Bộ, cơ quan ngang bộ có quyền nhân danh Nhà nước sử dụng hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý của mình nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phụ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ
THẢO LUẬN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
LẦN 3 Môn học: Luật Sở hữu trí tuệ
Lớp: 129 HS46B2
Nhóm 6 ST
1 Đặng Hoàng Thảo 215380101323
8
2 Nguyễn Thị Thu Thảo 215380101324
0
Trang 2Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 3 năm 2024.
MỤC LỤC
I PHẦN CÂU HỎI THẢO LUẬN TẠI LỚP: 1
1 Trình bày các trường hợp hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế (ngoại lệ của hành vi xâm phạm sáng chế) theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành 1
2 Phân tích nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc về quyền ưu tiên Các nguyên tắc này được áp dụng cho những đối tượng nào 2
3 Trình bày Quy trình đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ đối với Sáng chế Người nộp đơn cần chuẩn bị những thông tin, tài liệu gì khi nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đối với Sáng chế 3
II PHẦN BÀI TẬP 4
1 Bài tập 1 4
2 Bài tập 2 5
III PHẦN CÂU HỎI SINH VIÊN TỰ LÀM 7
Trang 3I PHẦN CÂU HỎI THẢO LUẬN TẠI LỚP:
1 Trình bày các trường hợp hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế (ngoại lệ của hành vi xâm phạm sáng chế) theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành.
Các trường hợp ngoại lệ của hành vi xâm phạm sáng chế:
1) Sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước (Điều 133 Luật SHTT 2005, sửa đổi 2022).
Bộ, cơ quan ngang bộ có quyền nhân danh Nhà nước sử dụng hoặc cho phép tổ chức,
cá nhân khác sử dụng sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý của mình nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho Nhân dân và đáp ứng các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội mà không cần
sự đồng ý của chủ sở hữu sáng chế hoặc người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền (sau đây gọi là người nắm độc quyền sử dụng sáng chế) theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật này
2) Quyền của Nhà nước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước (Điều 133a Luật SHTT 2005, sửa đổi 2022).
3) Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp (Điều 134 Luật SHTT 2005)
Trường hợp trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết
để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người
có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ
sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
4) Sử dụng sáng chế cơ bản nhằm sử dụng sáng chế phụ thuộc (Điều 137 Luật SHTT 2005)
Trang 4Trong trường hợp chứng minh được sáng chế phụ thuộc tạo ra một bước tiến quan trọng về kỹ thuật so với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn, chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc có quyền yêu cầu chủ sở hữu sáng chế cơ bản chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản với giá cả và điều kiện thương mại hợp lý
Trong trường hợp chủ sở hữu sáng chế cơ bản không đáp ứng yêu cầu của chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không có lý do chính đáng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đó cho chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế cơ bản theo quy định tại Điều
145 và Điều 146 của Luật này
2 Phân tích nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc về quyền ưu tiên Các nguyên tắc này được áp dụng cho những đối tượng nào.
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên:
Điều kiện quan trọng nhất của việc bảo hộ bằng sáng chế là độc quyền ngăn cấm người khác khai thác sáng chế khi không được sự cho phép của chủ sở hữu sáng chế
Do đó, mỗi giải pháp kỹ thuật chỉ có thể được cấp một bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích Sáng chế là Giải pháp kỹ thuật đáp ứng điều kiện bảo hộ mà pháp luật quy định Bởi vậy, thực tế có thể xuất hiện hai người trở lên cùng tìm ra một giải pháp kỹ thuật và cùng nộp đơn bảo hộ đăng ký sáng chế Trong trường hợp này, nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên” được áp dụng thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc có ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ Mặt khác, nếu nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày
ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì chỉ có thể cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong đó theo thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì tất cả các đơn đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ căn cứ tại Điều 90 Luật SHTT
Nguyên tắc về quyền ưu tiên:
Trong pháp luật Việt Nam tại khoản 1 Điều 91 Luật SHTT, người nộp đơn đăng ký sáng chế nói riêng, đối tượng sở hữu công nghiệp khác nói chung có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện:
(i) Là đơn đầu tiên đã được nộp tại VN hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc
tế có quy định về quyền ưu tiên mà VN cũng là thành viên hoặc có thỏa thuận áp dụng quy định như vậy với VN
Trang 5(ii) Người nộp đơn phải là công dân VN, công dân nước khác quy định ở trên cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên điều ước quốc tế mà VN cũng là thành viên
(iii) Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên
(iv) Đơn nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà VN là thành viên
Các nguyên tắc này áp dụng cho sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu
3 Trình bày Quy trình đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ đối với Sáng chế Người nộp đơn cần chuẩn bị những thông tin, tài liệu gì khi nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đối với Sáng chế.
