1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ca cao tỉnh bến tre giai đoạn 2011 – 2014

78 307 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 2,15 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Liên tục trong những năm gần đây, sản lượng ca cao trên thế giới hầu như giữ nguyên và nguồn cung trong tương lai từ các nước như Ghana,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN PHƯƠNG ĐAN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CA CAO TỈNH BẾN TRE

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN PHƯƠNG ĐAN MSSV: 4114742

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CA CAO TỈNH BẾN TRE

Cần Thơ - 2014

Trang 3

LỜI CẢM TẠ



Em xin cảm ơn quý Thầy Cô của trường Đại học Cần Thơ nói chung và quý Thầy Cô của khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt những năm học vừa qua Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Kim Hạnh đã nhiệt tình định hướng, chỉ dẫn và giải đáp mọi thắc mắc để giúp em hoàn thành luận văn này

Em cảm ơn các anh, chị đang công tác ở Tổng cục Thống kê tỉnh Bến Tre và Phòng hỗ trợ kỹ thuật ca cao cho nông dân của công ty Puratos Grand-Place đã cung cấp cho em những thông tin bổ ích và tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động thu thập số liệu

Do kiến thức còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện luận văn, kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý Thầy Cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục

sự nghiệp giảng dạy cao quý; chúc các anh chị công tác tốt và chúc các cô bác nông dân tại địa bàn tỉnh Bến Tre có thật nhiều vụ mùa bội thu!

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Phương Đan

Trang 4

LỜI CAM KẾT



Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập

và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài

khoa học nào

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Phương Đan

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN KIM HẠNH

Học vị: Cử nhân

Chuyên ngành: Kinh tế Ngoại thương

Cơ quan công tác: Trường Đại học Cần Thơ

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN PHƯƠNG ĐAN

Mã số sinh viên: 4114742

Chuyên ngành: Kinh doanh Quốc tế

Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ca cao tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:

2 Về hình thức:

3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:

4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:

5 Nội dung và các kết quả đạt được:

6 Các nhận xét khác:

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014

Giáo viên hướng dẫn

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN



Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014

Giáo viên phản biện

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1 1

GIỚI THIỆU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Thời gian thu thập số liệu 2

1.3.2 Không gian nghiên cứu 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

CHƯƠNG 2 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu 4

2.1.2 Tìm hiểu về ca cao Việt Nam 4

2.1.3 Khái niệm về chứng nhận 10

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 14

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 14

CHƯƠNG 3 17

GIỚI THIỆU VỀ TỈNH BẾN TRE 17

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 17

3.1.1 Vị trí địa lý 17

3.1.2 Khí hậu 18

3.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 19

Trang 8

3.2.1 Kinh tế 19

3.2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Bến Tre 21

3.3 VĂN HÓA 24

3.4 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHUYÊN THU MUA VÀ XUẤT KHẨU CA CAO TẠI TỈNH BẾN TRE 26

CHƯƠNG 4 29

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CA CAO CỦA TỈNH BẾN TRE 29

GIAI ĐOẠN TỪ 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 29

4.1 SƠ LƯỢC VỀ NGÀNH CA CAO THẾ GIỚI 29

4.1.1 Tình hình sản xuất – chế biến 29

4.1.2 Tình hình tiêu thụ 30

4.1.3 Các thị trường chính nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm từ ca cao 32

4.2 SƠ LƯỢC VỀ CA CAO VIỆT NAM 34

4.2.1 Các cột mốc phát triển ngành ca cao Việt Nam 34

4.2.2 Diện tích 36

4.2.3 Sản lượng 36

4.2.4 Tình hình tiêu thụ và xuất khẩu 36

4.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CA CAO TỈNH BẾN TRE 37 4.3.1 Diện tích 37

4.3.2 Sản lượng 38

4.3.3 Giá 39

4.4 PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ 41

4.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT – XUẤT KHẨU CA CAO TỈNH BẾN TRE 44

4.5.1 Điều kiện tự nhiên 44

4.5.2 Các tiêu chuẩn về giống và vườn ươm 45

4.5.3 Các mô hình trồng xen canh cây ca cao đạt hiệu quả cao 46

4.5.4 Thị trường tiêu thụ 50

4.5.5 Tác động của Thương mại công bằng lên hoạt động thu mua xuất khẩu ca cao 51

Trang 9

4.6 CA CAO TỈNH BẾN TRE VÀ NHỮNG GIẢI THƯỞNG, BẰNG CẤP

NHẬN ĐƯỢC 53

CHƯƠNG 5 58

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CA CAO TỈNH BẾN TRE 58

5.1 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT 58

5.2 GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC VÀ CÁC HIỆP HỘI, BAN NGÀNH 61 5.3 GIẢI PHÁP TỪ PHÍA CÁC DOANH NGHIỆP 62

5.4 GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NGƯỜI NÔNG DÂN 63

CHƯƠNG 6 64

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64

6.1 KẾT LUẬN 64

6.2 KIẾN NGHỊ 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Trang 10

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Bến Tre năm 2013 20

Bảng 3.2 Các dự án FDI tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2014 23

Bảng 4.1 Diện tích thu hoạch cây ca cao tỉnh Bến Tre phân theo huyện 37

Bảng 4.2 Sản lượng ca cao tỉnh Bến Tre phân theo huyện 38

Bảng 4.3 So sánh về tác động môi trường giữa ca cao trồng thuần và trồng xen ở Việt Nam 48

Bảng 5.1 Phân tích ma trận SWOT 60

Trang 11

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 2.1 Trái ca cao dòng TD3 ở Bến Tre 6

Hình 2.2 Mô hình phân tích SWOT 13

Hình 3.1 Bản đồ địa lý tỉnh Bến Tre 17

Hình 3.2 Các sản phẩm xuất khẩu mang thương hiệu Figo của công ty TNHH ca cao Phạm Minh, Bến Tre 27

Hình 4.1 TOP 5 quốc gia sản xuất cacao 29

Hình 4.2 Trung bình giá ca cao thô trên thế giới (2011- 6/2014) 31

Hình 4.3 Phần trăm doanh thu của các thương hiệu ca cao – sô cô la trên thế giới năm 2012 32

Hình 4.4 Diễn biến giá xăng dầu Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2014 41

Hình 4.5 Giá trị nhận được trên mỗi thanh sô cô la bán ra năm 2012 42

Hình 4.6 Sơ đồ chuỗi giá trị trong hoạt động phân phối ca cao tỉnh Bến Tre 43

Hình 4.7 Phân bố nguồn quỹ Thương mại công bằng năm 2012 52

Hình 4.8 Các loại nhãn hiệu của Thương mại công bằng 53

Trang 12

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Agricultural Cooperative Development International/ Volunteers in Overseas Cooperative Assistance

Australian Agency for International Development

Foreign Direct Investment

Gross Domestic Product

International Cocoa Organization

Non-governmental organization The Association of Southeast Asian Nations

World Cocoa Foundation

European Union

NN&PTNN : Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trang 13

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Liên tục trong những năm gần đây, sản lượng ca cao trên thế giới hầu như giữ nguyên và nguồn cung trong tương lai từ các nước như Ghana, Bờ Biển Ngà, Indonesia, có xu hướng sụt giảm, tuy nhiên, nhu cầu sô cô la thành phẩm ở các nước châu Á lại đang tăng vọt khiến ngành công nghiệp sản xuất sô cô la chuẩn

bị đối diện với giai đoạn thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng sau hơn 5 thập kỉ kể từ khi bắt đầu thị trường Theo nhận định của nhiều chuyên gia hàng đầu trong ngành công nghiệp sản xuất sô cô la trên thế giới, hạt ca cao Việt Nam đang có lợi thế rất lớn về hương vị và được xếp vào loại có chất lượng cao nhất thế giới

Để tận dụng thế mạnh của nguồn nguyên liệu tại chỗ và vị trí địa lý gần các thị trường lớn, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã và đang tiến hành xây dựng các trung tâm phát triển, cung ứng giống, phân bón, các trạm thu mua, xử lý và tư vấn kỹ thuật ở Việt Nam để khuyến khích nông dân trồng ca cao, trong đó phải kể đến Bến Tre - một trong những tỉnh có điều kiện canh tác và thu hoạch ca cao thuận lợi nhất cả nước Bên cạnh đó, chất lượng hạt ca cao Bến Tre đã được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn chuyên thu mua, sản xuất sô cô la như Cargill, Puratos Grand Place đánh giá rất cao qua các tiêu chuẩn đạt được

Cây ca cao được xem là một trong những cây công nghiệp xen canh mang lại hiệu quả kinh tế to lớn, tuy đã quen thuộc với các nhà khoa học nhưng vẫn là giống cây mới đối với bà con nông dân cùng quan niệm lệch lạc rằng đây là giống cây tạo nguồn thu nhập phụ và chỉ thích hợp cho vùng cần xóa đói giảm nghèo khiến hoạt động đầu tư chưa thực sự hiệu quả Một vấn đề gây đau đầu cho các đối tác tiêu thụ hiện nay chính là sự bất cập về quy trình sản xuất lẫn nhu cầu thị trường của người dân dẫn đến tình trạng tự ý đốn bỏ hàng nghìn hecta vườn ca cao để chuyển sang trồng các loại cây mùa vụ khác

