượng SHCN mà mình

nắm giữ

Trong pháp luật Việt Nam hiện hành, khái niệm QSHCN được quy định tại

khoản 4 Điều 4 Luật SHTT 2005: “QSHCN là quyền của tổ chức, cá nhân đối với

sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh” Khái niệm này là sự kết hợp

của hai phương pháp định nghĩa và liệt kê nhằm thể hiện một cách đầy đủ nhất nội dung của QSHCN và các đối tượng cơ bản của QSHCN đang được pháp luật thừa nhận và bảo hộ

Trang 27

Liên quan đến khái niệm bảo hộ QSHCN, chú thích 3 của Hiệp định TRIPs

có nêu: “Bảo hộ phải bao gồm các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đạt được, việc

đạt được, phạm vi, việc duy trì hiệu lực và việc thực thi QSHCN, cũng như các vấn

đề ảnh hưởng đến việc sử dụng các QSHCN được quy định rõ trong Hiệp định.”

Ở Việt Nam, khái niệm bảo hộ QSHCN được hiểu trên phương diện khách quan

và chủ quan như sau: Về phương diện khách quan, “bảo hộ QSHCN là hệ thống

các quy định pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc xác lập và công nhận QSHCN, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể QSHCN chống lại các hành vi xâm phạm” Về phương diện chủ quan, “bảo hộ QSHCN bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc xác lập quyền, sử dụng, khai thác quyền, bảo vệ quyền chống lại các hành vi xâm phạm”[15]

Từ các định nghĩa trên, bảo hộ QSHCN đối với KDCN có thể được hiểu là:

Hệ thống các quy định pháp luật và hoạt động của các chủ thể liên quan đến việc xác lập và công nhận quyền của chủ thể đối với KDCN, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu KDCN chống lại các hành vi xâm phạm

1.2.2 Đặc điểm của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp

- QSHCN đối với KDCN phát sinh trên những cơ sở nhất định và hiệu lực của

nó được giới hạn trong một khoảng không gian, thời gian nhất định QSHCN đối với KDCN thông thường phát sinh trên cơ sở đăng ký, phải đáp ứng đầy đủ

ba điều kiện về tính mới, tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp Quyền này chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của nước nơi văn bằng bảo

hộ được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cấp Thời hạn hiệu lực của QSHCN đối với KDCN phụ thuộc vào thời gian có hiệu lực của văn bằng bảo

hộ

- KDCN được bảo hộ theo cơ chế bảo hộ QSHCN, tức là bảo hộ độc quyền về

mặt nội dung của ý tưởng sáng tạo

- Việc bảo hộ KDCN gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, nó phải có khả năng áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm có

giá trị cho đời sống của con người

Trang 28

1.2.3 Vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp

1.2.3.1 Đối với nền kinh tế

Bảo hộ quyền SHTT nói chung và bảo vệ quyền SHCN đối với KDCN nói riêng ngày càng trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển nền kinh tế, văn hóa và trở thành điều kiện tiên quyết trong hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia KDCN cũng như các tài sản trí tuệ khác càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết để tăng cường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giữa các nền kinh tế Những sản phẩm được bảo hộ KDCN sẽ giúp cho hàng hóa của Việt Nam dễ dàng thâm nhập vào nền kinh tế thế giới, củng cố uy tín

và chất lượng cho các sản phẩm của Việt Nam Việc xây dựng hệ thống bảo hộ KDCN hiệu quả cũng là một biện pháp hữu hiệu chống lại sự xâm nhập của

hàng hóa xâm phạm KDCN nhằm bảo vệ thị trường trong nước

1.2.3.2 Đối với doanh nghiệp

KDCN đẹp chính là tài sản của doanh nghiệp, có thể làm tăng giá trị

thương mại của công ty và sản phẩm của họ Việc bảo hộ KDCN bảo đảm sự độc quyền đối với việc sử dụng chúng và là nhân tố chính trong chiến lược tiếp thị của công ty

