1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (“fair use”) là gì tìmhiểu quy Địnhcủaphápluật nước ngoài về vấn Đề này và so sánh với các quy Định hiện hànhcủaphápluậtsở hữu trí tuệ việt nam

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên Tắc “Sử Dụng Hợp Lý” (“Fair Use”) Là Gì? Tìm Hiểu Quy Định Của Pháp Luật Nước Ngoài Về Vấn Đề Này Và So Sánh Với Các Quy Định Hiện Hành Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam
Tác giả Nguyễn Phạm Nhã Uyên, Vũ Vịnh Nghi, Nguyễn Ngọc Mai Trâm, Võ Nguyễn Huyền Trâm, Đỗ Huyền Trân, Đỗ Cao Trí, Trần Thanh Trúc, Nguyễn Phương Uyên, Trần Nhật Vy
Người hướng dẫn GVHD: Lê Nhật Hồng
Trường học Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Thể loại Bài Tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 410,15 KB

Nội dung

Phần Câu hỏi sinh viên tự làm có nộp bài và KHÔNG thảo luận trên lớp:...12 1/ Phân tích quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 về Giả định quyền

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA DÂN SỰ

……… ………….

Môn:

LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

(Buổi thảo luận lần 2)

GVHD: Lê Nhật Hồng

Lớp: 131 - QTL46B

TP Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 9 năm 2024

Trang 2

Thành viên

1 Nguyễn Phạm Nhã Uyên (nhóm trưởng) 2153401020300

Trang 3

Mục lục

A.1 Lý thuyết: 1

1 Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (“fair use”) là gì? Tìm hiểu quy định của pháp luật nước ngoài về vấn đề này và so sánh với các quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 1

2 Phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả Cho ví dụ minh hoạ 5

3 Tìm và tóm tắt một tranh chấp trong lĩnh vực quyền tác giả, nêu quan điểm cá nhân liên quan hướng giải quyết tranh chấp của Tòa án/Trọng tài 6

A.2 Nhận định 7

1 Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh là Nhà nước 7

2 Quyền nhân thân của quyền tác giả là quyền không thể được chuyển giao 8

3 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian phải chịu trách nhiệm đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả trên nền tảng họ cung cấp trong mọi trường hợp 8

4 Tác phẩm điện ảnh có thể được sao chép một bản mà không cần xin phép và trả tiền 8

5 Quyền liên quan đến quyền tác giả có thể phát sinh không dựa vào tác phẩm gốc 8

A.3 Bài tập: 8

1 Nghiên cứu tranh chấp quyền tác giả trong vụ việc Truyện tranh Thần Đồng Đất Việt và đánh giá các vấn đề pháp lý sau 8

2/ Nghiên cứu Bản án số 213/2014/DS-ST của Tòa án nhân dân quận Tân Bình ngày 14/8/2014 và trả lời các câu hỏi sau 11

B Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận trên lớp: 12

1/ Phân tích quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 về Giả định quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả 12

2/ Phân tích trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường Internet 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 4

A.1 Lý thuyết:

1 Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (“fair use”) là gì? Tìm hiểu quy định của pháp luật nước ngoài về vấn đề này và so sánh với các quy định hiện hành của pháp luật

sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (fair use) có thể được hiểu là: việc cho phép tổ chức, cánhân bất kì sử dụng, tái tạo hợp pháp các tác phẩm có bản quyền cho những mục đích nhưphê bình, bàn luận, báo cáo, giảng dạy, học bổng, hoặc nghiên cứu mà không cần sự chophép của chủ sở hữu bản quyền Tuy nhiên, thực tế không có quy tắc rõ ràng nào trongviệc xác định sử dụng hợp lý, vì nó được xác định trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.1Đối với các quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, nguyên tắc “Sửdụng hợp lý” được đề cập ở Điều 25, Điều 26 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ

sung năm 2009, 2019, 2022; sau đây gọi tắt là “LSHTT”) dưới tên gọi khác là “Các

trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả nhuận bút, thù lao” và “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả nhuận bút, thù lao” Theo đó, nếu không gây xung đột với việc khai thác bình

thường tác phẩm, và cũng không gây tổn hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp củatác giả thì các hành vi sao chép, trích dẫn, biểu diễn, ghi âm, ghi hình tác phẩm đã công

bố không bị xem là xâm phạm quyền tác giả ngay cả khi không xin phép, không trả tiềnbản quyền cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.2

