1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận môn học luật sở hữu trí tuệ thực trạng xâm phạm kiểu dáng công nghiệp tại việt nam

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Sản phẩm có quyền được bảo hộ sẽ đượchiểu là toàn bộ mọi vật dụng, trang thiết bị hay phương tiện trong mọi lĩnh vực có cấutrúc và chức năng rõ ràng cho từng sản phẩm.Thứ năm, kiểu dáng

Trang 1

MÔN HỌC: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

THỰC TRẠNG XÂM PHẠM KIỂU DÁNG CÔNGNGHIỆP TẠI VIỆT NAM

GVHD: ThS Nguyễn Thị Tuyết NgaMã LHP: SHTT224156_23_2_01(Sáng thứ ba tiết 2-3)

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: THỰC TRẠNG XÂM PHẠM KIỂUDÁNG CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

1 Trần Thị Huỳnh NhưViết chương 3Hoàn thành tốt

2 Đào Quang Tùng Viết chương 2

5 Phạm Hoàng YếnViết chương 1Hoàn thành tốt

Nhận xét của giáo viên

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP 2

1.1 Khái niệm kiểu dáng công nghiệp 2

1.2 Đặc điểm của kiểu dáng công nghiệp 2

1.3 Vai trò của kiểu dáng công nghiệp 3

1.3.1 Ảnh hưởng đến doanh nghiệp 3

1.3.2 Ảnh hưởng đến người tiêu dùng 4

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP THEOQUY ĐỊNH CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2005 5

2.1 Bảo vệ quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp 5

2.2 Điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp 5

2.2.1 Tính mới 6

2.2.2 Tính sáng tạo 7

2.3 Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp 8

2.4 Ý nghĩa của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp 8

2.5 Hậu quả của việc quy định thiếu một trong ba điều kiện để bảo hộ kiểu dángcông nghiệp

92.5.1 Thiếu tính mới 9

2.5.2 Thiếu tính sáng tạo 9

2.5.3 Thiếu khả năng áp dụng công nghiệp 9

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XÂM PHẠM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ XÂMPHẠM KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 10

3.1 Thực trạng xâm phạm kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam 10

3.2 Tình hình xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp 11

3.3 Một số giải pháp về xâm phạm kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam 12

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trên bước đường phát triển kinh tế, Việt Nam không chỉ là một trong nhữngquốc gia có tốc độ tăng trưởng ấn tượng mà còn là một địa điểm thu hút sự quantâm của các nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, thựctrạng xâm phạm kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam đang trở thành một vấn đềđáng lo ngại Việc sao chép, làm giả, hoặc sử dụng trái phép kiểu dáng sản phẩmkhông chỉ gây tổn thất lớn cho các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sựcạnh tranh và uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Đầu tiên, để hiểu rõ hơn về tình trạng này, chúng ta cần định nghĩa kiểu dángcông nghiệp Kiểu dáng công nghiệp không chỉ là hình thức bên ngoài của sản phẩmmà còn bao gồm sự kết hợp giữa hình thức và chức năng, thể hiện sự sáng tạovà cá tính của người sáng tạo Mặt khác, vi phạm kiểu dáng công nghiệp là việc saochép, sử dụng, sao chép kiểu dáng công nghiệp mà không được sự cho phép của chủsở hữu

Tại Việt Nam, tình hình vi phạm kiểu dáng công nghiệp đang trở nên phức tạphơn, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thời trang, đồgia dụng và đồ chơi Các công ty thường xuyên phải đối mặt với hàng giả, hàng nhái,sao chép mẫu mã những sản phẩm nổi tiếng Điều này không chỉ ảnh hưởngđến tính công bằng trong cạnh tranh mà còn đe dọa đến uy tín của ngành công nghiệpViệt Nam trên thị trường quốc tế.

Hơn nữa, phải có nhận thức rõ ràng về vai trò của việc bảo hộ kiểu dáng côngnghiệp nhằm thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển kinh tế bền vững Triển khai các biệnpháp pháp lý mạnh mẽ để ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về thiết kế khôngchỉ bảo vệ quyền lợi của công ty, tác giả mà còn tạo ra môi trường kinh doanh lànhmạnh và hiệu quả

Vì vậy mà cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, chínhquyền, doanh nghiệp và cộng đồng để giải quyết vấn đề này Việc nâng cao nhậnthức của người tiêu dùng về tầm quan trọng của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệpcũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tình trạng vi phạm này

Tóm lại, thực trạng xâm phạm kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam làđáng báo động Thông qua các biện pháp phòng ngừa và xử lý nghiêm các vi phạm,

Trang 5

chúng ta có thể đảm bảo nền kinh tế Việt Nam phát triển công bằng, bền vững vàsáng tạo.

