TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÁO CÁO MÔN NGHIỆP VỤ HẢI QUAN ĐỀ TÀI QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU GIA CÔNG MỤC LỤC[.]
Đặc điểm của gia công quốc tế
- Trong gia công quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất
- Mối quan hệ giữa bên đặt gia công với bên nhận gia công được xác định trong hợp đồng gia công
- Trong hợp đồng gia công, người ta quy định cụ thể các điều kiện thương mại như về thành phẩm, về nguyên liệu, về giá cả gia công, về nghiệm thu, về thanh toán, về việc giao hàng. Ưu điểm:
- Không phải bỏ nhiều chi phí, vốn đầu tư, ít chịu rủ ro
- Giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động
- Có điều kiện học hỏi kinh nghiệm quản lý, tiếp cận với công nghệ kỹ thuật của nước khác.
- Nguy cơ biến thành bãi rác công nghệ
- Quản lý định mức gia công và thanh lý hợp đồng không tốt sẽ tạo điều kiện trốn thuế
- Giá trị gia tăng thấp
Vai trò của gia công quốc tế
Ngày nay gia công quốc tế khả phổ biến trong buôn bán ngoại thương của nhiều nước Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi dụng được giá rẻ nguyên liệu, vật tư và nhân công của nước nhận gia công Đối với bên nhận gia công, phương thức này làm tăng công ăn việc làm cho người dân trong nước, được nhận thiết bị hay công nghệ mới khi được bên gia công cung cấp tạo điều kiện tiếp xúc với các máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến Vì vậy, nhiều quốc gia đang phát triển đã và đang vận dụng phương thức này.
Giới thiệu về doanh nghiệp
Thông tin cơ bản về công ty Trách nhiệm hữu hạn FINE CHEMICALViệt Nam
Tên giao dịch: FINE CHEMICpAL (VIETNAM) CO.,LTD
Mã số thuế: 3702297685 Địa chỉ: Lô A-5D-CN, Đường D3, Khu công nghiệp Bàu Bàng, Xã Lai Uyên,
Huyện Bàu Bàng, Tỉnh Bình Dương Đại diện pháp luật: Park Man Hee
Ngày hoạt động: 28/08/2014 (Đã hoạt động 2 năm)
Lĩnh vực: Sản xuất giày dép Điện thoại: 06502221414 / Fax: 06502221415
TỤC NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ ĐỂ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
Thủ tục chung đối với việc nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài
Theo quyết định số 2770/QĐ-BTC được ban hành ngày 25/12/2015 của
Bộ Tài Chính thì thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nhân nước ngoài được quy định như sau:
- Bước 1: Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài.
- Bước 2: Thông tin trên tờ khai hải quan được Hệ thống tự động kiểm tra để đánh giá các điều kiện được chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, công chức hải quan thực hiện kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.
- Bước 3: Căn cứ quyết định kiểm tra hải quan được Hệ thống tự động thông báo, việc xử lý được thực hiện: Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan và quyết định thông quan hàng hóa
Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên cổng thông tin một cửa quốc gia để quyết định việc thông quan hàng hóa hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa để quyết định thông quan
- Bước 4: Thông quan hàng hóa.
2.1.3 Thành phần, số lượng hồ sơ:
Theo khoản 2 Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này.
- Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
- Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhậpcảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp;
- Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần.
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính. Đối với chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
- Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy) Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử.
- Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
- Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
- Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.
2.1.5 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
2.1.6 Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không; c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan; d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
2.1.7 Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thông quan hàng hóa nhập khẩu.
Lệ phí hải quan 20.000 đồng/ tờ khai hải quan.
2.1.9 Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC
2.1.10 Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
2.1.11 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Điều 60 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014.
- Điều 36 đến Điều 41 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giámsát,kiểmsoáthảiquan.