“Fair dealing/ fair use” theo quy định của Vương quốc Anh, không được định nghĩa cụthể trong CDPA3 Thay vào đó, CDPA 1988 giới hạn chặt chẽ “fair dealing” trong cáctrường hợp sau:

i) Nghiên cứu hay học tập phục vụ cho mục đích cá nhân (research or private study)4,

1“What is fair use?”, Copyright alliance,

[ https://copyrightalliance.org/faqs/what-is-fair-use/#:~:text=Fair%20use%20permits%20a%20party,be%20considere d%20as%20fair%20use ], truy cập ngày 01/9/2024

2“Bản chất pháp lý của quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam”, Vinh Le Quang, Bross & Partners,

[ http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Ban-chat-phap-ly-cua-quyen-tac-gia-theo-Luat-so-huu-tri-tue-Viet-Nam ],t ruy cập ngày 01/9/2024

3 Đạo luật Bản quyền, kiểu dáng và sáng chế năm 1988 của Vương quốc Anh (Copyright, Designs and Patents Act

1988 - CDPA 1988)

Trang 5

ii) Phê bình, đánh giá, trích dẫn và đưa tin (Criticism, reviews, quotes and newsreporting)5,

iii) Biếm họa, nhại lại hoặc chế nhạo (caricature, parody or pastiche)6,

iv) Minh họa để hướng dẫn cho mục đích giáo dục (illustration for instruction)7

So sánh giữa CDPA và các quy định về nguyên tắc “fair use” tại Việt Nam ta nhậnthấy có 2 điểm giống nhau Đó là, cả hai đều yêu cầu việc sử dụng “phải thông tin về têntác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm” theo ngôn ngữ của Điều 25.1 hay phải có “sựthừa nhận đầy đủ” (sufficient acknowledgement) theo ngôn ngữ của CDPA 1988 đối vớiviệc sử dụng Quy định này tuân thủ Điều 10.3 của Công ước Berne Bên cạnh đó, cả haiđều có quy định rất rõ ràng và không gây nhiều tranh cãi về nghiên cứu khoa học và họctập phục vụ cho mục đích cá nhân Điều này chứng tỏ cả Việt Nam lẫn Vương quốc Anhđều coi trọng và tạo điều kiện cho nghiên cứu khoa học phát triển Tuy nhiên, các điểmkhác nhau giữa hai bên khá nhiều:

Một là, Việt Nam không quy định “biếm họa, nhại lại hoặc chế nhạo” là một hành vi

“sử dụng hợp lý” Điều này đã được tác giả bàn luận trong một bài viết trước đó

Hai là, CDPA 1988 cho phép “sự thừa nhận đầy đủ” về tên tác giả và xuất xứ tác phẩmđược miễn thực hiện vì lý do thực tế hoặc lý do khác Ngược lại, Việt Nam không cóngoại lệ tương đương

Ba là, CDPA 1988 quy định “minh hoạ để hướng dẫn” phục vụ cho “mục đích giáodục”, bao gồm “đặt câu hỏi thi, truyền đạt câu hỏi cho học sinh và trả lời các câu hỏi”.Hơn nữa, bất cứ điều khoản hợp đồng nào hạn chế việc sử dụng nêu trên sẽ bị coi là vôhiệu Trong khi đó, quy định tương đương ở Việt Nam bị giới hạn ở “mục đích giảngdạy” và loại hình tác phẩm được sử dụng chỉ bao gồm “cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghihình, chương trình phát sóng” Chưa kể, quy định còn yêu cầu bảo đảm “chỉ người học vàngười dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận tác phẩm này” Để tạo điều kiện thuận lợi choviệc sử dụng tài liệu và tính đến điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta, “mục đích giảngdạy” nên được hiểu theo nghĩa rộng hơn, không chỉ bao gồm hoạt động giảng bài tại lớp

5 Mục 30, CDPA.

6 Mục 30A, CDPA

7 Mục 32, CDPA

Trang 6

mà còn các hoạt động giáo dục khác, kể cả hoạt động ngoại khoá Thêm vào đó, loại hìnhtác phẩm sử dụng nên được quy định mở để đảm bảo quyền tiếp cận kiến thức của họcsinh - sinh viên và cho phép giáo viên/giảng viên đứng lớp đa dạng hóa hoạt động giảngdạy.

