1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

một số website của hàn quốc và việt nam đăng tải các bài báo được dịch sang tiếng hàn hoặc tiếng việt

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số website của Hàn Quốc và Việt Nam đăng tải các bài báo được dịch sang tiếng Hàn hoặc tiếng Việt
Tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Trần Phương Linh, Nguyễn Hoàng Giang, Hà Huyền Linh
Người hướng dẫn Phạm Hoa Mai
Trường học Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn ngữ & Văn hóa Hàn Quốc
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 0,97 MB

Cấu trúc

  • II. BÀI BÁO (4)
    • 1. Bản gốc (4)
    • 2. Bản dịch của website (6)
    • 3. Bản dịch của nhóm (nửa đầu bài báo) (7)
  • III. ĐÁNH GIÁ BÀI BÁO (8)
    • 1. Đánh giá chung (8)
    • 2. Đánh giá chi tiết (8)
    • 3. Đánh giá chi tiết từng tiêu chí và đưa ra ví dụ cụ thể (9)
  • IV. KẾT LUẬN (33)

Nội dung

Bản dịch của website Hàn Quốc đề xuất Bắc Triều Tiên tổ chức hội đàm về vấn đề gia đình bị ly tán Đề xuất của Bộ trưởng Thống nhất Ngày 8/9, một ngày trước kỳ nghỉ lễ Tết Trung thu 2022,

BÀI BÁO

Bản gốc

추석과 이산가족

[1]권영세 통일부 장관은 추석 연휴를 앞둔 8 일 이산가족 문제 해결을 위한 남북 당국간 회담을 북한에 공식 제의했다.[2]남북 이산가족 상봉은 그동안 여러 차례 이뤄졌으나, 지금까지 13 만여 명의 상봉 신청자 중 실제 상봉은 1 천 99 명, 2.3% 수준에 불과하며, 약 9 만 명은 상봉을 기다리다 세상을 떠났다

당국간 이산가족 회담 제의

[3]권 장관은 이날 오전 10 시 통일부 장관 명의의 담화를 통해 이산가족 문제의 근본적인 해결을 위해 남북 당국 간 회담을 조속히 개최하자고 북측에 공식 제안했다 [4]온 가족이 모이는 민속 명절 추석을 계기로 이산가족의 아픔을 어루만지는 제안이다

[5]권 장관은 “이산가족이라는 단어 자체가 사라지기 전에 문제를 해결해야 한다”며 “당장 가능한 모든 방법을 활용해 신속하고도 근본적인 대책을 마련해야 한다”고 말했다

[6]그는 “남과 북의 책임 있는 당국자들이 빠른 시일 내에 직접 만나서 이산가족 문제를 비롯한 인도적 사안을 허심탄회하게 논의할 수 있기를 기대한다”고 밝혔다 [7]그러면서 “정부는 열린 마음으로 북한과의 회담에 임할 것”이라며 “회담 일자,

장소, 의제와 형식 등도 북한 측의 희망을 적극적으로 고려할 것”이라고 덧붙였다 [8]권 장관은 북한의 호응을 거듭 촉구하면서 북한이 이 제안을 무시하거나 비난하고 나설 경우에도 “지속적으로 제안해 나갈 것”이라고 밝혔다

[9]권 장관은 “과거와 같은 소수 인원의 일회성 상봉으로는 부족하다”고 지적했다 [10]이는 남북 쌍방에서 1 백 명씩 선정해 상봉 행사를 하는 등의 방식에 대한 한계를 지적한 것이다 [11]기존의 ‘상봉 행사’는 일회성 이벤트성에 그쳤으므로 남북이 만나서 생사 확인과 서신교환, 수시 상봉 등 근원적 해결책을 찾자는 뜻이다

[12]실제 남측 상봉 신청자는 총 13 만 3 천 654 명이다 [13]그 중 대상자로 선정돼 실제 상봉한 사람은 1 천 99 명에 불과하다 [14]신청자 대비 약 3%에 불과하다 [15]상봉 대상자는 북측에 대상 가족이 확인된 사람 중에서 무작위 추첨으로 선정된다 [16]남북 양측 신청으로 상봉이 성사된 경우는 지금까지 누적

