1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Tiểu Luận) Báo Cáo Sự Khác Biệt Văn Hóa Giữa Hàn Quốc Và Việt Namkế Hoạch Đón Tiếp Đoàn 15 Đại Diện Hàn Quốc.pdf

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự khác biệt văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt Nam kế hoạch đón tiếp đoàn 15 đại diện Hàn Quốc
Tác giả Đỗ Duy Hùng, Phạm Thị Minh Thành, Lê Thị Minh Nguyên, Lê Linh Trang, Hồ Thị Ngọc Linh, Khansana Keovilay
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Ngọc Ly
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUTrong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ kinh doanh quốc tế đã trở thành một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển và thành công của các

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ



BÁO CÁO

SỰ KHÁC BIỆT VĂN HÓA GIỮA HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM

KẾ HOẠCH ĐÓN TIẾP ĐOÀN 15 ĐẠI DIỆN HÀN QUỐC

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Ngọc Ly

Phạm Thị Minh Thành

Lê Thị Minh Nguyên

Lê Linh Trang

Hồ Thị Ngọc Linh Khansana Keovilay

Đà Nẵng, ngày 22 tháng 10 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

I Văn hóa giao tiếp của Hàn Quốc 1

1 Chủ nghĩa cá nhân 1

2 Định hướng thời gian 1

3 Khoảng cách quyền lực 1

4 Tránh xa sự không chắc chắn 1

5 Nghi thức 2

6 Chủ nghĩa vật chất 2

7 Độ nhạy cảm với ngữ cảnh 3

II So sánh văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của Hàn Quốc và Việt Nam 3

III Bảng kế hoạch đón tiếp đoàn gồm 15 đại diện Hàn Quốc 4

IV Dự trù chi phí 9

Tài liệu tham khảo 10

Minh chứng notion 12

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ kinh doanh quốc tế đã trở thành một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển và thành công của các doanh nghiệp Trong số những đối tác kinh doanh quốc tế, Hàn Quốc đã nổi lên như một quốc gia có nền kinh tế mạnh mẽ và văn hoá độc đáo

Tiểu luận này tập trung vào nghiên cứu văn hoá giao tiếp kinh doanh của đối tác Hàn Quốc Văn hoá giao tiếp kinh doanh là một khía cạnh quan trọng trong quá trình hình thành

và duy trì mối quan hệ kinh doanh thành công với các đối tác quốc tế Sự hiểu biết và thích nghi với các yếu tố văn hoá đặc trưng của đối tác kinh doanh là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả, tránh những hiểu lầm và xung đột, và tạo ra các cơ hội hợp tác dài hạn

Hàn Quốc, một quốc gia nổi tiếng với sự phát triển công nghệ và kinh tế, cũng có một văn hoá độc đáo và đa dạng Các yếu tố văn hoá như giá trị gia đình, tôn trọng tuổi tác, hệ thống xã hội phân tầng, và tầm nhìn dài hạn đều có ảnh hưởng đáng kể đến phong cách giao tiếp kinh doanh của người Hàn Quốc Hiểu rõ và tôn trọng những yếu tố này là cần thiết để thiết lập một mối quan hệ kinh doanh bền vững và thành công với đối tác Hàn Quốc Trước khi chúng ta có thể khám phá sâu hơn về văn hoá giao tiếp kinh doanh của đối tác Hàn Quốc, chúng ta cần tìm hiểu về nền văn hoá và giá trị cốt lõi của quốc gia này Bằng cách làm điều này, chúng ta có thể xác định những yếu tố quan trọng và đặc biệt cần được xem xét khi tham gia vào quan hệ kinh doanh với người Hàn Quốc

Qua tiểu luận này, chúng ta hy vọng sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về văn hoá giao tiếp kinh doanh của đối tác Hàn Quốc và nhận thức về tầm quan trọng của việc hiểu và tôn trọng văn hoá trong quan hệ kinh doanh quốc tế Chúng ta cũng sẽ khám phá các chiến lược và phương pháp thích hợp để xây dựng và duy trì mối quan hệ kinh doanh thành công với đối tác Hàn Quốc

Trang 4

I Văn hóa giao tiếp của Hàn Quốc.

