Trải qua quá trình nghiên cứu lâu dài, cácnhà khoa học đã tìm ra những tính chất chung của con người như: tư duy logic, sự tưởng tượng, sự say mê,.... Nhiệm vụ: Giúp người đọc hiểu
Trang 1KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MÔN HỌC: NHẬP MÔN LOGIC HỌC
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
ĐỀ TÀI: LIÊN HỆ GIỮA TƯ DUY LOGIC
VÀ NHẬN THỨC KHOA HỌC
GVHD: PGS.TS ĐOÀN ĐỨC HIẾU
Lớp thứ 7 – Tiết 10_11
Trang 2TIÊU CHÍ NỘI DUNG BỐ CỤC TRÌNH BÀY TỔNG ĐIỂM
NHẬN XÉT
Ký tên
Trang 3PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2.Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận 2
3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2
4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận 2
6.Kết cấu tiểu luận 2
PHẦN 2: NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: TƯ DUY LOGIC 3
1 Bản chất 3
1.1Các định nghĩa về tư duy 3
1.2Các đặc điểm của tư duy 3
1.2.1 “Tính có vấn đề” của tư duy 3
1.2.2 “Tính gián điệp” của tư duy 4
1.2.3 “Tính trừu tượng và khái quát hóa” của tư duy 5
1.2.4 Tư duy gắn liền với ngôn ngữ 5
1.2.5 Tư duy liên hệ với nhận thức cảm tính 6
2 Tính logic của tư duy 7
2.1 Tính chân thật và đúng đắn của tư duy 7
2.2 Các quy luật của tư duy 8
2.2.1 Quy luật đồng nhất 9
2.2.2 Quy luật không mâu thuẫn 9
Trang 42.2.4 Quy luật lý do đầy đủ 11
CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC KHOA HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TƯ DUY LOGIC TRONG NHẬN THỨC KHOA HỌC 13
1 Khái niệm 13
2 Các yếu tố hợp thành của tư duy khoa học 13
2.1 Phương pháp luận của tư duy khoa học 13
2.2 Tư duy logic 15
2.3 Khả năng vận dụng, tổng kết thực tiễn, khái quát lý luận 16
3 Vai trò của tư duy logic trong nhận thức khoa học 16
CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA BẢN THÂN 18
1.Vận dụng tư duy logic trong nhận thức khoa học sinh viên 18
2.Giải pháp rèn luyện tư duy logic 19
PHẦN 3: KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 5PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Con người muốn tồn tại và phát triển không thể không tư duy Tư duyđịnh hướng, chỉ đạo mọi hoạt động sống và luôn vận động cùng với sự phát triểncủa chính con người và xã hội nhưng năng lực và trình độ tư duy lại phụ thuộcnhiều vào những điều kiện khách quan và chủ quan Trong đó yếu tố chủ quanđóng vai trò đặc biệt quan trọng Năng lực và trình độ tư duy phải được conngười thường xuyên rèn luyện mới có thể ngày một nâng cao Sự rèn luyện về tưduy nói chung và tư duy logic nói riêng phải được bắt đầu từ khi con người cókhả năng nhận thức Để rèn luyện tư duy logic, con người phải có những tri thức
cơ bản về khoa học logic, trước hết là logic hình thức thông qua các hoạt độnghọc tập, nghiên cứu khoa học và vận dụng trong công việc, đời sống Nhiệm vụ
cơ bản của tư duy logic trong nghiên cứu khoa học là làm sáng tỏ con đường,đạt tới mục tiêu nghiên cứu bằng các thao tác logic và phương pháp luận chuẩnxác Tri thức logic học góp phần giúp cho con người nâng cao trình độ tư duy,tạo ra thói quen suy nghĩ “thông minh” hơn, nâng cao tính chính xác, tính đồngnhất, tính liên tục, triệt để, tính có căn cứ trong lập luận
Tư duy logic xuất hiện rất nhiều trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhauxung quanh cuộc sống của chúng ta Trải qua quá trình nghiên cứu lâu dài, cácnhà khoa học đã tìm ra những tính chất chung của con người như: tư duy logic,
sự tưởng tượng, sự say mê, Rèn luyện tư duy đúng đắn và chính xác cũngtương đương với rèn luyện tư duy logic Trong công việc nếu thiếu đi tính logicsẽ làm cho công việc đó trở nên kém hiệu quả, còn trong cuộc sống thiếu đi tínhlogic sẽ làm cho mọi việc diễn ra không theo kế hoạch, không theo tổ chức,…Như vậy, có thể thấy logic và tư duy logic trong khoa học chúng luôn tồn tạisong hành với nhau không thể tách rời Nhận thức được tầm quan trọng đó nhómchúng em muốn nghiên cứu và tìm về đề tài “Liên hệ giữa tư duy logic và nhậnthức khoa học” trong bài tiểu luận này Nhằm làm rõ các khía cạnh của logic
Trang 6cuộc sống, cũng như tiếp thu và học hỏi thêm nhiều kiến thức mới trong quátrình nghiên cứu.
