Dựa trên quy định pháp luật hiện hành.Khái niệm chỉ dẫn địa lý: Theo Khoản 22 Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung2022 thì: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA QUẢN TRỊ
BÀI THẢO LUẬN LẦN THỨ NĂMBộ môn: Luật sở hữu trí tuệ
Giảng viên: Đặng Nguyễn Phương Uyên
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 10 năm 2022
Trang 2MỤC LỤ
A1 LÝ THUYẾT 1
Câu 1: Điều kiện bảo hộ của thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có điểm gì khác biệt so với điều kiện bảo hộ sáng chế và kiểu dáng công nghiệp? Giải thích 1 Câu 2: Hiện nay tại Việt Nam có bao nhiêu chỉ dẫn địa lý được bảo hộ? Tìm hai ví dụ về chỉ dẫn địa lý của Việt Nam bị xâm phạm và cho biết hành vi xâm phạm theo bạn là hành vi nào? (Dựa trên quy định pháp luật hiện hành) 1 Câu 3: Khái niệm “tên gọi xuất xứ hàng hóa” là gì? Thuật ngữ này và “chỉ dẫn địa lý” có giống nhau không? Vì sao? 2
A2 BÀI TẬP 4
Câu 1: Đọc, nghiên cứu Bản án số 65/2009/KDTM-PT ngày 13/4/2009 của Tòa án nhân
dân thành phố Hà Nội và trả lời các câu hỏi sau: 4
a) Tên thương mại trong tên gọi của nguyên đơn và bị đơn là gì? Tên thương mại giữa hai chủ thể này giống, tương tự hay khác nhau? Vì sao? 4 b) Lĩnh vực kinh doanh của nguyên đơn và bị đơn là gì? 4 Hai chủ thể có cùng lĩnh vực kinh doanh không, vì sao? Lưu ý: với câu hỏi này sinh viên phải trả lời ở hai góc độ: theo Tòa án (bản án xác định thế nào) và theo bảng Danh mục phân loại ngành, nghề kinh doanh của chủ thể kinh doanh hiện hành (sinh viên tự tìm và đối chiếu để xác định) 4 c) Theo bạn, nguyên đơn và bị đơn có cùng khu vực kinh doanh không? Dựa vào tiêu chí nào để xác định? Giải thích tại sao 5 d) Với những phân tích trên, bị đơn có hành vi xâm phạm tên thương mại của nguyên đơn không? Nêu cơ sở pháp lý và phân tích 6
Câu 2: Nghiên cứu tình huống sau: 7
a) Nêu căn cứ xác lập quyền đối với bí mật kinh doanh Những thông tin trong e-mail mà bà P đã gửi có được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh theo Luật Sở hữu trí tuệ không?
Trang 3Câu 1: Tên miền là gì? Tên miền có là một đối tượng quyền sở hữu trí tuệ không? 9 Câu 2: Hiện nay, việc khai thác, sử dụng tên miền được điều chỉnh bởi những văn bản nào? .9 Câu 3: Trong hai vụ việc trên, Tòa án dựa trên cơ sở pháp lý nào để thu hồi các tên miền đã được đăng ký? 9 Câu 4: Pháp luật các quốc gia khác quy định như thế nào về trường hợp tên miền trùng hay tương tự với các đối tượng quyền sở hữu tri tuệ đã được bảo hộ? 10
Trang 4A1 LÝ THUYẾT
Câu 1: Điều kiện bảo hộ của thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có điểm gì khácbiệt so với điều kiện bảo hộ sáng chế và kiểu dáng công nghiệp? Giải thích.
Thứ nhất, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn – sáng chế – kiểu dáng công nghiệp
khác nhau về số lượng tiêu chí đánh giá về điều kiện bảo hộ của chúng Để một thiết kế bố trí được bảo hộ phải đáp ứng đủ 2 điều kiện (có tính nguyên gốc; có tính mới thương mại) Để được bảo hộ thì sáng chế và kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng 3 điều kiện (có tính mới; có tính sáng tạo; có khả năng áp dụng công nghiệp).