1 Chủ nghĩa cá nhân

Theo mô hình Hofstede, với chỉ số 18 trên thang điểm 100, Hàn Quốc được coi là một

xã hội theo chủ nghĩa tập thể Chủ nghĩa U-ri (chủ nghĩa chúng ta) được xem là nền tảng của người Hàn Quốc Họ sử dụng “chúng tôi”, “chúng ta” thay vì dùng “tôi” Điều này thể hiện, đối với người Hàn Quốc, họ xem bản thân đặt trong một “nhóm” quan hệ xã hội như gia đình, bạn bè hay các mối quan hệ mở rộng khác và lợi ích tập thể được ưu tiên hơn lợi ích cá nhân Đồng thời, lòng trung thành là điều quan trọng trong nền văn hóa tập thể và được ưu tiên hơn hầu hết các quy tắc và quy định xã hội khác

2 Định hướng thời gian

Hàn Quốc là một trong những quốc gia rất coi trọng thời gian nên họ ưu tiên việc đúng giờ Họ cho rằng việc đến muộn là thiếu tôn trọng và khiến người khác khó chịu, thay vào đó thường đi đến sớm 10 phút so với thời gian Bên cạnh đó, người Hàn Quốc thường có trước

xu hướng kế hoạch và đối với họ phải tuân thủ lịch trình một cách nghiêm ngặt Đối với công việc, họ thường tạo ra các kế hoạch công việc cực kỳ chi tiết, cẩn thận và có thời gian, thời hạn, họ cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ, công việc đúng với thời gian quy định để có thể

có một kết quả tốt nhất tránh lãng phí thời gian Từ những điều này cũng thấy văn hóa định hướng về thời gian của người Hàn Quốc cực kỳ cao

3 Khoảng cách quyền lực

Hàn Quốc có nền văn hóa mà ở đó quyền lực thường được xem trọng và đặt ở mức độ cao Theo kết quả nghiên cứu qua khảo sát điều tra văn hóa của mô hình Hofstede, trên thang điểm 100, Hàn Quốc có chỉ số khoảng cách quyền lực là 60 – là quốc gia có khoảng cách quyền lực cao, sự bất bình đẳng giữa người với người là không thể tránh khỏi Mối quan hệ thường được xây dựng xung quanh chức vụ và địa vị xã hội Ở Hàn Quốc, quyền lực thường tập trung vào người có vị trí quản lý cấp cao, họ sẽ đảm nhiệm vai trò trọng yếu trong quá trình thương lượng, đàm phán và đưa ra quyết định Khoảng cách quyền lực được thể hiện trực tiếp qua ngôn ngữ và các biểu hiện bên ngoài như trang phục, ngôn ngữ cơ thể Điều này được biểu hiện qua việc sử dụng hệ thống kính ngữ, bên cạnh đó, sự chỉn chu

và tinh tế trong giao tiếp cũng được ưa chuộng

4 Tránh xa sự không chắc chắn

Theo mô hình Hofstede, trên thang điểm 100, chỉ số tránh xa sự không chắc chắn của Hàn Quốc là 85, chứng tỏ người Hàn Quốc luôn tránh xa tình huống không chắc chắn Họ có nhu cầu mạnh mẽ trong việc đề ra các nguyên tắc, quy định và tuân thủ nó Họ yêu cầu mọi thứ đều phải rõ ràng, đáng tin cậy, tránh sự mập mờ Những sáng kiến được kiểm soát chặt chẽ bởi người quản lý Sự thay đổi và sáng tạo mang tính đột phá đôi khi không được chấp thuận, họ chỉ chấp nhận những sự sáng tạo, mâu thuẫn, cạnh tranh đem đến kết quả tốt, hoặc tồn tại những rủi ro quen thuộc và luôn tìm cách để giảm thiểu mối nguy từ sự bất định, không rõ ràng