Trang 6

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

1.1.Khái niệm kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp chính là hình dạng phía ngoài của một sự vật, sảnphẩm Chúng thường được thể hiện bằng hình khối, màu sắc thương hiệu, nét vẽ hoặclà sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên.

Trong đó, sản phẩm sẽ thường được coi như là đồ vật, trang thiết bị, phươngtiện hoặc các bộ phận dùng để lắp ghép, cấu thành nên các sản phẩm đó Chúng cóthể được sản xuất theo các phương pháp như công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, đặcbiệt phải có cấu tạo và mục đích sử dụng rõ ràng và được lưu thông một cách rộngrãi, độc lập.1

1.2.Đặc điểm của kiểu dáng công nghiệp

Đầu tiên, kiểu dáng công nghiệp phải là thứ có thể nhìn thấy được Đây là mộtdấu hiệu bắt buộc dù cho trong các định nghĩa về kiểu dáng công nghiệp không đềcập đến vấn đề này, bởi vì chúng ta chỉ có thể nhận biết được hình dạng sản phẩmthông qua thị giác bởi màu sắc, vẻ bề ngoài, Đây cũng được cho là dấu hiệu quantrọng nhất khi ta muốn đưa ra nhận xét phù hợp đối với đối tượng cần đăng ký yêucầu để được cấp phép bản quyền kiểu dáng công nghiệp.

Đối với các đối tượng được coi là không có khả năng nhìn thấy bằng mắtthường nếu sản phẩm đó theo kiểu dáng công nghiệp:

 Trường hợp thứ nhất là các sản phẩm có hình dạng hạt nhỏ như bột, phấn, cát,đường, bột giặt, thì được coi là dấu hiệu nhìn thấy nhưng lại không có khảnăng đánh giá bằng mắt thường

 Trường hợp thứ hai là các hạt nhỏ ấy được nén thành khung theo một hìnhdạng nhất định, ví dụ như bánh xà phòng, đường viên, thanh sô-cô-la được épkhuôn, thì sẽ được coi là các sản phẩm có khả năng đánh giá bằng mắtthường.

Thứ hai, kiểu dáng công nghiệp còn được thể hiện bằng hình khối, nét vẽ hoặcnói theo hướng khác là kiểu dáng công nghiệp có thể đặt trên cả mặt phẳng và khônggian đa chiều Đường nét là những hình vẽ bao gồm đường viền, đường kẻ, hoa văntrang trí, nếp gấp được thể hiện dưới nhiều cách khác nhau để tô điểm thêm cho sảnphẩm của mình.

Thứ ba, kiểu dáng công nghiệp còn cần phải thể hiện bởi màu sắc, được thểhiện bởi hai yếu tố: Màu sắc của chất liệu dùng để chế tạo sản phẩm hoặc màu sắcnhân tạo được sử dụng trong quá trình gia công, in ấn

1 Kiểu dáng công nghiệp, https://www.ipvietnam.gov.vn/kieu-dang-cong-nghiep, truy cậpngày 12/4/2024.

Trang 7

Thứ tư, kiểu dáng công nghiệp bắt buộc phải có mục đích sử dụng rõ ràng, tổhợp các đặc điểm tạo hình mà không gắn liền với sản phẩm thì sẽ không được bảo hộdưới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp Sản phẩm có quyền được bảo hộ sẽ đượchiểu là toàn bộ mọi vật dụng, trang thiết bị hay phương tiện trong mọi lĩnh vực có cấutrúc và chức năng rõ ràng cho từng sản phẩm.