Thứ hai, về điều kiện bảo hộ là có tính mới thương mại của thiết kế bố trí mà không
phải là tính mới tuyệt đối tính từ ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên như điều kiện bảo hộ sáng
chế và kiểu dáng công nghiệp Theo quy định tại Điều 71 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi,
bổ sung năm 2022) thì tính mới thương mại là việc thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đó
chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký Cũng tại Điều này, luật còn quy định một ngoại lệ rằng thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mặc dù đã được đưa vào khai thác thương mại trên thực tế nếu đáp ứng hai điều kiện:
Một là, việc khai thác thương mại thiết kế bố trí được tiến hành bởi cá nhân, tổ chức
đầu tư sáng tạo ra thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định tại Điều 86 hoặc bởi người được cá nhân, tổ chức đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên trên thế giới.
Hai là, thời điểm lần đầu tiên khai thác thương mại thiết kế bố trí tại bất kỳ đâu trên
thế giới đến thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ không được vượt quá 2 năm.
Câu 2: Hiện nay tại Việt Nam có bao nhiêu chỉ dẫn địa lý được bảo hộ? Tìm hai ví dụvề chỉ dẫn địa lý của Việt Nam bị xâm phạm và cho biết hành vi xâm phạm theo bạn làhành vi nào? (Dựa trên quy định pháp luật hiện hành).
Khái niệm chỉ dẫn địa lý: Theo Khoản 22 Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung2022 thì: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ khu
vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể”.
Số chỉ dẫn địa lý hiện tại được bảo hộ tại Việt Nam: Theo “Danh sách các chỉ dẫn địa
lý được bảo hộ tại Việt Nam của Cục Sở hữu trí tuệ” thì hiện nay đã có trên 100 chỉ dẫn địa1 lý được bảo hộ tại Việt Nam bao gồm cả chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và chỉ dẫn địa lý của nước ngoài.
Ví dụ về chỉ dẫn địa lý của Việt Nam bị xâm phạm:
Ví dụ 1: Bưởi đường lá cam trồng ở Tân Triều - Đồng Nai hay còn gọi là bưởi Tân Triều có vị ngọt thanh, vỏ mỏng, tép bưởi mọng nước đã được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý năm 2012 Vì chất lượng và giá trị của bưởi cao hơn sơ với các loại bưởi khác mà nhiều người đã có hành vi mang bưởi đường lá cam trồng ở vùng khác về cù lao Tân Triều
1 https://ipvietnam.gov.vn/danh-sach-cac-chi-dan-ia-ly-uoc-bao-ho-tai-viet-nam.
Too long to read onyour phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5để bán hoặc mang sang địa phương khác để tiêu thụ dưới danh nghĩa “bưởi Tân Triều” Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến danh tiếng của sản phẩm “bưởi Tân Triều” đã được bảo hộ vì chỉ có bưởi được trồng ngay tại vùng cù lao Tân Triều mới cho những trái bưởi thơm, ngon, mọng nước và có vị ngon đặc trưng nhất.
Hành vi “mang bưởi đường lá cam trồng ở vùng khác về cù lao Tân Triều để bán hoặc
mang sang địa phương khác để tiêu thụ dưới danh nghĩa bưởi Tân Triều” xâm phạm quyền
đối với chỉ dẫn địa chỉ được bảo hộ - Bưởi Tân Triều theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều
129 Luật SHTT sửa đổi, bổ sung 2022: “c) Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương
tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mangchỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vựcđịa lý đó”.
Ví dụ 2: Nước mắm Phú Quốc được sản xuất từ nguyên liệu và công thức đặc biệt đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp văn bằng quốc gia bảo hộ chỉ dẫn địa lý vào năm 2001 Tiếp theo đó, năm 2012 nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được Ủy ban châu u cấp văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ địa lý Chính vì sự nổi tiếng của nước mắm Phú Quốc đã dẫn đến nhiều hành vi xâm phạm đến, tiêu biểu là hành vi làm giả nước mắm Phú Quốc để bán trên thị trường Những sản phẩm nước nắm này mặc dù mang tên “nước mắm Phú Quốc” nhưng hoàn toàn đáp ứng các điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý như đối với nước mắm Phú Quốc đã được bảo hộ.
Hành vi làm giả nước mắm Phú Quốc để bày bán trên thị trường xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý quy định tại điểm a, c khoản 3 Điều 129 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ2 sung 2022.
Câu 3: Khái niệm “tên gọi xuất xứ hàng hóa” là gì? Thuật ngữ này và “chỉ dẫn địa lý”có giống nhau không? Vì sao?
