1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích 5 điểm mới của luật ppp nêu rõ cơ sở pháp lý và ý nghĩa của từng điểm mới đó

26 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích 5 Điểm Mới Của Luật PPP Nêu Rõ Cơ Sở Pháp Lý Và Ý Nghĩa Của Từng Điểm Mới Đó
Tác giả Nguyễn Tường Vi, Nguyễn Lê Mai Tiên, Nguyễn Thị Phương Uyên, Trần Ngọc Thu Uyên, Lê Hoàn Bảo Trân, Nguyễn Thị Cẩm Tú
Người hướng dẫn ThS. Từ Thanh Thảo
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Đầu Tư
Thể loại bài kiểm tra giữa kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,38 MB

Nội dung

Cụ thể: - Thông tin về quyết định chủ trương đầu tư; quyết định phê duyệt dự án PPP; - Thông tin về lựa chọn nhà đầu tư, gồm: Thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, danh sách ngắn,

Trang 1

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Khoa Quản trị Lớp QTL44B-

3 1953401020284 Nguy n Thễ ị Phương Uyên

Trang 2

MỤC L C Ụ

Câu 1 Phân tích 5 điểm mới của Luật PPP, nêu rõ cơ sở pháp lý và ý nghĩa của từng điểm mới đó 1Câu 2 Phân tích sự khác nhau giữa các thủ tục: Chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư và cấp GCNĐKĐT (về cơ quan có thẩm quyền, trường hợp áp dụng, quy trình cơ bản, hồ sơ, ý nghĩa của thủ tục…) 5Câu 3: Phân tích điều kiện và thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư (đối với trường hợp

cụ thể) theo quy định của pháp luật hiện hành 20

Trang 3

và vừa…

Đến Điều 4 Luật PPP 2022 đã thu hẹp xuống chỉ còn 5 lĩnh vực sau:

(1) Giao thông vận tải;

(2) Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực;

(3) Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải;(4) Y tế; giáo dục - đào tạo;

(5) Hạ tầng công nghệ thông tin

Trong đó, quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP đối với từng lĩnh vực như sau:

- Không thấp hơn 200 tỷ đồng đối với các dự án thuộc lĩnh vực: Giao thông vận tải; lưới điện; thủy lợi, cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải, xử lý chất thải và hạ tầng công nghệ thông tin

Trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo -

pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng

- Không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với các dự án thuộc lĩnh vực: Y tế, giáo dục- đào tạo

Như vậy hiều lĩnh vực sẽ không còn được đầu tư theo phương thức PPP như: văn , nhóa; thể thao; du lịch; khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn; Nông nghiệp và phát triển nông thôn; dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Trụ sở cơ quan nhà nước; nhà ở công vụ; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư… Việc thu hẹp lĩnh vực đầu tư cho thấy định hướng mang tính trọng tâm, trọng điểm vào những lĩnh vực cần thu hút đầu tư như giao thông vận tải, y tế giáo dục, nước sạch, xử lý

Trang 4

2

chất thải, nhà máy điện, hạ tầng công nghệ thông tin, từ đó tránh đầu tư tràn lan gây thất thoát lãng phí ngân sách, tài sản nhà nước

Để đảm bảo tính công khai, minh bạch trong đầu tư theo phương thức PPP, Điều 9 Luật PPP

đã quy định một số thông tin phải được công bố trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia Cụ thể:

- Thông tin về quyết định chủ trương đầu tư; quyết định phê duyệt dự án PPP;

- Thông tin về lựa chọn nhà đầu tư, gồm: Thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

- Thông tin về nhà đầu tư được lựa chọn, doanh nghiệp dự án PPP;

- Nội dung chính của hợp đồng dự án PPP, gồm: Tổng vốn đầu tư; cơ cấu nguồn vốn trong

dự án; loại hợp đồng; thời hạn thực hiện dự án (nếu có); giá, phí sản phẩm, dịch vụ; hình thức và địa điểm thu giá, phí (nếu có) và các thông tin cần thiết khác;