2 Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận
Mục đích: Làm rõ mối liên hệ giữa tư duy logic và nghiên cứu khoa
học
Nhiệm vụ: Giúp người đọc hiểu và nắm rõ được tầm quan trọng của logic
trong cuộc sống và nghiên cứu khoa học, từ đó nhận thức được vai trò quantrọng của tư duy logic để có thể áp dụng trong học tập, công việc và cuộc sốnghàng ngày
3 Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các lĩnh vực khoa học liên quan đến tư duy logic, đặc biệt là đốivới năng lực học hỏi và khả năng vận dụng tư duy logic trong học tập và đờisống của sinh viên hiện nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Thông qua sách giáo trình, sách tham khảo và các phương tiện thôngtin địa chúng để tìm hiểu và tổng hợp nội dung
Để làm rõ nội dung vấn đề cần đề cần đề cập thực hiện một số trườnghợp tượng trưng nhằm làm minh chứng cho tính thực tế cũng như tính quantrọng của chủ đề
Trong quá trình thực hiện đề tài, tiểu luận được sử dụng các phươngpháp nghiên cứu chủ yếu bao gồm phương pháp tổng hợp và phương phápphân tích
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận
Tiểu luận góp phần cung cấp và làm rõ hơn những nội dung cơ bản củacác quy luật của logic trong đời sống, phục vụ cho các cá nhân có nhu cầutìm hiểu về các nội dung này
Trình bày quá trình phát triển của logic qua nhiều giai đoạn của lịch sửgóp phần vào việc nghiên cứu tổng hợp
6.Kết cấu tiểu luận
Trang 7Tiểu luận được chia thành 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phầnkết luận Nội dung phân tích trọng tâm được triển khai ở phần nội dung qua 3chương.
Trang 8PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TƯ DUY LOGIC 1.Bản chất
1.1 Các định nghĩa về tư duy
Dưới góc độ sinh lý học, tư duy được hiểu là một hình thức hoạt động của
hệ thần kinh thể hiện qua việc tạo ra các liên kết giữa các phần tử đã ghi nhớ,chúng được chọn lọc và kích thích hoạt động để thực hiện sự nhận thức về thếgiới xung quanh, định hướng cho hành vi phù hợp của con người với môi trườngsống
Dưới góc độ tâm lý học, tư duy là quá trình nhận thức phản ánh nhữngthuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong, có tính quy luậtcủa sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết
Tư duy không những giải quyết được những nhiệm vụ trước mắt mà còncó thể giải quyết cả những nhiệm vụ trong tương lai Tư duy tiếp nhận thông tin
và cải tạo sắp xếp thông tin, làm cho những thông tin này có ý nghĩa hơn tronghoạt động của con người
Hoạt động tư duy đồng nghĩa với hoạt động trí tuệ Mục tiêu của tư duy làtìm ra các triết lý, lý luận, phương pháp luận, phương pháp, giải pháp trong cáctình huống hoạt động của con người
Tư duy thực sự là một phạm trù quan trọng trong triết học, dùng để chỉnhững hoạt động của tinh thần Nó đem những cảm giác của con người, sửa đổilại và cải tạo thế giới thông qua các hoạt động vật chất Tư duy giúp con ngườinhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó
1.2 Các đặc điểm tư duy
Tư duy thuộc mức độ nhận thức lý tính có các đặc điểm cơ bản: tính cóvấn đề, tính gián tiếp, tính trừu tượng và khái quát hóa Tư duy gắn liền vớingôn ngữ, đồng thời nó cũng có liên hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
1.2.1“Tính có vấn đề” của tư duy
Trang 9Vấn đề là những tình huống, hoàn cảnh hoặc khía cạnh gây khó khăn,thách thức nhưng ẩn chứa là một mục đích nào đó Một số vấn đề mới mà nhữnghiểu biết cũ, những phương pháp hành động cũ không còn đủ khả năng giảiquyết Do vậy, vấn đề thường đòi hỏi tư duy, phân tích, và sáng tạo để tìm ragiải pháp hoặc cách giải quyết hiệu quả Tình huống có vấn đề là tình huốngchưa có đáp số đã tiềm tàng bên trong tình huống chứa điều kiện giúp ta tìm rađáp số đó hay nói cách khác tình huống, hoàn cảnh này là một vấn đề mà nhữnghiểu biết cũ, những phương pháp hoạt động cũ tuy còn cần thiết song không đủcách giải quyết, muốn giải quyết vấn đề đó Con người cần phải tìm cách thứcgiải quyết mới mà những biện pháp, công cụ trước đây không thể giải quyết vấn