CSPL: Điều 100, 102 Luật SHTT 2005
Quy trình đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ đối với Sáng chế: 5 bước
- Bước 1: Tra cứu sáng chế trước khi nộp đơn
- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cho việc đăng ký sáng chế
- Bước 3: Nộp đơn đâng ký tới Cục sở hữu trí tuệ
- Bước 4: Thẩm định đơn sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ
- Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ sáng chế
Người nộp đơn cần chuẩn bị những thông tin, tài liệu khi nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đối với Sáng chế, bao gồm:
- Tờ khai đăng ký theo mẫu đã quy định
- Tài liệu xác định sáng chế cần bảo hộ trong đơn đăng ký sáng chế bao gồm bản mô
tả sáng chế và bản tóm tắt sáng chế Bản mô tả sáng chế gồm phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế
- Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác
- Tài liệu chứng mình quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên Tài liệu này bao gồm: Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên; Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác
Trang 6- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
II PHẦN BÀI TẬP
1 Bài tập 1.
Công ty cổ phần A&B nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế máy rửa xe tự động, được cấp Bằng độc quyền sáng chế năm 2018 Năm 2020, công
ty cổ phần A&B ký kết thoả thuận chuyển quyền sử dụng độc quyền sáng chế trên cho công ty trách nhiệm hữu hạn Tôn Nam trong thời hạn một năm (từ ngày 01/6/2020 đến 31/5/2021), hợp đồng đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Trong thời hạn hợp đồng trên, công ty cổ phần A&B tiếp tục thoả thuận chuyển quyền sử dụng sáng chế máy rửa xe tự động cho cơ sở sản xuất Hùng Nam, thời hạn từ ngày 01/10/2020 đến ngày 15/8/2021 Công ty trách nhiệm hữu hạn Tôn Nam phát hiện cơ sở sản xuất Hùng Nam kinh doanh sản phẩm trên, cho rằng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình nên công ty Tôn Nam đã khởi kiện cơ sở Hùng Nam tại Toà án
a/ Tại Toà án, cơ sở Hùng Nam cho rằng mình không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty Tôn Nam; công ty Tôn Nam cần tiến hành khởi kiện công ty cổ phần A&B thay vì khởi kiện cơ sở Hùng Nam Nhận xét về lập luận này.
Lập luận của cơ sở Hùng Nam là hợp lý, Vì theo Khoản 1 Điều 143 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, CTCP A&B đã ký kết hợp đồng độc quyền với công ty Tôn Nam, do đó bên chuyển quyền là công ty cổ phần A&B không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào Theo đó, công ty cổ phần A&B đã xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty Tôn Nam Công ty Tôn Nam cần tiến hành khởi kiện công ty cổ phần A&B thay vì khởi kiện cơ sở Hùng Nam
b/ Công ty Tôn Nam đưa ra yêu cầu trong đơn khởi kiện buộc cơ sở Hùng Nam bồi thường chi phí thu hồi các sản phẩm máy rửa xe tự động mà cơ sở Hùng Nam đã bán trên thị trường trong tháng 10, 11, 12 năm 2020 tương đương 100.000.000 đồng Nhận xét về yêu cầu này của công ty Tôn Nam.
Yêu cầu của công ty Tôn Nam không hợp lý
Khi quyền sở hữu công nghiệp bị vi phạm, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp có thể
sử dụng các biện pháp dân sự để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ, ví dụ như yêu cầu bồi thường thiệt hại Tuy nhiên công ty Tôn Nam không phải là chủ sở hữu
Trang 7quyền sở hữu công nghiệp trong trường hợp này, nên không thể yêu cầu cơ sở Hùng Nam bồi thường chi phí thu hồi
2 Bài tập 2.
Nghiên cứu Bản án số 9 “Bảo vệ quyền đối với sáng chế” (Bản án số 96/2010/KDTM-PT ngày 03/6/2010 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội) trong Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và trả lời câu hỏi:
a) Sáng chế và kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” do ai tạo ra? Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp này đã được đăng ký bảo hộ chưa?