Thông báo, sửa đổi hợp đồng, phụ lục hộp đồng gia công
Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị
Thông báo, sửa đổi định mức
Xuất khẩu sản phẩm gia công
Thanh khoản hợp đồng gia công kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Quy trình thực hiện khai hải quan nhập khẩu cho lô hàng gia công của công ty TNHH FINE CHEMICAL VIỆT NAM
2.2.1 Quy trình thực hiện khai hải quan hợp đồng gia công:
Quy trình thực hiện khai hải quan cho một hợp đồng gia công gồm 5 bước cơ bản sau:
Bước 1: Thông báo, sửa đổi hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công.
Bước 2: Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị.
Bước 3: Thông báo, sửa đổng định mức.
Bước 4: Xuất khẩu sản phẩm, thành phẩm.
Bước 5: Thanh khoản hợp đồng gia công. Được thể hiện qua sơ đồ sau:
Dưới góc độ nghiên cứu của những sinh viên đang học môn Nghiệp vụ Hải quan, cùng với bộ chứng từ gia công mà nhóm có được Nhóm nghiên cứu xin trình bày về quy trình khai hải quan cho lô hàng gia công của Công ty TNHH FINE CHEMICAL VIỆT NAM và khái quát về quy trình thực hiện khai hải quan hợp đồng gia công như sau:
2.2.2 Trình tự thực hiệnkhai hải quan nhập khẩu cho lô hàng gia công của công ty TNHH FINE CHEMICAL VIỆT NAM.
Thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư:
Theo thông tư 38/2015/TT-BTC thì thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư được thực hiện theo các yêu cầu sau: a) Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (bao gồm cả sản phẩm hoàn chỉnh do bên đặt gia công cung cấp để gắn hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ; nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công tự cung ứng nhập khẩu từ nước ngoài) thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu qui định tại Chương II Thông tư này b) Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư do tổ chức, cá nhân tại Việt Nam cung cấp theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thực hiện theo hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này c) Đối với nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công sản xuất hoặc mua tại thị trường Việt Nam, người khai hải quan không phải làm thủ tục hải quan (trừ trường hợp mua từ doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp khu phi thuế quan); trường hợp nguyên liệu, vật tư thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công, bên nhận gia công kê khai, tính thuế xuất khẩu, các loại thuế khác (nếu có) trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu sản phẩm gia công theo thuế suất, trị giá của nguyên liệu, vật tư tự cung ứng cấu thành sản phẩm d) Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu trước khi ký kết hợp đồng gia công:
Bên nhận gia công được sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu để cung ứng cho hợp đồng gia công; chính sách thuế, thủ tục hoàn thuế thực hiện theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu quy định tại Điều 114 Thông tư này nếu thời gian nhập khẩu không quá 02 năm kể từ khi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu đến khi đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu, vật tư cung ứng. Đối với sản phẩm sản xuất xuất khẩu có chu kỳ sản xuất trên 02 năm thì thực hiện theo từng sản phẩm xuất khẩu Tổ chức, cá nhân phải có văn bản giải trình, xuất trìnhchứng từ chứng minh chu kỳ sản xuất sản phẩm cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán hợp đồng gia công và được chấp thuận.
Vì lô hàng nhập khẩu gia công của Công ty TNHH FINE CHEMICAL VIỆTNAM là “nguyên vật liệu” dùng phục vụ quá trình gia công nên quy trình sẽ được thực hiện sau đây:
Bước 1:Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài.
- Thông báo hợp đồng gia công:
Người khai hải quan tạo thông tin về hợp đồng gia công và các thông tin về danh mục, đinh mức, giấp phép (nếu có) theo đúng các tiêu chí, định dạng chuẩn theo quy định và gửi đến cơ quan Hải quan qua hệ thống xử lí dữ liệu điện tử hải quan;
Sau đó, chờ và tiếp nhận thông tin phản hồi theo hướng dẫn của cơ quan Hải quan tại mẫu thông báo gia công; Đối với hợp đồng gia công bị từ chối thì sửa đổi, bổ sung thông tin về hợp đồng gia công theo yêu cầu của cơ quan Hải quan;
+ Đối với hợp đồng gia công được chấp nhận đăng ký trên cơ sở thông tin khai hải quan điện tử thì người khai hải quan căn cứ hợp đồng đã được chấp nhận đăng ký để thực hiện thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu;
+ Đối với trường hợp cơ quan Hải quan có yêu cầu kiểm tra hồ sơ giấy hoặc kiểm tra cơ sở sản xuất trước khi đăng ký hợp đồng gia công thì người khai hải quan nộp/xuất trình các hồ sơ theo quy định.