4 천 8 백여 가족이다

[17]문제는 상봉 신청자 대다수가 고령이라는 점이다 [18]올해 8 월말 현재 이미 세상을 떠난 미상봉자는 8 만 7 천 964 명으로 남은 사람은 4 만 2 천 647 명에 불과하다 [19]그나마 이들도 90 세 이상이 30%, 80 대가 37%, 70 대가 19%다 [20]시간이 얼마 남지 않았다는 뜻이다

[21]권영세 장관이 “이산가족이라는 단어 자체가 사라지기 전에”라고 말한 것은

바로 이런 점, 즉 이산 1 세대가 하루하루 줄어들고 있는 상황에 대한 안타까움을 표현한 것이다

의미와 전망

[22]남북 이산가족 상봉은 1971 년 남측의 적십자회담 제의에서 비롯돼

1985 년까지 10 차례 회담 끝에 겨우 첫 고향방문단 교환이 성사됐을 정도로 험로를 걸어왔다 [23]2000 년 이후 정상회담 4 회, 장관급ã고위급회담 28 회, 적십자회담 12 회 등 숱한 대화가 있었지만, 실제 상봉은 정치 상황에 따라 북측이 응하는 한에서만 제한적으로 이뤄져 왔다

[24]현재 남북관계가 냉각된 상태이고, 세계정세도 신냉전이라 할 만큼 동서 대립구도가 뚜렷해지고 있어 북한이 당장 전향적인 태도를 보일 가능성은 크지

않다 [25]그러나 권 장관이 ‘지속적인 제안’ 의지를 강조한 만큼 정부의 꾸준한 노력이 기대된다.

Bản dịch của website

Hàn Quốc đề xuất Bắc Triều Tiên tổ chức hội đàm về vấn đề gia đình bị ly tán Đề xuất của Bộ trưởng Thống nhất

Ngày 8/9, một ngày trước kỳ nghỉ lễ Tết Trung thu 2022, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Kwon Young-se đã chính thức đề xuất với Bắc Triều Tiên về việc tổ chức hội đàm liên Triều, nhằm tìm giải pháp cho vấn đề các gia đình bị ly tán trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)

Trong tuyên bố đưa ra cùng ngày, Bộ trưởng Kwon kêu gọi quan chức hai miền Nam-Bắc sớm gặp mặt trực tiếp để tìm kiếm giải pháp căn bản cho vấn đề gia đình bị ly tán, xoa dịu nỗi đau cho họ nhân dịp Tết Trung thu, ngày lễ đoàn tụ của dân tộc

Bộ trưởng Thống nhất nhấn mạnh phải giải quyết vấn đề này trước khi cụm từ “gia đình bị ly tán” hoàn toàn biến mất Ngay lúc này, hai miền Nam-Bắc phải tận dụng mọi biện pháp có thể để lập đối sách căn bản và nhanh chóng nhất Ông Kwon bày tỏ kỳ vọng Seoul và Bình Nhưỡng sẽ sớm sắp xếp cuộc gặp giữa giới chức hai bên, thảo luận một cách cởi mở về các vấn đề nhân đạo, trong đó có vấn đề gia đình bị ly tán Bộ trưởng khẳng định Chính phủ Hàn Quốc sẵn sàng đối thoại với Bắc Triều Tiên, và sẽ cân nhắc một cách tích cực ý kiến của Bình Nhưỡng về lịch trình, địa điểm, nghị sự và hình thức hội đàm Ông Kwon kêu gọi sự hưởng ứng tích cực của chính quyền miền Bắc, đồng thời nhấn mạnh Seoul sẽ tiếp tục đề xuất tương tự trong thời gian tới dù nước này phớt lờ hoặc chỉ trích đề xuất trên

Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc chỉ ra rằng việc tổ chức một vài buổi đoàn tụ cho các gia đình bị ly tán với số lượng người tham gia ở quy mô nhỏ như từ trước tới nay là không đủ để giải quyết tận gốc vấn đề này Thời gian qua, hai miền Nam-Bắc thường sẽ chọn mỗi bên 100 người để tổ chức đoàn tụ Theo ông Kwon, hai miền phải ngồi xuống thảo luận để tìm ra đối sách giải quyết vấn đề, như xác định tình trạng sức khỏe của các thành viên gia đình bị ly tán, tổ chức trao đổi thư từ, đoàn tụ thường xuyên