Căn cứ vào Bản án số 9 “Bảo vệ quyền đối với sáng chế” ngày 03/6/2010 của Toà phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội thì “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” do ông Đỗ Thành Đồng sáng chế với những tính năng và kiểu dáng riêng biệt Ngay sau đó, Công ty Thành Đồng của ông Đỗ Thành Đồng đã đăng kí bảo hộ sáng chế và kiểu dáng công nghiệp tại Cục sở hữu trí tuệ vào ngày 01/07/2014 Ngày 29-7-2004, đơn yêu cầu của Công ty được đăng công khai trên báo Sở hữu công nghiệp số 148 tập A, tháng 9-2004
Như vậy, sáng chế và kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm trên đã được đăng kí và bảo
hộ theo đúng quy định của LSHTT năm 2005
b) Việc Công ty Thành Đồng đã đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đối với “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” thì Cơ sở Ngọc Thanh có biết hay không? Đoạn nào trong bản án thể hiện điều này?
Việc Công ty Thành Đồng đã đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đối với
“Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” thì Cơ sở Ngọc Thanh có biết Điều này thể hiện ở đoạn “ Hội đồng xét xử nhận thấy: sản phẩm “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” đang có tranh chấp
đã được Cục sở hữu trí tuệ - Bộ khoa học và công nghệ cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 8595 ngày 29/9/2005 và Bằng độc quyền sáng chế số 5633 ngày 09/5/2006 cho Công ty Thành Đồng, sản phẩm này được bảo hộ độc quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam Việc thẩm định và cấp bằng độc quyền, Cục sở hữu trí tuệ đã tiến hành đúng và đầy đủ các trình tự theo quy định của pháp luật, chính cơ sở Ngọc Thành có biết nhưng không khiếu nại gì Tuy nhiên cơ sở Ngọc Thanh vẫn sản xuất và lưu hành trên thị trường loại hạt chắn nắng mưa tự cuốn trong thời hạn có hiệu lực của Bằng độc quyền sáng chế công nghiệp và Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp mà không được sự đồng
ý của Công ty Thành Đồng và khi có tranh chấp không xuất trình được bất kỳ loại giấy tờ nào thể hiện việc sản xuất kinh doanh loại sản phẩm này là hợp pháp ” trong phần Xét thấy của bản án
Trang 8Ngoài ra, trong phần Nhận thấy của bản án Luật sư của Cơ sở Ngọc Thanh cũng đã tuyên
bố việc vào năm 2007 Cơ sở Ngọc Thanh đã có đơn gửi Cục sở hữu trí tuệ đề nghị xem xét huỷ bỏ hai bằng bảo hộ đã cấp cho Công ty Thành đồng Điều này cũng thể hiện rõ việc cơ sở Ngọc Thanh có biết về việc Công ty Thành Đồng đã đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đối với “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn”
c) Cơ sở Ngọc Thanh khi sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” có được Công ty Thành Đồng đồng ý hay không? Đoạn nào của bản
án thể hiện điều này?
Cơ sở Ngọc Thanh khi sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” không được Công ty Thành Đồng đồng ý
Trong phần Xét thấy, đoạn: “Tuy nhiên cơ sở Ngọc Thanh vẫn sản xuất và lưu hành trên thị trường loại bạt chắn nắng mưa tự cuốn trong thời hạn có hiệu lực của Bằng độc quyền sáng chế công nghiệp và Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp mà không được sự đồng
ý của Công ty Thành Đồng và khi có tranh chấp không xuất trình được bất kỳ loại giấy tờ nào thể hiện việc sản xuất kinh doanh loại sản phẩm này là hợp pháp Vì vậy, Toà án cấp
sơ thẩm đã quy kết cơ sở sản xuất Ngọc Thanh sản xuất và lưu hành sản phẩm bạt chắn nắng mưa tự cuốn rộng rãi trên thị trường là vi phạm Bằng độc quyền sáng chế công nghiệp và Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp về sản phẩm bạt chắn nắng mưa tự cuốn của Công ty Thành Đồng là có căn cứ đúng pháp luật Chính ông Ninh Đức Thanh
và luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Cơ sở Ngọc Thanh cũng thừa nhận đã có
vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Công ty Thành Đồng”
d) Cơ sở Ngọc Thanh sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa
tự cuốn” có thỏa mãn các điều kiện của quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hay không?