Trước những cơ hội và thách thức hiện nay, đề tài “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ca cao tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2014” được thực hiện

với mục tiêu phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp tối ưu để hoạt động xuất khẩu ca cao của tỉnh Bến Tre phát huy được hết thế mạnh sẵn có, hướng đến một vị trí bền vững hơn trên thị trường thế giới

Trang 14

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng xuất khẩu ca cao của tỉnh Bến Tre trong giai đoạn từ năm

2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, từ đó rút ra các bài học và đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích thực trạng xuất khẩu ca cao của tỉnh Bến Tre

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu ca cao của tỉnh Bến Tre trong những năm gần đây

- Đề xuất ý kiến và giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế sẵn có, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ca cao của tỉnh Bến Tre, đem về lượng ngoại tệ cao nhất để giúp người dân xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Thời gian thu thập số liệu

Đề tài được thực hiện từ ngày 18/8/2014 đến ngày 4/12/2014

Số liệu thứ cấp trong đề tài được thu thập trong giai đoạn trước 2011 và chủ yếu trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

1.3.2 Không gian nghiên cứu

Đề tài tập trung phân tích thực trạng xuất khẩu ca cao của tỉnh Bến Tre, thêm vào đó là các phân tích về xu hướng xuất khẩu và tiêu thụ ca cao trên toàn thế giới

1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu

Nghiên cứu hoạt động sản xuất và xuất khẩu ca cao của tỉnh Bến Tre từ năm

2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Trang 15

1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

Nguyễn Hữu Tâm, 2013 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ ca cao ở tỉnh Bến

Tre Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ Bài viết phân tích và đánh giá

thực trạng sản xuất ca cao ở tỉnh Bến Tre thông qua phương pháp đánh giá nông

thôn, điều tra trực tiếp nông hộ trồng ca cao trên địa bàn, phân tích thống kê mô

tả, so sánh và phân tích các chỉ số tài chính, nhằm nêu ra giải pháp nâng cao hiệu

quả sản xuất, tiêu thụ ca cao của các nông hộ tỉnh Bến Tre Từ những kiến thức

thu thập được, luận văn tập trung nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn còn tồn

tại để đề ra biện pháp khắc phục

Phạm Hồng Đức Phước, 2007 Phát triển bền vững ngành ca cao Việt Nam

Bài viết đánh giá sơ lược tình hình phát triển ca cao Việt Nam, nêu những thành

tựu về nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, từ đó đề ra các định hướng

phát triển trong tương lai

Luzi Ann Javier, Marvin G.Perez, Isis Almeida, eds., 2013 Chocolate eaters

drive record cocoa-output deficit: Commodities Hãng tin kinh tế thế giới

Bloomberg Bài viết đánh giá xu hướng giá ca cao toàn cầu và dự đoán về sự

thâm hụt đầu ra trong thời gian sắp tới, kèm theo đó là những giải thích cho

những biến động về nguồn cung và giá ca cao Những phân tích của chuyên gia

giúp tác giả hiểu thêm về thị trường để đưa ra những giải pháp tận dụng tối ưu

tiềm lực sẵn có của ca cao tỉnh Bến Tre

Agrifood Consulting International, 2008 Nghiên cứu tính phù hợp, khả thi và

lợi ích kinh tế xã hội trong việc sản xuất ca cao tại Việt Nam Báo cáo dự thảo

cuối cùng Xây dựng cho Cục trồng trọt, tháng 11/2008, Bethesda, Maryland, US

Bài viết sử dụng các phương pháp phân tích chuỗi giá trị, phân tích định lượng,

định tính, thu thập thông tin từ hiện trường, tổng quan tài liệu kết hợp với việc

tham vấn các chuyên gia, từ đó đưa ra những đánh giá về trở ngại, tiềm năng,

chính sách, năng lực và kế hoạch của cơ quan các cấp về sự phát triển ngành ca

cao Việt Nam Nghiên cứu đưa ra những số liệu chứng minh rủi ro về môi trường

do ca cao mang lại là thấp, thậm chí loại cây trồng này còn có vai trò tích cực

trong việc duy trì hệ sinh thái Tuy nhiên, nghiên cứu của Agrifood Consulting

International vẫn còn hạn chế, đó là đề tài được thực hiện trên địa bàn rộng, kết

quả thiếu tính chính xác và khách quan Cần phải xây dựng kế hoạch phát triển

sản xuất và xuất khẩu bền vững cụ thể cho từng địa phương, với từng điều kiện

môi trường và kinh tế xã hội riêng biệt để đạt được hiệu quả cao nhất

Trang 16

Giá trị xuất khẩu phản ánh lượng ngoại tệ của một quốc gia thu được từ hoạt

động xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định, dùng làm cơ sở để đánh giá các khả năng của nước xuất khẩu nhằm lựa chọn thị trường cho phù hợp

b Lợi ích của xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu hàng năm mang về cho nước ta một khối lượng lớn ngoại tệ, góp phần thúc đẩy phát triển đất nước, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, quy trình và nâng cao chất lượng lao động, từ đó tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập và giải quyết các vấn đề cấp bách trong xã hội

c Nhiệm vụ của xuất khẩu

Cần đầu tư nhân lực và kỹ thuật để tận dụng triệt để và hiệu quả nhất các nguồn lực sẵn có, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như công

nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

2.1.2 Tìm hiểu về ca cao Việt Nam

2.1.2.1 Nguồn gốc cây ca cao

Ca cao (tên khoa học: Theobroma cacao L.) là cây công nghiệp dài ngày,

thân gỗ, có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ) sau đó phát triển sang các nước khác ở vùng Trung, Nam Mỹ và được du nhập vào Việt Nam từ các nhà truyền giáo người Pháp vào khoảng giữa thế kỉ XX, nhưng chưa được coi là hàng hóa Vào những năm 1960, người Mỹ lại đưa ca cao vào Việt Nam nhưng

do tình hình chiến sự căng thẳng, đất nước chưa thể tập trung phát triển cây công nghiệp nói chung và ca cao nói riêng Tính đến tháng 12/2013, diện tích ca cao

cả nước đạt 22.110,3 ha, diện tích ca cao cho thu hoạch khoảng 11.055 ha

Trang 17

(chiếm 50% tổng diện tích), trong đó nổi bật như Bến Tre 7.342 ha, Bà Vũng Tàu 2.787 ha, Đắk Lắk 2.554 ha, Bình Phước 1.310 ha, Đồng Nai 1.015ha, Lâm Đồng 1.700 ha, Vĩnh Long 1.244 ha, Sản lượng hạt ca cao khô lên men trong niên vụ 2013 đạt 6.765 tấn, tăng 65 tấn so với niên vụ 2012 Phần lớn hạt

Rịa-ca Rịa-cao khô được xuất khẩu, số còn lại phục vụ cho công nghiệp chế biến bánh kẹo trong nước

2.1.2.2 Đặc điểm cây ca cao

Cây ca cao (Theobroma cacao) thuộc:

- Bộ (order) Cẩm Qùy (Malvales),

- Họ (family) Cẩm Quỳ (Malvaceae),

- Chi (genus) Theobroma Chi Theobroma gồm 22 loài, trong đó có ca

cao, bông, đay, đậu bắp, cô la là những cây công nghiệp quan trọng

Ca cao có chu kỳ sống kéo dài từ 30-40 năm, sau 3-4 năm cây bắt đầu cho trái, cứ mỗi 6 tháng thu hoạch trái một lần Cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều (nhiệt độ trung bình 25oC, độ ẩm 85%, lượng mưa hàng năm trong khoảng 1.150 đến 3.000 mm) Cây phát triển tốt trên các vùng đất có

độ cao từ 800 m so với mặt nước biển và các loại đất có thành phần cơ giới trung bình hoặc nhẹ như: đất đỏ, đất xám, đất phù sa cổ,…Cây ca cao rất nhạy cảm với nhiệt độ, vũ lượng và ẩm độ quá cao hay quá thấp, vì thế điều kiện lý tưởng nhất cho ca cao là loại đất có độ pH từ 5-8, tối ưu từ 5,5-6,7; nhiệt độ từ 18-21oC và

có khả năng chịu được độ mặn 40/100 Chiều cao cây trung bình từ 4-8 m, ưa bóng râm và ánh sáng tán xạ (50 - 60% cường độ ánh sáng tự nhiên) nên thường được trồng theo dạng xen canh bên dưới tán các loại cây tạo bóng khác như dừa, cao su, mít, vườn rừng,… Hoa ca cao nhỏ, có đường kính khoảng 10-15 mm, hoa

có 5 cánh trổ thành từng chùm nhỏ trên thân, cành hoặc trên những nhánh có lá

đã rụng Nụ hoa thường bắt đầu nở vào buổi chiều và nở rộ vào buổi sáng hôm sau, tuy nhiên chỉ một phần rất nhỏ trong số các hoa đã nở sẽ đậu thành trái Nhân tố chính cho quá trình thụ phấn hoa là những con ruồi thuộc họ Ceratopoginidae Trái ca cao có chiều dài 10-30 cm, đường kính 7-9 cm Trái có thể cân nặng từ 200-1000 gram

Tùy theo mỗi loài, hình dạng trái có sự đa dạng từ hình cầu, hình thon dài và nhọn, hình trứng hoặc hình ống Màu sắc của trái khá phong phú, có những loại trái màu xanh, màu vàng hoặc loại màu đỏ Hiện nay có các dòng ca cao thích hợp trên chân đất Bến Tre như: TD3, TD5, TD6, TD8, TD9, TD10 và TD11 do

