Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liênquan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữunhà” nhìn từ khái niệm tài sản; ...Nếu áp dụng BLDS
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
MÔN HỌC:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SƯ, TÀI SẢN, THỪA KẾ
BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA TÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN GIẢNG VIÊN: ĐẶNG THÁI BÌNH DANH SÁCH NHÓM 3
Trang 27 Hoàng Bảo Uyên 225220201010
1
1
Trang 3MỤC LỤC
KHÁI NIỆM TÀI SẢN 1 Tóm tắt quyết định số 06/2017/QĐ-PT ngày 11/07/2017 của Tòa án nhân dân huyện Khánh Hòa 1
Tóm tắt bản án số 39/2018/DSST ngày 28/8/2018 của Tòa án nhân dân
Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh họa về giấy tờ có giá .
Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả lời không?
Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số 06 và Bản
án số 39 có cho câu trả lời không? Vì sao? Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái niệm tài sản;
Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao? `
Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà” Tóm tắt quyết định số 841/2023/HS-PT ngày 01/11/2023 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM Bitcoin là gì?
Theo các bị cáo trong vụ án “Cướp tài sản”, Bitcoin có là tài sản không?
Ở các vụ việc về Bitcoin, Tòa án có xác định Bitcoin là tài sản theo pháp luật Việt Nam không?
Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không? Nếu có, nêu hệ thống pháp luật mà anh/chị biết
Theo anh chị, có nên coi Bitcoin là tài sản ở Việt Nam không?
Tóm tắt bản án số 05/2018/DS-GĐT ngày 10/4/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Quyền tài sản là gì?
Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền tài sản không?
Trang 4Đoạn nào của quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo hướng quyền thuê, quyền mua là tài sản?
Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong quyết định số 05 là quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với khái niệm tài sản)?
CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU 4 Tóm tắt bản án số 111/2013/DS-GĐT ngày 09/09/2013 của Hội đồng Thẩm
Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án? 6
Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị
về khẳng định này của Tòa án?
Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền không? Vì sao?
CHUYỂN RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢN 4
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6NỘI DUNG
I KHÂI NIỆM TĂI SẢN
Tóm tắt quyết định số 06/2017/QĐ-PT ngăy 11/07/2017 của Tòa ân nhđn dđn huyện Khânh Hòa
Quyết định về "Đòi lại tăi sản" với nguyín đơn lă ông Phan Hai, bị đơn lăPhạm Quốc Thâi Vấn đề phâp lý: ông Phan Hai khâng câo quyết định đình chỉ củaTòa do không thỏa đâng trong việc cho rằng chưa cung cấp Giấy ủy quyền của ôngPhan Trọng Nguyín vă giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu tăi sản của nguyínđơn; yíu cầu tiếp tục xử vụ kiện ông Phan Quốc Thâi trả lại Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất mang tín bă Lương Thị Xăm Do vụ ân không thuộc thẩm quyền nínTòa ân quyết định: Không chấp nhận khâng câo của nguyín đơn ông Phan Hai, sửaquyết định đình chỉ vụ ân do không thuộc thẩm quyền, trả lại đơn khởi kiện vă câctăi liệu kỉm theo cho ông Phan Hai
Tóm tắt bản ân số 39/2018/DSST ngăy 28/8/2018 của Tòa ân nhđn dđn huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long
Bản ân về "Đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" giữa nguyín đơn lẵng Võ Văn B vă bă Bùi Thị H với bị đơn lă bă Nguyễn Thị Thủy T Vấn đề phâplý: Sau khi ông B vă bă H phât hiện giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất,nguyín đơn lăm đơn cớ mất để cấp lại giấy chứng nhận nhưng bị bă T lă bị đơntranh chấp vì bă T đưa ra được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mă ông B bâomất Nguyín đơn yíu cầu bị đơn trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bị đơnchỉ đồng ý trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo yíu cầu của nguyín đơnkhi nguyín đơn trả đủ số tiền 120.000.000 đồng Bă T đê rút lại yíu cầu đòi nợnhưng vẫn đang chiếm giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Xĩt thấy ngườitham gia tố tụng dđn sự đê thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ tố tụng theo quy địnhđồng thời về nguyín tắc Tòa ân không được quyền từ chối giải quyết tranh chấp năynín âp dụng theo Điều 4 BLTTDS 2015, Tòa ân quyết định: Chấp nhận yíu cầu củanguyín đơn buộc bă Nguyễn Thị Thủy T trao trả giấy chứng nhận cho ông Võ Văn
Căn cứ Điều 105 BLDS 2015: “1 Tăi sản lă vật, tiền, giấy tờ có giâ vă
quyền tăi sản.” Như vậy, giấy tờ có giâ lă một loại của tăi sản.