Người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp phảỉ thoả mãn các điều kiện:
- Không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn
bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
- Không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho phép
Trang 9Như vậy, xem xét trường hợp của cơ sở Ngọc Thanh sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” đã vi phạm điều kiện quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp Cụ thể, cơ sở Ngọc Thanh vẫn sản xuất, mở rộng phạm
vi cũng như khối lượng sử dụng khi không được sự đồng ý của Công ty Thành Đồng
e) Hành vi của cơ sở Ngọc Thanh sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “bạt chắn nắng mưa tự cuốn” có vi phạm Luật SHTT không? Cơ sở pháp lý.
Hành vi của cơ sở Ngọc Thanh sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “hạt chắn mưa
tự cuốn” đã vi phạm Luật SHTT năm 2005
Cơ sở pháp lý:
- Điều 126 Luật SHTT năm 2005 về hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
- Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành môt số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ: Điều 8 và Điều 10
III PHẦN CÂU HỎI SINH VIÊN TỰ LÀM.
1 Ông Nam là tác giả ca khúc “Tình yêu tuổi trẻ”, đã đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả số 4390 năm 2014 Ngày 03/4/2019, ông Nam ký hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả đối với ca khúc trên cho ca sĩ Mai với số tiền 10.000.000 đồng Ngày 10/9/2020, ông Nam ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả ca khúc “Tình yêu tuổi trẻ” cho ca sĩ Lê trong thời gian từ ngày 01/10/2020 đến ngày 30/11/2020.
Căn cứ theo hợp đồng, ca sĩ Lê thực hiện biểu diễn bài hát này trước công chúng.
Ca sĩ Mai không đồng ý vì cho rằng mình là chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm này, việc bà Lê biểu diễn tác phẩm là trái pháp luật Bà Mai khởi kiện ông Nam và bà Lê tại Toà án.
a/ Tại Toà, ông Nam cho rằng hợp đồng giữa ông ký với bà Mai ngày 03/4/2019 là không có hiệu lực vì hợp đồng này chỉ là giấy viết tay của hai bên, chưa tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Lập luận này của ông Nam có phù hợp với quy định pháp luật không?
Trang 10Lập luận của ông Nam không phù hợp với quy định của pháp luật vì hành vi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả đối với ca khúc “Tình yêu tuổi trẻ” là hành vi chuyển nhượng quyền tác giả được quy định tại Chương IV, Mục 1 Luật Sở hữu Trí tuệ
Như vậy, việc thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả được áp dụng theo quy định của BLDS Điều 407 BLDS dẫn chiếu đến Điều 129 BLDS thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu nếu như không đáp ứng những nhu cầu về hình thức như phải được công chứng, chứng thực Tuy nhiên, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả không thuộc đối tượng bắt buộc phải công chứng, chứng thực nên đây không phải là lý do để hợp đồng này vô hiệu Vì vâỵ, lập luận của ông Nam là không phù hợp với quy định
b/ Bà Lê có hành vi xâm phạm quyền tác giả của bà Mai không? Nêu cơ sở pháp lý.
Bà Lê có hành vi vi phạm quyền tác giả của bà Mai bởi vì Bà Lê ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng quyền tác giả Ca khúc với ông Nam
Chuyển nhượng quyền tác giả là chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền sau: khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và 31 Luật SHTT Điều 20 Luật SHTT quy định về quyền tài sản có bao gồm quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng Như vậy, kể từ ngày 03/04/2019 thì bà Mai là chủ sở hữu hợp pháp đối với quyền tài sản liên quan đến Ca khúc Như vậy, hành vi của bà Lê vi phạm đến quyền tác giả của bà Mai là quyền tài sản
2 Đại diện sở hữu công nghiệp là gì? Phân tích các điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022.
Đại diện sở hữu công nghiệp gồm tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp) và cá nhân hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp trong tổ chức đó (sau đây gọi là người đại diện sở hữu công nghiệp)
Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bao gồm:
a) Đại diện cho tổ chức,cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và