Trang 18

trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tuyển chọn, cho chất lượng hạt tốt và tiềm năng năng suất từ 2 đến 5 tấn/ha Vì ca cao là cây thụ phấn chéo nên các trung tâm nghiên cứu khuyến cáo bà con nông dân trong mỗi vườn nên trồng từ 3 – 5 dòng nhằm tăng khả năng giao phấn để đảm bảo năng suất cao nhất

Nguồn: ảnh chụp của tác giả, 2014

Hình 2.1 Trái ca cao dòng TD3 ở Bến Tre Quá trình sơ chế sau khi thu hoạch hiện nay gồm 4 giai đoạn: trữ trái, chặt trái lấy hạt, ủ hạt lên men và phơi khô Hạt ca cao được chế biến thành bột ca cao hoặc sô cô la nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp thực phẩm Ngoài ra,

vỏ cây ca cao sau khi tách hạt thường được các nông hộ tận dụng làm thức ăn chăn nuôi, lá được dùng làm phân bón cho cây trồng

2.1.2.3 Quy trình trồng và sản xuất ca cao

Giai đoạn chuẩn bị: lá ca cao non có bản rộng và cuốn dài, dễ bị lay gãy khi

gặp điều kiện gió mạnh, khiến cây bị còi cọc hoặc chậm lớn Chính vì vậy cần chuẩn bị các loại cây chắn gió trồng xen hoặc quanh vườn ca cao, bảo vệ ca cao trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, trong địa bàn tỉnh Bến Tre hiện đang phổ biến

mô hình ca cao trồng xen vườn dừa, hoặc ca cao trồng xen mít, đảm bảo độ che phủ trong suốt thời kỳ sinh trưởng của ca cao

Chuẩn bị đất: trên đất tốt, mật độ trồng ca cao vào khoảng 3x3m, trên đất

kém màu mỡ hơn, khoảng cách trồng ca cao và khoảng 3x2,5m Nếu trồng ở mật

độ dày, năng suất tối đa của vườn sẽ cao hơn, tuy nhiên sẽ tiêu tốn vốn đầu tư ban đầu và lực lượng lao động Mật độ lý tưởng vào khoảng 400-700 cây/ha Trước khi trồng chuẩn bị lên mô, luống trước 2 tuần Vùng ĐBSCL có mực thủy cấp cao và thường xuyên bị ảnh hưởng bởi triều cường, cần chọn loại đất có tầng

Trang 19

canh tác dày, có mực nước ngầm sâu và khả năng thoát nước tốt, không bị đọng nước khi trời mưa (ca cao là cây không chịu được tình trạng nước đọng) Có thể bón lót phân chuồng hoai, vôi bột, phân lân, các loại phân hữu cơ sinh học HVP

401 H hoặc HVP 401 B kết hợp xử lý mối bằng thước Confidor hoặc Admire nồng độ 0,1-0,2% để phòng trị các loại sâu bệnh trong thời gian đầu cho cây

Bón lót: trộn chung hỗn hợp phân bón gồm 100gr super lân + 50gr phân tổng

hợp NPK 20-15-20 + phân hữu cơ để đắp quanh bầu cây, góp phần cung cấp nguồn dinh dưỡng

Giống: vì ca cao là cây công nghiệp dài ngày với thời gian trồng từ 30 đến 40

năm nên việc chọn giống rất quan trọng, nếu giống không thích hợp sẽ phải mất nhiều thời gian và tiền của để cải tạo, kém hiệu quả về kinh tế, gây thiệt hại về lâu dài Hiện nay ca cao ở Việt Nam có 3 giống chính là Forastero (nguồn gốc Trung-Nam Mỹ, Brazil, Tây Phi và được trồng rộng rãi trên thế giới; năng suất cao, kháng sâu bệnh tốt, chất lượng trung bình), Criollo (nguồn gốc Trung-Nam

Mỹ, hạt thơm, ít đắng, lá nhỏ, rất mẫn cảm với sâu bệnh, năng suất thấp, kháng bệnh kém) và Trinitario (có nguồn gốc từ Trinidad, là con lai giữa Criollo và Forastero, năng suất cao, kháng bệnh tốt) Ở riêng địa bàn tỉnh Bến Tre được trồng phổ biến giống Forastero và thế hệ lai giữa Forastero cùng Trinitario

Cách trồng: dùng dao bén cắt bỏ phần đáy bầu và phần rễ cái bị cong của

cây con, sau đó đặt nguyên bầu đã được cắt đáy vào hố chuẩn bị trước Lấp đất lại xung quanh bầu, nén chặt lại rồi kéo nhựa ra khỏi bầu đất Chỉ nên lấp đất bằng mặt bầu và trồng cây vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát

Tưới nước: nguồn nước tưới ca cao có thể lấy từ sông, hồ, mương hay nước

giếng, tưới dọc theo hàng hoặc tưới từng cây, tránh không tưới vào lúc trời nắng gắt Khi cây còn non, không dùng vòi phun trực tiếp vào cây để tránh đổ ngã Nên tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt để nước thấm từ từ vào đất và đi đến hệ thống rễ, không phí lượng nước vào các vùng khác Trường hợp cây đang trổ hoa hoặc ra trái non cũng cần tránh phun thẳng vòi nước vào hoa, trái, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, rụng trái non

Bón phân: trong năm đầu tiên tổng lượng phân bón cho mỗi cây ca cao từ

150 - 200 gram (phân tổng hợp NPK) Năm thứ hai lượng phân tăng lên khoảng 300-400 gram, đến năm thứ ba là 500-600 gram Từ năm thứ tư trở đi lượng phân còn lại khoảng 800-1.000 gram/gốc ca cao Tổng lượng phần bón mỗi năm được chia ra bón nhiều lần, chủ yếu bón vào mùa mưa Trong những năm đầu

Trang 20

lượng phân cần chôn quanh gốc nhưng khi cây đã giao tán thì chỉ cần rãi trên

mặt là được, sau đó đậy bằng lá mục vốn có sẵn trong các vườn ca cao

Tỉa cành - tạo tán: điều chỉnh cây phát triển cân đối, cành vươn đều mọi

hướng, tán lá thông thoáng để giảm thiểu sâu bệnh, chiều cao cây hợp lý dễ chăm sóc và thu hoạch Việc tạo hình, tạo tán còn tuỳ thuộc vào cây trồng từ hạt, hay cây ghép Nguyên lý chung của việc tỉa cành tạo tán là:

- Điều chỉnh cây phát triển cân đối, cành vươn đều mọi hướng để nhận được ánh sáng nhiều nhất

- Tán lá phải tỏa kín không gian dành riêng cho từng cây và không có những

lỗ hổng trong tán cây

- Dưới tán lá phải thông thoáng để giảm thiểu sâu bệnh

- Chiều cao cây hợp lý để dễ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch.Đối với cây thực sinh thì tầng cành đầu tiên cách mặt đất khoảng 1,1 – 1,3m Đối với cây ghép là 40 – 50cm

- Số lượng cành chính để tạo bộ khung nâng đỡ tán cây càng ít thì đường kính thân càng lớn nên trái càng to và nhiều…

Thu hoạch ca cao: ca cao một năm có thể chia thành 2 vụ thu hoạch vào

tháng 11, 12 và tháng 3, 4 năm sau Ngoài ra có thể thu hoạch rải rác trái vụ ở các tháng khác Trái chín có màu vàng hoặc đỏ cam (tùy giống), thuận lợi cho việc lên men vì khi đó hàm lượng bơ trong hạt cao và có hương thơm đậm nhất Không nên thu hoạch quá muộn vì hạt có thể nảy mầm bên trong trái, bị hư do sâu bệnh, chuột, sóc phá hoại Cũng không nên hái quá sớm vì năng suất sẽ thấp, khó bóc hạt và phẩm chất hạt thu được không cao

Lưu trữ trái: đây là một trong những khâu quan trọng giúp đảm bảo chất

lượng hạt ca cao Trái thu được tránh làm nứt, dập, đem lưu trữ nơi thoáng mát trong vòng 7-9 ngày Khi trái được lưu trữ, lớp cơm nhầy sẽ giảm nên giai đoạn lên men yếm khí ngắn, hạt ít chua Hạt lên men từ trái được lưu trữ sẽ có hương tốt hơn Lưu trữ trái giúp các nông hộ có diện tích nhỏ có thời gian thu gom được lượng hạt lớn hơn cho một lần ủ, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, tuy nhiên nhà nông còn gặp nhiều khó khăn về diện tích và phương tiện lưu trữ, hao hụt do bệnh thối trái và các loại gặm nhấm phá hoại

Trang 21

Phơi hạt ƣớt: hạt sau khi tách khỏi lõi trái được trải ra với độ dày 5cm, phơi

nắng từ 2-3 giờ cho giảm bớt nước, tăng độ thoáng, tăng nhiệt độ khối hạt, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lên men ngay từ đầu Nếu trời nắng tốt, trọng lượng khối hạt giảm từ 8-10% để bắt đầu quá trình lên men