Khái niệm “tên gọi xuất xứ hàng hóa” xuất hiện tại Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1989 trong Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và được ghi nhận tại Điều 786
BLDS năm 1995: “Tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên địa lý của nước, địa phương dùng để
chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có cáctính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếutố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó” Bên cạnh đó, theo Điều 788 BLDS
năm 1995, tên gọi xuất xứ hàng hóa muốn được bảo hộ thì phải đăng ký và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ.
2 Điểm a, c khoản 3 Điều 129 Luật SHTT
a) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địalý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địalý; […]
c) Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốctừ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lýđó;”
2
Trang 6Ngoài ra, vào ngày 03/10/2000, pháp luật đã quy định và đưa vào sử dụng thuật ngữ “chỉ dẫn địa lý” thông qua việc Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2000/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và
bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp
Có thể thấy, trong giai đoạn trước năm 2005, khái niệm “tên gọi xuất xứ hàng hóa” và khái niệm “chỉ dẫn địa lý” được sử dụng đồng thời với nhau, dẫn đến khó khăn trong việc phân biệt hai thuật ngữ cũng như hạn chế việc thống nhất các quy định của pháp luật Vì vậy, đến Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã bãi bỏ thuật ngữ “tên gọi xuất xứ hàng hóa” và thống nhất chỉ sử dụng thuật ngữ “chỉ dẫn địa lý” Cụ thể, theo khoản 22 Điều 4 Luật Sở
hữu trí tuệ năm 2005: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ
khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể” Và sau đó, khái niệm đã được sửa
đổi bởi điểm d khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022: “Chỉ dẫn địa lý là dấu
hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổhoặc quốc gia cụ thể”.
Có thể hiểu, “tên gọi xuất xứ hàng hóa” là một dạng đặc biệt của “chỉ dẫn địa lý” Một “tên gọi xuất xứ hàng hóa” là một “chỉ dẫn địa lý”, nhưng “một chỉ dẫn địa lý” chưa chắc là một “tên gọi xuất xứ hàng hóa”.
Tiêu chíTên gọi xuất xứ hàng hóaChỉ dẫn địa lý
Khái niệm Tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó.
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phương, vùng lãnh thổ hoặc phẩm từ khu vực, địa phương quốc gia cụ thể.
Mục đích Giúp chỉ dẫn xuất xứ địa lý của hàng
Có mối quan hệ dựa trên, tức là nguyên liệu sản xuất cũng như toàn bộ quá trình chế biến, sản xuất sản phẩm phải
Có mối quan hệ chủ yếu, tức là chỉ cần một công đoạn của quá trình sản xuất hàng hóa được thực hiện ở vùng địa lý
3
Trang 7Câu 1 Đọc, nghiên cứu Bản án số 65/2009/KDTM-PT ngày 13/4/2009 của Tòa án nhândân thành phố Hà Nội và trả lời các câu hỏi sau:
a) Tên thương mại trong tên gọi của nguyên đơn và bị đơn là gì? Tên thương mại giữa hai chủ thể này giống, tương tự hay khác nhau? Vì sao?
Trong tình huống trên, tên thương mại trong tên gọi của nguyên đơn và bị đơn là “Kỹ
nghệ thực phẩm Việt Nam”.
Tên giữa hai chủ thể này giống nhau, bởi vì dấu hiệu bị coi là trùng, tương tự với tên thương mại được bảo hộ được quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 13 Nghị định
105/2006/NĐ-CP như sau: “trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với tên thương mại được
bảo hộ nếu giống với tên thương mại về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đốivới chữ cái; một dấu hiệu bị coi là tương tự với tên thương mại được bảo hộ nếu tương tựvề cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng vềchủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại được bảohộ”.
Như vậy, tên thương mại của cả nguyên đơn và bị đơn đều giống về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái Cho nên, tên thương mại giữa hai chủ thể này giống nhau.
b) Lĩnh vực kinh doanh của nguyên đơn và bị đơn là gì?
Hai chủ thể có cùng lĩnh vực kinh doanh không, vì sao? Lưu ý: với câu hỏi này sinhviên phải trả lời ở hai góc độ: theo Tòa án (bản án xác định thế nào) và theo bảngDanh mục phân loại ngành, nghề kinh doanh của chủ thể kinh doanh hiện hành (sinhviên tự tìm và đối chiếu để xác định).
