Trình bày phương pháp xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá hàng hóa tương tự? Lấy ví dụ minh họa? Phân tích trường hợp áp dụng? Trình bày khái quát về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất? Nhận xét tình hình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam thời gian qua? Toàn cầu hoá và phát triển nhanh chóng của thương mại thế giới đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó và đang thực hiện định hướng xây dựng nền kinh tế hướng ra xuất khẩu và tham gia hội nhập sâu hơn về mọi mặt với khu vực và thế giới. Quá trình này mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế của Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng, các loại hình xuất nhập khẩu ngày càng phong phú, đa dạng. Để đáp ứng, theo kịp dòng chảy hội nhập thì Hải Quan cần phải hoàn thiện theo hướng hiện đại hoá đảm bảo thực hiện thông suốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về Hải Quan. Thủ tục xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp chế xuất hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong tạo thuận lợi cho thương mại và tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển, tăng trưởng kinh tế và đầu tư vô cùng lớn. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của Hải Quan phải thực hiện đó là kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; mà trong đó bao gồm cả những hàng hoá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất. Chính vì thế quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp chế xuất đóng góp một phần quan trọng. Chính vì vậy qua bài thảo luận trên nhóm chúng tôi muốn tìm hiểu và đưa ra những thông tin kỹ hơn về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất, nhận xét tình hình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam thời gian qua, tìm ra những ưu nhược điểm và từ đó đưa ra một số giải pháp cho doanh nghiệp và nhà nước. NỘI DUNG I. PHƯƠNG PHÁP TINH GIÁ TRI HAI QUAN THEO PHƯƠNG PHÁP TRI GIÁ HÀNG HOA TƯƠNG TƯ 1.1. Nội dung của phương pháp trị giá hàng hoa tương tự ➢ Hàng hoá nhập khẩu tương tự Là những hàng hoá mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, bao gồm: - Được làm từ các nguyên liệu, vật liệu tương đương, có cùng phương pháp chế tạo; - Có cùng chức năng, mục đích sử dụng; - Chất lượng sản phẩm tương đương nhau; - Có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại, tức là người mua chấp nhận thay thế hàng hoá này cho hàng hoá kia; - Được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác được uỷ quyền, được nhập khẩu vào Việt Nam. ➢ Phương pháp trị giá hàng hoa tương tự: Phương pháp trị giá hàng hóa tương tự là phương pháp xác định giá trị thực của hàng hóa nhập khẩu bằng cách sử dụng giá của hàng hóa tương tự hoặc có tính chất, đặc điểm kỹ thuật và chức năng tương đương nhau với hàng hóa nhập khẩu để xác định giá trị thực của hàng hóa nhập khẩu đó. ➢ Nguyên tắc áp dụng 1. Lô hàng tương tự phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về hàng tương tự Khi sử dụng phương pháp trị giá hàng hóa tương tự, lô hàng tương tự phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về hàng tương tự đó là nguyên liệu hoặc vật liệu tương đương; cùng chức năng, mục đích sử dụng; chất lượng tương đương; có thể hoán đổi trong giao dịch thương mại; được sản xuất ở cùng nước hoặc cùng nhà sản xuất, hoặc nhà sản xuất được ủy quyền. 