Nhận định sai CSPL: Điều 664 BLDS 2015 Toà án Việt Nam chỉ áp dụng pháp luật nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp + Theo sự chỉ dẫn của quy phạm xung đột trong ĐƯQT + Theo sự dẫ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
BÀI THẢO LUẬN CHƯƠNG II MÔN: TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Giảng viên: Th.s Nguyễn Phan Vân Anh
Trang 2XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI
II CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI VÀ GIẢI THÍCH VÌ SAO 4
22 Theo pháp luật Việt Nam, các vấn đề liên quan đến nhân thân của cá nhân chỉ được xác định theo pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch 4
25 Chỉ khi nào quy phạm xung đột được áp dụng thì mới có xung đột pháp luật phát sinh 4
27 Tòa án Việt Nam chỉ áp dụng pháp luật nước ngoài khi có ít nhất một trong các đương sự là người nước ngoài 4
28 Tòa án luôn có nghĩa vụ xác định nội dung pháp luật nước ngoài cần áp dụng. 4
32 Trong trường hợp không thể xác định được nội dung của pháp luật nước ngoài cần áp dụng, Tòa án Việt Nam sẽ áp dụng luật quốc tịch của đương sự 4
33 Khi áp dụng pháp luật nước ngoài, Tòa án Việt Nam có nghĩa vụ giải thích pháp luật nước ngoài theo nguyên tắc pháp luật Việt Nam? 4
35 Theo pháp luật Việt Nam, khi dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba, Tòa án sẽ áp dụng các quy phạm xung đột trong pháp luật nước này 4
38 Phải giải quyết xung đột pháp luật khi nội dung pháp luật của các nước khác nhau trong lĩnh vực dân sự 4
40 Sự tồn tại của quy phạm thực chất thống nhất trong điều ước quốc tế làm mất đi hiện tượng xung đột pháp luật 4
42 Phải áp dụng tất cả các hệ thuộc trong việc điều chỉnh một quan hệ tư pháp
Trang 3TỪ VIẾT TẮTDIỄN GIẢI
Trang 4CHƯƠNG II: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁPLUẬT NƯỚC NGOÀI
II CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI VÀ GIẢI THÍCH VÌ SAO
22 Theo pháp luật Việt Nam, các vấn đề liên quan đến nhân thân của cá nhân chỉ được xác định theo pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch.
Nhận định sai
CSPL: Điều 31, 39 BLDS 2015
Theo Điều 31 Bộ luật Dân sự 2015 quyền của cá nhân đối với quốc tịch được xác định theo pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch Theo Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015 quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch vào thời điểm kết hôn hoặc vào thời điểm sinh con.
25 Chỉ khi nào quy phạm xung đột được áp dụng thì mới có xung đột pháp luật phát sinh
Nhận định sai
Vì xung đột pháp luật là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau nhưng có thể được áp dụng để điều chỉnh cho một quan hệ của Tư pháp quốc tế Vấn đề cơ bản đặt ra là phải tìm ra một nguyên tắc chung để chọn luật thích hợp nhằm điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế đó Có hai phương pháp được sử dụng để giải quyết xung đột pháp luật đó là xây dựng và áp dụng các quy phạm pháp luật thực chất thống nhất và phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm pháp luật xung đột Do đó, khi nào xung đột pháp luật phát sinh thì mới áp dụng phương pháp giải quyết cho phù hợp
27 Tòa án Việt Nam chỉ áp dụng pháp luật nước ngoài khi có ít nhất một trong các đương sự là người nước ngoài.
Nhận định sai
CSPL: Điều 664 BLDS 2015
Toà án Việt Nam chỉ áp dụng pháp luật nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp +) Theo sự chỉ dẫn của quy phạm xung đột trong ĐƯQT
+) Theo sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia +) Theo sự lựa chọn của các bên
Too long to read onyour phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5Một trong các đương sự là người nước ngoài thì chỉ là dấu hiệu để xác định yếu tố nước ngoài, còn việc áp dụng pháp luật nước ngoài phải dựa vào các trường hợp quy định tại Điều 664 BLDS
28 Tòa án luôn có nghĩa vụ xác định nội dung pháp luật nước ngoài cần áp dụng Nhận định sai
Về nguyên tắc, nội dung pháp luật nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền áp dụng khi rơi vào một trong các trường hợp sau:
I) được quy phạm trong xung đột trong ĐƯQT mà quốc gia mình là thành viên II) được quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia mình dẫn chiếu đến III) thỏa thuận của các bên trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Như vậy cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia không nhất định phải luôn là Tòa án, do đó nhận định trên là sai.
32 Trong trường hợp không thể xác định được nội dung của pháp luật nước ngoài cần áp dụng, Tòa án Việt Nam sẽ áp dụng luật quốc tịch của đương sự.