- Thông báo phụ lục hợp đồng
+ Sau khi thông báo hợp đồng đến trước thời điểm hết hạn hợp đồng gia công, người khai hải quan phải tạo thông tin theo các tiêu chí thông tin quy định tại mẫu Phụ lục hợp đồng và gửi đến cơ quan Hải quan qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
+ Tiếp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan Hải quan
+ Nộp/xuất trình các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng gia công khi cơ quan Hải quan yêu cầu;
+ Sửa đổi, bổ sung hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công
Theo thông tư 38/2015/TT/-BTC, việc sửa, bổ sung hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công được thực hiện như sau: a) Sửa đổi, bổ sung trên cơ sở văn bản thỏa thuận của thương nhân với đối tác thuê gia công: a1) Đối với các thông tin chung của hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công: việc sửa đổi, bổ sung được thực hiện từ khi thông báo hợp đồng/phụ lục hợp đồng đến trước thời điểm hết hạn hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công; a2) Đối với các thông tin khác thông tin chung của hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công: việc sửa đổi, bổ sung được thực hiện thông qua các phụ lục hợp đồng trước khi làm thủ tục nhập khẩu hoặc xuất khẩu liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung đó; a3) Trường hợp phát hiện sai sót trong khai báo hợp đồng/phụ lục hợp đồng ngoài thời điểm quy định nêu trên, người khai hải quan được phép sửa đổi nội dung đã khai nếu có cơ sở và được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng chấp nhận; a4) Thủ tục sửa đổi, bổ sung hợp đồng/phụ lục hợp đồng thực hiện như thủ tục thông báo hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công. b) Sửa đổi, bổ sung do người khai hải quan nhầm lẫn trong khai báo hoặc phục vụ yêu cầu quản lý của hải quan: b1) Sau khi thông báo hợp đồng đến trước thời điểm hết hạn hợp đồng gia công, người khai hải quan tạo thông tin và khai theo các tiêu chí thông tin và định dạng chuẩn quy định tại phụ lục hợp đồng gia công; b2) Người khai hải quan phải xuất trình các chứng từ có liên quan đến nội dung sửa đổi khi cơ quan Hải quan yêu cầu; b3) Thủ tục sửa đổi, bổ sung thực hiện tương tự thủ tục thông báo phụ lục hợp đồng gia công.
Bước 2:Thông tin trên tờ khai hải quan được hệ thống tự động kiểm tra để đánh giá các điều kiện được chấp nhận đăng kí tờ khai hải quan a) Điều kiện để áp dụng biện pháp cưỡng chế, thời hạn nộp thuế theo quy định, trừ các trường hợp sau đây: a.1) Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng được miễn thuế hoặc không chịu thuế hoặc thuế suất thuế xuất khẩu 0%; a.2) Hàng hóa được Bộ Công an, Bộ Quốc phòng xác nhận hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, thuộc đối tượng được xét miễn thuế nhập khẩu, không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng; a.3) Hàng hóa được Bộ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận là hàng hóa phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp; hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại. b) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 38/2015/TT-BTC: cụ thể như sau:
Cơ quan hải quan không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, mất tích theo xác nhận của cơ quan thuế, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.
Các trường hợp doanh nghiệp đã tạm ngừng hoạt động hoặc mất tích theo xác nhận của cơ quan thuế, để được chấp nhận đăng ký tờ khai làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh phải có xác nhận của cơ quan thuế về việc doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động trở lại và đã thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật thuế và kế toán. c) Tính đầy đủ, phù hợp của các thông tin trên tờ khai hải quan; d) Các thông tin về chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên tờ khai hải quan.
Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, công chức hải quan thực hiện kiểm tra điều kiện đăng kí tờ khai và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.