Trên thực tế, số người đăng ký đoàn tụ tại miền Nam là 133.654 người Trong số đó mới có 1.099 người được lựa chọn để đoàn tụ với người thân tại miền Bắc, chiếm khoảng 3% tổng số người đăng ký Đối tượng được tham gia chương trình đoàn tụ được lựa chọn ngẫu nhiên trong số những người được xác định là có người thân vẫn còn sống tại Bắc Triều Tiên Nếu gộp cả hai miền thì mới chỉ có 4.800 người được đoàn tụ tính tới thời điểm hiện tại Phần lớn thành viên các gia đình bị ly tán đều đã tuổi cao sức yếu, nhiều người đã phải nhắm mắt khi vẫn chưa được gặp lại người thân dù chỉ một lần kể từ sau chiến tranh Tính tới cuối tháng 8 năm nay, đã có 87.964 người qua đời khi chưa được gặp lại người thân, chỉ còn 42.647 người còn sống Trong số họ, có 30% đã ngoài 90 tuổi, 37% ngoài 80 tuổi, 19% ngoài 70 tuổi, thời gian còn lại là không nhiều Việc Bộ trưởng Thống nhất nhấn mạnh phải giải quyết vấn đề “trước khi cụm từ gia đình bị ly tán biến mất” chính là thể hiện sự xót xa khi thế hệ đầu tiên trong các gia đình bị ly tán đang ngày càng giảm dần Ý nghĩa và triển vọng

Hàn Quốc lần đầu đề xuất về việc tổ chức đoàn tụ cho các gia đình bị ly tán trong cuộc hội đàm Hội chữ thập đỏ liên Triều năm 1971 Phải sau 10 lần hội đàm, tới năm 1985, hai bên mới tổ chức được chuyến thăm lại quê hương đầu tiên cho các gia đình bị ly tán Kể từ sau năm 2000, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên tiếp tục trao đổi về vấn đề này trong 4 lần hội đàm thượng đỉnh, 28 cuộc hội đàm cấp Bộ trưởng và hội đàm cấp cao, 12 cuộc hội đàm Hội chữ thập đỏ, nhưng chương trình đoàn tụ chỉ được tổ chức ở mức hạn chế tùy theo diễn biến chính trị và sự hưởng ứng thất thường của miền Bắc

Hiện tại, quan hệ hai miền Nam-Bắc đang trong tình trạng đóng băng, tình hình thế giới đang được ví như “chiến tranh lạnh mới”, sự đối đầu giữa phương Đông và phương Tây ngày càng trở nên rõ nét Do vậy, rất ít khả năng Bắc Triều Tiên sẽ hưởng ứng tích cực đề xuất trên của Hàn Quốc Tuy nhiên, do Bộ trưởng Thống nhất nhấn mạnh sẽ tiếp tục đề xuất dù bị Bắc Triều Tiên từ chối, nên dư luận kỳ vọng lớn vào sự nỗ lực tích cực và đều đặn của Chính phủ về vấn đề gia đình bị ly tán.

Bản dịch của nhóm (nửa đầu bài báo)

Hàn Quốc đề xuất Bắc Triều Tiên tổ chức hội đàm về vấn đề gia đình bị ly tán

Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Kwon Young-se đã chính thức đề xuất với Bắc Triều Tiên về cuộc hội đàm giữa hai miền Nam - Bắc nhằm giải quyết vấn đề gia đình bị ly tán vào ngày 8/9, một ngày trước kỳ nghỉ lễ Chuseok Các cuộc đoàn tụ của các gia đình bị ly tán ở hai miền Nam Bắc đã được tổ chức nhiều lần trong thời gian qua, nhưng cho đến nay, trong số 130.000 người đăng ký thì thực tế chỉ có 1099 người được đoàn tụ, chiếm không quá 2,3% so với chỉ tiêu và có khoảng 90.000 người đã mất trong thời gian chờ đoàn tụ Đề nghị tổ chức hội đàm về cuộc đoàn tụ cho các gia đình bị ly tán giữa hai miền Nam Bắc