Ủ hạt – lên men: hạt ca cao được ủ để giảm vị đắng, chát và hình thành

những hương vị đặc trưng của từng giống Ủ hay lên men là khoảng thời gian lấy hạt ra khỏi trái rồi dồn đống để các vi sinh vật phát triển Quá trình lên men bắt đầu khi nấm men phát triển trong lớp cơm mỏng bao quanh hạt, sau đó lớp nấm men này chuyển hóa đường trong cơm thành rượu và cuối cùng lớp cơm hạt sẽ rữa ra, chảy nước vào ngày thứ hai khi lên men Trong khi lên men, có 2 quá trình chính xảy ra là lên men yếm khí (diễn ra trong 2 ngày đầu) và lên men hiếu khí (trong 5-6 ngày tiếp theo) Hiện nay có 2 hình thức ủ hạt ca cao phổ biến là ủ trong thúng được lót bằng lá chuối hoặc ủ bằng thùng gỗ

Làm khô hạt và bảo quản: hạt ca cao sau khi lên men cần được làm khô

bằng cách phơi hoặc sấy để giảm độ ẩm từ 60% xuống còn khoảng 6,5% Trong quá trình phơi/sấy phải hết sức cẩn thận để tránh những mùi lạ phát triển Nhiệt

độ trong quá trình phơi/sấy không nên vượt quá 650C, nếu phơi quá lâu sẽ xuất hiện nấm mốc

2.1.2.4 Vai trò

Xét về khía cạnh môi trường, cây ca cao góp phần cải thiện đa dạng sinh học, tạo ra vốn carbon cho những mô hình thực hiện nông lâm kết hợp và thân thiện với môi trường Trong tiếng Hy Lạp, ca cao có nghĩa là “thức ăn của các vị thần” Các sản phẩm từ hạt ca cao có thành phần dinh dưỡng cao, tác động tích cực trên tim và hệ tuần hoàn máu, giúp cải thiện lưu lượng máu, điều hòa huyết

áp, chống oxy hóa, tăng cường trí nhớ và ngăn ngừa mầm mống của các loại ung thư Thành phần đặc trưng và cũng là nguyên nhân tạo nên vị đắng của hạt ca cao là Theobromine, chiếm từ 1,5%-1,7% trọng lượng hạt, có tác dụng kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa Ca cao còn chứa các chất bơ, phosphor tự nhiên và vitamin D, giúp chống bệnh còi xương ở trẻ em Ngoài ra, trong ca cao có chất polyphenol, một hợp chất có khả năng ngăn ngừa các bệnh tim mạch và flavonois – giúp giảm nguy cơ đông máu và kết dính tiểu cầu (nguyên nhân gây

ra các chứng đau tim và đột quỵ) Hàm lượng các chất này tỉ lệ thuận với vị đắng của ca cao và các sản phẩm làm từ ca cao

Trang 22

Vỏ trái ca cao chứa 3-4% kali trên trọng lượng chất khô, là nguồn phân bón giàu kali Tro đốt từ vỏ có thể được sử dụng làm xà phòng Vỏ ca cao khô xay nhỏ có thể độn vào thức ăn cho bò, cừu, dê Bò có thể ăn trực tiếp vỏ tươi, thay cho khẩu phần ăn truyền thống Ngoài ra, lớp cơm nhầy (chiếm khoảng 15-20% trọng lượng hạt tươi) có vị chua ngọt dịu nhẹ, thường được sử dụng làm nước sinh tố, kem hoặc dùng làm nguyên liệu tăng hương rượu vang Trong quá trình canh tác, lá ca cao thường xuyên được tỉa bỏ để tạo hình dạng thích hợp và tăng

độ thông thoáng cho cây; phần lá này còn là nguồn phân hữu cơ và là thức ăn ổn định cho vật nuôi

Về mặt kinh tế, trồng cây cao cao mang lại thu nhập ổn định và không đòi hỏi nhiều công chăm sóc Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, ca cao là loại cây xóa đói giảm nghèo vì chi phí đầu tư ban đầu thấp nhưng mang lại giá trị kinh tế cao Với đặc tính được trồng xen canh với các mô hình cây khác, trồng ca cao giúp các nông hộ tận dụng triệt để thời gian lao động nhàn rỗi và nguồn lao động sẵn có, tạo ra lợi ích kinh tế và tài chính bền vững cho tiểu nông Ngoài các vai trò nêu trên, ngành ca cao Việt Nam còn đóng vai trò làm nguồn xuất khẩu, hằng năm mang về cho nước ta một lượng ngoại tệ không nhỏ Theo đại diện Ban Điều phối ca cao Việt Nam thuộc Cục trồng trọt, cho biết, dự kiến đến năm

2015, Việt Nam sẽ hoàn thành chỉ tiêu 33,500 ha ca cao, sản lượng hạt khô lên men đạt 25,000 tấn, mang về kim ngạch xuất khẩu 60-70 triệu USD/năm Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu và các hoạt động sản xuất, phát triển Bên cạnh các nguồn lực sẵn có về tài nguyên, nước ta còn cần một lượng lớn vốn để chuyển giao công nghệ, nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu và nâng cao trình độ nhân lực Hoạt động sản xuất và xuất khẩu ca cao góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cơ cấu nền kinh tế, lợi dụng những tiềm lực sẵn có để thúc đẩy phát triển sản xuất, kèm theo đó là sự mở rộng các ngành nghề có liên quan như chế biến thức ăn công nghiệp cho gia súc, nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng, công nghiệp thực phẩm nội địa

2.1.3 Khái niệm về chứng nhận

a Định nghĩa

Chứng nhận là khi một bên thứ ba đưa ra một đảm bảo bằng văn bản rằng một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, con người hoặc tổ chức phù hợp với những yêu cầu cụ thể (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam)

Trang 23

Giấy chứng nhận là văn bản bảo đảm được cấp bởi một cơ quan chứng nhận độc lập xác định rằng quá trình sản xuất hoặc sản phẩm tuân thủ một tiêu chuẩn nhất định Các tiêu chuẩn này có thể tập trung vào các vấn đề môi trường (bảo tồn đất, bảo vệ nguồn nước, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay quản lý chất thải) hoặc các vấn đề xã hội (thu nhập của người sản xuất, quyền của người lao động,

an toàn và sức khỏe nghề nghiệp) hoặc về các khía cạnh khác như an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận có thể giúp phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá sản phẩm trên thị trường Ngoài ra, giấy chứng nhận còn giúp tăng cường thâm nhập thị trường và trong một vài trường hợp kết quả làm tăng giá thành sản xuất Các nước nhập khẩu lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU đang mở rộng thị trường cho những sản phẩm được chứng nhận Các sản phẩm được chứng nhận hữu cơ (organic – được canh tác bằng phương thức canh tác hữu cơ, không sử dụng phân bón hóa học, các hóa chất bảo vệ thực vật độc hại, các chất kích thích tăng trưởng) thường sẽ được bán với giá cao hơn sản phẩm tương tự nhưng không có chứng nhận Các nước này đang nhập khẩu lượng đáng kể các sản phẩm hữu cơ từ các nước Châu , như cà phê hữu cơ từ Đông Timo, chè hữu cơ từ Trung Quốc và Ấn Độ, chuối hữu cơ và rau hữu cơ từ Trung Quốc,

b Các loại chứng nhận chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp

Các tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN); tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC, Codex,…); tiêu chuẩn khu vực (EN,…); hoặc tiêu chuẩn nước ngoài: BS (Anh), JIS (Nhật), GB (Trung Quốc),…

GAP (Good Agricultural Practices) - Thực hành nông nghiệp tốt

Theo tài liệu của FAO 2003, GAP là “Các quá trình thực hành canh tác chế biến tại trang trại hướng tới sự bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội Kết quả là an toàn, chất lượng của thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp không phải là thực phẩm” Ngoài tiêu chuẩn VietGap của Việt Nam, các nước trên thế giới đều xây dựng tiêu chuẩn GAP cho riêng mình Bên cạnh đó, còn có một số tiêu chuẩn do các tổ chức phi Chính phủ xây dựng và chứng nhận

Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn tập trung vào 4 tiêu chí sau:

- Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất: mục đích là sử dụng càng ít thuốc Bảo vệ

thực vật càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hóa chất lên con người và môi trường

Trang 24

- Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm: bao gồm các biện pháp để đảm bảo

không có hóa chất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch

- Môi trường làm việc: mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động

của nông dân (các phương tiện chăm sóc sức khỏe, cấp cứu, nhà vệ sinh cho công nhân; đào tạo tập huấn cho công nhân; phúc lợi xã hội)

- Truy nguyên nguồn gốc: GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên

nguồn gốc Nếu có sự cố xảy ra, các siêu thị phải thực sự có khả năng giải quyết các vấn đề và thu hồi các sản phẩm bị lỗi Tiêu chuẩn này cho phép chúng ta xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm

Các chương trình GAP cấp quốc gia và khu vực:

GlobalGAP - Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu

GlobalGAP là một tổ chức tư nhân có trụ sở tại Cologne Đức, là cơ quan xây dựng bộ tiêu chuẩn tự nguyện cho việc chứng nhận các sản phẩm nông nghiệp trên toàn cầu,do tổ chức phi lợi nhuận FoodPlus là đại diện pháp nhân