Nhận định sai
Vì trong trường hợp đã sử dụng các biện pháp cần thiết mà vẫn không thể xác định được nội dung luật nước ngoài thì tòa án phải áp dụng nguyên tắc xét xử luật tòa án để giải quyết vụ kiện Đây là cách duy nhất và cuối cùng để đáp ứng yêu cầu giải quyết kịp thời các tranh chấp dân sự quốc tế.
33 Khi áp dụng pháp luật nước ngoài, Tòa án Việt Nam có nghĩa vụ giải thích pháp luật nước ngoài theo nguyên tắc pháp luật Việt Nam?
Nhận định sai.
Vì đến thời điểm hiện tại, căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, UBTVQH chỉ có thẩm quyền giải thích QPXĐ chứa đựng trong Hiến pháp, luật, pháp lệnh, những QPXĐ chứa đựng trong các văn bản pháp luật còn lại vẫn chưa có một quy định chính thức trong hệ thống pháp luật về cơ quan có thẩm quyền giải thích Đây cũng là một trong những vấn đề cần phải nghiên cứu giải quyết trong quá trình hoàn thiện hệ thống QPXĐ bao gồm cả cơ chế áp dụng QPXĐ vào thực tiễn trong giai đoạn sắp tới.
35 Theo pháp luật Việt Nam, khi dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba, Tòa án sẽ áp dụng các quy phạm xung đột trong pháp luật nước này.
Nhận định đúng
Trang 6Dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba có nghĩa là theo quy phạm xung đột của nước có cơ quan giải quyết tranh chấp thì pháp luật của nước ngoài phải được áp dụng nhưng trong pháp luật của nước ngoài đó lại có quy phạm xung đột quy định cần phải áp dụng pháp luật của nước thứ ba Đối với pháp luật Việt Nam, vấn đề dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba được ghi nhận tại khoản 2 Điều 668 BLDS 2015:
“
….
3 Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì quy định của pháp luật nước thứ ba về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng ”
Như vậy nhận định trên là đúng.
38 Phải giải quyết xung đột pháp luật khi nội dung pháp luật của các nước khác nhau trong lĩnh vực dân sự.
Nhận định sai
Phải giải quyết xung đột pháp luật khi các bên trong quan hệ dân sự có quốc tịch khác nhau chỉ khi có đủ 2 điều kiện sau:
- Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều chỉnh - Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan Do đó không phải trong mọi trường hợp khi các bên trong trong dân sự có quốc tịch kkhác nhau đều phải giải quyết xung đột pháp luật
VD: A (VN) kết hôn với B (Anh) thì phát sinh quan hệ dân sự tuy nhiên không có tranh chấp → không xuất hiện xung đột pháp luật
40 Sự tồn tại của quy phạm thực chất thống nhất trong điều ước quốc tế làm mất đihiện tượng xung đột pháp luật
Nhận định đúng.
Trên thực tế các quy phạm pháp luật thực chất nói chung và các quy phạm thực chất thống nhất trong điều ước quốc tế nói riêng đều giải quyết nội dung của các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo phương pháp tác động và xóa bỏ hiện tượng xung đột pháp luật Việc các nước cùng ký kết một điều ước quốc tế đã tạo ra các quy định chung để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, xóa bỏ sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật bằng cách ban hành, áp dụng, quy phạm thực chất, tạo ra cách thức điều chỉnh thống nhất Từ đó có thể thấy, quy phạm thực chất thống nhất cũng sẽ làm mất đi hiện tượng xung đột pháp luật.
Trang 742 Phải áp dụng tất cả các hệ thuộc trong việc điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế
Nhận định sai.
TPQT điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, hệ thuộc luật của TPQT là những nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng trong các quy phạm xung đột Với những đặc điểm và tính chất pháp lý riêng biệt, mỗi hệ thuộc luật có một phạm vi áp dụng nhất định nên việc giải quyết xung đột pháp luật cần áp dụng nhiều hệ thuộc khác nhau nhưng không cần phải áp dụng tất cả các hệ thuộc đó Bởi trong việc điều chỉnh một quan hệ TPQT thì yêu cầu việc áp dụng các hệ thuộc phải linh hoạt và phù hợp với đúng quan hệ xã hội cần giải quyết đó Nếu áp dụng tất cả các hệ thuộc mà trong đó có những hệ thuộc không cần thiết đối với việc điều chỉnh một quan hệ TPQT thì sẽ tốn nhiều thời gian, công sức và không mang lại kết quả tối ưu.
III BÀI TẬPBài tập 2
Thương nhân A mang quốc tịch Hàn Quốc đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam A ký hợp đồng thuê đất với công dân B mang quốc tịch Việt Nam Hợp đồng quy định có tranh chấp phát sinh sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam Hỏi:
a Luật Việt Nam có đương nhiên được áp dụng để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nói trên không? Tại sao?
