1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trình bày quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Nhận xét tình hình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu tại chỗ của Việt Nam thời gian qua. Công ty A của Việt Nam sản xuất hàng X tại Việt Nam và bán cho

19 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ? Nhận xét tình hình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu tại chỗ của Việt Nam thời gian qua.
Tác giả Lê, Nguyễn Vi
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Nghiệp vụ Hải quan
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 727,07 KB

Nội dung

Hòa chung với xu thế toàn cầu hóa, hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong đó, thủ tục hải quan được xem như một "cửa ngõ" then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã chứng kiến sự tiến bộ đáng kể trong thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu tại chỗ. Các biện pháp cải cách hải quan, cùng với sự đầu tư vào hạ tầng và công nghệ, đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và tăng cường tính cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức cần được vượt qua. Thời gian xử lý hồ sơ vẫn còn chậm, sự không nhất quán trong thực hiện quy trình hải quan tại các cửa khẩu, cùng với các vấn đề liên quan đến pháp lý và tuân thủ quy định vẫn là những điểm cần được cải thiện. Trong bối cảnh này, nắm bắt và hiểu rõ về quy trình thủ tục hải quan tại chỗ không chỉ giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý mà còn giúp tối ưu hóa quá trình xuất nhập khẩu, giảm thiểu thời gian và chi phí, từ đó tăng cường cạnh tranh và phát triển bền vững trong thị trường quốc tế.   Đề tài IX có nội dung như sau: 1. Trình bày quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Nhận xét tình hình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu tại chỗ của Việt Nam thời gian qua 2. Công ty A của Việt Nam sản xuất hàng X tại Việt Nam và bán cho công ty B của Singapore nhưng công ty B yêu cầu công ty A giao hàng cho công ty C tại Việt Nam. Hãy trình bày quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ mà công ty A phải thực hiện?   B. NỘI DUNG CÂU 1: TRÌNH BÀY QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHỖ? NHẬN XÉT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN VỚI HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHỖ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. 1.1. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ đối với cơ quan hải quan: 1.1.1. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu tại chỗ Bước 1: Theo dõi những tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu; Bước 2: Kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan điện tử theo quy định, phù hợp với từng loại hình, kiểm tra tính thuế (nếu có) Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hoá, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu không phải kiểm tra thực tế hàng hoá Bước 3: Thu lệ phí hải quan, Thông báo về việc hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp nhập tại chỗ biết để theo dõi và gửi cho doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ 01 bản; Bước 4: Lưu các chứng từ doanh nghiệp nộp, trả lại các chứng từ do doanh nghiệp xuất trình; Bước 5: Thông báo cho Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu về tờ khai đã hoàn thành thủ tục qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (nếu hệ thống đáp ứng). Bước 6: Phúc tập hồ sơ Lưu ý: - Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hải quan nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan theo mẫu số 01/TB-XNKTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ; 1.1.2. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu tại chỗ: Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan điện tử theo quy định, phù hợp với từng loại hình, kiểm tra tính thuế (nếu có); Bước 2: Kiểm tra hồ sơ trong trường hợp Hệ thống yêu cầu kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung thông tin về số hiệu niêm phong hải quan, số chì hải quan và các thông tin khác trên tờ khai vận chuyển hàng hóa (nếu có). Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và các đối tác mua bán hàng hóa với DN ưu tiên; DN tuân thủ pháp luật hải quan và đối tác mua bán hàng hóa cũng là DN tuân thủ pháp luật hải quan có hàng hóa XK, NK tại chỗ được giao nhận nhiều lần trong 1 thời hạn nhất định. Cơ quan hải quan chỉ kiểm tra chứng từ liên quan đến việc giao nhận (không kiểm tra thực tế hàng hóa) Trường hợp hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại. Kết quả kiểm tra thực tế được ghi trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra và được gửi cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để theo dõi và làm tiếp thủ tục theo quy định; Bước 3: Phê duyệt tờ khai vận chuyển hàng hóa trên Hệ thống; Bước 4: Thu lệ phí hải quan, đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; Lưu các chứng từ doanh nghiệp nộp, trả lại các chứng từ do doanh nghiệp xuất trình; Bước 5: Căn cứ thông tin khai bổ sung của người khai hải quan về số hiệu niêm phong hải quan, số chì hải quan, cơ quan hải quan thực hiện niêm phong hàng hóa; Bước 6: Theo dõi về thông tin lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan; Bước 7: Phúc tập hồ sơ 1.2. Nhận xét tình hình thực hiện thủ tục HQ đối với hàng xuất nhập khẩu tại chỗ của VN thời gian qua: 1.2.1 Ưu điểm: Tình hình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu tại chỗ của Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều cải tiến và tiến bộ đáng kể. Việc chuyển đổi từ thủ tục giấy tờ sang thủ tục điện tử đã được triển khai và mở rộng rất nhiều, giúp giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hải quan. Các dịch vụ công trực tuyến cũng được cải thiện và nâng cao tính tiện ích, từ đó giúp doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan một cách nhanh chóng, thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã nỗ lực trong việc đưa ra các quy định mới, cải thiện và bổ sung cho phù hợp với các quy định quốc tế, giúp tăng cường tính minh bạch và độ tin cậy của quá trình thực hiện thủ tục hải quan. Ngoài ra, hỗ trợ và tư vấn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hải quan cũng được nâng cao. 1.2.2. Nhược điểm: Tuy nhiên, tình hình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu tại chỗ của Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. - Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ còn phức tạp và khó hiểu: Mặc dù đã có sự chuyển đổi từ thủ tục giấy tờ sang thủ tục điện tử, tuy nhiên việc triển khai còn chưa đồng bộ và hoàn thiện, do đó vẫn còn một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Ngoài ra, các thủ tục hải quan vẫn còn phức tạp và khó hiểu, đòi hỏi doanh nghiệp phải tiêu tốn nhiều thời gian và chi phí để thực hiện. Sự đồng bộ giữa các cơ quan liên quan trong thực hiện thủ tục hải quan còn chưa đạt được như mong đợi, dẫn đến tình trạng lãng phí thời gian và tăng chi phí cho doanh nghiệp. Các quy định mới được ban hành vẫn còn chưa đầy đủ và chi tiết, việc áp dụng cũng chưa được đồng bộ và đánh giá hiệu quả, do đó vẫn còn nhiều điểm bất cập và thách thức. - Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ chưa thống nhất trong hệ thống pháp luật: Mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện các thủ tục HQ xuất nhập khẩu tại chỗ theo Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC). Thực tế chỉ có Luật Thương mại năm 2005 cho phép doanh nghiệp (DN) trong nước gia công được thực hiện một số hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) tại chỗ như: bán, tiêu hủy, tặng biếu, xuất khẩu, còn Luật Hải quan năm 2001 và các văn bản luật khác đều không quy định về hình thức XNK tại chỗ. Theo pháp luật về thương mại và quản lý ngoại thương là hàng hóa phải đưa ra/vào lãnh thổ Việt Nam hoặc khu vực hải quan riêng (khu chế xuất, DN chế xuất, khu phi thuế quan, kho ngoại quan) hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan thì mới là XNK. Như vậy, XNK tại chỗ là hoạt động không phản ánh đúng bản chất của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thực tế, hoạt động XNK tại chỗ đã được diễn ra từ năm 1998 đến nay, các văn bản về sau đều