Bước 3: Căn cứ quyết định kiểm tra hải quan được Hệ thống tự động thông báo, việc xử lý được thực hiện:
Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan và quyết định thông quan hàng hóa;
Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên cổng thông tin một cửa quốc gia để quyết định việc thông quan hàng hóa hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa để quyết định thông quan.
Thông báo, sửa đổi định mức
Theo điều 55, Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định như sau:
3.1 Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, gồm: a) Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm; b) Định mức vật tư tiêu hao là lượng vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị sản phẩm; c) Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất hoặc so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao Trường hợp lượng phế liệu, phế phẩm đã tính vào định mức sử dụng hoặc định mức vật tư tiêu hao thì không tính vào tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư. Định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình cách tính định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư.
3.2 Định mức tách nguyên liệu thành phần từ nguyên liệu ban đầu là lượng nguyên liệu thành phần sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu được tách ra từ một nguyên liệu ban đầu.
3.3 Trước khi thực hiện sản xuất, tổ chức, cá nhân phải xây dựng định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt dự kiến đối với từng mã sản phẩm Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi thì phải xây dựng lại định mức thực tế, lưu giữ các chứng từ, tài liệu liên quan đến việc thay đổi định mức.
3.4 Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và sử dụng định mức vào đúng mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3.5 Khi xác định số tiền thuế được hoàn hoặc không thu, tổ chức, cá nhân căn cứ vào quy định tại Thông tư này và định mức thực tế sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
Xuất khẩu sản phẩm sau khi gia công
Theo khoản 1 điều 86 của Thông tư 38/2015/TT-BTC thì sản phẩm của công ty sau khi gia công được xuất khẩu theo trường hợp xuất khẩu tại chỗ.
Vì vậy, thủ tục xuất khẩu sản phẩm sau khi gia công của công ty sẽ được thực hiện theo điều 86 của Thông tư 38/2015/TT-BTC Cụ thể:
2.4.1 Hồ sơ hải quan đối với sản phẩm sau khi gia công: a) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này; b) Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần; c) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính. Đối với chứng từ quy định tại điểm b, điểm c khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại.
2.4.2 Thời hạn làm thủ tục Hải quan:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng hóa, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.
2.4.3 Thủ tục Hải quan: a) Trách nhiệm của người xuất khẩu: a.1) Khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này; a.2) Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định; a.3) Giao hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan. b) Trách nhiệm của người nhập khẩu: b.1) Khai thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy; b.2) Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định; b.3) Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan. c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục xuất khẩu: Thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này; d) Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu: d.1) Theo dõi những tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu; d.2) Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hoá, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu không phải kiểm tra thực tế hàng hoá; d.3) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan theo mẫu số 20/TKXNTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ.
2.4.4 Thực hiện khai hải quan xuất khẩu: Để thực hiện khai hải quan xuất khẩu qua hệ thống khai hải quan điện, ta thực hiện tương tự như khai hải quan nhập khẩu.
Bước 1 : Chọn vô mục “Hệ thống”, sau đó vào mục “Danh sách khách hàng” để thiết lập và đăng ký tên doanh nghiệp vào hệ thống.
Bước 2 : Đăng kí hợp đồng gia công.
Trên phần mềm khai hải quan, ta vào mục loại hình, vào phần gia công sau đó chọn đăng kí hợp đồng gia công Sau đó, điền các thông tin:
Trong phần nguyên phụ liệu, ta điền:
- Chi cục Hải quan ĐT: 02PJ ; Chi cục HQ Quản lý hàng gia công
- Nước thuê gia công: KR; KOREA
- Số hợp đồng: 1601/FCK-LEC
- Ngày hết hạn hợp đồng: 15/02/2016
- Đồng tiền thanh toán: USD; Dola My
- Phương thức thanh toán: KHONGTT
- Tổng trị giá sản phẩm: 12,093
- Thông tin địa chỉ của bên gia công và thông tin địa chỉ của bên thuê gia công.