đề hiệu quả Đây cũng là động lực làm khởi nguồn cho các hoạt động tư duy củacon người Con người sẽ không thể tư duy nếu không có vấn đề nảy sinh trongcuộc sống Tuy nhiên, tư duy không chỉ nảy sinh trong tình huống có vấn đề.Đôi khi, chúng ta cũng tư duy để khám phá, sáng tạo, hoặc đơn giản là để thỏamãn sự tò mò
Tuy nhiên, không phải tình huống có vấn đề nào cũng kích thích đượchoạt động tư duy Muốn kích thích được tư duy thì hoàn cảnh có vấn đề phảiđược cá nhân nhận thức đủ, được chuyển thành nhiệm vụ tư duy cá nhân Tức để
tư duy phát triển, chúng ta cần nhận thức đủ về tình huống và xác định rõ nhiệm
vụ tư duy cá nhân Điều này bao gồm việc nhận biết kiến thức hiện có, nhận ranhững điều chưa biết, và có khát vọng tìm kiếm giải pháp mới
1.2.2“Tính gián tiếp” của tư duy
Tư duy con người không nhận thức về thế giới một cách trực tiếp mà phảithông qua một cách gián tiếp Tính gián tiếp của tư duy thể hiện trước hết ở mốiliên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
Con người chúng ta tư duy bằng não, để thể hiện những gì chúng ta tư duycần một công cụ, phương tiện để truyền đạt Và đó là ngôn ngữ - cái biểu đạt của
tư duy Nhờ có ngôn ngữ mà con người giao tiếp, truyền đạt tư duy cho nhau.Không chỉ vậy, nhờ vào công cụ ấy mà con người có thể sử dụng các kết quả
Trang 10nhận thức (quy tắc, khái niệm, công thức, quy luật,…) và kinh nghiệm của bảnthân vào quá trình tư duy (phân tích tổng hợp, so sánh, khái quát…) để nhậnthức được cái bên trong, bản chất của sự vật hiện tượng Vì vậy ngôn ngữ làphương tiện nhận thức đặc thù của con người.
Tính gián tiếp của tư duy thể hiện trong việc chúng ta sử dụng các công cụ
và phương tiện khác nhau để tìm hiểu và nhận thức về thế giới xung quanh.Thay vì tiếp cận tri thức một cách trực tiếp, chúng ta tìm đến các nguồn thôngtin, sách vở, trải nghiệm, và học hỏi từ người khác để mở rộng kiến thức và hiểubiết của mình
Nhờ có tính gián tiếp mà tư duy con người đã phá vỡ giới hạn, mở rộngkhả năng nhận thức con người Điều đó thể hiện qua việc con người không chỉphản ánh những gì đúng trong hiện tại mà còn phản ánh cả quá khứ và tương lai
1.2.3 Tính trừu tượng và khái quát hóa của tư duy
Không chỉ phản ánh sự vật hiện tượng một cách cụ thể và đơn lẻ, tư duycòn có khả năng phản ánh sự vật một cách trừu tượng và đầy khái quát Trừutượng là dùng trí óc để loại bỏ những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ,quan hệ thứ không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy.Khái quát là dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành mộtnhóm, một loại, một phạm trù theo những thuộc tính, liên hệ, quan hệ chungnhất định Trừu tượng và khái quát có mối liên hệ mật thiết với nhau Nếu khôngcó trừu tượng thì không thể tiến hành khái quát, nhưng nếu không có khái quátthì trong quá trình trừu tượng sẽ hạn chế về nhận thức
Nhờ có đặc điểm này mà con người không chỉ giải quyết được nhữngnhiệm vụ tương lai, trong khi giải quyết nhiệm vụ cụ thể vẫn có thể sắp xếp nóvào một nhóm, một loại, một phạm trù để có những quy tắc, những phương phápgiải quyết tương tự
1.2.4 Tư duy gắn liền với ngôn ngữ
Tư duy mang tính có vấn đề, gián tiếp, trừu tượng và khái quát vì nó gắnchặt với ngôn ngữ Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau Nếu
Trang 11không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy của con người không thể diễn ra được,đồng thời các sản phẩm của tư duy (khải niệm, phán đoán…) cũng không đượcchủ thể và người khác tiếp nhận.
Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa tâm lý người và động vật Động vật vìkhông có ngôn ngữ nên tâm lý hành động chỉ dừng lại ở tư duy hành động trựcquan, không có khả năng vượt qua khỏi phạm vi đó Tư duy con người luôn gắnliền với ngôn ngữ, đầy tha thứ giúp con người cố định lại các kết quả của tư duy,
là phương tiện biểu đạt kết quả của tư duy, khách quan hóa kết quả của tư duyngười khác cũng như chính bản thân chủ thể tư duy Ngược lại, nếu không có tưduy thì ngôn ngữ chỉ là những chuỗi âm thanh vô nghĩa
Ngôn ngữ của chúng ta ngày nay là kết quả của quá trình phát triển tư duylâu dài trong lịch sử phát triển của nhân loại, do đó ngôn ngữ luôn thể hiện kếtquả tư duy của con người
1.2.5 Tư duy liên hệ với nhận thức cảm tính
Tư duy là một mức độ nhận thức mới về chất so với cảm giác và tri giác.Nếu cảm giác và tri giác mới chỉ phản ánh được những thuộc tính bên ngoài,những mối liên hệ bên ngoài của sự vật, hiện tượng Thì tư duy bao giờ cũng cómối liên hệ mật thiết với nhận thức cảm tính tức là cảm giác, tri giác, biểutượng Nhận thức cảm tính là “cửa ngõ”, là kênh duy nhất mà thông qua đó tưduy liên hệ với thế giới bên ngoài Đồng thời, tư duy cũng ảnh hưởng mạnh mẽđến nhận thức cảm tính, làm cho khả năng cảm giác con người tinh vi, nhạy cảmhơn Nhận thức cảm tính thu nhập tư liệu, đó là nguyên liệu cho tư duy Tư duyphát triển không chỉ giúp chúng ta hiểu biết về thế giới xung quanh, mà còn địnhhướng và tạo ra nhận thức cảm tính
Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy vớihiện thực, là cơ sở của những khái quát kinh nghiệm dưới dạng những kháiniệm, quy luật… là chất liệu của những khái quát hiện thực theo một nhóm, mộtlớp, một phạm trù mang tính quy luật trong quá trình tư duy X.L Rubinstein –một nhà tâm lý học Xô Viết đã viết: “Nội dung cảm tính bao giờ cũng có trong
Trang 12tư duy trừu tượng, tựa như làm chỗ dựa của tư duy”.