2. Lô hàng tương tự phải được xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị tan giá giao dịch Các lô hàng tương tự trong phương pháp trị giá hàng hóa nhập khẩu tương tự phải được xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch. Vì phương pháp trị giá giao dịch là phương pháp ưu tiên để xác định giá trị hải quan của hàng hóa nhập khẩu. Các lô hàng cần phải được xác định trị giá thực tế trước đó bằng phương pháp này, mới đủ điều kiện để được sử dụng làm lỗ hàng tương tự. ➢ Các bước để xác định giá trị hải quan theo phương pháp trị giá hàng tương tự Bước 1: Xác định hàng hóa và các thông tin liên quan Trước tiên, người nhập khẩu cần xác định chính xác hàng hóa mà mình muốn xác định giá trị hải quan và thu thập các thông tin liên quan như quốc gia xuất xứ, đặc điểm kỹ thuật, chất lượng, mô tả, đơn vị tính, số lượng và giá trị thực tế của hàng hóa. Bước 2: Tìm kiếm các hàng hóa tương tự đã xuất khẩu Sau đó, người nhập khẩu cần tìm kiếm các hàng hóa cùng loại, tương tự về đặc điểm kỹ thuật và xuất xứ, đã xuất sang cùng thị trường đích với giá trị gần đây nhất. Thông tin này có thể được tìm kiếm từ các nguồn thông tin quản lý xuất nhập khẩu của các cơ quan liên quan hoặc từ các nguồn dữ liệu thương mại điện tử. Bước 3: Dựa trên giá trị thực tế của hàng hóa tương tự Tiếp theo, người nhập khẩu sẽ so sánh giá trị của hàng hóa muốn nhập khẩu với giá trị của các hàng hóa tương tự đã xuất khẩu. Tuy nhiên, để xác định trị giá hải quan, giá trị thực tế của các hàng hóa tương tự này cần được tính toán lại bằng cách loại bỏ các chi phí liên quan đến xuất khẩu và cộng thêm các chi phí liên quan đến nhập khẩu, chẳng hạn như thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển, bảo hiểm và các khoản phí. Bước 4: Áp dụng phương pháp xác định giá trị hải quan Cuối cùng, sau khi tính toán được giá trị thực tế của các hàng hóa tương tự, người nhập khẩu sẽ áp dụng phương pháp xác định giá trị hải quan tương đương với giá trị thực tế của hàng hóa muốn nhập khẩu. 1.2. Vi dụ minh họa Giả sử: Mặt hàng giày thể thao nhập khẩu vào Việt Nam Mặt hàng: Giày thể thao nam Thương hiệu: Adidas Xuất xứ: Nhật Bản Số lượng: 100 đôi Giá CIF: 50 USD/đôi (bao gồm giá trị hàng hóa, phí vận chuyển và bảo hiểm) Mã HS: 640391 Cách tinh: 1. Tìm kiếm thông tin về giá bán của hàng hóa tương tự tại Việt Nam: Tham khảo giá bán của các nhà bán lẻ uy tín tại Việt Nam (ví dụ: Tiki, Shopee, Lazada) Tham khảo giá bán tại các chợ đầu mối (ví dụ: Đồng Xuân, An Đông) Tham khảo giá bán tại các trang web thương mại điện tử của Nhật Bản (ví dụ: Rakuten, Amazon.co.jp) 2. Lựa chọn mẫu hàng hóa tương tự: Doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn mẫu hàng hóa có đặc điểm tương đồng với hàng hóa nhập khẩu về thương hiệu, chất liệu, kiểu dáng, chức năng, v.v. và lựa chọn nhiều mẫu hàng hóa tương tự để có giá so sánh tham khảo chính xác hơn. 3. Điều chỉnh giá bán của hàng hóa tương tự: Sau đó, DN Việt Nam tiến hành điều chỉnh giá bán của hàng hóa tương tự cho phù hợp với điều kiện giao hàng của hàng hóa nhập khẩu (ví dụ: điều chỉnh từ giá bán lẻ sang giá bán sỉ, điều chỉnh giá bán FOB sang giá bán CIF). 