KDCN được bảo hộ còn có thế tạo ra nguồn thu nhập bổ sung cho công ty thông qua việc thu phí chuyển giao quyền sử dụng (li-xăng) kiểu dáng cho

người khác hoặc thông qua bán quyền của kiểu dáng được đăng ký

Như vậy, để doanh nghiệp phát triển bền vững, xây dựng được uy tín và cạnh tranh với các sản phẩm của nhiều doanh nghiệp khác thì việc bảo hộ KDCN của những sản phẩm này là hết sức quan trọng và cần thiết Các doanh nghiệp cũng cần ý thức hơn nữa về tầm quan trọng của việc bảo hộ QSHCN

trong hoạt động kinh doanh trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay

1.2.3.3 Đối với người tiêu dùng

Bảo hộ KDCN không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với nhà sản xuất mà còn có vai trò to lớn đối với người tiêu dùng Người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng của sản phẩm mà vấn đề kiểu dáng, mẫu mã cũng được đặt

Trang 29

ngang tầm với chất lượng Giờ đây khi cùng một loại sản phẩm, có chất lượng như nhau thì sản phẩm nào được đầu tư nhiều chất xám cho dáng vẻ bề ngoài hơn thì sản phẩm đó sẽ được nhiều người tiêu dùng lựa chọn bởi vì KDCN liên quan nhiều tới vẻ bên ngoài của sản phẩm, đến tính thẩm mỹ, yếu tố đầu tiên thu hút được sự chú ý của khách hàng Người tiêu dùng sẽ tin tưởng và an tâm

hơn khi lựa chọn, sử dụng những sản phẩm mang KDCN được bảo hộ

Chương này chủ yếu phân tích các khái niệm liên quan đến KDCN và bảo

hộ QSHCN đối với KDCN đồng thời nêu lên vai trò của việc bảo hộ quyền đối với KDCN Qua đó có thể thấy bảo hộ KDCN thật sự mang một ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế, thúc đẩy thương mại quốc tế và tăng cường

hội nhập với khu vực và thế giới

Trang 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO

HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Nhìn chung, pháp luật Việt Nam về bảo hộ QSHCN về cơ bản đã được xây dựng khá hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu của Hiệp định TRIPs cũng như những đòi hỏi nội tại của nền kinh tế thị trường Hiện nay, các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ QSHCN được ghi nhận trong các văn bản pháp luật chính sau:

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được Quốc hội thông qua ngày 25/12/2004 và Luật số 36/2009/QH 12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT, có hiệu lực từ 1/1/2010

- Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 do Chính phủ ban hành và Nghị định 122/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 103/2006/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 20/2/011) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LSHTT về SHCN

- Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 và Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 105/2006/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 20/2/2011) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LSHTT về bảo vệ QSHTT

- Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 08 năm 2013 do chính phủ ban hành quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Ngoài ra còn có nhiều văn bản pháp luật khác quy định cụ thể về trình tự, thủ tục

áp dụng các biện pháp thực thi QSHCN

2.1 Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Điều 26 Hiệp định TRIPS quy định yêu cầu bảo hộ chung đối với KDCN, đó là:

“Các thành viên phải bảo hộ các KDCN mới hoặc nguyên gốc được tạo ra một cách

độc lập Các thành viên có thể quy định rằng KDCN không được coi là mới hoặc nguyên gốc nếu không khác biệt cơ bản với những kiểu dáng đã biết hoặc với tổ hợp các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng đã biết Các thành viên có thể quy định rằng việc bảo hộ đó không áp dụng cho những kiểu dáng mà hình dáng chủ yếu do các đặc tính kỹ thuật và chức năng quyết định”

Mặc dù điều kiện bảo hộ KDCN ở mỗi quốc gia là khác nhau nhưng đều được xây dựng trên cơ sở yêu cầu chung mà Hiệp định TRIPs đã quy định Ở Việt Nam, một