Tư duy chính là kim chỉ nam định hướng cho nhận thức cảm tính cần tậptrung vào sự vật, hiện tượng nào, từ đó đạt đến cái đích đúng theo định hướng.Như vậy thì nhận thức mới sâu sắc và chính xác được Vì vậy, Ph.An đã viết:
“Nhập vào với con mắt của chúng ta chẳng những có cảm giác khác mà còn cóhoạt động của tư duy ta nữa”
2 Tính logic của tư duy
2.1 Chân thật và đúng đắn của tư duy
Tính logic học là khoa học về tư duy đúng đắn dẫn đến chân lý Vì tư duy
sử dụng và hình thức của nó nên việc phân biệt các khái niệm “Tính chân thực”
và “ Tính đúng đắn” gắn liền với những khía cạnh này Tính chân thực gắn vớinội dung của các tư tưởng, còn tính đúng đắn gắn với các hình thức Tính chânthực và tính đúng đắn của tư duy logic học là khoa học về tư duy đúng đắn dẫnđến chân lý Tính chân thực của tư duy là thuộc tính phát sinh từ chân lý Tathường hiểu chân lý là nội dung tư tưởng tương thích với chính hiện thực Nếunhư tư tưởng không tương thích về nội dung với hiện thực, thì đó là tư duy sailầm
Tư tưởng của con người về thực tại biểu thị dưới dạng khái niệm, phánđoán, lập luận có thể chân thực hoặc giả dối Điều đó liên quan đến nội dungđược phản ánh trong khái niệm, phán đoán Nội dung đó phản ánh chính xácthực tại khách quan thì chúng là chân thực, nếu phản ánh không đúng thực tại thìchúng là giả dối
Như vậy, tính chân thực của tư duy là thuộc tính căn bản của nó thể hiệntrong quan hệ với hiện thực Còn sai lầm, giả dối là thuộc tính của tư duy xuyêntạc, làm biến dạng nội dung ấy
Tính đúng đắn của tư duy là một khía cạnh căn bản khác của tư duy Nóthể hiện trong quan hệ với hiện thực và có liên quan đến khả năng tái tạo tưtưởng cấu trúc khách quan của hiện thực Điều này đòi hỏi tư duy phải phù hợpvới quan hệ giữa các đối tượng, không xuyên tạc hay biến đổi sai lệch Tính
Trang 13đúng đắn của tư duy là khả năng phản ánh chính xác và logic về thế giới xungquanh Nó đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kiến thức, giải quyết vấn
đề, và định hướng hành vi của con người Khi tư duy không đúng đắn, nó có thểxuyên tạc hoặc biến đổi sai lệch các liên hệ cấu trúc của các đối tượng, dẫn đếnnhận thức không chính xác và hành vi không hợp lý
Logic học hình thức nhìn chung ít quan tâm đến nội dung cụ thể của tưduy vì vậy, không trực tiếp nghiên cứu cách thức đạt tới chân lý Điều đó cónghĩa là không nghiên cứu phương thức đảm bảo tính chân thực của tư duy Dĩnhiên, logic học hình thức cũng bàn đến tính chân thực hay giả dối của các luậnđiểm được nghiên cứu Tuy nhiên, nó tập trung chú ý vào tính đúng đắn của tưduy Cho nên, vấn đề cơ bản của logic học hình thức là tính đúng đắn của tưduy
Logic học xây dựng các quy tắc, đồng thời vạch ra những sai lầm logic do
tư duy mắc phải Chúng khác với những sai lầm thực tế ở chỗ, chúng thể hiệntrong kết cấu của tư tưởng, trong các mối quan hệ giữa chúng Logic học phântích chúng để tránh trong quá trình tư duy tiếp theo, còn nếu như chúng đã có,thì tìm ra cách loại bỏ chúng Sai lầm logic chính là những vết nhiễu loạn trênđường tới chân lý
2.2 Các quy luật của tư duy
Như đã biết, quy luật của tư duy là những mối liên hệ bên trong, bản chất,lặp đi lặp lại trong quá trình tư duy Con người phát hiện ra các quy luật của tưduy thông qua hoạt động nhận thức trải qua nhiều thế kỷ chứ không phải bẩmsinh đã biết đến chúng Con người biết cách vận dụng các quy luật đó, biết suyluận theo các quy luật đó là nhờ quá trình học tập và rèn luyện chứ không phảicó tính chất bản năng
Trong số các quy luật của tư duy có bốn quy luật cơ bản Chúng phản ánhnhững tính chất cơ bản nhất của các quá trình tư duy, vì bất cứ quá trình tư duynào cũng phải tuân theo chúng Các quy luật khác có thể rút ra được từ chúngnhưng không thể rút ra chúng từ các quy luật khác Đó là: quy luật đồng nhất,
Trang 14quy luật không mâu thuẫn, quy luật triệt tam, quy luật lý do đầy đủ.
2.2.1 Quy luật đồng nhất
Phát biểu: A là A Một tư tưởng khi đã định hình phải luôn là chính nótrong một quá trình tư duy
Quy luật đồng nhất có thể được biểu diễn định dạng công thức: A là A.Quy luật này phản ánh tính ổn định, xác định của tư duy Điều này cónghĩa là trong quá trình hình thành của mình, một tư tưởng (khái niệm, phánđoán, lý thuyết, giả thuyết, ) có thể thay đổi, nhưng khi đã hình thành xong thìkhông được thay đổi nữa Nếu nó vẫn tiếp tục thay đổi thì logic hình thành sẽcoi nó là tư tưởng khác Tính ổn định như vậy là điều kiện cần cho mọi quá trình
tư duy Mặc dù tư tưởng cũng như mọi sự vật và hiện tượng khác, luôn luôn vậnđộng và biến đổi, nhưng nếu tuyệt đối hóa mặt biến đổi đó của tư tưởng thìkhông thể tư duy được Một ý kiến được nói ra phải có nội dung không đổi ítnhất trong cùng một quá trình tranh luận, trình bày ý kiến, chứng minh quanđiểm Điều này giúp chúng ta có một cơ sở để đánh giá tính hợp lý và đúng saicủa ý kiến, căn cứ vào nó để xét đoán đúng sai, hợp lý hay bất hợp lý,
Quy luật đồng nhất được hiểu trên một số phương diện: mỗi sự vật hiệntượng đều phản ánh khác biệt với sự vật khác, mọi sự vật hiện tượng đều nằmtrong một thế giới vận động không ngừng, chúng có thể tồn tại dưới nhiều hìnhthái khác nhau Điều đó cũng có thể được hiểu, một sự vật hiện tượng khi được
đề cập trong một không thời gian nhất định thì những mặt hay phương diện củanó là nhất quán
Xét về ý nghĩa, tư duy tái tạo phải đồng nhất với ý nghĩ, tư duy nguyênmẫu Nghĩa là khi nhắc lại, tái tạo lại một tư tưởng nào đó của mình hay củangười khác, thì phải nhắc lại hay tái tạo lại chính xác tư tưởng đó, không đượclàm sai lạc nội dung của ý nghĩ, tư tưởng nguyên mẫu Nếu nhắc lại hay tái tạolại sai ý nghĩ, tư tưởng đã định hình ban đầu là vi phạm yêu cầu thứ ba của quiluật, trường hợp này ta gọi là tam sao thất bản
Trang 15Qui luật đồng nhất biểu thị một tính chất rất cơ bản của tư duy, đó là tínhxác định Nếu không có tính chất xác định đó thì ta không thể hiểu đúng và dẫntới hiểu lầm nhau theo kiểu ông nói gà bà nói vịt Tính xác định này phản ánhtính ổn định tương đối về chất của đối tượng trong hiện thực Tuân thủ các yêucầu của qui luật đồng nhất giúp chúng ta nắm chắc nội dung tư tưởng của vấn đềđã đặt ra từ trước và trong quá trình lấp luận… Do vậy mà chúng ta bị không lạcvấn đề, cũng như tư duy không bị rối loạn.
2.2.2 Quy luật không mâu thuẫn
Phát biểu: Hai phán đoán mâu thuẫn nhau trái ngược nhau thì không thểcùng đúng, trong đó có ít nhất một phán đoán sai
Quy luật này phản ánh tính chất không mâu thuẫn của quá trình tư duy.Mâu thuẫn phá vỡ quá trình tư duy nên trong tư duy nhất định phải tránh nó Tưduy của chúng ta không được chứa mâu thuẫn và tư duy phản ánh hiện thựckhách quan, mà trong hiện thực khách quan thì ở mỗi thời điểm không thể cótrường hợp một đối tượng vừa có, lại vừa không có một tính chất nhất định nàođó Ví dụ: mọi loại xà phòng đều làm da bạn khô nhưng chỉ có xà phòng LUXlàm cho da bạn trắng trẻo, mịn màng Cần lưu ý rằng, mâu thuẫn mà chúng tanói đến ở đây là mâu thuẫn hình thức, chứ không phải là mâu thuẫn biện chứng,mâu thuẫn hình thức không thể có vì logic học hình thức nghiên cứu tư duy với
tư cách là sự phản ánh các sự vật và hiện tượng của hiện tượng của hiện tượngkhách quan
2.2.3 Quy luật triệt tam
Phát biểu: Một phán đoán, nhận định hoặc đúng hoặc sai chứ không thể cómột giá trị thứ ba nào khác Điều đó nghĩa là với cùng một đối tượng trong cùngmột quan hệ mà có hai phán đoán phủ định nhau thì chúng không thể cùng đúnghoặc cùng sai
Đây là quy luật đặc trưng của logic hai giá trị - logic thông thường mà tavẫn sử dụng Với một phán đoán, nhận định nhất định, quy luật triệt tam khôngcho biết nó đúng hay sai, nhưng cho biết rằng nó chỉ có thể hoặc đúng, hoặc sai