- Luật Việt Nam đương nhiên được áp dụng để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ
hợp đồng Vì: Hợp đồng giữa thương nhân A và công dân B là hợp đồng liên quan đến bất động sản có yếu tố nước ngoài Theo quy định tại khoản 4 Điều 683 BLDS 2015, pháp luật được áp dụng trong việc thuê bất động sản là pháp luật của nước nơi có bất động sản Trong tình huống trên thì pháp luật Việt Nam được áp dụng vì là pháp luật của nước nơi có bất động sản.
b Nếu các bên không lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng, luật nào sẽ được áp dụngđể giải quyết tranh chấp?
- Luật nơi ký kết hợp đồng: Nếu các bên không lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng thì luật nơi ký kết hợp đồng sẽ đương nhiên được áp dụng để giải quyết tranh chấp, nếu hợp đồng được ký kết ở Việt Nam thì sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết còn nếu ký hợp đồng ở Hàn Quốc thì sẽ áp dụng pháp luật Hàn Quốc để giải quyết.
Trang 8- Hệ thuộc luật nơi có tài sản: Theo khoản 4 Điều 683 BLDS 2015 thì pháp luật áp dụng với đối tượng là bất động sản là pháp luật của nước nơi có bất động sản, trong trường hợp này là pháp luật Việt Nam.
Bài tập 4
Bà Linh Đan (sinh năm 1980, quốc tịch Việt Nam) kết hôn với ông Jonathan (sinh năm 1982, quốc tịch Pháp) vào năm 2005 tại cơ quan có thẩm quyền của Pháp Đến năm 2015, bà Linh Đan chuyển hẳn về Việt Nam sinh sống và làm việc Tháng 02/2017, bà Linh Đan làm đơn yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết ly hôn giữa bà và ông Jonathan vì bà không có ý định quay lại Pháp Kèm theo đơn xin ly hôn là thỏa thuận bằng văn bản giữa bà Linh Đan và ông Jonathan về việc áp dụng pháp luật của Pháp để giải quyết việc phân chia tài sản của hai người
a Nếu Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc, thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng giữa 2 bên có đương nhiên có hiệu lực hay không? Vì sao?
Vì bà Linh Đan là quốc tịch Việt Nam kết hôn với ông Jonathan quốc tịch Pháp, theo điểm c khoản 2 Điều 663 BLDS 2015 và khoản 25 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì đây là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và chịu sự điều chỉnh của Tư pháp quốc tế Nếu Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc thì thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng giữa hai bên không đương nhiên có hiệu lực, vì: xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và tôn trọng chủ quyền giữa các quốc gia Điều đó thể hiện trong các lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và tư pháp Theo đó, cơ quan tư pháp của các quốc gia có thẩm quyền độc lập, bình đẳng với nhau nên thỏa thuận phân chia tài sản theo quy định của pháp luật Pháp của các đương sự không đương nhiên phát sinh hiệu lực khi Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết thụ lý, chỉ phát sinh hiệu lực khi tuân thủ các quy định của pháp luật tố tụng Việt Nam
b Nếu trường hợp 2 bên không có thoả thuận pháp luật áp dụng, tòa án Việt Nam có thể sẽ áp dụng pháp luật nước nào để giải quyết vụ việc ly hôn này?
Trường hợp hai bên không có thỏa thuận áp dụng luật, Tòa án Việt Nam sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam (Luật hôn nhân và gia đình năm 2014) để giải quyết vụ ly hôn này,vì: - Thứ nhất, quan hệ hôn nhân giữa bà Linh Đan và ông Jonathan là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và chịu sự điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.
- Thứ hai, xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia nên một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh thường làm phát sinh pháp luật của hai hay nhiều nước liên quan đến quan hệ đó đều có thẩm quyền điều chỉnh Để bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình các quốc gia đều cố gắng áp dụng pháp luật nước
Trang 9mình để giải quyết các quan hệ dân sự đó Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 tại Điều 127 thì việc ly hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài được giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam thì sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật nước ngoài Áp dụng vào tính huống ta thấy: Bà Linh Đan là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam (năm 2015 để chuyển hẳn về Việt Nam sinh sống và lý do ly hôn là bà không quay trở lại Pháp nữa) nên luật áp dụng để giải quyết vụ việc ly hôn này sẽ là pháp luật Việt Nam.