GlobalGAP là tiêu chuẩn kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến

Z của dây chuyền sản xuất, bắt đầu từ khâu chuẩn bị trang trại nuôi trồng đến khâu thu hoạch, chế biến, tồn trữ; bao gồm những yếu tố liên quan đến sản xuất như môi trường, các loại thuốc, hóa chất sử dụng, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc và phúc lợi của người làm việc trong nông trại, được tạo ra nhằm đảm bảo cho người tiêu dùng về những thực phẩm được sản xuất tại trang trại bằng cách giảm thiểu những tác động bất lợi của môi trường, giảm việc sử dụng hóa chất, đảm bảo vấn đề sức khỏe cho người lao động và bảo vệ động vật Cho đến nay GlobalGAP đã xây dựng các tiêu chuẩn cho rau và trái cây, hoa và cây kiểng, cà phê, chè, thịt lợn, gia cầm, gia súc và cừu, bò sữa và thủy sản (cá hồi)

ASEANGAP - Thực hành nông nghiệp tốt của Đông Nam Á

ASEANGAP được ban thư kí của tổ chức ASEAN xây dựng (với đại diện

là các nước thành viên) từ năm 2006 với mục tiêu giúp tăng cường hài hòa các chương trình GAP quốc gia của các nước thành viên ASEAN, đề cao sản phẩm

an toàn cho người tiêu dùng, duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy thương mại rau quả trong khu vực và quốc tế ASEANGAP là tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt trong quá trình gieo trồng, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch các sản phẩm rau quả tươi trong khu vực Đông Nam Á Cấu trúc của ASEANGAP gồm có 4 phần chính: i) an toàn thực phẩm; ii) quản lý môi trường;

Trang 25

iii) điều kiện sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội cho người lao động; iv) chất lượng sản phẩm Mỗi một phần có thể được sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp các phần với nhau Điều này cho phép từng bước thực hiện ASEANGAP, theo từng phần một (mô-đun) trên cơ sở ưu tiên của mỗi quốc gia

VietGAP - Thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam

Ngày 28-1-2008, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tiêu chuẩn riêng biệt của Việt Nam đối với từng sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, có tên viết tắt là VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất VietGAP cho sản phẩm rau, quả tươi an toàn trên cơ sở GlobalGAP, ASEANGAP nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rau quả Việt Nam tham gia thị trường ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất bền vững VietGAP dễ áp dụng, ít tốn kém nhưng hiệu quả Hiện nay, tiêu chuẩn VietGAP đã được nhiều quốc gia công nhận, trong đó

có Mỹ

Để đăng ký chứng nhận VietGAP cần phải hoàn thành các bước:

1 Nhà sản xuất gửi hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP về Tổ chức chứng nhận Hồ sơ đăng ký gồm:

a Giấy đăng ký chứng nhận VietGAP theo mẫu tại Phụ lục 1 của quy chế

b Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết

kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản

c Kết quả kiểm tra nội bộ theo quy định tại điều 8 quy chế

2 Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ

sơ đăng ký Tổ chức chứng nhận xem xét hồ sơ, hướng dẫn bằng văn bản cho nhà sản xuất bổ sung hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đúng quy định

3 Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ Tổ chức chứng nhận thoả thuận để ký hợp đồng chứng nhận VietGAP với nhà sản xuất Hợp đồng cần bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của hai bên trong hoạt động chứng nhận VietGap

Trang 26

 Ngoài ra, châu Âu, các quốc gia thành viên còn lại trong ASEAN và các cường quốc khác trên thế giới cũng đã và đang xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đảm

bảo chất lượng như: GAP châu Âu (EUREPGAP), hệ thống SALM của Malaysia (The Farmer Accreditation Scheme of Malaysia), Q-GAP của Thái Lan (2005), QA-GAP (GAP-VF) của Singapore, chứng nhận JGAP của Nhật Bản (28/04/2006); ChinaGAP của Trung Quốc (11/04/2006); IndiaGAP của Ấn

Độ,…

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ xuất bản Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre các năm trong giai đoạn từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, các trang web của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, sách, báo và các phương tiện truyền thông để phân tích thực trạng sản xuất và xuất khẩu ca cao trên thế giới và Việt Nam, đặc biệt là ở tỉnh Bến Tre

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Đối với mục tiêu (1), sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích,

xử lý số liệu thứ cấp, đánh giá và so sánh số liệu thứ cấp qua từng năm, từng giai đoạn để phân tích thực trạng sản xuất và xuất khẩu ca cao ở tỉnh Bến Tre

- Phương pháp số tương đối: So sánh hai chỉ tiêu để đánh giá mức độ biến

động của hai chỉ tiêu đó theo thời gian, từ đó làm cơ sở phân tích, nhận định

về một sự việc (thường dùng để tính tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ hoàn thành kế hoạch, v.v…) Với Y1 là chỉ số ở kỳ nghiên cứu, Y0 là chỉ số của kì gốc, ta áp dụng công thức:

- Tỉ lệ chênh lệch = (Y1-Y0) / Y0 * 100%

- Phương pháp số tuyệt đối: gồm số tuyệt đối thời kì và số tuyệt đối thời

điểm, dùng để phân tích sự biến động của chủ thể, được tính bằng đơn vị cụ thể, mang tính chính xác cao

- Mức độ chênh lệch = Y1- Y0

Trang 27

Đối với mục tiêu (2), sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh số tương đối, tuyệt đối, tổng hợp số liệu thứ cấp của nhiều mục tiêu qua từng năm để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu ca cao tỉnh Bến Tre

Đối với mục tiêu (3), sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT cùng chuỗi giá trị để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu ca cao tỉnh Bến Tre, từ đó đề ra giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ca cao trong địa bàn tỉnh thời gian sắp tới

- Phương pháp phân tích ma trận SWOT: SWOT là viết tắt của 4 từ

Strenghts (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ) Phương pháp phân tích mô hình SWOT được dùng để xác định các ưu điểm, khuyết điểm, cơ hội phát triển, tổng hợp các yếu tố từ bên trong và các yếu tố bên ngoài và thách thức mà một công ty, hoặc đối tượng nghiên cứu phải đương đầu Mô hình ra đời từ những năm 60-70 tại viện nghiên cứu Stanford, do nhóm nghiên cứu gồm Marion Dosher, Dr Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert F Stewart và Birger Lie thực hiện

Nguồn: Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2013

Hình 2.2 Mô hình phân tích SWOT

SO: Giải pháp công kích

Trang 28

- Phương pháp Phân tích chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị (Value chains) là khái niệm về quản lý kinh doanh, được đề

xuất bởi học giả marketing - GS Michael Porter vào năm 1985 trong quyển Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance (Tạm dịch: Lợi thế Cạnh tranh: Tạo và duy trì hiệu suất ở mức cao) khi khảo sát về các

hệ thống sản xuất, thương mại dịch vụ Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ với nhau nhằm tạo ra giá trị của một sản phẩm và thể hiện lợi nhuận từ các hoạt động này, từ khâu nguyên vật liệu đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến, thương mại và cuối cùng là tiêu dùng Chuỗi giá trị bao gồm 3 thành phần:

 Hoạt động chính: là những hoạt động diễn ra theo thứ tự nối tiếp nhau,

các hoạt động này có liên quan trực tiếp đến việc tạo ra giá trị cho sản phẩm

1 Vận chuyển đầu vào (Inbound Logistic): tiếp nhận nguyên liệu, vận

chuyển và lưu trữ nguyên liệu đầu vào

2 Sản xuất (Operations): tạo ra sản phẩm

3 Vận chuyển đầu ra (Outbound Logistics): vận chuyển thành phẩm và

lưu giữ trong kho bãi

4 Tiếp thị và bán hàng (Marketing and Sales)

5 Dịch vụ (Services): chăm sóc và hỗ trợ khách hàng

 Hoạt động hỗ trợ: là những hoạt động diễn ra song song với các hoạt

động chính nhằm hỗ trợ việc tạo thành sản phẩm, có tác dụng gián tiếp tạo ra giá trị cho sản phẩm

1 Mua hàng (Procurement): thu mua máy móc, thiết bị và các nguyên

liệu đầu vào

2 Phát triển công nghệ (Technology development): cải tiến sản phẩm và

các quy trình sản xuất

3 Quản lý nguồn nhân lực (Human resource management): tuyển dụng,

đào tạo, phát triển và đãi ngộ nhân lực

4 Cơ sở hạ tầng (Firm infrastructure): các hoạt động quản lý, kế toán,

pháp lý,…

Phân tích chuỗi giá trị giúp xác định những khó khăn của từng khâu trong chuỗi, từ đó đưa ra các giải pháp để khắc phục, giúp sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường Ngoài ra, việc phân tích còn giúp tạo ra nhiều cơ hội tăng giá trị gia tăng trong tương lai

Trang 29

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ TỈNH BẾN TRE 3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

thành 3 cù lao lớn: cù lao Hóa (gồm 2 huyện Châu Thành, Bình Đại), cù lao Bảo (gồm Thành phố Bến Tre và 2 huyện Giồng Trôm, Ba Tri), cù lao Minh (gồm 4

huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú) với 164 xã, phường và thị trấn Nhìn trên bản đồ, tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt mà đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn giống như nan quạt xoè rộng ra ở phía Đông Điểm cực Bắc của tỉnh Bến Tre nằm trên vĩ độ 9o48’ Bắc, tiếp giáp tỉnh Tiền Giang; điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105o57’ Đông, cực nam nằm trên vĩ độ

Trang 30

10o20’ Bắc, giáp hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh; điểm cực Đông nằm trên kinh