- Tiếp đến, ta điền thêm các thông tin:
- Loại sản phẩm gia công: đế giầy, bím giầy, thêu mũ giầy
- Trị giá tiền gia công: 6,438
- Sau đó ta nhấn nút : “GHI”
Hình 2.4.4.1: Đăng kí hợp đồng gia công
Khi điền hết các thông tin cho phần nguyên phụ liệu, ta tiếp tục qua phần sản phẩm và điền các thông tin về sản phẩm:
Gồm có các thông tin sau:
- Tên: Đế giày (đế giữa)
- Loại sản phẩm: đế giầy, bím giấy, thêu mũ giầy
Sau đó, nhấn nút “GHI”
Các thông tin được điền như hình sau:
Hình: 2.4.4.2: Đăng kí hợp đồng gia công (tiếp theo)
Bước 3: Vô phần “Tờ khai hải quan”, chọn phần “Đăng ký mới tờ khai xuất khẩu (IDA)” và điền các thông tin vô mục: Thông tin chung và Danh sách hàng.
Dưới đây là cách thức thực hiện khai hải quan xuất khẩu tại chỗ cho các sản phẩm sau khi gia công của công ty FINE CHEMICAL VIỆT NAM:
Trong phần thông tin, ta cần điền các nội dung cơ bản sau:
- Mã loại hình: E56; Sản phẩm gia công giao hàng tại nội địa
- Cơ quan hải quan: 43K1; Chi cục HQ KCN Mỹ Phước
- Mã bộ phận xử lý tờ khai: 00
- Mã hiệu phương thức vận chuyển: 9
- Ngày khai báo dự kiến: 12/04/2016
Trong phần đơn vị xuất nhập khẩu: Ta điền: Đối với khai hàng xuất khẩu thì thông tin của đơn vị sẽ được hệ thống ghi tự động, ta chỉ cần điền thông tin của đơn vị nhập khẩu.
Thông tin của đơn vị nhập khẩu, ta điền:
- Tên đơn vị: FINE CHEMICAL CO., LTD
- Địa chỉ đơn vị: #30-16, SEOBU-RO, 123 BEON-GIL;
JINYONG-EUP, GIMHAE-SI, GYEONG SANG NAM-DO;
Trong phần vận đơn, ta điền:
- Số vận đơn: trường hợp này không điền
- Tổng trọng lương hàng (Gross): 1,868.76 KGM
- Địa điểm nhận hàng cuối cùng: VNZZZ KHO CTY TNHH QUOC TE RIGHT RICH
- Địa điểm xếp hàng: CONG TY TNHH FINE CHEMICAL VN
- Phương tiện vận chuyển: XE TAI
- Ngày hàng đi dự kiến: 12/04/2016
Hình 2.4.4.4: Thông tin chung (tiếp theo) Trong phần danh sách hàng, ta điền:
- Mã số hàng hóa (HS): 64069039
- Nước xuất xứ: VIET NAM
- Mô tả hàng hóa: Đế giày site 3.5 (đế giữa)
- Đơn giá hóa đơn: 1.39USDPR
Hình 2.4.4.5: Thông tin chi tiết của từng sản phẩm trong danh sách hàng hóa
(Thông tin trên phần danh sách hàng được nêu ở trên là thuộc 1 trong số các mặt hàng trong danh sách hàng tờ khai xuất khẩu)
Thanh khoản hợp đồng gia công
Theo thông tư 13/2014/TT-BTC
Thời hạn nộp, gia hạn nộp hồ sơ thanh khoản: a) Thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản: a1) Chậm nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực, thương nhân có văn bản đề nghị Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế phẩm, phế thải (theo mẫu ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư này) và được Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công xem xét, chấp thuận theo đề nghị của thương nhân. a2) Chậm nhất 30 ngày làm việc kể từ ngày Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công chấp thuận phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm, phế thải trên văn bản đề nghị của thương nhân, thương nhân phải thực hiện xong thủ tục hải quan để giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm, phế thải (nếu có) và nộp đầy đủ hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công cho cơ quan hải quan. a3) Đối với hợp đồng gia công tách ra thành nhiều phụ lục để thực hiện thì thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản đối với từng phụ lục hợp đồng gia công thực hiện như thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công. b) Gia hạn nộp hồ sơ thanh khoản: b1) Các trường hợp được gia hạn nộp hồ sơ thanh khoản: b1.1) Thương nhân đồng thời thực hiện nhiều hợp đồng gia công và các hợp đồng này đều hết hiệu lực thực hiện tại một thời điểm; b1.2) Đang có tranh chấp giữa bên đặt gia công và bên nhận gia công liên quan đến hợp đồng gia công; b1.3) Các trường hợp vì lý do bất khả kháng khác thương nhân không thực hiện đúng thời hạn hồ sơ thanh khoản. b2) Thẩm quyền và thời hạn gia hạn:
Căn cứ văn bản giải trình của thương nhân, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công xem xét, gia hạn thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này Thời hạn gia hạn chỉ được 01 lần và không quá 30 ngày. a) Đơn đề nghị thanh khoản theo mẫu ĐNTK-GC/2014-Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này: nộp 02 bản chính; b) Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo mẫu 01/HSTK-GC/2014- Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này: nộp 01 bản chính; c) Bảng tổng hợp sản phẩm gia công xuất khẩu theo mẫu 02/HSTK-GC/2014- Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này: nộp 01 bản chính; d) Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư xuất trả ra nước ngoài và chuyển sang hợp đồng gia công khác trong khi đang thực hiện hợp đồng gia công theo mẫu 03/HSTK-GC/2014-Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này: nộp 01 bản chính; đ) Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công cung ứng (nếu có) theo mẫu 04/HSTK-GC/2014-Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này: nộp
Trường hợp cơ quan hải quan có nghi vấn việc kê khai nguồn nguyên liệu mua trong nước để cung ứng không đúng thì yêu cầu thương nhân xuất trình hóa đơn mua hàng, chứng từ thanh toán nguyên liệu cung ứng của bên đặt gia công; e) Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư đã sử dụng để sản xuất thành sản phẩm xuất khẩu theo mẫu 05/HSTK-GC/2014-Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này: nộp 01 bản chính; g) Bảng thanh khoản hợp đồng gia công theo mẫu 06/HSTK-GC/2014- Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này: nộp 02 bản chính (trả thương nhân 01 bản sau khi tiếp nhận hồ sơ thanh khoản); h) Bảng tổng hợp máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất theo mẫu 07/HSTK- GC/2014-Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này: nộp 02 bản chính (trả thương nhân 01 bản sau khi tiếp nhận hồ sơ thanh khoản); i) Bảng thống kê sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn hoặc đóng chung với sản phẩm gia công xuất khẩu (nếu có) theo mẫu 08/SPHC-GC/2014- Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này: nộp 02 bản chính (trả thương nhân 01 bản sau khi tiếp nhận hồ sơ thanh khoản); k) Bảng kê tờ khai xuất khẩu sản phẩm gia công (bao gồm cả tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ; tờ khai giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp) đã làm xong thủ tục hải quan, đủ cơ sở xác định hàng hóa đã xuất khẩu theo quy định tại Điều 30 Thông tư số 128/2013/TT-BTC theo mẫu 09/HSTK-GC/2014- Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này: nộp 01 bản chính;
Người đại diện theo pháp luật của thương nhân ký tên, đóng dấu (trường hợp là hộ kinh doanh cá thể thì ký, ghi rõ họ tên; số, ngày chứng minh nhân dân, nơi cấp) vào các bảng biểu nêu trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các số liệu thanh khoản.
Trách nhiệm của thương nhân: a) Nộp hồ sơ thanh khoản đầy đủ, đúng thời gian quy định; b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ số liệu đưa vào thanh khoản; c) Xử lý nguyên liệu, vật tư; máy móc, thiết bị dư thừa; phế liệu, phế phẩm theo đúng quy định của pháp luật; d) Phối hợp với cơ quan hải quan trong trường hợp cần làm rõ về số liệu thanh khoản.
Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
Tiếp nhận hồ sơ thanh khoản: a) Tiếp nhận hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công do thương nhân nộp; b) Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ và thời hạn của bộ hồ sơ thanh khoản: b1) Trường hợp hồ sơ thanh khoản đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ và nộp đúng thời hạn: b1.1) Kiểm tra tình hình tồn đọng hợp đồng gia công; trường hợp xác định, thương nhân còn hợp đồng gia công chưa thanh khoản thì đề nghị thương nhân có trách nhiệm thanh khoản xong các hợp đồng gia công còn tồn đọng và thực hiện các nghĩa vụ về thuế (nếu có); b1.2) Xác nhận vào 02 bản Đơn đề nghị thanh khoản của thương nhân (mẫu ĐNTK-GC/2014 Phụ lục II Thông tư này), lưu 01 bản, trả thương nhân 01 bản để lưu theo quy định; b2) Trường hợp hồ sơ thanh khoản đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ nhưng nộp không đúng thời hạn: b2.1) Lập biên bản vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản và xử lý theo quy định; b2.2) Thực hiện các nội dung quy định tại tiết b1.1, b1.2 khoản 4 Điều này. b3) Trường hợp hồ sơ thanh khoản chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, chưa hợp lệ:
Từ chối tiếp nhận bằng Phiếu yêu cầu nghiệp vụ, trong đó nêu rõ lý do từ chối hoặc yêu cầu bổ sung các chứng từ còn thiếu. b4) Căn cứ để cơ quan hải quan tính thời hạn phạt chậm nộp hồ sơ thanh khoản và xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn là kể từ thời điểm thương nhân nộp đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ hồ sơ thanh khoản.
Kiểm tra hồ sơ thanh khoản sau khi hoàn thành thủ tục tiếp nhận:
Chậm nhất 30 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục tiếp nhận hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công do thương nhân nộp, trên cơ sở đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của thương nhân, cơ quan hải quan thực hiện phân loại hồ sơ thanh khoản để áp dụng biện pháp kiểm tra phù hợp; kiểm tra, đối chiếu chi tiết hồ sơ thanh khoản áp dụng đối với trường hợp: a) Hồ sơ thanh khoản của thương nhân không tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật về thuế. b) Hồ sơ thanh khoản của thương nhân tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế nhưng có dấu hiệu nghi vấn về nhập khẩu nguyên liệu, vật tư; về định mức; về xuất khẩu sản phẩm; các nghi vấn khác khi tiếp nhận hồ sơ thanh khoản. c) Kiểm tra xác suất 05% hợp đồng gia công của thương nhân tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế để đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của thương nhân Cách tính 05% lấy theo tổng số hợp đồng gia công đã thanh khoản của thương nhân chấp hành tốt pháp luật hải quan, pháp luật thuế của năm trước liền kề, trường hợp kết quả nhỏ hơn 01 hợp đồng thì lấy tròn 01 hợp đồng.
Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu chi tiết hồ sơ thanh khoản xét thấy có dấu hiệu nghi vấn, cần thiết phải kiểm tra sâu để phát hiện vi phạm thì chuyển hồ sơ cho Chi cục Kiểm tra sau thông quan để thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định.