Vào 10h sáng cùng ngày, thông qua tuyên bố trên danh nghĩa của Bộ trưởng Bộ Thống nhất, Ông Kwon đã chính thức kiến nghị với phía Triều Tiên phải ngay lập tức tổ chức buổi đối thoại giữa hai miền Nam - Bắc để giải quyết căn bản vấn đề gia đình bị ly tán Đó là một đề xuất xoa dịu nỗi đau cho họ nhân dịp Tết Trung Thu truyền thống, ngày lễ đoàn tụ của dân tộc

Bộ trưởng Kwon nhấn mạnh phải giải quyết vấn đề này trước khi cụm từ ‘Gia đình ly tán’ biến mất và cho dù ngay lập tức nhanh chóng tận dụng tất cả các phương pháp khả thi thì hai bên vẫn phải chuẩn bị các đối sách mang tính nền móng Ông cũng bày tỏ rằng bản thân hy vọng các nhà chức trách từ hai miền Nam - Bắc có thể gặp nhau trực tiếp trong thời gian sớm để thảo luận một cách thẳng thắn về các vấn đề nhân đạo bao gồm cả vấn đề gia đình bị ly tán Đồng thời, ông nói thêm chính phủ sẽ đối thoại với Bắc Hàn dựa trên tinh thần tích cực nhất và sẽ cân nhắc các ý kiến của Bắc Hàn về thời gian, địa điểm, chủ đề thảo luận và hình thức buổi hội đàm Trong thời gian tới, ông sẽ liên tục kêu gọi sự hưởng ứng của Bắc Hàn, đồng thời bày tỏ sẽ đưa ra các kiến nghị trong trường hợp Bắc Hàn phớt lờ hoặc chỉ trích đề xuất này

Ngoài ra, bộ trưởng còn chỉ ra việc tổ chức một vài buổi đoàn tụ cho các gia đình bị ly tán với số lượng người tham gia ở quy mô nhỏ như từ trước tới nay là không đủ để giải quyết tận gốc vấn đề này Điều này chỉ ra những hạn chế về phương thức lựa chọn 100 người ở hai miền để tổ chức buổi đoàn tụ Vì vậy hai miền cần gặp nhau để có thể tìm ra giải pháp căn bản cho các vấn đề như xác nhận tình hình sức khỏe của thân nhân, trao đổi thư từ và thường xuyên tổ chức các buổi đoàn tụ

Trên thực tế, tổng số người đăng ký đoàn tụ của Hàn Quốc là 133.654 người .

ĐÁNH GIÁ BÀI BÁO

Đánh giá chung

Nhìn chung, văn bản đích còn sai một số lỗi về ngữ pháp và sử dụng từ chưa phù hợp Tuy nhiên, văn bản đích đã rất thành công khi dịch không bám từ, dịch mượt và trôi chảy, tự nhiên để phù hợp với văn phong Việt Nam Thậm chí, văn bản đích còn bổ sung thêm các thông tin dùng người đọc văn bản đích hiểu hơn về sự kiện hay vấn đề.

Đánh giá chi tiết

■ Các hạng mục đánh giá

Tiêu chí Đánh giá chi tiết Điểm

Văn bản đích đã tuân thủ các quy tắc như ngữ pháp, chính tả, biểu thị

Văn bản đích đã dịch một cách tỉ mỉ mà không bỏ sót một phần nào

Văn bản đích đã dịch một cách chi tiết mà không mắc một lỗi dịch thuật nào làm thay đổi ý nghĩa và sắc thái của văn bản

Văn bản đích đã được dịch theo phong cách hướng tới mục đích sử dụng, mục đích của văn bản và độc giả

Văn bản đích đã diễn tả mượt mà, trôi chảy, logic và tự nhiên

Văn bản đích đã sử dụng các thuật ngữ chuyên môn và danh từ riêng được sử dụng trong lĩnh vực tương ứng

Văn bản đích đã sử dụng các thuật ngữ chuyên môn và danh từ riêng theo hình thức nhất quán