Lĩnh vực kinh doanh của nguyên đơn là sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu sản phẩm chế biến từ gạo, bột mì và các loại nông sản khác Kinh doanh xuất khẩu trực tiếp máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh bất động sản, xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp.
Lĩnh vực kinh doanh của bị đơn là chế biến và đóng hộp thịt; chế biến và bảo quản thủy sản đông lạnh, thủy sản khô, nước mắm; chế biến và bảo quản thủy sản và các sản phẩm khác từ thủy sản; rau quả và các sản phẩm khác từ rau quả; sản xuất và đóng hộp dầu, mỡ động thực vật, các loại dầu mỡ khác, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa xay xát, sản xuất bột ngô, tinh bột, các sản phẩm từ tinh bột, các loại bánh từ tinh bột, đường, cacao, socola, mứt, kẹo, mì ống, mì sợi; sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn gia súc, gia
4
Trang 8cầm và thủy sản, chưng tinh cất và pha chế rượu mạnh, sản xuất rượu vang, bia, mạch nha ủ men bia, nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai, đồ uống không cồn.
Theo nhận định của Tòa án, nguyên đơn và bị đơn là các chủ thể kinh doanh trong cùng một lĩnh vực Còn theo bảng Danh mục phân loại ngành, nghề kinh doanh của chủ thể kinh doanh hiện hành, thì nguyên đơn và bị đơn có cùng ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp chế biến.
c) Theo bạn, nguyên đơn và bị đơn có cùng khu vực kinh doanh không? Dựa vào tiêuchí nào để xác định? Giải thích tại sao.
Theo nhóm em, có căn cứ để xác định nguyên đơn và bị đơn có cùng khu vực kinh
doanh Theo Khoản 21 Điều 4 Luật SHTT: “Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là
khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng” và
không quy định rõ khu vực địa lý có phạm vi như thế nào Chính vì vậy, cần dựa vào cơ sở thực tiễn, cũng như từng trường hợp cụ thể để có thể xác định có cùng khu vực kinh doanh hay không.
Theo Bản án số 65/2009/KDTM-PT ngày 13/4/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, nguyên đơn là Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam có trụ sở chính tại 913 Trường Chinh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TPHCM có GCNĐKKD do Sở kế hoạch và đầu tư TPHCM cấp Từ khi thành lập, nguyên đơn đã tạo dựng được uy tín trên thị trường cả nước khi trở thành hàng Việt Nam chất lượng cao trong 11 năm Tại Hà Nội, sản phẩm của nguyên đơn được phân phối qua đại lý là Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Hoàng Nam.
Trong khi đó, bị đơn là Công ty cổ phần mỹ nghệ thực phẩm Việt Nam có trụ sở tại lô 03 - 10A cụm tiểu thủ công nghiệp Hai Bà Trưng, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội có GCNĐKKD do Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp Sau khi được cấp đăng ký kinh doanh, bị đơn cũng đã sử dụng tên gọi trên để xưng danh trong hoạt động kinh doanh của mình.
Bị đơn phủ nhận việc nguyên đơn đã tiến hành hoạt động phân phối, quảng bá sản phẩm trên phạm vi miền Bắc vì cho rằng nguyên đơn chỉ quảng cáo tên gọi VIFON chứ không sử dụng tên công ty của nguyên, do đó điều này không ảnh hưởng đến việc nhận biết tên nguyên đơn với người tiêu dùng.
Tuy nhiên, theo nhận định của Tòa án nhân dân Hà Nội, nguyên đơn đã sử dụng tên của mình trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên phạm vi toàn quốc trước khi bị đơn được thành lập và đăng ký kinh doanh Ngoài ra, các sản phẩm của bị đơn được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường phía Nam, đặc biệt là TPHCM nơi mà nguyên đơn có trụ sở Vì tên thương mại của nguyên đơn đã được biết đến rộng rãi trên toàn quốc trong hàng chục năm nên việc bị đơn sử dụng tên thương mại trùng hoàn toàn với tên của nguyên đơn sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng khi tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
5
Trang 9Việc bị đơn cho rằng chưa có cơ sở xác định tên của nguyên đơn là tên thương mại mà chỉ là
tên doanh nghiệp là chưa hợp lý vì “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng
trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thểkinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh” Trong khi đó, cả nguyên đơn
và bị đơn đều dùng tên gọi này để phân biệt với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
d) Với những phân tích trên, bị đơn có hành vi xâm phạm tên thương mại của nguyênđơn không? Nêu cơ sở pháp lý và phân tích.