4. Tính trị giá hải quan: Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng giá trung bình của giá bán các mẫu hàng hóa tương tự đã được điều chỉnh. Cụ thể: Giá bán của 3 mẫu hàng hóa tương tự tại Việt Nam sau khi điều chỉnh: Mẫu 1: 45 USD/đôi Mẫu 2: 52 USD/đôi Mẫu 3: 48 USD/đôi Giá trung bình: (45 + 52 + 48) USD/đôi / 3 = 48,33 USD/đôi => Vậy, trị giá hải quan của lô hàng giày nhập khẩu từ Nhật Bản là 48,33 USD/đôi. 1.3. Phân tich trường hơp áp dụng Phương pháp trị giá hàng hóa nhập khẩu tương tự được sử dụng khi không thể xác định trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu theo phương pháp trị giá giao dịch và phương pháp trị giá hàng hóa nhập khẩu giống hệt. Cụ thể, hàng hóa khi nhập khẩu đã được xác định trị giá tính thuế trước hết bằng phương pháp trị giá giao dịch. Trong trường hợp không có thông tin về giá trị của hàng hóa nhập khẩu hoặc trường hợp giao dịch không đáp ứng được các tiêu chí của phương pháp trị giá giao dịch là không có quan hệ thương mại, giá trị bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác ngoài giao dịch, hay giá trị giao dịch không thể xác định được thì tiến hành xét đến phương pháp trị giá hàng hóa nhập khẩu giống hệt. Nếu không tìm được lô hàng giống hệt đáp ứng các tiêu chí của phương pháp này thì mới tính đến áp dụng phương pháp trị giá hàng hóa nhập khẩu tương tự với điều kiện hàng hóa nhập khẩu tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch và có cùng các điều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 9, Thông tư 39/2015/TT-BTC. II. QUY TRINH THỦ TỤC HAI QUAN ĐÔI VƠI HÀNG HOA XUÂT KHÂU, NHÂP KHÂU CỦA DOANH NGHIÊP CHÊ XUÂT Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ về doanh nghiệp chế xuất Doanh nghiệp chế xuất được miên thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, được hưởng các ưu đãi về thuế đối với trường hợp khuyến thích, đặc biệt khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
-🙛🙛 -NGHIÊP VU HAI QUAN
Đề tài
1 Trình bày phương pháp xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá hàng hóa tương tự? Lấy ví dụ minh họa? Phân tích trường hợp áp dụng?
2 Trình bày khái quát về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất? Nhận xét tình hình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam thời gian qua?
Nhom 4
Lớp học phần:
Giảng viên: Nguyên Vi Lê
Hà Nội, 3/2024
Trang 2MỤC LỤC
LƠI MƠ ĐÂU 1
NÔI DUNG 2
I PHƯƠNG PHAP TINH GIA TRI HAI QUAN THEO PHƯƠNG PHAP TRI GIA HANG HOA TƯƠNG TƯ 2 1.1 Nội dung của phương pháp trị giá hàng hóa tương tự 2
1.2 Ví dụ minh họa 3
1.3 Phân tích trường hợp áp dụng 4
II QUY TRINH THU TUC HAI QUAN ĐÔI VƠI HANG HOA XUÂT KHÂU, NHÂP KHÂU CUA DOANH NGHIÊP CHÊ XUÂT 6 1.1 Các trường hợp áp dụng 6
1.2 Quy trình thủ tục hải quan 6
III NHÂN XET TINH HINH THƯC HIÊN THU TUC HAI QUAN ĐÔI VƠI HANG XUÂT KHÂU, NHÂP KHÂU CUA DNCX TAI VN 8 3.1 Tình hình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam hiện nay 8 3.2 Nhận xét 10
IV GIAI PHAP 11
4.1 Đối với nhà nước 11
4.2 Đối với doanh nghiệp 12
KÊT LUÂN 13
TAI LIÊU THAM KHAO 14
Trang 3LỜI MƠ ĐÂU
Toàn cầu hoá và phát triển nhanh chóng của thương mại thế giới đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế trên thế giới Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng
đó và đang thực hiện định hướng xây dựng nền kinh tế hướng ra xuất khẩu và tham gia hội nhập sâu hơn về mọi mặt với khu vực và thế giới Quá trình này mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế của Việt Nam Kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng, các loại hình xuất nhập khẩu ngày càng phong phú, đa dạng Để đáp ứng, theo kịp dòng chảy hội nhập thì Hải Quan cần phải hoàn thiện theo hướng hiện đại hoá đảm bảo thực hiện thông suốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về Hải Quan Thủ tục xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp chế xuất hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong tạo thuận lợi cho thương mại và tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển, tăng trưởng kinh tế và đầu tư
vô cùng lớn