Bốn là, Luật SHTT Việt Nam không có quy định riêng về “sử dụng hợp lý” cho mụcđích đưa tin mà thay vào đó cho phép “trích dẫn hợp lý” cho việc viết báo Ngược lại,Vương quốc Anh quy định rõ ràng cho việc đưa tin, bảo đảm lợi ích mà ở đó tự do ngônluận là một thành phần quan trọng Một điểm thú vị cần lưu ý là hình ảnh không đượcxem là “sử dụng hợp lý” cho đưa tin Điều này dựa trên lợi ích kinh tế của các nhiếp ảnhgia vì họ chỉ có thể kiếm được lợi nhuận bằng cách bán toàn bộ bức ảnh Khác với vănchương, chúng ta có thể trích xuất một đoạn ngắn, thậm chí một vài từ nhưng vẫn truyềntải được thông điệp Trong khi đó, một bức ảnh được sử dụng cho một tờ báo hoặc mộtchương trình phát sóng, nó thường là toàn bộ Áp dụng ngoại lệ đối với hình ảnh sẽ tước

đi nguồn thu nhập quan trọng nhất của các nhiếp ảnh gia

Năm là, Điều 25.1(đ) Luật SHTT Việt Nam yêu cần việc trích dẫn không làm sai ý tácgiả, trong khi đó mục đích của ngoại lệ trích dẫn, đánh giá và bình luận nhằm bảo đảm tự

do ngôn luận và tự do thể hiện sự sáng tạo Cách tiếp cận của Việt Nam khác với Vươngquốc Anh khi Tòa phúc thẩm trong vụ việc Pro Sieben Media AG v Carlton UKTelevision Ltd [1999] 1 WLR 605 khẳng định rằng, tòa án không quan tâm đến việc liệubản thân những lời chỉ trích (criticism) có “hợp lý” hay không, mà quan trọng là việc sửdụng tác phẩm gốc cho mục đích phê bình, đánh giá, có được thực hiện “hợp lý” haykhông Tác giả bài viết này cho rằng, cách tiếp cận như vậy khiến cán cân lợi ích cânbằng hơn vì tác giả của tác phẩm gốc đã có cơ chế bảo vệ chống lại những lời xúc phạmdanh dự, nhân phẩm của người khác thông qua xử phạt hành chính hoặc truy cứu tráchnhiệm hình sự, theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành

Quan trọng hơn cả, các trường hợp ngoại lệ “phê bình, đánh giá và trích dẫn” theoCDPA chỉ được áp dụng khi tác phẩm đã được phổ biến đến công chúng thông qua việcphát hành các bản sao, hệ thống truy xuất điện tử, cho thuê hoặc cho mượn, buổi biểudiễn, triển lãm, trình chiếu hoặc trưng bày tác phẩm và truyền thông cho công chúng Nếutác phẩm chưa được phổ biến thì ngoại lệ sẽ không được áp dụng

Trang 7

Ngoài ra, trong pháp luật Hoa Kỳ thì nguyên tắc sử dụng hợp lý được ghi nhậntrong Điều 107 Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được xem xét sử dụng dựavào 4 nhân tố:8

(1) Mục đích và đặc điểm của việc sử dụng, bao gồm việc sử dụng đó có tính chấtthương mại không hay là chỉ nhằm mục đích giáo dục phi lợi nhuận;

(2) Bản chất của tác phẩm được bảo hộ;

(3) Số lượng và thực chất của phần được sử dụng trong tác phẩm được bảo hộ như

Thứ nhất, Về việc xác định các trường hợp ngoại lệ của sử dụng hợp lý:

Theo Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, việc sử dụng hợp lý được xemxét với 4 yếu tố:

(1) Mục đích và đặc điểm của việc sử dụng, bao gồm việc sử dụng đó có tính chấtthương mại không hay là chỉ nhằm mục đích giáo dục phi lợi nhuận;

(2) Bản chất của tác phẩm được bảo hộ;

(3) Số lượng và thực chất của phần được sử dụng trong tác phẩm được bảo hộ như

Thứ hai, về trường hợp ngoại lệ cụ thể của nguyên tắc sử dụng hợp lý:

Một là, theo khoản 3 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định không được

áp dụng nguyên tắc sử dụng hợp lý đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm mỹ thuật,chương trình máy tính, việc làm tuyển tập, hợp tuyển các tác phẩm nhưng theo quy địnhtại Điều 107 Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thì chỉ cần xem xét đủ 4 nhân

8 Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ , truy cập ngày 2/9/2024.