Bài tập 5
Trong một lần đi du lịch tại Dubai vào tháng 02/2017, bà Ngọc (quốc tịch Việt Nam)đã mua 1 bộ đèn trang trí tường nhà của Công ty Mara (thành lập tại Dubai) Bà Ngọc đã thanh toán toàn bộ số tiền hàng trị giá 20.000 USD cho công ty này và giữ biên nhận sẽ nhận hàng giao đến tận nhà tại TP HCM vào ngày 24/4/2017 Tuy nhiên đến tháng 7/2017, sau nhiều lần hối thúc bà vẫn không nhận được hàng và Công ty Mara giải thích vì hàng được sản xuất tại Ý có trục trặc nên chưa về đến Dubai Tháng 8/2017 bà Ngọc khởi kiện tại Tòa án nhân dân TP HCM yêu cầu giải quyết tranh chấp.
a Đại diện của Công ty Mara yêu cầu áp dụng pháp luật Dubai để giải quyết tranh chấp vì đã có điều khoản chọn luật áp dụng rõ ràng trong hợp đồng mua bán của hai bên Tuy nhiên yêu cầu này bị Tòa án Việt Nam từ chối với lý do giữa Việt Nam và Dubai chưa ký kết điều ước quốc tế về vấn đề này Anh/chị hãy cho biết quan điểm của mình về quyết định của Tòa án Việt Nam.
Căn cứ khoản 2 Điều 664 BLDS 2015 thì có thể thấy pháp luật của Việt Nam quy định đối với việc xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên Ngoài ra, căn cứ khoản 1 Điều 663 BLDS 2015 có thể thấy trường hợp luật khác có quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không trái với quy định từ Điều 664 đến Điều 671 của BLDS thì luật đó được áp dụng, nếu trái thì quy định có liên quan của Phần thứ năm của BLDS được áp dụng Trong tình huống này, các bên đã có điều khoản chọn luật áp dụng rõ ràng trong hợp đồng mua bán của các bên là luật Dubai và cũng không trái với quy định của pháp luật Việt Nam nên việc Toà án Việt Nam không chấp nhận với lý do giữa Việt Nam và Dubai chưa ký kết hợp đồng là không hợp lý.
b Việc các bên xác định pháp luật áp dụng cho hợp đồng của mình có được xem là cách để giải quyết xung đột pháp luật hay không?
Trang 10Việc các bên xác định pháp luật áp dụng cho hợp đồng của mình không phải là cách giải quyết xung đột pháp luật Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật gồm 2 phương pháp là: phương pháp xung đột và phương pháp thực chất, hai bên có thể lựa chọn phương pháp giải quyết trực tiếp hoặc gián tiếp từ đó sẽ áp dụng các pháp luật áp dụng tương đương
c Giả sử pháp luật Dubai được Tòa án Việt Nam áp dụng, có khả năng dẫn chiếu đến pháp luật của một nước thứ ba hay không? Vì sao?
Nếu Toà án Việt Nam áp dụng pháp luật Dubai thì việc dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba phụ thuộc vào quy định của pháp luật nước Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài có xem dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài là dẫn chiếu đến cả quy phạm thực chất và quy phạm xung đột của nước đó hay không.cũng không có vấn đề dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba
Bài tập 7
M quốc tịch nước A, N quốc tịch nước B, K là pháp nhân có quốc tịch nước C.A Về mặt lý luận, anh (chị) hãy thảo luận về khả năng áp dụng các hệ thống pháp luật có liên quan khi:
1 Tòa án nước A tuyên bố N bị hạn chế năng lực hành vi trong quan hệ hợp đồng dân sự.
Trong trường hợp này, hệ thống pháp luật nước A và B đều có thể được áp dụng bởi việc tuyên bố một cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi được điều chỉnh bởi Hệ thuộc luật nhân thân bao gồm hệ thuộc luật quốc tịch và hệ thuộc nơi cư trú Vì đề không nêu rõ nên rõ nơi cư trú của N nên tùy từng trường hợp mà có thể áp dụng hệ thống pháp luật nước A hoặc nước B Nếu căn cứ theo hệ thuộc luật quốc tịch thì Tòa án nước A phải sử dụng hệ thống pháp luật của nước B Nếu căn cứ theo hệ thuộc luật nơi cư trú và N đang cư trú tại nước A thì Tòa án nước A có thể sử dụng hệ thống pháp luật nước A để tuyên bố N bị hạn chế năng lực hành vi trong một quan hệ hợp đồng dân sự.
2 Tòa án nước A giải quyết vấn đề ly hôn giữa M và N.
Trong trường hợp này, hệ thống pháp luật nước A và B đều có thể được áp dụng bởi
việc giải quyết vấn đề ly hôn có thể sử dụng Hệ thuộc luật nhân thân bao gồm hệ thuộc luật quốc tịch và hệ thuộc nơi cư trú để xác định hệ thống pháp luật áp dụng Vì đề không nêu rõ nên rõ nơi cư trú của N nên tùy từng trường hợp mà áp dụng hệ thống pháp luật khác nhau Nếu căn cứ theo hệ thuộc luật quốc tịch thì Tòa án nước A phải sử dụng hệ thống pháp luật của nước B Nếu căn cứ theo hệ thuộc luật nơi cư trú và N đang cư trú tại