Theo điểm 8 Điều 6 Luật Ngđn hăng Nhă nước Việt Nam 2010 quy định:
"Giấy tờ có giâ lă bằng chứng xâc nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phât hănh giấy tờ có giâ với người sở hữu giấy tờ có giâ trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lêi vă câc điều kiện khâc."
Trang 7Một số ví dụ về giấy tờ có giá bao gồm: hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ,séc, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, hợp đồng góp vốn đầu tư, trái phiếu Chínhphủ, trái phiếu công ty, ngân phiếu… do chúng có sinh ra nghĩa vụ trả nợ trong mộtthời hạn nhất định và các điều kiện khác cho Nhà nước, ngân hàng, cơ quan, tổ chứcphát hành giấy tờ này quy định phù hợp với các tiêu chuẩn pháp luật.
2 Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả lời không?
CSPL: điểm 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010; Điều 105,
115 BLDS 2015; khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013; Công văn KHXX ngày 21/9/2011
141/TANDTC-Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà” được xác định không phải là giấy tờ có giá.
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Trường hợp không phải là giấy tờ có giá theo Công văn KHXX ngày 21/9/2011 bao gồm một số loại như sau:
141/TANDTC- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy;
Giấy đăng ký xe ô tô…
Theo điểm 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định:
"Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác."
Trong Quyết định số 06, Tòa án cho câu trả lời như sau:
Theo Điều 105 BLDS 2015:
1 “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2 Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Trang 8Điều 115 BLDS 2015: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao
gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Qua đó, Tòa án nhận định “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chỉ là văn
bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là tài sản và không xem là loại giấy tờ có giá.”
Trong Quyết định số 39, Tòa án cho câu trả lời như sau:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất.”
Qua đó, Tòa án nhận định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không là
“giấy tờ có giá”.
3 Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số 06 và Bản
án số 39 có cho câu trả lời không? Vì sao?
Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà” không phải là tài sản.
Trong Quyết định số 06, Tòa án cho rằng “giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” không phải là tài sản ở phần nhận định của Tòa
án: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về
Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là tài sản và không xem là loại giấy tờ có giá.”
Trong Bản án số 39 phần nhận định của Tòa án có đoạn:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, cho thấy nội dung này hàm chứa một số quyền về tài sản gắn liền với đất nên thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự.”
Tòa án chỉ nhận định giấy chứng nhận quyền sử dụng “hàm chứa một số
quyền về tài sản gắn liền với đất” và không đề cập tới “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có là tài sản không.
Trang 94 Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái niệm tài sản;
Theo pháp luật hiện hành, quyết định của Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hòa
là thỏa đáng Nhìn từ khái niệm tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn cóthể coi là 1 tài sản, tuy nhiên, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bảnchứa đựng thông tin về quyền sử dụng đất, chứ không đại diện cho bản thân quyền
sử dụng đất, cũng không xác nhận nghĩa vụ trả nợ cho đối tượng nào Do đó, theo
khoản 1 Điều 105 BLDS 2015: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài
sản.” thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là “vật”, không phải “giấy tờ có giá
và quyền tài sản” Tuy nhiên, trong thực tế, nếu xét giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất là một “vật” thì giá trị của nó lại quá nhỏ để được Tòa thụ lý giải quyết.
Hơn nữa, Toà án nhân dân tối cao đã có công văn số 141/TANDTC-KHXXhướng dẫn giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản nhưsau:
“3 Trường hợp người khởi kiện chỉ đòi lại giấy chứng nhận quyền sở
hữu tài sản do người khác đang chiếm giữ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ô tô…) thì Tòa án giải quyết như sau:
a) Trường hợp chưa thụ lý vụ án thì Tòa án áp dụng điểm e khoản 1 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự trả lại đơn kiện cho người khởi kiện Trong văn bản trả lại đơn khởi kiện, Tòa án phải ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện
là yêu cầu khởi kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
b) Trường hợp đã thụ lý vụ án thì Tòa án căn cứ vào khoản 2 Điều
192 Bộ luật tố tụng dân sự ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý; trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự; căn cứ khoản 3 Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự ra quyết định trả lại tiền tạm ứng án phí cho đương sự.