Một trong những nhiệm vụ cơ bản của Hải Quan phải thực hiện đó là kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; mà trong đó bao gồm
cả những hàng hoá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất Chính vì thế quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp chế xuất đóng góp một phần quan trọng Chính vì vậy qua bài thảo luận trên nhóm chúng tôi muốn tìm hiểu
và đưa ra những thông tin kỹ hơn về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất, nhận xét tình hình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam thời gian qua, tìm ra những ưu nhược điểm và từ đó đưa ra một số giải pháp cho doanh nghiệp và nhà nước
Trang 4NỘI DUNG
I PHƯƠNG PHÁP TINH GIÁ TRI HAI QUAN THEO PHƯƠNG PHÁP TRI GIÁ HÀNG HOA TƯƠNG TƯ
1.1 Nội dung của phương pháp trị giá hàng hoa tương tự
➢ Hàng hoá nhập khẩu tương tự
Là những hàng hoá mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, bao gồm:
- Được làm từ các nguyên liệu, vật liệu tương đương, có cùng phương pháp chế tạo;
- Có cùng chức năng, mục đích sử dụng;
- Chất lượng sản phẩm tương đương nhau;
- Có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại, tức là người mua chấp nhận thay thế hàng hoá này cho hàng hoá kia;
- Được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác được uỷ quyền, được nhập khẩu vào Việt Nam
➢ Phương pháp trị giá hàng hoa tương tự:
Phương pháp trị giá hàng hóa tương tự là phương pháp xác định giá trị thực của hàng hóa nhập khẩu bằng cách sử dụng giá của hàng hóa tương tự hoặc có tính chất, đặc điểm kỹ thuật và chức năng tương đương nhau với hàng hóa nhập khẩu để xác định giá trị thực của hàng hóa nhập khẩu đó
➢ Nguyên tắc áp dụng
1 Lô hàng tương tự phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về hàng tương tự
Khi sử dụng phương pháp trị giá hàng hóa tương tự, lô hàng tương tự phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về hàng tương tự đó là nguyên liệu hoặc vật liệu tương đương; cùng chức năng, mục đích sử dụng; chất lượng tương đương; có thể hoán đổi trong giao dịch thương mại; được sản xuất ở cùng nước hoặc cùng nhà sản xuất, hoặc nhà sản xuất được
ủy quyền
2 Lô hàng tương tự phải được xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị tan giá giao dịch
Các lô hàng tương tự trong phương pháp trị giá hàng hóa nhập khẩu tương tự phải được xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch Vì phương pháp trị giá giao dịch là phương pháp ưu tiên để xác định giá trị hải quan của hàng hóa nhập khẩu
Trang 5Các lô hàng cần phải được xác định trị giá thực tế trước đó bằng phương pháp này, mới
đủ điều kiện để được sử dụng làm lỗ hàng tương tự
➢ Các bước để xác định giá trị hải quan theo phương pháp trị giá hàng
tương tự
Bước 1: Xác định hàng hóa và các thông tin liên quan
Trước tiên, người nhập khẩu cần xác định chính xác hàng hóa mà mình muốn xác định giá trị hải quan và thu thập các thông tin liên quan như quốc gia xuất xứ, đặc điểm
kỹ thuật, chất lượng, mô tả, đơn vị tính, số lượng và giá trị thực tế của hàng hóa
Bước 2: Tìm kiếm các hàng hóa tương tự đã xuất khẩu
Sau đó, người nhập khẩu cần tìm kiếm các hàng hóa cùng loại, tương tự về đặc điểm kỹ thuật và xuất xứ, đã xuất sang cùng thị trường đích với giá trị gần đây nhất Thông tin này có thể được tìm kiếm từ các nguồn thông tin quản lý xuất nhập khẩu của các cơ quan liên quan hoặc từ các nguồn dữ liệu thương mại điện tử
Bước 3: Dựa trên giá trị thực tế của hàng hóa tương tự