Trang 31

đối tượng chỉ được bảo hộ dưới danh nghĩa là KDCN khi đáp ứng được ba điều kiện quy định tại Điều 63 Luật SHTT 2005 đó là có tính mới, tính sáng tạo, có khả năng áp

dụng công nghiệp và không thuộc các đối tượng loại trừ

2.1.1 Điều kiện về tính mới của KDCN

KDCN phải có tính mới trên phạm vi toàn thế giới, tức là KDCN đó khác biệt đáng kể với những KDCN đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kì hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên nếu đơn đăng kí được hưởng quyền ưu tiên.[5] Như vậy, tiêu chuẩn tính mới được đáp ứng nếu KDCN nêu trong đơn thỏa mãn các điều kiện sau:

- KDCN chưa bị bộc lộ công khai trước ngày nộp đơn (hoặc ngày ưu tiên) dưới

bất kì hình thức nào được mô tả hay sử dụng ở trong hoặc ngoài nước Việc

bộc lộ công khai có thể thông qua mô tả trên những ảnh chụp, hình vẽ hoặc đã qua sử dụng trên thị trường Ảnh chụp / Hình vẽ: Các loại tư liệu KDCN như công bố đơn, công bố văn bằng bảo hộ, công báo SHCN,….; các loại ấn phẩm khác đã lưu hành như sách báo, tạp chí,, catalogue,…; các chương trình truyền hình, phim ảnh, băng đĩa,… Sử dụng trên thị trường: Sản phẩm KDCN đã lưu hành trên thị trường; hiện vật mang KDCN được trưng bày tại hội chợ, triển lãm,… Phạm vi bộc lộ thông tin về KDCN không bị giới hạn ở trong nước mà còn mở rộng ra thế giới, dưới bất kì ngôn ngữ nào Tuy nhiên, pháp luật cũng

có quy định các trường hợp KDCN được coi là chưa bị bộc lộ công khai và không bị coi là mất tính mới đó là:

+ KDCN được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về KDCN đó;

+ KDCN không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong những trường hợp sau với điều kiện đơn đăng kí KDCN được nộp trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày công bố: KDCN bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký KDCN; KDCN được người có quyền đăng

kí KDCN công bố dưới dạng báo cáo khoa học; KDCN được người có quyền

Trang 32

đăng kí KDCN trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức

- KDCN có sự khác biệt đáng kể với những KDCN đã bị bộc lộ công khai trước

ngày nộp đơn (ngày ưu tiên) của KDCN đăng ký Hai KDCN được coi là khác

biệt đáng kể với nhau nếu áp dụng cho sản phẩm cùng loại, giữa chúng có đặc điểm tạo dáng không dễ nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai KDCN đó Như vậy, để hai KDCN được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu một trong hai có ít nhất một đặc điểm tạo dáng cơ bản không có trong KDCN còn lại

2.1.2 Điều kiện về tính sáng tạo của KDCN

“KDCN được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các KDCN đã được bộc

lộ công khai dưới dạng hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kì hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng kí KDCN trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, KDCN đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng”[5] Để đánh giá tính sáng tạo của KDCN,

phải tiến hành so sánh tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của KDCN đó với tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của từng KDCN đối chứng trùng lặp hoặc tương

tự tìm được trong quá trình đối chứng thông tin Người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng là người có kĩ năng thực hành kĩ thuật thông thường và biết rõ các kiến thức chung phổ biến trong lĩnh vực KDCN tương ứng Theo quy định tại thông tư số 01/2007, KDCN sẽ không được coi là có tính sáng tạo nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- KDCN là sự kết hợp đơn thuần của các đặc điểm tạo dáng đã biết (các đặc điểm tạo dáng đã được bộc lộ công khai được sắp đặt, lắp ghép với nhau một cách đơn thuần như thay thế, thay đổi vị trí, tăng giảm số lượng…);

- KDCN là hình dáng sao chép/mô phỏng một phần hoặc toàn bộ hình dáng

tự nhiên vốn có của cây cối, hoa quả, các loài động vật…, hình dáng của các hình học (hình tròn, hình elip, hình tam giác…) đã được biết rộng rãi Ví dụ: Tượng Phúc-Lộc-Thọ, hình ảnh Tháp Rùa…