Trang 8

nếu việc sử dụngtác phẩm kiến trúc, tác phẩm mỹ thuật, chương trình máy tính, việc làmtuyển tập, hợp tuyển các tác phẩm có mục đích thoả điều kiện của 4 nhân tố quy định tạiĐiều 107 Luật Quyền tác giả Hợp chúng quốc Hoa Kỳ thì được sử dụng hợp lý.

Hai là, điểm a khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định việc trườnghợp sử dụng hợp lý: tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân vàkhông nhằm mục đích thương mại thì không áp dụng trong trường hợp sao chép bằngthiết bị sao chép Nhưng theo quy định tại Điều 107 Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốcHoa Kỳ việcgiảng dạy (bao hàm cả việc sử dụng nhiều bản sao cho lớp học), nghiên cứu,học tập là không vi phạm quyền tác giả và được sao chép dưới dạng bản sao hoặc bản ghihoặc bởi bất kỳ một phương thức nào

2 Phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả Cho ví dụ minh hoạ.

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo rahoặc sở hữu (khoản 2 Điều 4 LSHTT) Chủ thể của quyền tác giả bao gồm tác giả và chủ

sở hữu quyền tác giả (khoản 1 Điều 13 LSHTT)

Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổchức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tínhiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa (khoản 3 Điều 4 LSHTT) Chủ thể củaquyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn,bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mãhóa

Như vậy, mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả cóthể được hiểu như sau: Quyền tác giả đóng vai trò quyết định đối với quyền liên quan, chỉkhi có tác phẩm thì việc truyền đạt thông tin của quyền liên quan mới phát huy Quyềnliên quan đến tác giả giữ vai trò quan trọng, vai trò trung gian truyền đạt nội dung, thôngtin, giá trị của tác phẩm gốc đến với công chúng Nó góp phần giúp cho tác phẩm đượccông chúng tiếp cận nhiều hơn, thu hút được nhiều người biết và nâng cao giá trị tácphẩm hơn Quyền liên quan đến quyền tác giả chỉ được bảo hộ với điều kiện không gâyphương hại đến quyền tác giả Những chủ thể của của quyền liên quan được bảo vệ quyềnnhân thân, quyền tài sản đối với sản phẩm của mình tương tự như quyền tác giả

Trang 9

Cụ thể: Người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, người phát sóng (chủthể của quyền liên quan đến quyền tác giả) đóng vai trò trung gian, truyền đạt nội dung,thông tin, giá trị của tác phẩm gốc đến với công chúng Vì một tác phẩm được sáng tạo,thể hiện dưới một hình thức nhất định, được công bố nhưng chưa chắc cộng đồng có thểđón nhận và tiếp thu hết giá trị, thông tin mà tác phẩm đó mang lại, nhưng thông quanhững chủ thể trung gian của quyền liên quan, tác phẩm đó có thể dễ dàng đi vào lòngngười hơn, được công chúng đánh giá cao hơn bởi khả năng truyền đạt hấp dẫn, kỹ xảocủa người biểu diễn, tổ chức phát sóng, ghi âm, ghi hình

3 Tìm và tóm tắt một tranh chấp trong lĩnh vực quyền tác giả, nêu quan điểm cá nhân liên quan hướng giải quyết tranh chấp của Tòa án/Trọng tài.