được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở kế thừa, hoàn thiện để đảm bảo phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại, tạo thuận lợi cho giao thương hàng hóa. Từ năm 2015, các quy định về XNK tại chỗ đã được quy định cụ thể hơn tại các nghị định của Chính phủ, trong khi đó pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy định hình thức XNK tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế. Do đó, hoạt động XNK tại chỗ có sự chưa thống nhất giữa hệ thống pháp luật về thương mại, ngoại thương với hệ thống pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Tuy chưa có sự thống nhất, nhưng hiện nay hoạt động này đang áp dụng chính sách quản lý như đối với hàng hóa XNK thông thường. Thậm chí, DN làm thủ tục XNK tại chỗ được hưởng nhiều lợi ích như được ưu đãi thuế, giảm chi phí và thời gian làm thủ tục. Theo bà Hoàng Thị Thủy - Trưởng phòng, Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan), những lợi ích đó tiềm ẩn nguy cơ gian lận khi DN không thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ hoặc gian lận chuyển giá. Chưa kể còn dẫn đến tồn đọng tờ khai trên hệ thống của cơ quan hải quan. Theo ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), một vấn đề bất cập nữa của câu chuyện này là hàng hóa của DN không đi qua biên giới sẽ có sự chồng lấn giữa vai trò của cơ quan hải quan và cơ quan thuế. Trong nhiều trường hợp lại tạo ra sự trùng lặp về thủ tục hành chính. - Hệ quả do trùng lặp về thủ tục hành chính: Đối với DN: có nhiều thủ tục hành chính, tốn thời gian, chi phí. Thống kê trong 5 năm từ năm 2018 - 2022, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,8 triệu tờ khai XNK tại chỗ. Điều này cho thấy các doanh nghiệp cần phải tốn rất nhiều chi phí làm thủ tục, chưa kể còn tốn thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp. Đối với cơ quan hải quan: tốn nhiều thời gian, nhân lực và vật lực để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK tại chỗ. Thêm vào đó, nguy cơ rủi ro khi không có cơ sở xác định thương nhân nước ngoài có hay không có hiện diện tại Việt Nam. Tóm lại, tình hình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu tại chỗ của Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều cải tiến, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức cần được giải quyết để tăng tính minh bạch, hiệu quả và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu. 1.2.3. Những thay đổi trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ của Việt Nam trong thời gian tới Tổng cục Hải quan được Bộ Tài chính giao nhiệm vụ đánh giá tổng thể thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ hiện nay và đề xuất giải pháp sửa đổi. Tổng cục HQ đang tính toán hết sức chi tiết, cụ thể để tìm giải pháp tối ưu theo đó: Đề xuất việc bãi bỏ Điều 35 theo đó cơ quan hải quan không làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ đối với hàng hóa mua bán giữa hai doanh nghiệp tại Việt Nam được thương nhân nước ngoài chỉ định giao nhận hàng hóa trong nội địa, cơ quan hải quan cũng sẽ đề xuất chính sách thay thế khi không thực hiện thủ tục hải quan đối với hoạt động XNK tại chỗ vì bản chất đây là hoạt động mua bán nội địa. Cơ quan hải quan không thực hiện thủ tục hải quan đối với hoạt động này, chuyển thành hoạt động mua bán nội địa do cơ quan thuế nội địa quản lý. Khi bỏ thủ tục Hải quan đối với hoạt động mua bán hàng hóa quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp sẽ bớt được một thủ tục hành chính trong hoạt động mua bán, giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp và từ đó cũng sẽ góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp. CÂU 2: CÔNG TY A TẠI VIỆT NAM SẢN XUẤT HÀNG X TẠI VIỆT NAM VÀ BÁN CHO CÔNG TY B CỦA SINGAPORE NHƯNG CÔNG TY B YÊU CẦU CÔNG TY A GIAO HÀNG CHO CÔNG TY C TẠI VIỆT NAM. HÃY TRÌNH BÀY QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU TẠI CHỖ MÀ CÔNG TY A PHẢI THỰC HIỆN. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ mà công ty A phải thực hiện: Dưới góc độ là nhà xuất khẩu, công ty A làm thủ tục xuất khẩu hải quan tại chỗ cho lô hàng X cho công ty C tại Việt Nam