Trang 33

- KDCN là sự sao chép đơn thuần hình dáng các sản phẩm, công trình đã nổi tiếng hoặc được biết đến một cách rộng rãi ở Việt Nam hoặc trên thế giới;

- KDCN mô phỏng KDCN thuộc lĩnh vực khác, nếu sự mô phỏng đó đã được biết đến rộng rãi trên thực tế Ví dụ: Đồ chơi mô phỏng ô tô, socôla hình điếu thuốc…

2.1.3 Điều kiện về khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp

“KDCN được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm

mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là KDCN đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp”[5] Kiểu dáng được tạo ra phải

áp dụng được vào sản phẩm, bằng phương pháp công nghiệp hay thủ công nghiệp

mà có thể chế tạo ra hàng loạt sản phẩm có KDCN như nhau, mang KDCN giống nhau hoặc tương tự và có thể chế tạo nhiều lần với số lượng đáng kể Tuy nhiên, một đối tượng được coi là không có khả năng dụng làm mẫu để chế tạo sản phẩm nếu nó ở trạng thái không ổn định của sản phẩm hay chỉ có thể chế tạo ra sản phẩm có hình dáng đối tượng như trong đơn nhờ có yếu tố đặc biệt khác hoặc không thể cho ra đời các sản phẩm luôn ổn định Ví dụ: Đài phun nước, pháo hoa…

Để một KDCN được bảo hộ, cần đáp ứng đủ ba điều kiện trên Tuy nhiên, một số trường hợp đáp ứng đủ ba điều kiện bảo hộ, KDCN vẫn có thể không được bảo hộ nếu trùng lặp hoặc không khác biệt đáng kể với KDCN đã nộp cho Cục SHTT với ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn.[5]

2.1.4 Đối tượng đề nghị bảo hộ kiểu dáng công nghiệp không thuộc các đối tượng bị loại trừ

Trên thực tế không phải mọi đối tượng đều được bảo hộ KDCN Có những đối tượng mang đặc tính nhất định sẽ không được bảo hộ KDCN, đó là:

- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kĩ thuật của sản phẩm bắt

buộc phải có, tức là hình dáng bên ngoài đó là yếu tố mà sản phẩm tương tự

cũng bắt buộc phải có để thực hiện chức năng kĩ thuật tương tự của sản phẩm

Trang 34

Hình 2.1: Hình dáng đĩa CD

Những chiếc đĩa CD như hình 2.1 trên mang hình dạng dẹt, phẳng, dùng để ghi dữ liệu được quyết định bởi chuyển động tương đối giữa đĩa và đầu đọc… Hình dạng của chiếc đĩa CD này là do đặc tính kĩ thuật hoặc mang tính kĩ thuật nên không thuộc đối tượng bảo hộ KDCN

- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp

Các công trình xây dựng thường gắn liền với đất đai (móng được chôn vùi trong đất), không thể dịch chuyển được bằng phương pháp và phương tiện thông thường Các công trình xây dựng thường mang tính đơn chiếc và rất ít khi có khả năng được mô phỏng trùng lặp hoặc được chế tạo hàng loạt Nếu công trình xây dựng được chế tạo dưới dạng các modun hay các đơn nguyên riêng biệt, có thể dịch chuyển và sử dụng độc lập hoặc lắp ráp với nhau để tạo thành các cửa hàng, ki-ôt, nhà lưu động… thì hình dáng công trình xây dựng trong trường hợp này không thuộc đối tượng bị loại trừ

Hình 2.2: Hình dáng toàn nhà

Hình dáng tòa nhà hình 2.2 trên sẽ không phải là đối tượng bảo hộ KDCN

- Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản

phẩm Hình dáng của sản phẩm bị che lấp, không nhìn thấy được trong quá

trình sử dụng hầu như không có giá trị trong việc thu hút thị hiếu của khách

Trang 35

hàng thông qua hình dáng bên ngoài của nó, do đó không được bảo hộ với danh nghĩa KDCN Quá trình sử dụng ở đây là quá trình khai thác công dụng sản phẩm ở trạng thái tồn tại độc lập như khi nó được đăng ký theo cách thức thông thường chứ không phải là quá trình khai thác sản phẩm mà sản phẩm mang KDCN có mặt trong đó Việc khai thác công dụng sản phẩm được thực hiện bởi bất kì người sử dụng nào, trừ các công việc bảo trì, bảo dưỡng hoặc sửa chữa sản phẩm