Văn phong và phong cách đã được sử dụng nhất quán

Đánh giá chi tiết từng tiêu chí và đưa ra ví dụ cụ thể

・Văn bản đích đã tuân thủ các quy tắc như ngữ pháp, chính tả, biểu thị (Điểm đánh giá: 6.8)

Nhìn chung, văn bản dịch tuân thủ các nguyên tắc về ngữ pháp, chính tả, ký hiệu, văn phạm, tuy nhiên vẫn còn phát sinh một số lỗi

Văn bản nguồn Văn bản đích Nhận xét

권영세 통일부

장관은 추석 연휴를

앞둔 8 일 이산가족

문제 해결을 위한

남북 당국간 회담을

북한에 공식

Ngày 8/9, một ngày trước kỳ nghỉ lễ Tết Trung thu 2022, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Kwon Young-se đã chính thức đề xuất với Bắc Triều Tiên về việc tổ chức hội đàm liên Triều, nhằm tìm giải pháp cho vấn đề các gia đình bị ly tán trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)

- “통일” nghĩa là “thống nhất”,

“부” nghĩa là “bộ”, cả cụm

“통일부” nghĩa là “Bộ Thống nhất” Nên gọi là “Bộ trưởng

Bộ Thống nhất” sẽ thể hiện rõ hơn về đơn vị công tác của người đảm nhận chức “Bộ trưởng”

권 장관은 …며 “당장

가능한 모든 방법을

활용해 신속하고도

근본적인 대책을

마련해야 한다”고

Ngay lúc này, hai miền Nam-Bắc phải tận dụng mọi biện pháp có thể để lập đối sách căn bản và nhanh chóng nhất

- Ngữ pháp “V 고도” là “cho dù nhưng vẫn ” trong khi văn bản đích dịch là “ để ” làm toàn thể cả câu bị biến đổi nghĩa Đề xuất dịch như sau:

“Ông Kwon nói “Cho dù ngay lập tức nhanh chóng tận dụng tất cả các phương pháp khả thi thì hai bên vẫn phải chuẩn bị các đối sách mang tính nền móng”

권 장관은 북한의

호응을 거듭

촉구하면서 북한이

무시하거나

비난하고 나설 Ông Kwon kêu gọi sự hưởng ứng tích cực của chính quyền miền Bắc, đồng thời nhấn mạnh Seoul sẽ tiếp tục đề xuất tương tự trong thời

- Lỗi dịch sai “나설 경우” nghĩa là “khi phát sinh trường hợp” nhưng văn bản đích là

“trong thời gian tới” làm thay đổi ngữ nghĩa của câu

- Nhóm đề xuất dịch như sau:

“지속적으로 제안해

나갈 것”이라고

밝혔다 gian tới dù nước này phớt lờ hoặc chỉ trích đề xuất trên

“Ông Kwon kêu gọi sự hưởng ứng tích cực của chính quyền miền Bắc, đồng thời bày tỏ Seoul “sẽ liên tục đưa ra các kiến nghị” khi phát sinh trường hợp Bắc Hàn phớt lờ hoặc chỉ trích đề xuất trên.”

권 장관은 “과거와

같은 소수 인원의

일회성 상봉으로는

부족하다”고

Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc chỉ ra rằng việc tổ chức một vài buổi đoàn tụ cho các gia đình bị ly tán với số lượng người tham gia ở quy mô nhỏ như từ trước tới nay là không đủ để giải quyết tận gốc vấn đề này

- Văn bản đích đã ghi rõ chức vụ của bộ trưởng là “Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc” thay vì viết tên của bộ trưởng là “Bộ trưởng Kwon” giúp người đọc là người Việt hiểu rõ hơn chức vụ của ông Kwon Tuy nhiên, nên ghi là “Bộ trưởng Bộ Thống nhất” thay vì là “Bộ trưởng Thống nhất”

상봉 대상자는

북측에 대상 가족이

확인된 사람 중에서

무작위 추첨으로

선정된다 Đối tượng được tham gia chương trình đoàn tụ được lựa chọn ngẫu nhiên trong số những người được xác định là có người thân vẫn còn sống tại Bắc Triều Tiên