độ 106o48’ Đông, giáp biển Đông

Bến Tre có địa hình tương đối bằng phẳng, gồm vườn cây ăn trái và xen kẽ rải rác một số cồn cát, rừng chồi, rừng ngập mặn ven biển và các cửa sông Hệ thống kênh rạch chẳng chịt dài hơn 6,000 km đan xen vào nhau, thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông đường thủy và hệ thống thủy lợi Tỉnh Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km, cách thành phố Cần Thơ 120 km tiện cho việc giao thương, vận chuyển hàng hóa, cùng với 65 km đường bờ biển thuận lợi cho phát triển kinh tế biển đa dạng, bao gồm nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, xây dựng cảng biển, phát triển du lịch, dịch vụ vận tải biển,

3.1.2 Khí hậu

Tỉnh Bến Tre thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mỗi năm

có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; mưa thuận gió hòa với lượng mưa trung bình hàng năm từ 2,000 đến 2,300mm Bến Tre nằm ngoài tầm ảnh hưởng của gió mùa cực đới nên nhiệt độ quanh năm mát mẻ, ít biến động Tuy tiếp giáp với biển Đông nhưng Bến Tre ít phải chịu ảnh hưởng của bão vì tỉnh nằm ở vĩ độ thấp Hàng năm, tỉnh đón hai đợt gió mùa: gió Đông Bắc khô hạn và gió Tây Nam mưa ẩm Là tỉnh có nhiều sông, rạch chằng chịt, Bến Tre có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch xanh, bởi nơi đây còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn cùng môi trường sinh thái trong lành với màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái rộng lớn

Bến Tre là vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long, diện tích gieo sạ lúa năm 2013 đạt trên 72.237 ha, sản lượng ước đạt 335.382 tấn Với điều kiện nhiệt

độ và độ ẩm hiện nay, tỉnh Bến Tre còn thích hợp cho các loại cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là cây ăn trái với nhiều sản vật, hoa quả đa dạng và phong phú như lúa, ngô, khoai, dứa, chôm chôm, mãng cầu, vú sữa, sầu riêng, Về cây công nghiệp có ca cao, thuốc lá, mía, bông Đặc biệt Bến Tre là xứ sở của dừa với hơn 50.000 ha trồng dừa, nổi tiếng với các sản phẩm kẹo dừa Bến Tre, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc Làng nghề Cái Mơn hàng năm cung ứng cho thị trường hàng triệu giống cây ăn quả và cây cảnh nổi tiếng khắp nơi

Với những điều kiện tự nhiên như được trình bày ở trên cho thấy rất phù hợp để Bến Tre phát triển cây ca cao Tuy nhiên, để phát triển tốt, chúng ta cũng cần phải xem xét những điều kiện kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh

tế của hoạt động canh tác cây trồng này

Trang 31

3.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI

3.2.1 Kinh tế

Bến Tre là tỉnh có nhiều nguồn lợi về thủy sản, đường bờ biển dài, thuận

lợi cho hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, tạo ra nguồn tài nguyên biển

phong phú như tôm, cua, cá, mực, nhuyễn thể,… Ngoài ra, Bến Tre còn là vùng

đất được phù sa bồi đắp, thích hợp cho việc trồng lúa ( tổng diện tích canh tác lúa

năm 2013 đạt 605 nghìn ha, năng suất bình quân khoảng 55 tạ/ha) và các loại cây

ăn trái như: bưởi da xanh, sầu riêng, chôm chôm,… mang lại hiệu quả kinh tế

cao

Bến Tre bấy lâu nay đã nổi danh “xứ dừa” với diện tích trồng dừa lớn nhất

cả nước khoảng 57.267 ha, cây dừa góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của

tỉnh, giúp xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời

giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, đóng góp đáng kể vào ngân sách địa

phương Cây dừa còn đóng vai trò làm vườn phủ bóng, tạo điều kiện trồng xen

canh thêm nhiều loại cây trồng khác như ca cao, chuối, hồ tiêu, …

Giá trị tăng thêm khu vực nông - lâm - thủy sản trong 6 tháng đầu năm

2014 ước đạt 2.090,5 tỷ đồng, tăng 2,53% so cùng kỳ; trong đó nông nghiệp tăng

1,5%, thủy sản tăng 4,17% Cơ cấu kinh tế: khu vực I: chiếm 43,42%; khu vực II:

23,52%; khu vực III: 33,06% (so với mục tiêu đề ra ở Nghị quyết số

19/2013/NQ-HĐND ngày 06/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh, khóa VIII về nhiệm vụ phát

triển kinh tế - xã hội năm 2014: 42%; 21,6%; 36,4%)

Tính đến đầu năm 2014, toàn tỉnh Bến Tre có trên 2.886 doanh nghiệp và

hơn 44.000 hộ kinh doanh cá thể đăng ký hoạt động trên nhiều lĩnh vực Hiện nay

tỉnh đã hình thành 2 khu công nghiệp có quy mô lớn là Khu công nghiệp Giao

Long và Khu công nghiệp An Hiệp, được đưa vào hoạt động nhằm thu hút các dự

án đầu tư trong nước lẫn quốc tế vào tỉnh; tỷ lệ diện tích cho thuê lắp đầy KCN

Giao Long giai đoạn 1 đạt 93,54%, giai đoạn 2 đạt 67,8%, KCN An Hiệp đạt

89,97% Giá trị sản xuất công nghiệp tại các khu công nghiệp ước đạt 2.838,34 tỷ

đồng, chiếm 43,3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài chiếm 36,4%; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 313 triệu USD

(tăng 30,6% so với năm 2012); kim ngạch nhập khẩu đạt 132,9 triệu USD (tăng

17% so với năm 2012) Trong năm 2013, tỉnh Bến Tre đã cấp mới 10 giấy chứng

nhận đầu tư vào các khu công nghiệp với vốn đăng ký hơn 2.100 tỷ đồng Công

tác đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp cũng đang được tập trung thực hiện,

tuy nhiên vẫn còn hạn chế về nguồn vốn nên bị chậm tiến độ

Trang 32

Bảng 3.1 Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Bến Tre năm 2013

- Xuất khẩu dừa nguyên trái hàng năm từ 200 triệu trái/năm để làm nguyên liệu chế biến Tổng kim ngạch xuất khẩu 2012 là 109 triệu USD

Ca cao

8.199ha và với sản lượng 27.816 tấn Hiện có 01 nhà máy chế biến, sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo (Bỉ) đang xây dựng tại Khu công nghiệp Giao Long và 01 doanh nghiệp trong nước đang hoạt động (bột ca cao) ngoài Khu công nghiệp

Mía 5.033 ha với sản lượng 405.622 tấn Có 1 nhà máy công suất 2.500

Gia súc (lợn, bò) 600.000 con (lợn 440.000 con): tập trung chủ yếu Mỏ Cày Nam,

Mỏ Cày Bắc, Ba Tri, Giồng Trôm và Thạnh Phú

Gia cầm 5 triệu con (chủ yếu là Ba Tri, Giồng Trôm và Thạnh Phú)

Diện tích nuôi

thủy sản 42.516 ha (chủ yếu tôm, cá và nghêu)

Sản lượng

thủy sản 309.231 tấn (kể cả nuôi và khai thác)

Tôm sú nuôi thâm

canh và bán thâm

canh

5.380 ha

Cá da trơn (cá tra) 719 ha với sản lượng 155.000 tấn

Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh Bến Tre, 2013

Trang 33

Tổng sản phẩm trong tỉnh - GDP trong 6 tháng đầu năm 2014 ước thực hiện được 5.720,8 tỷ đồng, tăng 7,3% so cùng kỳ năm trước (năm 2013, Bến Tre có tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 6,72% so với cùng kì 2012) Cũng trong 2 quý đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 282 triệu USD (đạt 47% so với NQ), tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 5.300 tỷ đồng (đạt 40,5% so với NQ), thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 693,47 tỷ đồng (đạt 49,5% chỉ tiêu Trung ương giao và đạt 46,3% chỉ tiêu địa phương phấn đấu); cùng chỉ tiêu trên

cả năm 2013 đạt 100,1% chỉ tiêu Trung ương đề ra và đạt 95,4% chỉ tiêu địa phương phấn đấu

3.2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Bến Tre

Theo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh Bến Tre, sau 9 tháng đầu năm 2014, tỉnh có 47 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký là 405 triệu USD, trong đó

có 16 dự án thuộc khu công nghiệp với tổng vống đăng ký đạt 249 triệu USD, quy

mô trung bình của các dự án thuộc loại vừa so với cả nước Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư của tỉnh trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tìm hiểu đã tăng hơn so với cùng kỳ các năm trước Hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI của tỉnh Bến Tre có thể chia thành 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1 (1990-2000): trong giai đoạn này toàn tỉnh Bến Tre chỉ có 2

dự án thuộc lĩnh vực chế biến các sản phẩm từ dừa, một của công ty trách nhiệm hữu hạn AVW với 100% vốn của Bỉ, chuyên sản xuất vỏ dừa cắt miếng, được xem là dự án FDI tiên phong của tỉnh Bến Tre Dự án còn lại là của công ty