Tranh chấp giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam – địa chỉ tại quận Tân Phú – TP HCM được thành lập từ năm 1993 với bị đơn là Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam – địa chỉ tại quận Hoàng Mai, TP HN được thành lập từ năm 2007 Sau khi được cấp đăng ký kinh doanh, cả nguyên đơn và bị đơn đều sử dụng tên gọi là “Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam” để xưng danh trong hoạt động kinh doanh.
Xét các căn cứ xác định hành vi xâm phạm: (1) Đối tượng tranh chấp
Theo như dữ kiện trên, đối tượng tranh chấp là tên thương mại “Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam” Tên thương mại trên thuộc sở hữu của Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam – địa chỉ tại quận Tân Phú, TP HCM vì năm công ty này là năm 1993; có GCNĐKKD do Sở kế hoạch và đầu tư TP HCM cấp; đã tạo dựng được uy tín trên thị trường cả nước, tạo được uy tín trong thị trường Việt Nam khi trở thành hàng Việt Nam chất lượng cao trong 11 năm.
(2) Chủ thể thực hiện hành vi
Chủ thể có hành vi vi phạm là Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam có địa chỉ ở TP HN Sau khi được cấp đăng ký kinh doanh, Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam có địa chỉ tại quận Hoàng Mai, TP HN đã sử dụng tên gọi là “Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam” để xưng danh trong hoạt động kinh doanh mặc dù phải biết được tên gọi trên đã được sử dụng làm tên gọi của Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam có địa chỉ ở TP HCM.
(3) Hành vi đang xem xét
Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước đó, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại là “Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam”.
(4) Phạm vi
Trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Từ những phân tích trên cho thấy, bị đơn có hành vi xâm phạm tên thương mại của
nguyên đơn theo Khoản 2 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm
2022) quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại: “Mọi hành vi sử dụng
6
Trang 10chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sửdụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gâynhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thươngmại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại”.
Câu 2 Nghiên cứu tình huống sau:
Bà P là nhân viên làm việc tại Công ty M Trước đây, bà P đã gửi e-mail cho bà L (chị của bà P) với nội dung “ Chị ơi, đây là danh mục hàng áo khoác và quần của công ty M kèm theo danh mục” Công ty cho rằng bà P có hành vi vi phạm nội quy lao động, cụ thể là tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty theo phần 4 Điều 4.1 Nội quy Công ty.
Điều 4.1 Nội quy công ty có quy định: “trong quá trình làm việc cho Công ty M, nhân viên có thể có được tài liệu hoặc biết được thông tin về Công ty Những thông tin hay tài liệu này nếu tiết lộ cho những cá nhân không có liên quan có thể gây hại về vật chất cũng như ảnh hưởng không tốt cho Công ty Hành động tiết lộ đó dù cố tình hay sơ suất đều có thể xem như vi phạm hợp đồng và phải chịu biện pháp kỷ luật kể cả việc sa thải” Trên cơ sở đó, Công ty trên đã thực hiện sa thải bà P.
Câu hỏi:
a) Nêu căn cứ xác lập quyền đối với bí mật kinh doanh Những thông tin trong e-mailmà bà P đã gửi có được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh theo Luật Sở hữu trí tuệkhông?
Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 thì
“c) Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có đượcmột cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó”.
Theo quy định này, có thể thấy, bí mật kinh doanh được mặc nhiên bảo hộ, không cần phải đăng ký và phải đáp ứng được hai điều kiện: (1) có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh; (2) thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh.
Bí mật kinh doanh được bảo hộ khi đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Luật SHTT:
(1) Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được Không phải là
hiểu biết thông thường nghĩa là những người có trình độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng đều có thể hiểu được còn không dễ dàng có được nghĩa là một bí mật kinh doanh phải là kết quả của quá trình đầu tư tài chính, trí tuệ của chủ sở hữu.
(2) Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanhlợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó Việc một
công ty năm giữ bí quyết kỹ thuật có giá trị sẽ dễ dàng năm ưu thế trên bàn đàm phán, nâng giá trị tài sản công ty hoặc có thể sử dụng bí mật kinh doanh như một giá trị tài sản để góp vốn
7