Tiếp theo, người nhập khẩu sẽ so sánh giá trị của hàng hóa muốn nhập khẩu với giá trị của các hàng hóa tương tự đã xuất khẩu Tuy nhiên, để xác định trị giá hải quan, giá trị thực tế của các hàng hóa tương tự này cần được tính toán lại bằng cách loại bỏ các chi phí liên quan đến xuất khẩu và cộng thêm các chi phí liên quan đến nhập khẩu, chẳng hạn như thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển, bảo hiểm và các khoản phí
Bước 4: Áp dụng phương pháp xác định giá trị hải quan
Cuối cùng, sau khi tính toán được giá trị thực tế của các hàng hóa tương tự, người nhập khẩu sẽ áp dụng phương pháp xác định giá trị hải quan tương đương với giá trị thực
tế của hàng hóa muốn nhập khẩu
1.2 Vi dụ minh họa
Giả sử: Mặt hàng giày thể thao nhập khẩu vào Việt Nam
Mặt hàng: Giày thể thao nam
Thương hiệu: Adidas
Xuất xứ: Nhật Bản
Số lượng: 100 đôi
Giá CIF: 50 USD/đôi (bao gồm giá trị hàng hóa, phí vận chuyển và bảo hiểm)
Mã HS: 640391
Cách tinh:
Trang 61 Tìm kiếm thông tin về giá bán của hàng hóa tương tự tại Việt Nam:
Tham khảo giá bán của các nhà bán lẻ uy tín tại Việt Nam (ví dụ: Tiki, Shopee, Lazada) Tham khảo giá bán tại các chợ đầu mối (ví dụ: Đồng Xuân, An Đông)
Tham khảo giá bán tại các trang web thương mại điện tử của Nhật Bản (ví dụ: Rakuten, Amazon.co.jp)
2 Lựa chọn mẫu hàng hóa tương tự:
Doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn mẫu hàng hóa có đặc điểm tương đồng với hàng hóa nhập khẩu về thương hiệu, chất liệu, kiểu dáng, chức năng, v.v và lựa chọn nhiều mẫu hàng hóa tương tự để có giá so sánh tham khảo chính xác hơn
3 Điều chỉnh giá bán của hàng hóa tương tự:
Sau đó, DN Việt Nam tiến hành điều chỉnh giá bán của hàng hóa tương tự cho phù hợp với điều kiện giao hàng của hàng hóa nhập khẩu (ví dụ: điều chỉnh từ giá bán lẻ sang giá bán sỉ, điều chỉnh giá bán FOB sang giá bán CIF)
4 Tính trị giá hải quan: Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng giá trung bình của giá bán các mẫu hàng hóa tương tự đã được điều chỉnh
Cụ thể:
Giá bán của 3 mẫu hàng hóa tương tự tại Việt Nam sau khi điều
chỉnh: Mẫu 1: 45 USD/đôi
Mẫu 2: 52 USD/đôi
Mẫu 3: 48 USD/đôi
Giá trung bình: (45 + 52 + 48) USD/đôi / 3 = 48,33 USD/đôi
=> Vậy, trị giá hải quan của lô hàng giày nhập khẩu từ Nhật Bản là 48,33 USD/đôi
1.3 Phân tich trường hơp áp dụng
Phương pháp trị giá hàng hóa nhập khẩu tương tự được sử dụng khi không thể xác định trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu theo phương pháp trị giá giao dịch và phương pháp trị giá hàng hóa nhập khẩu giống hệt Cụ thể, hàng hóa khi nhập khẩu đã được xác định trị giá tính thuế trước hết bằng phương pháp trị giá giao dịch Trong trường hợp không có thông tin về giá trị của hàng hóa nhập khẩu hoặc trường hợp giao dịch không đáp ứng được các tiêu chí của phương pháp trị giá giao dịch là không có quan hệ thương mại, giá trị bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác ngoài giao dịch, hay giá trị giao dịch không thể xác định được thì tiến hành xét đến phương pháp trị giá hàng hóa nhập khẩu giống hệt Nếu không tìm được lô hàng giống hệt đáp ứng các tiêu chí của phương pháp này thì mới
Trang 7tính đến áp dụng phương pháp trị giá hàng hóa nhập khẩu tương tự với điều kiện hàng hóa nhập khẩu tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch và có cùng các điều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 9, Thông tư 39/2015/TT-BTC
Trang 8II QUY TRINH THỦ TỤC HAI QUAN ĐÔI VƠI HÀNG HOA XUÂT KHÂU, NHÂP KHÂU CỦA DOANH NGHIÊP CHÊ XUÂT
Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ về doanh nghiệp chế xuất