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

- -BÀI THẢO LUẬN NGHIỆP VỤ HẢI QUAN

Đề tài IX

Lớp HP:

Nhóm: 9 Giảng viên: Nguyễn Vi Lê

Hà Nội - 2024

Trang 2

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN 3

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4

A MỞ ĐẦU 5

B NỘI DUNG 7

CÂU 1: TRÌNH BÀY QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHỖ? NHẬN XÉT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN VỚI HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHỖ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 7

1.1 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ đối với cơ quan hải quan: 7

1.1.1 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu tại chỗ 7

1.1.2 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu tại chỗ: 8

1.2 Nhận xét tình hình thực hiện thủ tục HQ đối với hàng xuất nhập khẩu tại chỗ của VN thời gian qua: 8

1.2.2 Nhược điểm: 9

1.2.3 Những thay đổi trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ của Việt Nam trong thời gian tới 11

CÂU 2: CÔNG TY A TẠI VIỆT NAM SẢN XUẤT HÀNG X TẠI VIỆT NAM VÀ BÁN CHO CÔNG TY B CỦA SINGAPORE NHƯNG CÔNG TY B YÊU CẦU CÔNG TY A GIAO HÀNG CHO CÔNG TY C TẠI VIỆT NAM HÃY TRÌNH BÀY QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU TẠI CHỖ MÀ CÔNG TY A PHẢI THỰC HIỆN. 12

C KẾT LUẬN 18

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Trang 4

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans 13

Hình 2.2 Giao diện phần mềm ECUS 14

Hình 2.3 Tờ khai hàng hoá xuất khẩu 14

Hình 2.4 Mục “thông tin container” 15

Hình 2.5 Tờ khai hàng hoá xuất khẩu sau thông quan 17

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

3

Trang 5

A MỞ ĐẦU

Hòa chung với xu thế toàn cầu hóa, hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam Trong đó, thủ tục hải quan được xem như một "cửa ngõ" then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã chứng kiến sự tiến bộ đáng kể trong thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu tại chỗ Các biện pháp cải cách hải quan, cùng với sự đầu tư vào hạ tầng và công nghệ, đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và tăng cường tính cạnh tranh của nền kinh tế

Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức cần được vượt qua Thời gian xử lý hồ sơ vẫn còn chậm, sự không nhất quán trong thực hiện quy trình hải quan tại các cửa khẩu, cùng với các vấn đề liên quan đến pháp lý và tuân thủ quy định vẫn là những điểm cần được cải thiện

Trong bối cảnh này, nắm bắt và hiểu rõ về quy trình thủ tục hải quan tại chỗ không chỉ giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý mà còn giúp tối ưu hóa quá trình xuất nhập khẩu, giảm thiểu thời gian và chi phí, từ đó tăng cường cạnh tranh và phát triển bền vững trong thị trường quốc tế

Trang 6

Đề tài IX có nội dung như sau:

1 Trình bày quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Nhận xét tình hình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu tại chỗ của Việt Nam thời gian qua

2 Công ty A của Việt Nam sản xuất hàng X tại Việt Nam và bán cho công ty B của Singapore nhưng công ty B yêu cầu công ty A giao hàng cho công ty C tại Việt Nam Hãy trình bày quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ mà công ty A phải thực hiện?

Trang 7

B NỘI DUNG CÂU 1: TRÌNH BÀY QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHỖ? NHẬN XÉT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN VỚI HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHỖ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.

1.1 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ đối với

cơ quan hải quan:

1.1.1 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu tại chỗ

Bước 1: Theo dõi những tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục

hải quan để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;

Bước 2: Kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan điện tử theo quy định, phù

hợp với từng loại hình, kiểm tra tính thuế (nếu có)

Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hoá, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu không phải kiểm tra thực tế hàng hoá

Bước 3: Thu lệ phí hải quan, Thông báo về việc hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại

chỗ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp nhập tại chỗ biết để theo dõi và gửi cho doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ 01 bản;

Bước 4: Lưu các chứng từ doanh nghiệp nộp, trả lại các chứng từ do doanh nghiệp

xuất trình;

Bước 5: Thông báo cho Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu về tờ khai đã hoàn

thành thủ tục qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (nếu hệ thống đáp ứng)