Kiểm tra hàng tồn kho: a) Trường hợp phải kiểm tra hàng tồn kho: a1) Khi có thông tin thương nhân tiêu thụ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công hàng xuất khẩu vào nội địa; a2) Khi xác định có hành vi vi phạm định mức; a3) Khi có nghi vấn số lượng nguyên liệu, vật tư hoặc số lượng sản phẩm gia công chuyển tiếp đề nghị chuyển sang hợp đồng gia công khác không đúng; a4) Khi số liệu thanh khoản của thương nhân có sự chênh lệch bất thường so với số liệu trên hệ thống của cơ quan hải quan. b) Việc kiểm tra thực hiện như sau: b1) Trước khi quyết định kiểm tra hàng tồn kho, Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công có văn bản đề nghị thương nhân giải trình cụ thể các nội dung nghi vấn liên quan đến xác định số lượng hàng tồn kho thực tế đồng thời xuất trình đầy đủ hồ sơ chứng từ liên quan để chứng minh. b2) Trường hợp thương nhân không giải trình, chứng minh được các nội dung nghi vấn liên quan đến xác định số lượng hàng tồn kho thực tế thì tiến hành kiểm tra để xác định; nội dung kiểm tra thực hiện như sau: b2.1) Kiểm tra hệ thống sổ kế toán, hồ sơ, chứng từ theo dõi tình hình xuất khẩu, nhập khẩu; xuất kho, nhập kho; định mức sử dụng nguyên liệu, vật tư. b2.2) Kiểm tra thực tế lượng hàng còn tồn trong kho; b2.3) Đối chiếu số liệu còn tồn kho thực tế với số liệu còn tồn trên hệ thống sổ kế toán, chứng từ theo dõi tình hình xuất khẩu, nhập khẩu và trên hồ sơ thanh khoản nguyên liệu, vật tư của thương nhân. c) Xử lý kết quả kiểm tra: căn cứ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm để áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định tại Nghị định số 127/2013/NĐ-
CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
THUẬN LỢI, BẤT CẬP CỦA HẢI QUAN ĐIỆN TỬ VÀ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Thuận lợi, bất cập của hải quan điện tử
So với thủ tục hải quan truyền thống, việc áp dụng hải quan điện tử mang lại nhiều lợi ích cho cả cơ quan hải quan và cộng đồng các doanh nghiệp Cụ thể, khai hải quan điện tử mang lại những lợi ích sau:
- Nhanh chóng và thuận lợi trong quá trình khai báo hải quan
- Giảm thiểu số lượng giấy tờ phải nộp hoặc xuất trình
- Thời gian thông quan hàng hóa trunh bình được rút ngắn, giảm chi phí khhi không cần thiết cho việc đi lại
- Thông tin khai hải quan trở nên nhất quán, chuẩn hóa cả từ phía Doanh nghiệp và Hải quan, tạo thuận lợi cho công tác quản lý tại khâu thông quan và các khâu sau.
- Hạn chế việc gây phiền hà, sách nhiễu của công chức hải quan với Doanh nghiệp do giảm tiếp xúc trực tiếp giữa công chức hải quan và người khai
- Giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa theo chủ quan của công chức hải quan
- Thủ tục hải quan được minh bạch hóa
- Hỗ trợ kịp thời để khắc phục những vướng mắc, sự cố kỹ thuật tại doanh nghiệp
- Cho phép điểu chỉnh nếu có sai sót trong chứng từ điện tử
Một số khó khăn của hải quan điện tử đã được các doanh nghiệp đề xuất như sau:
- Phần mềm chưa có chức năng sao lưu Trong trường hợp đường truyền bị nghẽn hay gặp sự cố mạng thì sẽ không thể lưu dữ liệu
- Đối với hàng vận chuyển bằng đường hàng không, trọng lượng hàng trên tờ khai và thực tiễn hải quan cân không khớp nhau dẫn đến không được thông quan và phải làm lại tờ khai.
Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài
- Các thông tin về hồ sơ và quy trình khai báo hải quan đối với hàng gia công được quy định cụ thể, rõ ràng (Thông tư 38/2015/TT-BTC).
- Được sự giúp đỡ của các nhân viên ngành xuất nhập khẩu trong việc tìm kiếm chứng từ hàng gia công.
- Sinh viên vẫn chưa được bám sát thực tế trong quá trình thực hiện nên gặp nhiều sai sót.
- Khó khăn trong việc tìm kiếm chứng từ hàng hóa Do chúng em còn là sinh viên nên các mối quan hệ với doanh nghiệp còn hạn chế.
- Việc áp dụng các văn bản pháp luật gặp nhiều khó khăn trong việc xác định hiệu lực của các thông tư, nghị định đã được ban hành, hay những thông tư, nghị định mới.
- Khó khăn trong việc khai báo hải quan điện tử, do chưa thực sự được tiếp xúc nhiều và chưa hiểu hết được các phần, mục trong tờ khai điện tử, dễ gây nhầm lẫm khi trình bày, khai báo.
3.http://www.customs.gov.vn/