c) Khi trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nêu trên, Tòa án phải hướng dẫn cho người khởi kiện có thể yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết theo thẩm quyền buộc người chiếm giữ bất hợp pháp giấy tờ nêu trên phải trả lại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với loại giấy tờ đó Trong trường hợp giấy tờ bị mất thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với loại giấy tờ nêu trên có quyền đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp lại giấy tờ bị mất theo quy định của pháp luật (ví dụ: yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở bị mất theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ “về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”) Bên có lỗi trong việc làm mất giấy tờ phải chịu toàn bộ chi phí, lệ phí trong việc cấp lại giấy tờ mới.”
Do đó lúc này phương án thỏa đáng nhất là đình chỉ giải quyết vụ án, sau đóTòa án hướng dẫn ông Hai yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết theo thẩm quyền
Trang 105 Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao?
Nếu áp dụng BLDS 2015 thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứngnhận sở hữu nhà là tài sản
Khoản 1 Điều 105 BLDS 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá
và quyền tài sản.” Do đó, dù giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
sở hữu nhà không được xếp vào “giấy tờ có giá và quyền tài sản” (do không đại
diện cho quyền sử dụng đất và cũng không xác nhận nghĩa vụ cho ai) thì giấy chứng
nhận sở hữu đất, nhà vẫn là tài sản dưới dạng “vật”.
6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà”.
Hướng giải quyết trong Bản án số 39 là chưa thỏa đáng Đã có những yêucầu đề nghị hướng dẫn trong việc có thụ lý giải quyết yêu cầu trả lại giấy chứngnhận quyền sở hữu tài sản do người khác đang chiếm giữ hay không, do đó Toà án
nhân dân tối cao đã ban hành công văn số 141/TANDTC-KHXX:
“3 Trường hợp người khởi kiện chỉ đòi lại giấy chứng nhận quyền sở
hữu tài sản do người khác đang chiếm giữ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ô tô…) thì Tòa án giải quyết như sau:
a) Trường hợp chưa thụ lý vụ án thì Tòa án áp dụng điểm e khoản 1 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự trả lại đơn kiện cho người khởi kiện Trong văn bản trả lại đơn khởi kiện, Tòa án phải ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện
là yêu cầu khởi kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
b) Trường hợp đã thụ lý vụ án thì Tòa án căn cứ vào khoản 2 Điều
192 Bộ luật tố tụng dân sự ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý; trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự; căn cứ khoản 3 Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự ra quyết định trả lại tiền tạm ứng án phí cho đương sự.
c) Khi trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nêu trên, Tòa án phải hướng dẫn cho người khởi kiện có thể yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết theo thẩm quyền buộc người chiếm giữ bất hợp pháp giấy tờ nêu trên phải trả lại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với loại giấy tờ đó Trong trường hợp giấy tờ bị mất thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với loại giấy tờ nêu trên có quyền đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp lại giấy tờ bị mất theo quy định của pháp luật (ví dụ: yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở bị mất theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ “về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”) Bên có lỗi trong việc
Trang 11làm mất giấy tờ phải chịu toàn bộ chi phí, lệ phí trong việc cấp lại giấy tờ mới.”
Như vậy, Toà án cần phải làm theo hướng dẫn đã nêu rõ ở công văn trên khi
có tình huống tương tự xảy ra
Tóm tắt quyết định số 841/2023/HS-PT ngày 01/11/2023 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM
Đương sự: Các bị cáo Hồ Ngọc Tài, Trần Ngọc Hoàng, Trương Chí Hải,Trịnh Tuấn Anh, Nguyễn Quốc Dũng, Nguyễn Anh Tuấn, Bùi Quang Chung, PhạmVăn Thành, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Văn Đức; Người bị hại: ông Lê ĐứcNguyên; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: bà Trương Ngọc Lệ, Ngân hàngTMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) Vấn đề tranh chấp: Cướp tài sản Nội dung: Các bịcáo tìm anh Nguyên để đòi lại số tiền đã đầu tư vào các sàn tiền ảo Đến ngày17/5/2020, các bị cáo đuổi theo anh Nguyên và khống chế anh cùng người đi cùng
là anh Hiếu Trong quá trình khống chế, các bị cáo đã thao tác và chiếm đoạt được
số tài sản gồm 3 chiếc điện thoại di động, 1 camera hành trình có tổng trị giá là45.115.000 đồng và 168 Bitcoin rồi quy đổi 86,91 BTC được 18.880.000.000 đồng.Nhận định và quyết định của Tòa án: Xét thấy, các bị cáo là những người có đầy đủnăng lực trách nhiệm hình sự, các bị cáo nhận thức được việc dùng vũ lực, khốngchế người khác là vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền sở hữu của người khácnhưng vẫn cố tình thực hiện Tòa án nhận định các bị cáo phạm tội “Cướp tài sản”
và không có cơ sở chấp nhận quan điểm của các luật sư bào chữa cho các bị cáo.Căn cứ vào điểm a, b khoản 1 Điều 355, Điều 356, điểm c khoản 1 Điều 357 Bộluật Tố tụng Hình sự năm 20