Bước 6: Phúc tập hồ sơ

Lưu ý: - Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hải quan nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan theo mẫu số 01/TB-XNKTC/GSQL Phụ

Trang 8

lục V ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ;

1.1.2 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu tại chỗ:

Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan điện tử theo quy

định, phù hợp với từng loại hình, kiểm tra tính thuế (nếu có);

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ trong trường hợp Hệ thống yêu cầu kiểm tra hồ sơ và hướng

dẫn người khai hải quan khai bổ sung thông tin về số hiệu niêm phong hải quan, số chì hải quan và các thông tin khác trên tờ khai vận chuyển hàng hóa (nếu có)

Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và các đối tác mua bán hàng hóa với DN ưu tiên; DN tuân thủ pháp luật hải quan và đối tác mua bán hàng hóa cũng là DN tuân thủ pháp luật hải quan có hàng hóa XK, NK tại chỗ được giao nhận nhiều lần trong 1 thời hạn nhất định Cơ quan hải quan chỉ kiểm tra chứng

từ liên quan đến việc giao nhận (không kiểm tra thực tế hàng hóa)

Trường hợp hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện kiểm tra thực

tế hàng hóa theo quy định tại Kết quả kiểm tra thực tế được ghi trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra và được gửi cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến

để theo dõi và làm tiếp thủ tục theo quy định;

Bước 3: Phê duyệt tờ khai vận chuyển hàng hóa trên Hệ thống;

Bước 4: Thu lệ phí hải quan, đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; Lưu các chứng từ

doanh nghiệp nộp, trả lại các chứng từ do doanh nghiệp xuất trình;

Bước 5: Căn cứ thông tin khai bổ sung của người khai hải quan về số hiệu niêm

phong hải quan, số chì hải quan, cơ quan hải quan thực hiện niêm phong hàng hóa;

Bước 6: Theo dõi về thông tin lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan;

Bước 7: Phúc tập hồ sơ

1.2 Nhận xét tình hình thực hiện thủ tục HQ đối với hàng xuất nhập khẩu tại chỗ của VN thời gian qua:

Trang 9

Tình hình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu tại chỗ của Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều cải tiến và tiến bộ đáng kể Việc chuyển đổi từ thủ tục giấy tờ sang thủ tục điện tử đã được triển khai và mở rộng rất nhiều, giúp giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hải quan Các dịch vụ công trực tuyến cũng được cải thiện và nâng cao tính tiện ích, từ đó giúp doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan một cách nhanh chóng, thuận tiện hơn

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã nỗ lực trong việc đưa ra các quy định mới, cải thiện và bổ sung cho phù hợp với các quy định quốc tế, giúp tăng cường tính minh bạch và độ tin cậy của quá trình thực hiện thủ tục hải quan Ngoài ra, hỗ trợ và tư vấn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hải quan cũng được nâng cao

1.2.2 Nhược điểm:

Tuy nhiên, tình hình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu tại chỗ của Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức

- Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ còn phức tạp và khó hiểu:

Mặc dù đã có sự chuyển đổi từ thủ tục giấy tờ sang thủ tục điện tử, tuy nhiên việc triển khai còn chưa đồng bộ và hoàn thiện, do đó vẫn còn một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử Ngoài ra, các thủ tục hải quan vẫn còn phức tạp và khó hiểu, đòi hỏi doanh nghiệp phải tiêu tốn nhiều thời gian và chi phí để thực hiện Sự đồng bộ giữa các cơ quan liên quan trong thực hiện thủ tục hải quan còn chưa đạt được như mong đợi, dẫn đến tình trạng lãng phí thời gian và tăng chi phí cho doanh nghiệp

Các quy định mới được ban hành vẫn còn chưa đầy đủ và chi tiết, việc áp dụng cũng chưa được đồng bộ và đánh giá hiệu quả, do đó vẫn còn nhiều điểm bất cập và thách thức

- Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ chưa thống nhất trong hệ thống pháp luật:

Trang 10

Mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện các thủ tục HQ xuất nhập khẩu tại chỗ theo Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC) Thực tế chỉ có Luật Thương mại năm 2005 cho phép doanh nghiệp (DN) trong nước gia công được thực hiện một số hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) tại chỗ như: bán, tiêu hủy, tặng biếu, xuất khẩu, còn Luật Hải quan năm 2001 và các văn bản luật khác đều không quy định về hình thức XNK tại chỗ

Theo pháp luật về thương mại và quản lý ngoại thương là hàng hóa phải đưa ra/ vào lãnh thổ Việt Nam hoặc khu vực hải quan riêng (khu chế xuất, DN chế xuất, khu phi thuế quan, kho ngoại quan) hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan thì mới là XNK Như vậy, XNK tại chỗ là hoạt động không phản ánh đúng bản chất của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Thực tế, hoạt động XNK tại chỗ đã được diễn ra từ năm 1998 đến nay, các văn bản về sau đều được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở kế thừa, hoàn thiện để đảm bảo phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại, tạo thuận lợi cho giao thương hàng hóa Từ năm 2015, các quy định về XNK tại chỗ đã được quy định cụ thể hơn tại các nghị định của Chính phủ, trong khi đó pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy định hình thức XNK tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế Do đó, hoạt động XNK tại chỗ có sự chưa thống nhất giữa hệ thống pháp luật về thương mại, ngoại thương với

hệ thống pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Tuy chưa có sự thống nhất, nhưng hiện nay hoạt động này đang áp dụng chính sách quản lý như đối với hàng hóa XNK thông thường Thậm chí, DN làm thủ tục XNK tại chỗ được hưởng nhiều lợi ích như được ưu đãi thuế, giảm chi phí và thời gian làm thủ tục Theo bà Hoàng Thị Thủy - Trưởng phòng, Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan), những lợi ích đó tiềm ẩn nguy cơ gian lận khi DN không thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ hoặc gian lận chuyển giá Chưa kể còn dẫn đến tồn đọng tờ khai trên hệ thống của cơ quan hải quan

Theo ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), một vấn đề bất cập nữa của câu chuyện này là hàng hóa của DN không đi qua biên giới sẽ có sự chồng lấn giữa vai trò của cơ quan hải quan

Trang 11

và cơ quan thuế Trong nhiều trường hợp lại tạo ra sự trùng lặp về thủ tục hành chính

- Hệ quả do trùng lặp về thủ tục hành chính:

Đối với DN: có nhiều thủ tục hành chính, tốn thời gian, chi phí Thống kê trong 5 năm từ năm 2018 - 2022, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,8 triệu tờ khai XNK tại chỗ Điều này cho thấy các doanh nghiệp cần phải tốn rất nhiều chi phí làm thủ tục, chưa kể còn tốn thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp

Đối với cơ quan hải quan: tốn nhiều thời gian, nhân lực và vật lực để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK tại chỗ Thêm vào đó, nguy cơ rủi ro khi không có cơ sở xác định thương nhân nước ngoài có hay không có hiện diện tại Việt Nam

Tóm lại, tình hình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu tại chỗ của Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều cải tiến, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức cần được giải quyết để tăng tính minh bạch, hiệu quả và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu

1.2.3 Những thay đổi trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ của Việt Nam trong thời gian tới

Tổng cục Hải quan được Bộ Tài chính giao nhiệm vụ đánh giá tổng thể thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ hiện nay và đề xuất giải pháp sửa đổi Tổng cục HQ đang tính toán hết sức chi tiết, cụ thể để tìm giải pháp tối ưu theo đó: Đề xuất việc bãi bỏ Điều 35 theo đó cơ quan hải quan không làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ đối với hàng hóa mua bán giữa hai doanh nghiệp tại Việt Nam được thương nhân nước ngoài chỉ định giao nhận hàng hóa trong nội địa, cơ quan hải quan cũng sẽ đề xuất chính sách thay thế khi không thực hiện thủ tục hải quan đối với hoạt động XNK tại chỗ vì bản chất đây là hoạt động mua bán nội địa Cơ quan hải quan không thực hiện thủ tục hải quan đối với hoạt động này, chuyển thành hoạt động mua bán nội địa do cơ quan thuế nội địa quản lý Khi bỏ thủ tục Hải quan đối với hoạt động mua bán hàng hóa quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp sẽ bớt được một thủ tục hành chính trong hoạt động