TNHH Chế biến dừa với 100% vốn đầu tư của Malaysia, chuyên chế biến các sản phẩm từ cơm dừa nạo, sấy Tổng vốn đăng ký đầu tư cho giai đoạn này vào

khoảng 3 triệu USD

Giai đoạn 2 (2001-2005): tỉnh Bến Tre đã thu hút được thêm 3 dự án FDI,

ngoài chế biến các sản phẩm từ dừa, đã có thêm dự án đầu tư vào lĩnh vực y tế như sản xuất dược phẩm với 100% vốn của Hồng Kông – Trung Quốc; lĩnh vực thương mại dịch vụ (khách sạn Việt Úc với 100% vốn từ Úc) Tổng lượng vốn đăng ký giai đoạn này đạt khoảng 8 triệu USD, tuy nhiên các dự án vẫn còn ở quy

mô nhỏ và vừa, vẫn hoạt động bên ngoài khu công nghiệp, chưa thật sự tác động đến nền kinh tế của địa phương Dự án chế biến sản phẩm cơm dừa nạo sấy của Sri-lanka được cấp phép vào năm 2001 đã khởi đầu cho chuỗi tăng trưởng và phát triển mạnh của ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm có nguồn gốc từ cơm

Trang 34

dừa nạo sấy của tỉnh, đưa Việt Nam nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng vào top 4 các quốc gia xuất khẩu cơm dừa nạo sấy lớn nhất trong khu vực (Silvermill, 2004)

Giai đoạn 3 (2006-2014): đây được xem là giai đoạn thu hút đầu tư tốt

nhất của tỉnh Bến Tre, mang về thêm 35 dự án FDI thu hút được từ 13 quốc gia

và vùng lãnh thổ Cũng chính trong giai đoạn này tỉnh Bến Tre được Chính phủ phân cấp mạnh trong việc cấp giấy phép và quản lý dự án FDI, đồng thời tỉnh đã chủ động tạo điều kiện thu hút và giữ chân các nhà đầu tư thông qua việc cho xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước và đào tạo thêm nguồn lao động để phục vụ đầu tư Vào ngày 19/1/2009 trên địa bàn tỉnh đã diễn ra lễ khánh thành và thông xe cầu Rạch Miễu với tổng chiều dài 8.331m, nối liền hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang, giúp phá thế độc địa của tỉnh Bến Tre với các tỉnh thành lân cận Tính đến năm 2012, hai khu công nghiệp Giao Long và An Hiệp đã thu hút được 16 dự án FDI trong vòng 5 năm, với tổng số vốn đăng ký là 249 triệu USD Các dự án trong giai đoạn này khá đa dạng, từ khai thác các thế mạnh kinh tế, nông nghiệp của tỉnh như chế biến các sản phẩm nguồn gốc nông-thủy sản, khai thác các nguồn lao động phục vụ các ngành công nghiệp như gia công giàu, may mặc, sản xuất túi xách, công nghiệp phụ trợ điện ô tô và các ngành dịch

vụ khác Riêng trong năm 2012 tỉnh Bến Tre đã thu hút được 8 dự án FDI mới, tăng vốn cho 2 dự án trong khu công nghiệp với quy mô tổng vốn đăng ký đạt gần

75 triệu USD Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 15/9/2014 tỉnh Bến Tre đã cấp mới cho 15 dự án, trong đó có 6 dự án FDI (tăng gấp 3 lần so với 9 tháng đầu năm 2013) với tổn vống đăng ký hơn 48 triệu USD và 9 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 2.157 tỷ đồng, trong đó Hồng Kông

là quốc gia dẫn đầu về vốn đăng ký đầu tư, chiếm 42% tổng vốn thu hút với các mặt hàng đầu tư về dệt khăn, gia công giày xuất khẩu, sản xuất dược phẩm; kế tiếp là Hàn Quốc với 23% và theo sau là các dự án của Lào, Úc, Đài Loan (Trung Quốc) với quy mô thấp, chỉ tập trung phần lớn vào lĩnh vực chế biến các mặt hàng thạch dừa, chỉ xơ dừa, dừa trái, cơm dừa nạo sấy Toàn tỉnh hiện có 47 dự

án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 405,44 triệu USD, đạt 106,8% kế hoạch đề ra

Trang 35

Bảng 3.2 Các dự án FDI tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2014

năm 2011

Lũy kế năm 2012

Lũy kế năm 2013

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2014

Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre qua các năm

Dù điều kiện hiện tại kinh tế khó khăn, các nhà đầu tư có xu hướng giảm vốn

và quy mô đầu tư mới Tuy nhiên, hàng năm tỉnh vẫn thu hút thêm nhiều dự án mới Số đoàn nhà đầu tư đến Bến Tre để tìm hiểu thông tin thủ tục và cơ hội hợp tác đầu tư - kinh doanh không ngừng tăng lên thông qua các hoạt động xúc tiến, 9 tháng đầu năm 2013 có 110 đoàn, đến 9 tháng đầu năm 2014 đã tăng lên thành

188 đoàn, trong đó có 71 đoàn đầu tư đến từ nước ngoài, tăng 86,8% so với cùng

kỳ năm 2013, chủ yếu đến từ các quốc gia: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Thụy Sỹ, Ấn Độ, Venezuela, Cộng hòa Séc, Đức, Indonesia, Úc, New Zealand, Na Uy Các lĩnh vực nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất chủ yếu là chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ dừa, thủy sản, may mặc, nhà máy sản xuất than hoạt tính và các dự án nằm trong danh mục dự án ưu tiên mời gọi đầu tư của tỉnh như: tìm hiểu đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Phú Thuận, Giao Hòa, dự án đường Hồ Chí Minh trên biển, đầu tư xây dựng chợ, nhà máy nước, Hầu hết các dự án FDI tỉnh Bến Tre là đầu tư vào khu công nghiệp Giao Long và An Hiệp (chiếm 39% số dự án và 81% tổng vốn đăng ký đầu tư); 61% dự án còn lại là đầu tư vào khu vực ngoài khu công nghiệp (chiếm 19% còn lại trong tổng vốn đăng ký) Với 2 khu công nghiệp đang hoạt động thuộc địa bàn và tỉ lệ diện tích đất công nghiệp cho thuê trong khu đất lấp đầy đạt

Trang 36

95% (cao nhất trong các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long), huyện Châu Thành chiếm tỷ lệ thu hút vốn cao nhất, đạt 42,5%, kế đến là thành phố Bến Tre với 25%, huyện Giồng Trôm 12,5%, huyện Mỏ Cày Nam 7,5%, huyện Bình Đại 7,5%, huyện Ba Tri 2,5% và huyện Mỏ Cày Bắc 2,5% Trong 3 huyện có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn chỉ có huyện Thạnh Phú chưa thu hút được

dự án đầu tư, song song đó huyện Chợ Lách cũng chưa thu được dự án FDI nào trong nhóm các huyện có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn

Về giải ngân nguồn vốn FDI, trong giai đoạn 2011 - 2013 số vốn thực hiện giải ngân ước đạt khoảng 60%, tương đương 186 triệu USD trong tổng sống 309 triệu USD vốn đăng ký, nguyên nhân là do nhiều dự án trong giai đoạn này được thực hiện chậm tiến độ hoặc thậm chí chưa triển khai thực hiện, như dự án sản xuất nắp hầm hàng của Công ty TNHH Vatalux Anpha, liên doanh Malaysia; dự

án chế biến dừa của Công ty TNHH Gia Nguyên, Trung Quốc; dự án sản xuất than hoạt tính của Công ty TNHH Shinkwang Entech, Hàn Quốc, dự án của Đức… Đến 9 tháng đầu năm 2014, vốn giải ngân của các doanh nghiệp FDI đã ở mức 44,67 triệu USD, đạt 148,89% kế hoạch năm, tăng 77,4% so với cùng kỳ năm 2013 (9 tháng đầu năm 2013 doanh thu xuất khẩu toàn tỉnh Bến Tre đạt mức 231,52 triệu USD)

Với đặc trưng là tỉnh tiếp giáp biển, có hệ thống sông rạch chằng chịt, Bến Tre còn phát triển mạnh về mặt chăn nuôi và khai thác thủy sản Tính đến cuối năm 2013, tổng diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh toàn tỉnh đạt 8.412 ha (tăng 1,9% so với năm 2012), mang lại lợi nhuận cao cho nông dân Ngoài tỉnh còn có các mô hình nuôi nghêu nhuyễn thể, nuôi tôm càng xanh trong mương vườn, nuôi tôm càng xanh luân vụ với tôm sú trên ruộng lúa, nuôi cá lồng bè,… đều phát triển tốt và có hiệu quả Về khai thác thủy sản, toàn tỉnh có 3.709 tàu đăng ký hoạt động, trong đó có 1.759 tàu khai thác xa bờ Hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản đang được tỉnh khuyến khích đầu tư phát triển, ưu tiên đầu tư kinh phí cho lĩnh vực tuyển chọn giống và nhân rộng đối tượng nuôi mới,

có hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở đảm bảo quy hoạch phát triển bền vững

3.3 VĂN HÓA

Tỉnh Bến Tre có khoảng 1.255 triệu dân với hơn 64,5% dân số thuộc độ tuổi lao động, sức lao động trẻ, có tính cần cù, sáng tạo và chăm chỉ làm việc Trong năm 2013, tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh Bến Tre ước đạt 46,7%, tạo việc làm cho 24.983 lao động, trong đó số lao động xuất khẩu là 312 người