Bản án số: 1158/2017/DS-ST về vụ Tranh chấp quyền tác giả của Tòa án nhân dânthành phố Hồ Chí Minh ngày 06/9/2017

Tóm tắt bản án9:

Ông Phạm Văn X (“Ông X”) và ông Hồ Thanh B (Bút danh: “Mặc G”, “Ông MặcG”) là đồng nguyên đơn đã nộp đơn khởi kiện ông Trần Trí T (“Ông T”; Bị đơn) Cụ thể,các nguyên đơn đã mang tác phẩm Việt Nam thi sử hùng ca (“VNTSHC”) đến Nhà xuấtbản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (“NXB”; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan)

để xin giấy phép xuất bản nhưng vì lý do kĩ thuật nên đã nhờ ông T mang bản thảo đếnNXB giúp Một thời gian sau, các nguyên đơn phát hiện tập thơ VNTSHC đã được xuấtbản và phát hành dưới tên tác giả là ông T, không phải ông Mặc G Nguyên đơn đã khiếunại với NXB và có bằng chứng cho thấy ông T đã có hành vi làm phương hại đến quyềntác giả của ông Mặc G

Trong buổi làm việc tại NXB với sự có mặt đầy đủ của nguyên đơn và bị đơn, ông

T đã thừa nhận hành vi trên và hứa sẽ xin lỗi bằng văn bản cũng như bồi thường thiệt hạicho ông Mặc G Tuy nhiên, sau đó ông T đã gửi bản tường trình đến NXB và phủ nhậnhành vi ăn cắp tác phẩm, không có thiện chí xin lỗi và bồi thường Vì thế, nguyên đơn đãlàm Đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (“Tòa án”): (i) buộc

bị đơn trả lại quyền tác giả; (ii) trả lại số tiền mượn là 5.000.000 đồng và bồi thường số

9 Bản án số: 1158/2017/DS-ST ngày 06/9/2017 về vụ “Tranh chấp quyền tác giả” của Tòa án nhân dân Thành phố

Hồ Chí Minh.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta358934t1cvn/chi-tiet-ban-an , truy cập ngày 2/9/2024.

Trang 10

tiền tổng cộng là 35.000.000 đồng, và (iii) xin lỗi công khai trên 3 tờ báo Trung ương vàđịa phương.

Theo lời khai của bị đơn, tác phẩm của ông T xuất bản có Hợp đồng liên kết xuấtbản số 1401/LK/2006 và không sử dụng lời văn của ông Mặc G, do đó, ông T không đồng

ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn

Tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn đã rút yêu cầu ông T bồi thường nêu trên, đồngthời, yêu cầu ông T trả lại quyền tác giả, xin lỗi nguyên đơn trước Hội đồng xét xử(“HĐXX”) và bồi thường số tiền là 58.000.000 đồng

Tòa án đã đình chỉ xét xử đối với các phần yêu cầu nguyên đơn đã rút lại, đồngthời chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn xác định quyền tác giả tập thơVNTSHC là của ông Mặc G Đối với yêu cầu xin lỗi trước HĐXX, Tòa án nhận thấy làkhông có căn cứ nên không chấp nhận yêu cầu này Còn yêu cầu bồi thường số tiền58.000.000 đồng, Tòa án nhận định đây là yêu cầu mới phát sinh tại phiên tòa, do đó vượtquá phạm vi giải quyết của Tòa án nên không giải quyết

Quan điểm của nhóm về hướng giải quyết của Tòa án:

Đối với việc Tòa án không chấp nhận yêu cầu xin lỗi trước HĐXX do không cócăn cứ là không hợp lí vì Tòa án đã có bằng chứng về buổi làm việc tại NXB, tại đó ông T

đã thừa nhận hành vi trên và hứa sẽ xin lỗi bằng văn bản cũng như bồi thường thiệt hạicho ông Mặc G Và Tòa án cũng đã chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn xácđịnh quyền tác giả tập thơ VNTSHC là của ông Mặc G Như vậy, về yêu cầu xin lỗi củanguyên đơn là yêu cầu có căn cứ

Về các hướng giải quyết còn lại của Tòa án là hợp lí

A.2 Nhận định

1 Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh là Nhà nước.

Nhận định sai Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 41 và điểm b khoản 2 Điều

42 LSHTT, Nhà nước chỉ có thể là chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm khuyết danh trongtrường hợp tác phẩm không có tổ chức, cá nhân nào quản lý hoặc nhận chuyển nhượng vàcho đến khi danh tính của tác giả, đồng tác giả được xác định

Ngày đăng: 19/11/2024, 15:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w