1

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

5 Nghi thức

Hàn Quốc là một quốc gia có tính truyền thống cao, rất coi trọng lễ nghi đặc biệt được thể hiện thông qua văn hóa giao tiếp Ảnh hưởng bởi văn hóa Kkondae, tôn trọng tuổi tác và địa vị xã hội rất được chú trọng trong văn hóa của Hàn Quốc vì mọi người đều đóng một vai trò nhất định trong hệ thống phân cấp ảnh hướng đến tất cả khía cạnh của tương tác xã hội Khi giao tiếp, người Hàn thường xưng hô bằng cách sử dụng “Ông/Bà” cùng với họ của gia đình Nếu đối phương có chức danh, họ sẽ được gọi bằng cách kết hợp chức danh với họ của gia đình Tuyệt đối không được gọi tên đối phương khi họ chưa cho phép, đó là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng bởi với họ xưng hô bằng tên chỉ dành cho nhưng mối quan hệ thân thiết

Cúi đầu chào nhau được xem là phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp của người Hàn Quốc Tùy theo mức độ trang trọng của cuộc giao tiếp, người Hàn sẽ cúi đầu ít hay nhiều Khi chào hỏi, họ thường cúi đầu chào người có địa vị cao nhất trước sau đó đến người lớn tuổi nhất trong nhóm người Hàn Quốc Hoặc họ chào nhau bằng cách bắt tay, đặc biệt ở nam giới, thường người lớn hơn hay cấp trên sẽ chủ động bắt tay trước và họ đáp lại bằng cách bắt bằng cả hai tay, hoặc một tay còn lại đặt trên khuỷu tay, cổ tay, hay eo của họ Văn hóa danh thiếp rất được quan tâm trong văn hóa giao tiếp của người Hàn bởi nó giúp họ xác định thông tin địa vị để tiện xưng hô Việc trao – nhận danh thiếp là điều bắt buộc khi lần đầu giao tiếp với người Hàn Quốc Việc nhận nhưng không trao danh thiếp lại đối với họ thể hiện sự không muốn giữ liên lạc sau này, thể hiện sự thiếu lịch sự với họ

6 Chủ nghĩa vật chất

Chủ nghĩa vật chất thường được coi là một phần cố hữu của xã hội Hàn Quốc và được thúc đẩy bởi việc theo đuổi thành công, giàu có và địa vị xã hội

Bản chất cạnh tranh đã ăn sâu vào xã hội Hàn Quốc, của cải vật chất đóng vai trò là phương tiện để so sánh và cạnh tranh Danh tiếng và uy tín gắn liền với một số thương hiệu nhất định góp phần hình thành tư duy vật chất của họ Người ta nhận thấy cần phải theo kịp các xu hướng mới nhất và vượt xa những người khác về mặt của cải vật chất Sở hữu những món đồ và thương hiệu xa xỉ thường được coi là sự phản ánh sự thành công và vị thế xã hội của một người

Theo khảo sát của viện Pew Research, 19% số người được hỏi tại Hàn Quốc cho rằng cuộc sống vật chất quan trọng nhất, 17% thì cho rằng sức khỏe và gia đình chỉ đứng hạng 3 với 16% Hàn Quốc trọng tâm vào giáo dục và thăng tiến nghề nghiệp Của cải vật chất thường được coi là thước đo thành tích học tập và nghề nghiệp của một người Việc theo đuổi của cải vật chất đóng vai trò là phần thưởng hữu hình cho sự làm việc chăm chỉ và thành công

7 Độ nhạy cảm với ngữ cảnh

Hàn Quốc là quốc gia có độ nhạy cảm ngữ cảnh cao Nhạy cảm bối cảnh cao của người Hàn Quốc phản ánh sự quan tâm và chú trọng đến các mối quan hệ xã hội Trong giao tiếp,

2

Trang 6

tuyệt đối không nhắc đến chính trị và tôn giáo của Hàn Quốc Họ cũng để ý rất kỹ về tư thế, hành động và vị trí của đối phương Người Hàn thường coi trọng việc duy trì các mối quan hệ

và xây dựng mối quan hệ và sự tin tưởng Họ đầu tư rất nhiều thời gian và công sức vào việc xây dựng các mối quan hệ tin cậy và tạo ra một môi trường xã hội ổn định Ngoài ra, việc diễn đạt thông qua gián tiếp và nhẹ nhàng lại được đánh giá cao Để duy trì sự hòa hợp và tránh làm tổn thương người khác, người Hàn Quốc thường sử dụng ngôn ngữ gián tiếp để bày tỏ ý kiến, phê bình một cách khéo léo và không công kích trực tiếp