Trang 37

Quy mô giáo dục trên địa bàn tỉnh đang được đầu tư và mở rộng để đáp ứng nhu cầu học tập trong nhân dân Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 31 trường trung học với 40.000 học sinh, trong đó có khoảng 12,000 học sinh trung học phổ thông và khoảng 3.000 học sinh bước vào các trường Đại học, Cao đẳng Tổng kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục trong năm 2013 là 20.324

tỷ đồng, chủ yếu để xây dựng thêm khối lớp học, hành lang và nhà ăn cho các trường Tính đến 6 tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh hiện có 172 trường mầm non, mẫu giáo, 190 trường tiểu học, 134 trường trung học cơ sở; 32 trường trung học phổ thông; 10 trung tâm giáo dục thường xuyên và 01 trung tâm Kỹ thuật tổng hợp và Hướng nghiệp tỉnh; trường Cao đẳng Bến Tre và 02 trường trung cấp chuyên nghiệp; có 100% xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng Tỉ

lệ học sinh bỏ học cấp TH giảm 0,006%, cấp THCS giảm 0,04%; riêng cấp THPT tăng 0,23% so với cùng kỳ Kết quả thi học sinh giỏi các cấp được duy trì

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đã được thực hiện nghiêm túc, có 10.883 học sinh dự thi (trong đó GDTX có 1.092 học sinh dự thi) Theo báo cáo kết quả

sơ bộ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2013-2014, số học sinh thi đỗ hệ THPT đạt 99,67%; hệ GDTX đạt 91,38%

Công tác phổ cập giáo dục (PCGD) được tập trung thực hiện, toàn tỉnh có

152 xã, phường, thị trấn và 05 huyện/thành phố đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi; 100% xã, phường, thị trấn và 9/9 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGD THCS; 87/164 xã/phường/thị trấn và thành phố Bến Tre đạt chuẩn PCGD trung học Toàn tỉnh hiện có 141 trường đạt chuẩn quốc gia Tỉnh có hai trường Cao đẳng và trên 60 cơ sở dạy nghề, hằng năm đào tạo và giới thiệu việc làm cho khoảng 30,000 lao động; trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 36% Trong

6 tháng đầu năm đã tư vấn việc làm, nghề nghiệp cho 30.329 lượt người, giải quyết việc làm cho 10.631 lao động (5.397 nữ), đạt 46,22% kế hoạch, trong đó xuất khẩu lao động 203 người (55 nữ), đạt 40,6% kế hoạch Tiếp tục thực hiện

Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các cơ sở dạy nghề đã tuyển sinh và đào tạo nghề cho 1.700 người trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng, đạt 16,19% kế hoạch

Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tiếp tục được quan tâm thực hiện; các hoạt động phòng, chống dịch bệnh được duy trì và triển khai thực hiện tốt; việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện thường xuyên và chặt chẽ nên ngộ độc thực phẩm không xảy ra Trong 6 tháng đầu năm, đã ghi nhận 128 ca sốt xuất huyết, không tử vong; 921 ca hội chứng tay chân miệng,

Trang 38

không tử vong; 126 ca sốt phát ban; 26 ca bệnh sởi và xuất hiện 01 ổ dịch sởi tại

xã Tân Thạch; huyện Châu Thành; ghi nhận thêm 61 người nhiễm HIV, 27 người chuyển sang AIDS, 22 người tử vong; tính đến nay, toàn tỉnh có 3.119 người nhiễm HIV, 1.417 người chuyển sang AIDS và 921 người tử vong Việc khám và điều trị bệnh được duy trì thực hiện tốt, giải quyết kịp thời các trường hợp bệnh nhân vào viện, nhất là trong các dịp lễ, tết; trong 6 tháng đầu năm 2014

đã ghi nhận 92 ca tử vong, tỷ lệ tử vong chung là 0,12%; công suất sử dụng giường bệnh toàn tỉnh đạt 84,59%

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả chủ yếu đạt được, theo báo cáo Tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh Bến Tre về phát triển kinh tế-xã hội năm

2013, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: nền kinh tế tăng trưởng còn thấp và chưa vững chắc, sức cạnh tranh sản phẩm yếu, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành còn thấp Một số chỉ tiêu cơ bản như chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh có chuyển biến nhưng chưa hoàn thành đúng kế hoạch đề ra; do tình hình lạm phát và thắt chặt đầu tư công theo Nghị quyết của Chính phủ nên nhiều công trình chậm tiến độ, hoạt động huy động vốn gặp khó khăn Tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp còn chậm Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng ở nhiều nơi gặp khó khăn làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công và giải ngân của dự án Việc chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ mới vào sản xuất và đời sống chưa nhiều, chưa tạo được sức lan tỏa lớn Cơ sở vật chất trường lớp chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày; đội ngũ giáo viên tuy đã được bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới Tỷ suất sinh tăng cao; chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của nhân dân Bên cạnh đó mức chi trả của Bảo hiểm Y tế cho khám, chữa bệnh ở tuyến xã còn thấp Hoạt đông xuất khẩu lao động thấp; tỷ lệ hộ nghèo ở một số địa bàn còn cao, một số vùng có nguy cơ tái nghèo, lao động chưa có việc làm, chưa qua đào tạo nghề còn lớn

3.4 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHUYÊN THU MUA

VÀ XUẤT KHẨU CA CAO TẠI TỈNH BẾN TRE

Ngày 16/9/2010, Công ty TNHH ca cao Phạm Minh đã tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà máy chế biến ca cao tại ấp 1,xã Hữu Định, huyện Châu Thành với quy mô công suất dự kiến đạt 2 tấn thành phẩm/ngày và tổng vốn dự án vào khoảng 10 tỷ đồng Đây là công ty hoạt động trong lĩnh vực thu mua hạt ca cao,

Trang 39

chế biến, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đi nhiều nước, trong đó chủ yếu là thị trường Nhật Bản

Nguồn: http://www.cacaophamminh.com/

Hình 3.2 Các sản phẩm xuất khẩu mang thương hiệu Figo của công ty TNHH ca

cao Phạm Minh, Bến Tre

Tính đến thời điểm tháng 8/2014, toàn tỉnh Bến Tre có 127 điểm thu mua, sơ chế hạt cacao, cơ bản thu mua và sơ chế kịp thời ca cao cho nông dân sau khi thu hoạch Đặc biệt, một số công ty, tập đoàn lớn như Cargill, Puratos Grand Place, Mars đã có chủ trương gắn bó lâu dài với địa phương bằng việc xây dựng hệ thống trạm thu mua, sơ chế

Hiện tại trên địa bàn tỉnh đã có 2 công ty nước ngoài là ED&F (Anh) và công ty Cargill (Mỹ) đã đặt hai trạm thu mua Công ty TNHH Ca Cao ED & F Man Việt Nam đã mở rộng gần 40 điểm thu mua hạt ca cao tại huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Chợ Lách và thị xã Bến Tre Công ty Cargill cũng

có hàng chục điểm thu mua hạt ca cao đặt tại các huyện trên (Nguyễn Hữu Tâm, 2013) Công ty TNHH Thành Phát xây dựng nhà máy chế biến hạt cao cao với công suất 3 tấn/giờ (24.000 tấn hạt khô/năm) tại Khu công nghiệp Giao Long (bắt đầu hoạt động từ năm 2008) Ngoài ra còn có các công ty là Armayaro (Anh), Olang (Singapore), Vinamilk, Mitsubishi, Touton, Vinacacao đã đến thăm dò để chuẩn bị đặt trạm thu mua, chủ yếu thu mua hạt ca cao để xuất khẩu Ngoài ra, vào ngày 14/11/2013, trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã diễn ra lễ khánh thành nhà máy thu mua và lên men hạt ca cao (CCFP) của liên doanh Puratos Grand-Place, là nhà máy chế biến hạt ca cao từ trái ca cao tươi thành chocolate đầu tiên tại Việt Nam; kèm theo đó là Trung tâm Phát triển Ca cao (hợp tác với

Ngày đăng: 26/10/2015, 11:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Huỳnh Thị Đan Xuân, 2010. Bài giảng môn Phương pháp nghiên cứu kinh tế. Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn Phương pháp nghiên cứu kinh tế
2. Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2013. Bài giảng Quản trị kinh doanh. Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Quản trị kinh doanh
3. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế. NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
4. Nguyễn Hữu Tâm, 2012. Hiệu quả sản xuất ca cao ở tỉnh Bến Tre. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả sản xuất ca cao ở tỉnh Bến Tre
5. Phan Thị Ngọc Khuyên, 2009. Giáo trình Kinh tế đối ngoại. Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế đối ngoại
7. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, 2014. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre năm 2013Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre năm 2013
6. Cục thống kê tỉnh Bến Tre, 2013. Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2013 Khác
8. Công ty Cargill Vietnam <http://www.cargill.com.vn/&gt Khác
9. Công ty Marou Faiseurs De Chocolat <http://marouchocolate.com/&gt Khác
10. Dự án phát triển ca cao bền vững của tổ chức ACDI/VOCA <http://www.thesuccessalliance.org/&gt Khác
11. Hãng tin kinh tế thế giới Bloomberg: <http://www.bloomberg.com/news/&gt Khác
12. HELVETAS. Phát triển Cacao được chứng nhận tại Việt Nam. <http://vietnam.helvetas.org/vi/activities/projects_in_vietnam/eco_cocoa/&gt Khác
13. Hiệp hội Ca cao thế giới <http://www.icco.org/&gt Khác
14. Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam <http://www.vicofa.org.vn/&gt Khác
15. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bến Tre <http://www.sonongnghiep.bentre.gov.vn/&gt Khác
16. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre <http://www.bentre.gov.vn/&gt Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w