- Giá trị quyết toán vốn đầu tư công trong dự án PPP trong trường hợp có sử dụng;

- Văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP;

- Cơ sở dữ liệu về nhà đầu tư;

- Thông tin giải quyết kiến nghị, xử lý vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP Ngoài ra, các thông tin này còn được khuyến khích đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng khác Như vậy, Luật PPP 2022 đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc công bố thông tin minh bạch trên các trang đại chúng để tạo sự cạnh tranh công bằng cho các nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư

Tại Mục 2 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2022 đã quy định rõ việc lựa chọn nhà đầu tư Cụ thể, các hình thức lựa chọn nhà đầu tư được áp dụng trong đầu tư theo phương thức PPP như sau:

(1) Đấu thầu rộng rãi

- Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng

nhà đầu tư tham dự

- Đấu thầu rộng rãi phải được áp dụng cho tất cả dự án PPP, trừ trường hợp quy định được áp dụng đàm phán cạnh tranh, chỉ định nhà đầu tư hay lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt

(2) Đàm phán cạnh tranh

Đàm phán cạnh tranh được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

- Có không quá 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án được mời tham dự;

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

3

- Dự án ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu

tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao;

- Dự án ứng dụng công nghệ mới theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ

(3) Chỉ định nhà đầu tư

Chỉ định nhà đầu tư được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

- Dự án cần bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước;

- Dự án cần phải lựa chọn ngay nhà đầu tư thay thế để bảo đảm tính liên tục trong quá trình thực hiện dự án

(4) Lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt

Trường hợp dự án PPP xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà đầu tư quy định tại các trường hợp đấu thầu rộng rãi, đàm phán cạnh tranh hay chỉ định nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà đầu tư

Như vậy, vấn đề lựa chọn nhà đầu tư đã được quy định rất rõ ràng trong Luật Đầu

tư theo phương thức đối tác công tư Việc lựa chọn nhà đầu tư luôn là vấn đề phức tạp, thường tiềm ẩn nhiều sai phạm Do đó, nếu các quy định của pháp luật không rõ ràng sẽ dẫn đến việc thực hiện tùy nghi, tiêu cực Với các quy định khá đầy đủ của Luật mới sẽ góp phần đảm bảo minh bạch hóa quá trình lựa chọn nhà đầu tư, từ đó đảm bảo các nhà đầu tư

tư nhân sẽ được tham gia một cách công bằng, bình đẳng trong các hoạt động đầu tư theo phương thức PPP

Điều 82 của Luật Đầu

tư theo phương thức đối tác công tư 2022 quy định như sau:

- Khi doanh thu thực tế đạt cao hơn 125% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP: Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chia sẻ với Nhà nước 50% phần chênh lệch giữa doanh thu thực tế và mức 125% doanh thu trong phương án tài chính Việc chia sẻ phần tăng doanh thu được áp dụng sau khi đã điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, điều chỉnh thời hạn hợp đồng dự án PPP theo quy định tại các điều 50,

51 và 65 của Luật này và được Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán phần tăng doanh thu

- Khi doanh thu thực tế đạt thấp hơn 75% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP: Nhà nước chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP 50%

Trang 6

4

phần chênh lệch giữa mức 75% doanh thu trong phương án tài chính và doanh thu thực tế Việc chia sẻ phần giảm doanh thu được áp dụng khi đáp ứng các điều kiện sau đây: + Dự án áp dụng loại hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BOO;

+ Quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan thay đổi làm giảm doanh thu; + Đã thực hiện đầy đủ các biện pháp điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, điều chỉnh thời hạn hợp đồng dự án PPP theo quy định tại các điều 50, 51 và 65 của Luật này nhưng chưa bảo đảm mức doanh thu tối thiểu là 75%;

+ Đã được Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán phần giảm doanh thu

- Cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu phải được xác định tại quyết định chủ trương đầu tư Chi phí xử lý cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu được sử dụng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương đối với dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quyết định chủ trương đầu tư hoặc dự phòng ngân sách địa phương đối với dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư

- Định kỳ hằng năm, các bên trong hợp đồng dự án PPP xác định doanh thu thực tế, gửi cơ quan tài chính có thẩm quyền thực hiện cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu Việc hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước khi chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước

Nội dung quy định về cơ chế chia sẻ phần tăng giảm doanh thu là một nội dung mới của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư Quy định này thể hiện sự chia sẻ giữa nhà nước và nhà đầu tư tư nhân trong trường hợp tăng hoặc giảm doanh thu Trường hợp tăng doanh thu ở một mức độ nhất định thì nhà đầu tư tư nhân phải có nghĩa vụ đóng góp vào cho nhà nước để đảm bảo thực hiện công bằng x hội Trường hợp giảm doanh thu đến ã một tỷ lệ nhất định thì nhà đầu tư sẽ nhận được sự hỗ trợ của nhà nước Tuy nhiên, điều kiện để nhận được sự chia sẻ của nhà nước trong trường hợp giảm doanh thu khá nghiêm ngặt Đồng thời việc chia sẻ doanh thu giảm phải được xác định trong quyết định chủ trương đầu tư Các quy định này hướng tới mục tiêu đảm bảo yên tâm cho nhà đầu tư tư nhân thực hiện dự án PPP nhưng cũng đồng thời đặt ra các tiêu chuẩn chặt chẽ để tránh trường hợp tiêu cực hay tránh trường hợp nhà nước phải đứng ra bù đắp cho những doanh nghiệp yếu kém

Theo Điều 45 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2022 quy định 7 loại hợp đồng thực hiện đầu tư theo phương thức PPP, gồm:

1 Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT);

Trang 7

5

2 Xây dựng Chuyển giao - - Kinh doanh (BTO);

3 Xây dựng Sở hữu - - Kinh doanh (BOO);

4 Kinh doanh Quản lý (O&M);-

5 Xây dựng Chuyển giao Thuê dịch vụ (BTL);- -

6 Xây dựng Thuê dịch vụ Chuyển giao (BLT);- -

7 Hỗn hợp kết hợp nhiều loại hợp đồng.-

Như vậy, loại hợp đồng BT đã bị loại bỏ tại quy định của luật mới Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 63/2018/NĐ CP thì Hợp đồng Xây dựng Chuyển giao (BT) - -

là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp

dự án (nếu có) để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ để thực hiện dự án khác

Qua quá trình triển khai các dự án BT đã tạo ra những hệ lụy không tốt vì đối tượng được Nhà nước sử dụng để trả thù lao là đất đai tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà - nước đại diện chủ sở hữu - là một loại tài sản mang tính nhạy cảm và dễ dàng xảy ra tiêu cực nếu quản lý không tốt Đồng thời, việc triển khai loại hợp đồng BT vẫn để ạ l i nhi u h ề ệ

lụy, dư luận không t t, d n t i tình trố ẫ ớ ạng nhà đầu tư mua công trình giá đắt và đổ ại đấi l t đai và tài sản công với giá rẻ gây thất thoát cho ngân sách nhà nước Vì thế, đây là một trong nh ng lý do chính khi n cho ữ ế Ủy ban Thường vụ Quốc h i trong quá trình so n th o ộ ạ ảLuật PPP đã không quy định Hợp đồng Xây d ng - Chuy n giao (BT) là mự ể ột lo i hạ ợp đồng đầu tư theo phương pháp đối tác công tư nhằm tránh tiêu cực, tham nhũng, trục l i cho b n ợ ảthân bất chính gây th t thoát tài sấ ản nhà nước

Câu 2 Phân tích sự khác nhau giữa các thủ tục: Chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư và cấp GCNĐKĐT (về cơ quan có thẩm quyền, trường hợp áp dụng, quy trình cơ bản, hồ sơ, ý nghĩa của thủ tục…)

Về khái niệm của các thủ tục

Chấp thuận

chủ trương

đầu tư

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì chấp thuận chủ trương đầu tư

là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện

dự án đầu tư

Trang 8

Theo khoản 11 điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì Cấp Giấy chứng nhận đăng

ký đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư

Về điều kiện áp dụng

Chấp thuận

chủ trương

đầu tư

CSPL: Điều 30,31,32; khoản 2 điều 77 Luật Đầu tư

Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư:

Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường thuộc khoản 1 điều 30 Luật Đầu tư;

Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước

từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;

Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;

Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định

Trừ các dự án đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư:

Dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp ở khoản 1 Điều 31 Luật Đầu tư;

Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch

vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí;

Dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu

tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên;

Dự án đầu tư khác thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật

Trang 9

7

Trừ các dự án đầu tư của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ,

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các

dự án đầu tư:

Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình,

cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai;

Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 300 ha và quy mô dân số dưới 50.000 người;

Dự án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi khu vực bảo vệ II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt, trừ di tích quốc gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf);

Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng,

an ninh

Đối với dự án đầu tư quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 32 Luật Đầu tư mà thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế chấp thuận chủ trương đầu tư

Ngoại lệ: Nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương

đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp ở khoản 2 Điều 77 Luật Đầu tư 2020, bao gồm:

Trang 10

8

Nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủtrương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư, nhà ở, đô thị và xây dựng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

Dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, nhà ở, đô thị, xây dựng và nhà đầu tư đã triển khai thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

Nhà đầu tư đã trúng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, trúng đấu giá quyền

sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

Dự án được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành

Chấp thuận

nhà đầu tư

Chấp thuận nhà đầu tư là một trong ba hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo điểm c Khoản 1 Điều 29 Luật Đầu tư 2020 được áp dụng trong trường hợp tại Khoản 3 và Khoản 4 Luật Đầu tư 2020

Việc chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Đầu tư được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:

- Đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất nhưng chỉ có một nhà đầu tư đăng

ký tham gia hoặc đã tổ chức đấu giá ít nhất 02 lần không thành theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Đã đăng tải Danh mục dự án theo quy định của pháp luật về đấu thầu nhưng chỉ có một nhà đầu tư đăng ký và đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm hoặc nhiều nhà đầu tư đăng ký nhưng chỉ có một nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu giá, đấu thầu có trách nhiệm xem xét việc đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a và b khoản này và có văn bản thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư (nếu có) để thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 30 của Nghị định này

Trang 11

9

Việc chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Đầu tư được thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 29 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:

- Nhà đầu tư có quyền sử dụng đất là nhà đầu tư đang sử dụng đất do được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc do nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, khu vực đất do nhà đầu tư đang sử dụng không thuộc Danh mục dự án cần thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi - ích quốc gia, công cộng đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua, trừ trường hợp đang sử dụng đất do được gia hạn hoạt động dự án đầu tư theo quy định tại khoản 6 Điều 27 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP;

- Nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện

dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao;

- Các dự án không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a và b khoản

2 Điều 29 Nghị định 31/2021/NĐ-CP;

- Trường hợp khác không thuộc diện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đất đai, đấu thầu và pháp luật có liên quan

Cấp

GCNĐKĐT

Điều 37 Luật Đầu tư 2020 quy định các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này

Trang 12

Trường hợp dự án có các mục tiêu, nội dung thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của các cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền cao nhất chấp thuận chủ trương đầu

tư đối với toàn bộ dự án

CSPL: Điều 30, 31, 32 và khoản 2 Điều 32 Luật Đầu tư 2020

Chấp thuận

nhà đầu tư

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế

CSPL: Điều 34,35,36 Luật Đầu tư; điều 32,33 Nghị định 31/2021/NĐ-CP

Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu

tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà

nước tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định

Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ

lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì

thẩm tra của Quốc hội

Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Trang 13

11

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch

và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung thẩm định;

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và

Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định, trình Thủ tướng

Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm

định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ

trương đầu tư

Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu

tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư;

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung thẩm định;

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy

ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi cơ quan đăng ký đầu tư

Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo

thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, trường

hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do

Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh

tế

Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nộp 04 bộ hồ sơ đềnghị chấp thuận chủ trương đầu tư

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w