Doanh nghiệp chế xuất được miên thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, được hưởng các ưu đãi về thuế đối với trường hợp khuyến thích, đặc biệt khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam
2.1 Các trường hơp áp dụng
* Các trường hợp:
1 Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định, hàng tiêu dùng nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị cho doanh nghiệp chế xuất:
→ Thủ tục hải quan thực hiện như thủ tục hải quan nhập khẩu thương mại (trừ thông tin
về mức thuế suất và số tiền thuế)
2 Đối với hàng hóa mua, bán giữa doanh nghiệp chế xuất với doanh nghiệp nội địa hoặc giữa hai doanh nghiệp chế xuất
→ Doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo loại hình tương ứng
3 Đối với phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa
→ Thủ tục hải quan như hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ Theo đó doanh nghiệp chế xuất làm thủ tục xuất khẩu và doanh nghiệp nội địa mở tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo loại hình tương ứng
2.2 Quy trình thủ tục hải quan
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai hải quan, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra
- Tiếp nhận hồ sơ từ người khai hải quan
- Kiểm tra bộ hồ sơ để xác định tính hợp lệ của thông tin và giấy tờ
Trang 9- Đăng ký tờ khai hải quan và quyết định hình thức, định mức kiểm tra dựa trên quy định của cơ quan hải quan
Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ
- Kiểm tra tra cứu chi tiết các thông tin và giấy tờ trong hồ sơ để đảm bảo tính chính xác
và đầy đủ
- Nếu phát hiện sai sót hoặc thiếu sót, yêu cầu người khai hải quan bổ sung, điều chỉnh hoặc xử lý theo tùy trường hợp
Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa
- Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa trên cơ sở đối chiếu với thông tin và giấy tờ trong
hồ sơ
- Kiểm tra tính chất, số lượng, chất lượng và giá trị của hàng hóa để đảm bảo
tính chính xác và đầy đủ của thông tin trong tờ khai hải quan
Bước 4: Cơ quan hải quan xác lập tờ khai hải quan dựa trên thông tin trong hồ sơ
đăng ký và các chứng từ liên quan và thông báo lại cho doanh nghiệp Sau đó, hoàn tất thủ tục hải quan
Trang 10I NHÂN XET TINH HINH THƯC HIÊN THỦ TỤC HAI QUAN ĐÔI VƠI
HÀNG XUÂT KHÂU, NHÂP KHÂU CỦA DNCX TẠI VN 3.1 Tình hình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam hiện nay
Tại Việt Nam có 5 khu chế xuất lớn là khu chế xuất Tân Thuận, khu chế xuất Linh Trung I, II, III, khu chế xuất Long Thành Trong đó có 4 khu chế xuất nằm tại TP Hồ Chí Minh và 1 khu chế xuất nằm tại Đồng Nai Trong đó đa số là các doanh nghiệp chế xuất đến từ các quốc gia như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… với các ngành nghề sản xuất kinh doanh đa dạng như dệt, sợi, may mặc, cơ khí, điện, điện tử…
Năm 2018, Bình Dương quản lý hơn 1.350 doanh nghiệp có hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu và chế xuất, tập trung phần lớn tại khu công nghiệp Sóng Thần, khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, khu công nghiệp Mỹ Phước 1, 2,3 và được quản lý bởi các Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Sóng Thần, Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Mỹ Phước Bên cạnh việc Bình Dương là điểm sáng trong việc thu hút các doanh nghiệp FDI nhờ lợi thế về nguồn nhân lực, các chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu thì các doanh nghiệp chế xuất vẫn còn gặp khó khăn trong việc thực hiện thủ tục hải quan Cụ thể, nhiều doanh nghiệp chế xuất gặp vướng mắc trong chính sách mặt hàng, quy định về tỷ lệ hao hụt nguyên phụ liệu trong quá trình sản xuất, khai báo hải quan đối với nguyên liệu vật tư nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất, phương thức nộp hồ sơ hải quan, nhu cầu thuê kho để lưu giữ nguyên liệu, vật tư phục vụ cho hoạt động sản xuất nhưng trong khu công nghiệp, khu chế xuất không còn diện tích phù hợp, dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp…