Hình 2.3: Hình dáng động cơ Toyota

Kiểu dáng của động cơ ô tô Toyota như hình 2.3 trên sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa KDCN, vì trong suốt quá trình sử dụng, chúng ta không thể nhìn thấy kiểu dáng của nó

Ngoài ba đối tượng bị loại trừ trên, những kiểu dáng có khả năng gây phương hại đến lợi ích xã hội, chuẩn mực đạo đức, trật tự công cộng hoặc có hại cho quốc phòng, an ninh quốc gia cũng không được bảo hộ[5], ví dụ như: kiểu dáng của máy làm tiền giả, bom thư, kiểu dáng của các sảm phẩm mang tính chất khiêu dâm, Luật pháp từ chối bảo hộ đối với những KDCN vi phạm trật tự và đạo đức cộng đồng mà còn cả những kiểu dáng vi phạm lợi ích xã hội Quy định này là cần thiết để đảm bảo KDCN được tạo ra không trái với chuẩn mực chung của xã hội Tuy vậy, đánh giá thế nào là vi phạm trật tự và đạo đức xã hội trên thực tế nhiều khi là rất khó bởi nó tùy thuộc vào chuẩn mực của từng quốc gia

2.2 Xác lập và chấm dứt quyền đối với kiểu dáng công nghiệp

2.2.1 Xác lập quyền đối với kiểu dáng công nghiệp

Ngày đăng: 01/09/2016, 08:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Lê Xuân Thảo, Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ
Nhà XB: Nxb Tƣ pháp
16. Nguyễn Bá Bình, Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam-Pháp luật và thực tiễn, Nhà xuất bản tƣ pháp, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam-Pháp luật và thực tiễn
Nhà XB: Nhà xuất bản tƣ pháp
17. Nguyễn Mạnh Bách, Tìm hiểu Luật dân sự-Quyền sở hữu trí tuệ, Nxb tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu Luật dân sự-Quyền sở hữu trí tuệ
Nhà XB: Nxb tổng hợp Đồng Nai
18. Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2012), Sự chồng lấn quyền trong bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Khóa luận tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự chồng lấn quyền trong bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Năm: 2012
19. Phạm Minh Huyền, Thực thi quyền sở hữu công nghiệp theo Hiệp định TRIPs và thực tiễn thi hành tại Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà NộiTÀI LIỆU TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực thi quyền sở hữu công nghiệp theo Hiệp định TRIPs và thực tiễn thi hành tại Việt Nam
20. European Parliament (1988), Directive 98/71/EC of the European Parliament and of the Council of 13 October 1998 on the legal protection of designs.CÁC TRANG WEB KHÁC 21. http://www.wto.ito Link
4. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs) Khác
6. Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 08 năm 2013 do chính phủ ban hành quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp Khác
7. Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 do Chính phủ ban hành và Nghị định 122/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 103/2006/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 20/2/011) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp Khác
8. Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 Sửa đổi Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ Khác
9. Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp Khác
10. Thông tƣ liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP về việc áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ Khác
11. Quy chế thẩm định đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp (2009), Bộ KH&CN-Cục Sở hữu trí tuệ.CÁC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT Khác
12. Báo cáo thường niên hoạt động sở hữu trí tuệ của Cục sở hữu trí tuệ năm 2014, nxb. Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội, 2014 Khác
13. Japan Patent Office – Asia- Pacific Industrial Property Center- JIII (2000), Bảo hộ KDCN cẩm nang dành cho doanh nhân Khác
14.. Japan Patent Office – Asia- Pacific Industrial Property Center- JIII (2000), Sách giáo khoa về quyền sở hữu công nghiệp Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w