7 Bitcoin là gì?
Tiền ảo là các loại tiền do các cơ quan tổ chức phát hành để những ngườitrong mạng lưới của mình sử dụng một cách thuận tiện mà không gặp rào cản giữacác quốc gia, ngôn ngữ (Ví dụ: tiền trong các tựa game trực tuyến )
Bitcoin - được nhắc đến lần đầu trên thị trường tài chính thế giới là con đẻcủa một nhân vật hoặc tổ chức ẩn danh Satoshi Nakamoto vào 31/08/2008 - cũng làmột loại hình tiền ảo, nhưng nó là loại tiền phân bố, phân tán, phi tập trung(decentralized) đầu tiên trên thế giới Cụ thể hơn, Bitcoin không được tạo ra bởi bất
cứ một định chế, công ty, tổ chức hay nhà nước nào, mà được tạo ra từ một mạnglưới kết nối ngang hàng của máy tính khắp thế giới nhằm loại bỏ sự can thiệp củangân hàng và chính phủ Bitcoin sử dụng công nghệ Blockchain để hỗ trợ các giaodịch ngang hàng giữa những người dùng trên một mạng phi tập trung Các giao dịchđược xác thực thông qua cơ chế đồng thuận bằng chứng công việc của Bitcoin Cơchế này thưởng cho những người khai thác tiền điện tử để xác thực giao dịch
8 Theo các bị cáo trong vụ án “Cướp tài sản”, Bitcoin có là tài sản không?
Theo các bị cáo trong vụ án “Cướp tài sản”, Bitcoin không phải là tài sản Cụthể, trích nguyên văn nhận định của hội đồng xét xử từ bản án 841/2023/HS-PT :
“Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo và các luật sư bào chữa cho các bị cáo cho rằng các bị cáo chiếm đoạt tiền điện tử (tiền ảo), nhưng hiện nay pháp luật chưa có
Trang 12quy định cụ thể về tiền điện tử (tiền ảo) và đây không phải là tài sản theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự”
Căn cứ Điều 105, Bộ luật Dân sự 2015:
“Điều 105 Tài sản
1 Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2 Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”
9 Ở các vụ việc về Bitcoin, Tòa án có xác định Bitcoin là tài sản theo pháp luật Việt Nam không?
Dựa theo thông tin từ Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Dân sự 2015, Luậtthương mại 2005, các nghị định, công văn, pháp luật Việt Nam không công nhậnBitcoin là tài sản Cụ thể:
Căn cứ vào Điều 163, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Tài sản bao gồm
vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.”
Căn cứ vào Điều 105, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về tài sản:
“1 Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2 Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai".
Theo quy định của Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010, Bitcoin nói riêng vàcác loại tiền mã hóa không được coi là đơn vị tiền tệ chính thức của nhà nước ViệtNam Tại khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 đã củng cố thêmluận điểm khi cho thấy Bitcoin không được xem là ngoại tệ (không phải đồng tiềnchính thức của bất cứ quốc gia nào) đồng thời cũng không phải là đối tượng củangoại hối
Đồng thời, Bitcoin cũng không được liệt kê vào danh sách các giấy tờ có giá.Theo quy định tại Công văn 141/TANDTC-KHXX ngày 21/9/2011, quy định cácloại giấy tờ có giá bao gồm: Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổphiếu, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, Séc, Công cụ chuyển nhượng khác…
Tại khoản 6 và 7 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP thanh toán không dùngtiền mặt sửa đổi bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP quy định:
“6 Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
7 Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại khoản 6 Điều này”.
Công văn 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày21/7/2017 gửi Văn phòng Chính phủ cũng khẳng định:
"Tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin