TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHQGHNBỘ MÔN NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÓM Tên vấn đề nghiên cứu: So sánh nguồn gốc và các đặc điểm loại hình giữa tiếng Việt và
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHQGHN
BỘ MÔN NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÓM
Tên vấn đề nghiên cứu:
So sánh nguồn gốc và các đặc điểm loại hình giữa tiếng Việt và tiếng Hàn
Bảng danh sách thành viên trong nhóm
Hà Nội, tháng 5 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Phương pháp nghiên cứu 2
II NỘI DUNG 2
1 Giới thiệu chung về nguồn gốc và đặc điểm loại hình ngôn ngữ 2
1.1 Nguồn gốc 2
1.2 Loại hình ngôn ngữ 3
2 Nguồn gốc và loại hình tiếng Việt 4
2.1 Nguồn gốc 4
2.1.1 Những quan niệm về nguồn gốc tiếng Việt 4
2.1.2 Lịch sử phát triển của tiếng Việt 5
2.2 Loại hình tiếng Việt 5
3 Nguồn gốc và loại hình tiếng Hàn 6
3.1 Nguồn gốc 6
3.1.1 Những quan niệm về nguồn gốc tiếng Hàn 6
3.1.2 Lịch sử phát triển của tiếng Hàn 7
3.2 Loại hình tiếng Hàn 7
4 Điểm tương đồng và khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh 9
4.1 Về nguồn gốc 9
4.1.1 Giống nhau 9
4.1.2 Khác nhau 10
4.2 Loại hình ngôn ngữ 10
5 Những thuận lợi và khó khăn khi học ngoại ngữ 11
5.1 Thuận lợi 11
5.2 Khó khăn 13
III KẾT LUẬN 14
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3I MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ là cầu nối thúc đẩy sự tương tác, giao lưu và gắn kết giữa con người với con người Đặc biệt là trong thời đại phát triển như hiện nay, việc học ngoại ngữ đối với mỗi cá nhân nảy sinh như một nhu cầu tất yếu Tuy nhiên khi tiếp cận một ngôn ngữ mới chắc chắn sẽ xuất hiện những khó khăn, trở ngại nhất định Việc nghiên cứu, tìm hiểu những tri thức, thông tin về ngôn ngữ mới là vô cùng quan trọng nhưng việc hiểu rõ nguồn gốc và đặc điểm ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ cũng là điều cần thiết Hiểu rõ, nắm chắc kiến thức về ngôn ngữ mẹ đẻ tạo tiền đề,
cơ sở để khám phá sâu sắc, toàn diện ngôn ngữ mới trong sự so sánh, đối chiếu Tìm hiểu nguồn gốc hình thành, phân tích các đặc điểm loại hình của hai ngôn ngữ này sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về cấu trúc và tính độc đáo của mỗi ngôn ngữ
Để có thêm những tri thức toàn diện về đặc điểm ngôn ngữ cũng như văn hoá hai nước Việt - Hàn, nhóm đã lựa chọn đi sâu vào việc nghiên cứu, tiếng Việt, tiếng Hàn trên hai phương diện nguồn gốc và loại hình ngôn ngữ Đề tài “So sánh nguồn gốc và các đặc điểm loại hình giữa tiếng Việt và tiếng Hàn” là một trong những phươg pháp giúp chúng ta nhận ra ưu, nhược điểm của từng ngôn ngữ khi tiếp cận một ngôn ngữ mới Bên cạnh đó giúp người học có cơ hội khám phá, tìm hiểu về văn hoá của hai quốc gia thông qua tiếng nói và chữ viết
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hiểu biết về các kiến thức cơ bản tiếng Hàn và tiếng Việt thông qua tổng quan về lịch sử và đặc điểm loại hình ngôn ngữ, từ đó phân biệt điểm giống
và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó
- Việc hiểu rõ về sự khác biệt và tương đồng giữa hai ngôn ngữ tạo tiền đề tìm kiếm, phát triển lộ trình học tập và phương pháp giảng dạy hiệu quả, đem lại chất lượng tốt nhất cho quá trình dạy và học
Trang 4- Bên cạnh đó, giúp ta hiểu sâu hơn về văn hóa và truyền thống Việt Nam và Hàn Quốc, thúc đẩy mối giao lưu, hợp tác Việt - Hàn
3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tìm hiểu các thông tin liên quan đến loại
hình tiếng Việt, tiếng Hàn, Có thể tìm trong sách, báo, trên mạng… và sau khi tìm được nguồn cần chọn lọc thông tin chính xác, cần thiết phục vụ cho nội dung cần làm
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh điểm giống và khác trong nguồn
gốc và loại hình tiếng Việt và tiếng Hàn
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích các đặc điểm cụ thể, chi tiết
về nguồn gốc, đặc điểm loại hình ngôn ngữ của tiếng Việt và tiếng Hàn, so sánh hai ngôn ngữ dựa trên từng tiêu chí nhất định… Sau đó tổng hợp lại ý kiến và kết luận
II NỘI DUNG
1 Giới thiệu chung về nguồn gốc và đặc điểm loại hình ngôn ngữ
1.1 Nguồn gốc
Ngay từ thời xa xưa, khi con người xuất hiện trên trái đất thì đồng thời ngôn ngữ cũng xuất hiện và phát triển song song với quá trình tiến hóa của con người Cho đến xã hội hiện đại ngày nay và mai sau thì ngôn ngữ vẫn là một phần cốt yếu không thể thiếu trong cuộc sống của con người Ngôn ngữ là một hệ thống âm thanh đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người Ngôn ngữ đồng thời là công cụ tư duy, nhờ ngôn ngữ
xã hội có thể truyền đi truyền thống văn hóa, lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác
Theo học thuyết Mác, nguồn gốc của ngôn ngữ là lao động vì lao động giúp con người hoàn thiện về mặt thể chất - có dáng đi thẳng, hai tay được giải phóng, hoàn thiện bộ máy phát âm, con người có khả năng phát âm từng tiếng một và về mặt tư tưởng - bộ não phát triển con người có khả năng tư duy trừu tượng Sự hợp
Trang 5tác trong lao động nảy sinh nhu cầu giao tiếp, trao đổi giữa các thành viên trong cộng đồng xã hội Lao động càng phát triển thì nhu cầu giao tiếp ngày càng tăng cao Do đó ngôn ngữ xuất hiện và phát triển như ngày nay
1.2 Loại hình ngôn ngữ
Xem xét ngôn ngữ về loại hình là nhằm xác định những nhóm ngôn ngữ có chung một số đặc điểm tiêu biểu Mỗi một loại hình ngôn ngữ thường được hiểu là một dạng cụ thể, bao gồm những đặc điểm xác định có liên quan tới nhau, chi phối cho nhau Theo kết quả nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, hiện nay trên thế giới
có 4 loại hình ngôn ngữ:
- Loại hình khuất chiết (hay có tên gọi khác là ngôn ngữ hòa kết, ngôn ngữ biến hình - tiếng Anh/ Nga/ Ả Rập…)
+ Bao gồm chủ yếu các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Ấn - Âu và một số ngôn ngữ thuộc ngữ hệ khác
+ Đặc trưng:
Trong lời nói từ bị biến đổi hình thái để thể hiện quan hệ ngữ pháp
Trong từ có sự đối lập giữa căn tố và phụ tố
Một ý nghĩa ngữ pháp có thể được biểu hiện bằng nhiều phụ tố và ngược lại nhiều ý nghĩa ngữ pháp có thể được biểu hiện bằng một phụ tố
- Loại hình chắp dính (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn, Nhật)
+ Từ có sự đối lập giữa căn tố và phụ tố
+ Căn tố nói chung ít biến đổi, có thể độc lập tạo nên lời nói mà không cần phụ tố + Phụ tố kết hợp một cách cơ giới với căn tố và mỗi một phụ tố chỉ thể hiện một ý nghĩa nhất định
- Loại hình đơn lập (tiếng Hán, Thái Lan, Lào)
Trang 6+ Từ không có hiện tượng biến hình
+ Quan hệ ngữ pháp được diễn đạt bằng trật tự trước sau của từ hoặc bằng các hư từ
+ Trong nhiều ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập có một đơn vị đặc biệt được gọi là hình tiết
+ Gần như không có hiện tượng cấu tạo từ, quan hệ dạng thức của các từ tự do tới mức rời rạc
- Loại hình lập khuôn (ngôn ngữ hỗn nhập/ đa tổng hợp)
+ Có một đơn vị đặc biệt là từ lại có thể làm thành một câu
+ Vừa có cách chắp nối liên tiếp các phụ tố lại với nhau như các ngôn ngữ chắp dính, vừa có sự biến đổi các phụ tố khi chúng chắp nối lại giống như các ngôn ngữ khuất chiết
2 Nguồn gốc và loại hình tiếng Việt
2.1 Nguồn gốc
2.1.1 Những quan niệm về nguồn gốc tiếng Việt
Trước đây, tiếng Việt được cho là có quan hệ với các ngôn ngữ Thái, dẫu những quan hệ đó khá xa xưa, và những quan hệ với tiếng Hán, dẫu khá sâu đậm nhưng đó đó chỉ là những quan hệ tiếp xúc, vay mượn chứ không phải quan hệ họ hàng trong phạm vi một họ ngôn ngữ
Có ý kiến khác cho rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ họ hàng với các ngôn ngữ Mã Lai - Đa đảo Tuy nhiên những ý kiến đi theo hướng này cũng không nhiều
và những chứng minh của họ chưa gây được sự chú ý của các nhà nghiên cứu và do vậy ít được nhắc đến
Hiện nay các nhà nghiên cứu lịch sử tiếng Việt đều nhất trí rằng: TV là một ngôn ngữ thuộc nhóm Việt –Mường, nhánh Môn - Khmer của họ ngôn ngữ Nam Á
Trang 72.1.2 Lịch sử phát triển của tiếng Việt
+ Trước thế kỷ thứ X: Tiếng Việt phát triển độc lập, ít chịu ảnh hưởng từ các ngôn ngữ khác
+ Thế kỷ thứ X-XIX: Tiếng Việt chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tiếng Hán do ách đô
hộ của phong kiến phương Bắc Nhiều từ ngữ Hán được du nhập vào tiếng Việt, đồng thời chữ Hán cũng được sử dụng để ghi chép tiếng Việt (chữ Nôm)
+ Thế kỷ XIX - nay: Tiếng Việt tiếp tục tiếp thu ảnh hưởng từ tiếng Pháp trong thời
kỳ Pháp thuộc Tuy nhiên, sau khi giành được độc lập, tiếng Việt đã phát triển mạnh
mẽ và trở thành ngôn ngữ chính thức của nước ta
Tiếng Việt là một ngôn ngữ có lịch sử lâu đời và giàu bản sắc Mặc dù nguồn gốc chịu ảnh hưởng từ nhiều ngôn ngữ khác, tiếng Việt vẫn luôn giữ được những giá trị riêng biệt
2.2 Loại hình tiếng Việt
Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập trong tiếng Việt
a Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp
- Về mặt ngữ âm: trong tiếng Việt, tiếng (âm tiết) là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất, người ta dùng khoảng trống để phân định âm tiết
- Về mặt sử dụng: trong tiếng Việt, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ
Ví dụ: "nhà", "cây", "bông", "mẹ", "cha",
b Từ không biến đổi hình thái
- Nghĩa của từ không thay đổi khi thay đổi chức năng ngữ pháp trong câu
Ví dụ: "con mèo" (chủ ngữ), "thấy con mèo" (trực tiếp bổ ngữ), "cho con mèo" (gián tiếp bổ ngữ)
c Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ
Trang 8- Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ
- Trật tự sắp đặt từ ngữ và các hư từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi; khi thay đổi trật tự sắp đặt từ và thay đổi hư từ sẽ thay đổi nghĩa của câu hoặc khiến câu trở nên vô nghĩa
Ví dụ: "Tôi ăn cơm" (chủ ngữ - vị ngữ), "Cơm tôi ăn" (vị ngữ - chủ ngữ)
- Chú ý: Hư từ (đã, sẽ, đang…) là từ không có nghĩa thực tế, không tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng hay hành động, nó chỉ có nghĩa khi đóng vai trò liên kết các từ trong câu
Tóm lại, tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập Tất cả những đặc điểm của tiếng Việt, bao gồm ngữ pháp, từ vựng và cách cấu tạo từ đều thể hiện được các đặc trưng cơ bản của loại hình đó
3 Nguồn gốc và loại hình tiếng Hàn
3.1 Nguồn gốc
3.1.1 Những quan niệm về nguồn gốc tiếng Hàn
Một số học giả lại cho rằng tiếng Hàn có liên hệ với các ngôn ngữ của các dân tộc bản địa trong bán đảo Triều Tiên Trong khi các quan điểm khác cho rằng tiếng Hàn có ảnh hưởng từ các ngôn ngữ lân cận như tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật
Ngoài ra, tiếng Hàn Quốc cũng có ảnh hưởng từ các ngôn ngữ phương Tây, đặc biệt là tiếng Anh Do sự hiện diện của Mỹ và các nước châu Âu trong lịch sử và hiện tại của Hàn Quốc, nhiều từ vựng tiếng Anh đã được mượn vào tiếng Hàn Quốc, được gọi là Konglish
Ví dụ: Từ “camera” trong tiếng Hàn Quốc là “카카카”, từ “coffee” là “카카”, từ “pizza”
là “카카” và từ “bus” là “카카”
Trang 9 Tuy nhiên quan niệm tiếng Hàn có nguồn gốc từ ngữ gia đình Altaic được mọi người ngày nay công nhận nhiều nhất
3.1.2 Lịch sử phát triển của tiếng Hàn
- Tiếng Hàn Quốc, còn được gọi là tiếng Hàn, là ngôn ngữ chính thức của Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên Lịch sử tiếng Hàn Quốc bắt đầu từ khoảng 3.000 năm trước Công nguyên và đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển
a Thời kỳ tiền sử
Trước khi có Hangeul (bảng chữ cái Hàn Quốc hiện đại), tiếng Hàn được ghi bằng các hình thức viết khác nhau như Bắc triều chữ (có nguồn gốc từ Trung Quốc)
và hệ thống chữ Hanja (có nguồn gốc từ chữ Hán) Tuy nhiên, những hình thức này không phản ánh chính xác âm thanh của tiếng Hàn
b Thời kỳ Hangul sơ khai
Vào thế kỷ 15, vua Sejong Đại đế của triều đại Joseon đã ra mắt Hangul Đây
là một hệ thống chữ viết dễ học và sử dụng cho người dân Ban đầu bảng chữ cái chỉ có 28 chữ cái, bao gồm 11 nguyên âm và 17 phụ âm và được gây dựng từ thuyết
âm dương
c Thời kỳ đô hộ
Trong quá trình chiếm đóng và đô hộ của Nhật Bản và Trung Quốc, việc sử dụng tiếng Hàn Quốc bị hạn chế và bị ảnh hưởng bởi các thay đổi chính sách ngôn ngữ
d Thời kỳ hiện đại
Sau khi giành độc lập vào năm 1945, tiếng Hàn đã phát triển và tiếp tục trở thành ngôn ngữ chính thức của Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên Ngày nay, tiếng Hàn Quốc là một trong những ngôn ngữ phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong văn hóa và kinh tế khu vực
Trang 103.2 Loại hình tiếng Hàn
Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ chắp dính trong tiếng Hàn:
a Từ gốc không biến đổi hình thái, được tạo thành bằng cách ghép các
morpheme (đơn vị ngôn ngữ có nghĩa) lại với nhau, có khả năng hoạt động độc lập
Ví dụ: 카카 (chaeksang): bàn (gồm "카" (chaek): sách và "카" (sang): bàn)
b Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện ngay ở trong bản thân
từ bằng các phụ tố, chúng là những hình vị hạn chế, không có khả năng hoạt động độc lập được thêm vào để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp Tiếng Hàn sẽ có
sự chắp dính đuôi từ (hình vị ngữ pháp) nếu muốn biểu thị ý nghĩa hay ngữ pháp,
Ví dụ: 카카 카카카 카카카카카: Tôi là người Việt Nam Trong câu này, phụ tố 카 trong 카카 (tôi là) đóng vai trò là tiểu từ chủ ngữ, biểu thị ý nghĩa 카 là chủ ngữ trong câu chứ 카 vốn không có nghĩa
c Hiện tượng chắp dính trong tiếng Hàn được biểu hiện rõ ràng trong quá trình biến đổi dạng thức của từ Các phụ tố ngữ pháp có khả năng kết hợp vào từ vựng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp cho từ Quá trình biến đổi dạng thức của
từ trong tiếng Hàn được biểu hiện như sau:
- Chắp dính gắn những hình vị hư (thường là tiểu từ) vào các thể từ (danh từ, đại từ…thường làm chủ ngữ hay bổ ngữ) để biểu thị vai trò ngữ pháp trong câu của các từ này
Ví dụ: Gắn tiểu từ 카 vào 카카 sẽ biểu thị 카카 làm chủ ngữ trong câu Gắn tiểu từ 카 vào 카카 sẽ biểu thị 카카 làm tân ngữ trong câu
- Chắp dính gắn những hình vị hư biểu thị ý nghĩa ngữ pháp (như thể, thì, liên kết, mệnh lệnh…) vào hình vị thực là các vị từ (động từ, tính từ…thường làm vị ngữ trong câu)
Trang 11Ví dụ: Chắp dính thêm các hình vị ngữ pháp -카카카, -카카, -카카카 vào từ vựng 카- (ăn),
ta sẽ có những ý nghĩa ngữ pháp sau:
카카카카: hiện tại (ăn), 카카카: tương lai (sẽ ăn), 카카카카: mệnh lệnh (hãy ăn)
Quy tắc chắp dính trong tiếng Hàn:
a Sự hòa âm: Khi kết hợp các morpheme (đơn vị ngôn ngữ có nghĩa), có thể xảy ra hiện tượng thay đổi nguyên âm hoặc phụ âm để tạo ra âm tiết dễ phát âm
Ví dụ: 카 (đọc) + 카 (ngữ pháp chỉ hành động) = 카카 (đọc) (thay đổi nguyên âm "ㅡ" thành "ㅣ")
b Sự cộng hưởng: Khi kết hợp các morpheme (đơn vị ngôn ngữ có nghĩa), có thể xảy ra hiện tượng thay đổi âm để tạo ra âm tiết hài hòa
Ví dụ: 카 (nói) + 카 (ngữ pháp chỉ hành động) = 카카카 (nói) (thay đổi phụ âm "ㄹ" thành "ㄹㅎ")
Tiếng Hàn với những đặc điểm riêng biệt nhưng thống nhất với đặc điểm chung của loại hình chắp dính đã tạo nên nét đẹp cho ngôn ngữ này Tiếng Hàn là sự cộng hưởng của nhiều yếu tố như từ vựng, phụ tố, hình vị ngữ pháp để tạo nên một câu hay một đoạn văn có ý nghĩa Càng tìm hiểu ta sẽ càng thấy kì diệu và hứng thú với loại hình ngôn ngữ cá tính và độc đáo của
“xứ sở kim chi”
4 Điểm tương đồng và khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh
4.1 Về nguồn gốc
4.1.1 Giống nhau
- Có lịch sử lâu đời và trải qua nhiều giai đoạn phát triển:
+ Tiếng Việt: thời kì hơn 1000 năm Bắc thuộc người Việt phải sử dụng tiếng Hán, sau thời kỳ đó là chữ Nho, chữ Nôm và cuối cùng là chữ Quốc ngữ như hiện nay
Trang 12+ Tiếng Hàn ra đời từ khoảng 3000 năm TCN, trải qua các giai đoạn: thời kỳ tiền
sử, thời kì Hangul sơ khai, thời kì bị đô hộ, thời kỳ hiện đại
- Bị ảnh hưởng bởi các ngôn ngữ khác trên thế giới (tiếng Hán, tiếng Anh, tiếng Pháp…):
Ví dụ: 生日 (shēngrì) - 카카(saengil) - Sinh nhật
- Tiếng Việt có một lịch sử viết bằng chữ Nôm tổng hợp từ chữ Hán và tiếng Việt, tiếng Hàn thời tiền sử cũng sử dụng hệ thống chữ Hanja có nguồn gốc
từ chữ Hán
4.1.2 Khác nhau
Tiếng Việt và Tiếng Hàn là hai ngôn ngữ thuộc hai ngữ hệ khác nhau
Bảng so sánh:
Tiếng Việt Nam Đảo Tiếng Khơ-me (Tiếng Campuchia)
Tiếng Hàn Altaic Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Uzbekistan, tiếng
Kazakhstan
4.2 Loại hình ngôn ngữ
- Tiếng Việt sử dụng bảng chữ cái Latin, còn tiếng Hàn sử dụng bảng chữ cái tượng thanh Hangul
- Tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập, còn tiếng Hàn thuộc loại hình chắp dính + Với Tiếng Việt, trong lời nói, từ không bị biến đổi hình thái để thể hiện quan hệ ngữ pháp
Cười người (1) chớ vội cười lâu Cười người (2) hôm trước hôm sau người (3) cười
Tân ngữ/ Phụ ngữ: người (1), người (2)
Chủ ngữ: người (3)
Có thể thấy trong tiếng Việt, tuy có sự thay đổi về mặt ngữ pháp nhưng lại không có sự thay đổi về mặt hình thái