Năm 2018, Chi cục Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận (TP Hồ Chí Minh) làm thủ tục xuất nhập khẩu cho hơn 150 doanh nghiệp chế xuất đang hoạt động tại khu chế xuất Tân Thuận và hơn 1.500 doanh nghiệp nội địa có quan hệ mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu với doanh nghiệp chế xuất… Có trên ⅓ số nhà đầu tư về công nghệ cao và phần mềm, điện, điện tử, cơ khí, máy móc… đáp ứng xu hướng khu chế xuất 4.0 cùng hàng chục loại hình xuất nhập khẩu hàng hóa đặc thù Tuy nhiên, bên cạnh việc được thành lập
Trang 11từ rất lâu cũng như có một quá trình dài trong hoạt động xuất nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp chế xuất trong khu công nghiệp chế xuất vẫn còn mắc sai phạm trong thực hiện thủ tục hải quan như vi phạm về sử dụng định mức, tiêu hao nguyên phụ liệu, vi phạm về chuyển nguyên phụ liệu từ hợp đồng này sang hợp đồng khác, vi phạm về hợp đồng gia công quá hạn, tự ý tiêu hủy nguyên phụ liệu dư thừa, phế liệu, phế phẩm khi chưa thông báo với cơ quan hải quan…
Để hỗ trợ việc thực hiện thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp chế xuất, đầu năm
2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Một trong những nội dung quan trọng của nghị định này là quy định về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan và áp dụng chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan Chính phủ cho các doanh nghiệp hơn 1 năm để chuẩn bị và từ 25/4/2022, các doanh nghiệp đủ điều kiện mới được áp dụng chính sách ưu đãi Đến hết ngày 25/4 (thời hạn phải hoàn thiện điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan),
có 1.607 trên tổng số 1.673 doanh nghiệp chế xuất thông báo, thực hiện kiểm tra và xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan Nhờ vậy, việc thực hiện thủ tục hải quan của doanh nghiệp chế xuất ngày càng được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi hơn
Năm 2022, Tổng cục Hải quan đã hoàn thành triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4 đạt 88%, các DVCTT được cung cấp qua mạng Internet trên thiết bị máy tính cá nhân, trong đó thủ tục hải quan hoàn toàn thực hiện bằng phương thức tự động ở mức độ rất cao, hơn 99,65% doanh nghiệp tham gia; thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức điện tử tại 100% các đơn vị hải quan trên toàn quốc Đến nay, 100% hoạt động thống kê hải quan từ khâu thu thập, xử lý, phân tích, báo cáo và phổ biến sản phẩm thống kê nhà nước về hải quan đã được ứng dụng CNTT Việc thực hiện hải quan số mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp như so với trước kia, doanh nghiệp phải chờ kết quả phân luồng thông quan để biết được mình có phải kiểm tra hàng hóa hay không, thì hiện nay doanh nghiệp nhận được kết quả ngay lập tức chỉ với một lần nhấp chuột trên máy tính Đối với những hàng hóa được phân vào luồng xanh, hàng hóa sẽ được thông quan ngay Việc khai báo hải quan điện tử cho phép doanh nghiệp tiến hành khai báo và thực hiện thủ tục hải quan mọi lúc, mọi nơi, trên mọi phương tiện, được miên kiểm tra hồ sơ giấy và hàng hóa Đặc biệt một cái lợi nhất mà doanh nghiệp nào tham gia