II So sánh văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của Hàn Quốc và Việt Nam

Quốc gia

Chủ nghĩa cá nhân

Thấp: - Giá trị của tập thể và lợi ích nhóm được ưu tiên hơn lợi ích

cá nhân

- Coi trọng gia đình, người thân, đồng nghiệp và tập thể hơn là cá nhân độc lập

- Tôn trọng nguyên tắc và trách nhiệm của nhóm, tin tưởng và hợp tác với thành viên khác để đạt hiệu quả tốt nhất

Định hướng thời

gian

Cao: - Đề cao sự đúng giờ Họ

coi trọng thời gian và đặt giá trị lớn vào văn hóa thời gian Họ

có xu hướng lập kế hoạch trước

và tuân thủ lịch trình một cách nghiêm túc

Thấp: - Văn hóa thời gian

“chậm” hay gọi là “cao su” Thường có thói quen đến gần giờ hẹn mới bắt đầu thực hiện các công việc hoặc cuộc hẹn gây

ra việc trễ muộn

Khoảng cách quyền

lực

Cao:

- Bất bình đẳng trong giao tiếp, mối quan hệ

- Coi trọng địa vị xã hội và tuổi tác

- Thể hiện trực tiếp qua ngôn ngữ hay gián tiếp qua trang phục, ngôn ngữ cơ thể

- Người có vị trí, địa vị cao sẽ là người đưa ra quyết định

Nghi thức

Cao: -Coi trọng địa vị xã hội và tuổi tác

- Coi trọng văn hóa danh thiếp

- Coi trọng cách xưng hô:

+ Kết hợp dùng từ “Ông”,”Bà”

và họ gia đình

+ Nếu có chức danh, kết hợp chức danh và họ gia đình

+ Không gọi thẳng tên

+ Luôn sử dụng kính ngữ

- Cúi đầu chào, bắt tay

-Coi trọng cách xưng hô nhưng thoải mái hơn

+ Xưng hô: “Ông/Bà” và tên + Người có chức danh về học vấn được gọi bằng cách kết hợp chức danh với họ và tên

- Bắt tay

Chủ nghĩa vật chất Cao:

Coi trọng tiền bạc, luôn tìm cách để tối ưu chi phí, nhấn

3

Trang 7

mạnh lợi ích tài chính và kinh tế Đôi khi doanh nghiệp chấp nhận bỏ qua chất lượng sản phẩm, an toàn của người tiêu dùng

Đặt giá trị vào hợp đồng và khả năng cạnh tranh Nhân viên thường xuyên tăng ca

Độ nhạy cảm với

ngữ cảnh

Cao:

Không đề cập về vấn đề chính trị khi giao tiếp

Sử dụng các cụm từ, từ ngữ và ngôn ngữ cơ thể phù hợp với từng tình huống

Coi trọng việc duy trì và xây dựng mối quan hệ, cử xử lịch

sự và đúng mực

Tránh xa sự không

chắc chắn

Cao: - Áp đặt nguyên tắc, quy

định và tuân thủ chúng

- Sáng kiến được kiểm soát chặt chẽ, sự thay đổi sáng tạo mang tính đột phá đôi khi không được chấp nhận

- Chỉ chấp nhận những thay đổi, mâu thuẫn đem đến kết quả tốt, hoặc những rủi ro quen thuộc

Thấp: - Sẵn sàng chấp nhận rủi

ro, những sự bất định

- Những sáng kiến không bị quản lý chặt chẽ

- Tự do sáng tạo, thay đổi để phát triển

III Bảng kế hoạch đón tiếp đoàn gồm 15 đại diện Hàn Quốc

Ngày 21/10-22/10/2023: Công tác chuẩn bị

- Xác nhận thông tin đoàn:

+ Thời điểm đến Việt Nam:17h30

ngày 25/10/2023

+ Địa điểm: Sân bay Tân Sơn Nhất

+ Số lượng: 15 người

+ SĐT: 08********

+ Email: ***********@gmail.com

+ Chức vụ

+ Sở thích ăn uống/ dị ứng

Phòng Hành chính

- Chuẩn bị tài liệu:

+ Văn bản giới thiệu công ty: đảm

bảo thông tin, hình ảnh chính xác,

được cập nhật gần nhất với thời

điểm tiếp đoàn

Phòng Kinh doanh

Công ty đã có 3 nhân viên thành thạo tiếng Hàn (sẽ theo sát trong quá trình sự kiện diễn

4

Trang 8

- Lập và gửi bản kế hoạch đón tiếp

dự kiến cho đoàn đối tác (bằng tiếng

Hàn và tiếng Anh)

- Bảng đánh giá phản hồi của chuyến

tham quan

ra)

- Công tác chuẩn bị:

+ Vật phẩm trang trí: băng rôn chào

đón (đặt tại sảnh công ty), máy ảnh,

hoa trang trí, hoa tặng khách, quốc

kỳ (02 nước)

+ Thức ăn nhẹ, nước uống dùng

trong các cuộc họp tại trụ sở công ty

+ Bố trí phòng họp, máy tính, ánh

sáng, máy chiếu: Kiểm tra bàn ghế, vị

trí chỗ ngồi bút, cờ, hoa, bảng tên,

âm thanh, ánh sáng, bảng biểu,

banner, tài liệu để trên bàn

Phòng Nhân

sự (liên hệ với lễ tân)

- Gửi lịch trình di chuyển cho tài xế

- Liên hệ với trang trại và nhà máy

chế biến để thống nhất lịch trình nội

dung tham quan

Trước 2 ngày diễn ra

sự kiện

- Kiểm tra lại tổng thể Trưởng các

phòng ban

- Dự trù kinh phí:

+ Khách sạn, đi lại

+ Ăn uống

+ …

Phòng Kế

Ngày 23/10/2023

17h-19h Đón đoàn đại diện, hỗ trợ làm thủ

tục và các vấn đề phát sinh khác, đưa

đoàn đại diện về khách sạn

Giám đốc Điều hành và

3 phiên dịch viên

Chú trọng trang phục, cúi đầu chào, cách xưng hô 19h30 Ăn tối, giao lưu trò chuyện.

Sau đó nghỉ ngơi tại khách sạn

Ngày 24/10/2023

7h-7h15

Tập trung, ổn định và di chuyển từ

khách sạn sang công ty

Phòng nhân

sự (ban hậu cần)

Nếu trời mưa thì cần chuẩn bị dù 7h15-7h30 Di chuyển vào phòng họp

Ổn định vị trí ngồi cho các đại biểu

Phòng nhân

sự (ban hậu cần)

Chuẩn bị bàn tea-break, nước lọc cho mỗi đại biểu, kiểm tra âm thanh ánh

5

Trang 9

sáng, điều hòa.

7h30-10h

1) Mở đầu cuộc họp bằng một bài

hát

2) Giới thiệu thành viên trong cuộc

họp, mục tiêu của cuộc họp

Phòng Kinh doanh

Đảm bảo đã gửi timeline cho đối tác

3) Trình bày thông tin về ngành sản

xuất thủy sản của công ty: Chất

lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất

lượng quốc tế như ISO, HACCP,

Global GAP và ASC (Aquaculture

Stewardship Council); nhập khẩu và

xuất khẩu đáp ứng được tiêu chuẩn

của Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, Bộ Y tế và Bộ Thủy

4) Trình bày lợi thế cạnh tranh: năng

lực sản xuất lớn, mạng lưới đa dạng,

công nghệ chế biến hiện đại và giá cả

cạnh tranh Ngoài ra còn có khả năng

chế biến sản phẩm cá theo các yêu

cầu và tiêu chuẩn của khách hàng

5) Quy trình vận chuyển: đường hàng

không (đối với lượng hàng có thời

gian sử dụng ngắn), đường biển(đối

với lượng hàng lớn hoặc khi tiêu

chuẩn thời gian không quá quan

trọng)