Trang 12

mua bán, giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp và từ đó cũng sẽ góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp

CÂU 2: CÔNG TY A TẠI VIỆT NAM SẢN XUẤT HÀNG X TẠI VIỆT NAM

VÀ BÁN CHO CÔNG TY B CỦA SINGAPORE NHƯNG CÔNG TY B YÊU CẦU CÔNG TY A GIAO HÀNG CHO CÔNG TY C TẠI VIỆT NAM HÃY TRÌNH BÀY QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU TẠI CHỖ MÀ CÔNG TY A PHẢI THỰC HIỆN.

Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ mà công

ty A phải thực hiện:

Dưới góc độ là nhà xuất khẩu, công ty A làm thủ tục xuất khẩu hải quan tại chỗ cho lô hàng X cho công ty C tại Việt Nam

Bước 1: Đăng ký xuất khẩu/ Chuẩn bị bộ chứng từ xuất khẩu

Hồ sơ chứng từ bao gồm các giấy tờ cố định như sau:

- Hợp đồng mua bán hàng hoá:

Số hợp đồng:

Ngày ký hợp đồng:

Ngày hết hạn hợp đồng:

Người bán: Công ty A (Việt Nam)

Người mua: Công ty B (Singapore)

- Hoá đơn thương mại do công ty A phát hành

Số hoá đơn thương mại:

Ngày phát hành:

Trị giá hoá đơn:

- Hoá đơn, hợp đồng vận chuyển đường bộ:

Nơi xếp hàng: Công ty A (Việt Nam)

Nơi giao hàng: Công ty C (Việt Nam)

- Phiếu đóng gói hàng hoá do công ty A phát hành

Hồ sơ công ty

Ngoài ra, tuỳ thuộc theo các quy định của pháp luật đối với hoạt động xuất khẩu mặt

Trang 13

- Giấy chứng nhận xuất xứ nếu hàng X thuộc diện hàng phải trình xuất xứ

- Giấy chứng nhận chất lượng

Bước 2: Công ty A tiến hành khai báo hải quan trên phần mềm khai báo hải quan điện tử

Dựa trên những thông tin trong các chứng từ đã thu thập ở bước 1, công ty A tiến hàng khai báo trên tờ khai hải quan xuất khẩu và các bản mềm của các chứng từ khác trên hệ thống khai báo điện tử Sau khi hoàn tất, công ty A ấn chuyển dữ liệu đến

cơ quan hải quan và nhận kết quả phản hồi Cụ thể:

Công ty A tiến hành khai điện tử tờ khai hải quan xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp:

Sơ đồ 2.1 Quy trình khai báo hải quan trên phần mềm khai báo hải quan điện tử

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Bước 2.1: Đăng nhập và truy cập vào phần mềm Ecus5

Sau đăng nhập và truy cập vào phần mềm Ecus5, nhấn chọn vào mục “Hệ thống” trên menu phần mềm Click vào mục “Chọn doanh nghiệp xuất nhập khẩu” Nhập vào đầy

đủ các thông tin về tài khoản khai báo là Công ty A và nhấn nút “Chọn”

Điền thông tin chung

Thiết lập hệ thống

Khai báo tờ khai xuất khẩu

Đăng nhập

và truy cập

vào phần

mềm Ecus

Nhận kết quả

phân lường tờ

khau xuất

khẩu

Truyền tờ khai hải quan xuất khẩu

Điền thông tin vào mục

“thông tin container”

Điền các thông tin cho mục “danh sách khách hàng”

Ngày đăng: 10/10/2024, 22:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w