- Lỗi dùng từ “확인된” (확인되다) mang nghĩa là “xác nhận” Còn “xác định” là

“확정되다” Đây là hai từ khác nhau hoàn toàn về nghĩa Nên thay “xác định” thành “xác nhận”

문제는 상봉 신청자

고령이라는점이다

Phần lớn thành viên các gia đình bị ly tán đều đã tuổi cao sức yếu, nhiều người đã phải nhắm mắt khi vẫn chưa được gặp lại người thân dù chỉ một lần kể từ sau chiến tranh

- Dịch giả đã tự thêm ý “nhiều người đã phải nhắm mắt khi vẫn chưa được gặp lại người thân dù chỉ một lần kể từ sau chiến tranh.” Tuy nhiên, điều này không làm biến đổi nghĩa của câu Nhưng thay vì dùng cụm từ “phải nhắm mắt” thì nhóm đề xuất sửa thành “mất”

남북 이산가족

Hàn Quốc lần đầu đề xuất về việc tổ chức

- Lỗi dịch sai về nghĩa “남측” có nghĩa là “Nam Hàn” chứ

남측의 적십자회담

제의에서 비롯돼

1985 년까지 10 차례

회담 끝에 겨우 첫

고향방문단 교환이

성사됐을 정도로

험로를걸어왔다 đoàn tụ cho các gia đình bị ly tán trong cuộc hội đàm Hội chữ thập đỏ liên Triều năm 1971

Phải sau 10 lần hội đàm, tới năm 1985, hai bên mới tổ chức được chuyến thăm lại quê hương đầu tiên cho các gia đình bị ly tán không mang nghĩa là “liên Triều”

- Dịch thiếu phần “험로를 걸어왔다” Đề xuất dịch:

“Cuối cùng đã tổ chức thành công” để thể hiện sự cố gắng và nỗ lực của chính phủ Hàn Quốc

- Nhóm đề xuất dịch lại nguyên văn như sau:

“Phải sau 10 lần hội đàm, tới năm 1985, cuối cùng hai bên đã tổ chức thành công được chuyến thăm lại quê hương lần đầu tiên cho các gia đình bị ly tán.”

그러나 권 장관이

‘지속적인 제안’

의지를 강조한 만큼

정부의 꾸준한

노력이 기대된다

Tuy nhiên, do Bộ trưởng Thống nhất nhấn mạnh sẽ tiếp tục đề xuất dù bị Bắc Triều

Tiên từ chối, nên dư luận kỳ vọng lớn vào sự nỗ lực tích cực và đều đặn của Chính phủ về vấn đề gia đình bị ly tán

- Văn bản đích vẫn đầy đủ ý nghĩa dù cụm ‘지속적인제안’ không được cho vào ngoặc kép nên cụm từ này ở văn bản đích không được nhấn mạnh

3.2 Dịch cẩn thận, không bỏ sót phần nào (Điểm đánh giá: 7.6)

Một phần của văn bản nguồn đã được dịch giả cố ý lược bỏ, những thành phần được lược bỏ không làm ảnh hưởng quá sâu sắc đến ngữ nghĩa của mạch văn Lược bỏ các phần đó chủ yếu nhằm nhấn mạnh vào ý niệm, chủ trương của tác giả hoặc tập trung vào các ví dụ, các câu chuyện hay thông tin cụ thể

Văn bản nguồn Văn bản đích Nhận xét

권 장관은 이날 오전

10 시 통일부 장관

명의의 담화를 통해

이산가족 문제의

근본적인 해결을

위해 남북 당국 간

회담을 조속히

개최하자고 북측에

공식 제안했다

Trong tuyên bố đưa ra cùng ngày, Bộ trưởng Kwon kêu gọi quan chức hai miền Nam-Bắc sớm gặp mặt trực tiếp để tìm kiếm giải pháp căn bản cho vấn đề gia đình bị ly tán,

- Lỗi dịch thiếu cụm “이날

오전 10 시 통일부 장관 명의의 담화를 통해”

- Đề xuất dịch như sau:

Ngày đăng: 13/07/2024, 17:44

w