Phòng Kinh doanh

- Trình bày bằng tiếng Hàn

- Đảm bảo giải đáp mọi thắc mắc của đối tác

6) Bế mạc phiên họp: Kết thúc

chương trình, cảm ơn các đại diện đã

đến tham dự

10h-11h45 - Di chuyển từ công ty về khách sạn

để ăn trưa và nghỉ ngơi

Phòng Nhân

sự (2 thông dịch viên)

- Ăn trưa: phở ở khách sạn

- Chuẩn bị xe đón trước 15 phút 11h45-12h Tập trung, ổn định vị trí trên xe

12h-14h

Di chuyển đến Vũng Tàu:

- Giới thiệu sơ qua về Vũng Tàu,

trang trại à nhà máy sản xuất sắp

thăm quan

- Chơi các trò chơi giải trí liên quan

đến văn hóa Việt Nam

+ Phòng Nhân sự (2 thông dịch viên)

Chuẩn bị sẵn đồ ăn, thức uống ở trên xe

và phần quà lưu niệm về Việt Nam

14h15- - Đi tham quan trang trại + Phòng Cần giải đáp thắc

6

Trang 10

Giới thiệu về các khu vực khác nhau

về nuôi trồng thủy sản: hệ thống ao

nuôi, quy trình chăm sóc và dinh

dưỡng, quản lý môi trường chăn

nuôi, bảo vệ và quản lý tài nguyên

Nhân sự (2 thông dịch viên+2 hậu cần) + Người quản lý trang trại + Giám đốc

mắc và cung cấp thông tin bổ sung để giúp họ hiểu rõ hơn

về quy trình sản xuất

và chất lượng sản phẩm

16h15-19h

Sau khi ổn định ở nhà máy:

- Giới thiệu sơ lược về quy trình nuôi

trồng, thu hoạch và chế biến thủy hải

sản của nhà máy Dẫn đoàn đối tác đi

thăm nhà máy

- Đưa đoàn đối tác đến khu vực thu

hoạch

- Xem quy trình chế biến thủy hải sản

sau khi thu hoạch

- Xem phòng nghiên cứu, phòng thí

nghiệm và khu vực lưu trữ sản phẩm

+Phòng Nhân

sự (2 thông dịch viên + 2 hậu cần) + Người quản lý nhà máy + Giám đốc

Trong mỗi khu vực, giới thiệu về công nghệ và quy trình sản xuất đặc biệt Cho phép đoàn đối tác xem trực tiếp hoạt động và hiểu rõ hơn về các công đoạn và quy trình kiểm soát chất lượng

19h-20h30

Di chuyển đến nhà hàng ở biển Vũng

Tàu (Nhà hàng mà công ty cung cấp

thủy hải sản): Nhà hàng Hippie – 22

Trần Phú, Phường 1, TP Vũng Tàu

Đối tác sẽ thưởng thức các món ăn

mà đây là sản phẩm mà nguyên liệu

là công ty mình cung cấp

+ Phòng Nhân sự (2 thông dịch viên + 2 dậu cần) + Giám đốc, quản lý trang trại và nhà máy

Chuẩn bị đặt trước các món ăn: Ghẹ sốt tiêu đen, bào ngư nướng mỡ hành, mực hấp hành gừng, súp tôm bắp,…

8h30-10h30

Di chuyển về lại khách sạn ở TP Hồ

Chí Minh.Thông báo lịch trình các

hoạt động ngày mai trong quá trình

di chuyển

+ Phòng Nhân sự (2 thông dịch viên + 2 dậu cần) + Giám đốc, quản lý

Chuẩn bị nước, mã quét đánh giá độ hài lòng về chuyến đi (ẩn danh)

Ngày 25/10/2023

8h30-9h

+ Di chuyển từ khách sạn đến công

ty

+ Di chuyển đến phòng họp và ổn

định chỗ ngồi

+ Phòng Nhân sự (2 thông dịch viên)

- Kiểm tra lại bản hợp đồng

- Chuẩn bị nước, khăn giấy, bàn tea-break

7

Ngày đăng: 04/06/2024, 15:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w