Thứ năm, kiểu dáng công nghiệp còn phải có khả năng lưu thông rộng rãi vàđộc lập và phải là một sản phẩm hoàn thiện (ví dụ như xe ô tô) hoặc các bộ phận, chitiết bên trong cấu trúc của sản phẩm có thể lắp ghép được với nhau hoặc tháo rời (vídụ như bộ phận xe ô tô, nội thất xe)2

1.3.Vai trò của kiểu dáng công nghiệp

1.3.1 Ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Vai trò của kiểu dáng công nghiệp chính là làm cho việc kinh doanh của tổchức hoặc cá nhân tăng cao tính cạnh tranh và mang lại thêm nguồn thu nhập kháctheo nhiều cách3.

Đầu tiên, thông qua việc đăng ký bản quyền để bảo hộ cho kiểu dáng của mìnhthì doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều cơ hội và quyền hạn để ngăn chặn các đối thủ cạnhtranh của mình ăn cắp ý tưởng bất hợp pháp Chính từ đó mà vị thể của công ty cũngsẽ được bền vững.

Thứ hai, thông qua quyền độc quyền có được thì hành động đăng ký kiểudáng, công ty sẽ thu được một khoản lợi nhuận khác hay được gọi là tiền bản quyềnkhi có các dự án sử dụng kiểu dáng có liên quan đến doanh nghiệp

Thứ ba, kiểu dáng công nghiệp chính là của cải của công ty đó, giúp công tycó thể gia tăng giá trị thương mại của mình và sản phẩm của Bởi vì, nếu kiểu dángcông nghiệp đó được công chúng đón nhận hay gây được tiếng vang lớn thì chínhdoanh nghiệp đó cũng sẽ được thành công trong việc nâng cao thương hiệu.

Thứ tư, một kiểu dáng một khi đã được bảo hộ bản quyền thì tác phẩm đó sẽcó thể được chuyển nhượng hoặc bán lại để thu phí Thông qua việc này thì doanhnghiệp sẽ có cơ hội mở rộng thị trường thông qua việc hợp tác với các công ty khôngcùng chuyên ngành với mình.

Thứ năm, việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp còn kích thích sự cạnh tranhtrong lĩnh vực chung của các doanh nghiệp, từ đó tạo nên môi trường làm việc sángtạo, công bằng và trung thực.

2 Đặc Điểm Của Kiểu Dáng Công Nghiệp [Chi Tiết 2023], https://accgroup.vn/kieu-dang-cong-nghiep-dac-diem,truy cập ngày 12/4/2024.

3 Vai trò của kiểu dáng công nghiệp trong hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ, kieu-dang-cong-nghiep-trong-he-thong-bao-ho-so-huu-tri-tue.html, truy cập ngày 12/4/2024.

Trang 8

https://investone-law.com/vai-tro-cua-Vì vậy, việc doanh nghiệp tiến hành nghiêm túc công tác đăng ký kiểu dángcông nghiệp nói riêng và tài sản trí tuệ nói chung tác động trực tiếp đến sự tồn tại vàphát triển của sản phẩm, đến uy tín và doanh thu của chính doanh nghiệp.

1.3.2 Ảnh hưởng đến người tiêu dùng

Ngoài doanh nghiệp thì người việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp còn có ảnhhưởng tích cực đối với người tiêu dùng Xét theo cơ bản thì sản phẩm công nghiệpđược sinh ra cũng để phục vụ cho nhu cầu của con người Trên thị trường hiện nay,không khó để ta bắt gặp những vật dụng có cùng chung một mục đích nhưng khácnhãn hiệu, tạo nên một thị trường tiêu thụ đầy nhộn nhịp nhưng cũng rất cạnh tranh.Nhưng không phải người mua hàng nào cũng đủ hiểu biết để lựa chọn những sảnphẩm tối ưu hoá nhất cho chính mình khi chỉ cần thông qua vẻ ngoài của sản phẩm.Việc này cũng sẽ dẫn đến một vấn đề khác đó chính là sự xuất hiện của hàng giả,hàng kém chất lượng đến với tay người tiêu dùng.

Chính vì thế, việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp góp phần ngăn chặnvấn đề này, ngoài ra còn giúp cho người dùng phân biệt được các nhãn hàng vớinhau, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Trang 9

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆPTHEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 20052.1.Bảo vệ quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đặc biệt là đối với trường hợp của kiểudáng công nghiệp, là một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực sáng tạo và kinh doanh.Các kiểu dáng công nghiệp thường là kết quả của quá trình sáng tạo, nghiên cứu vàphát triển công nghệ, và chúng thường mang tính độc đáo và sáng tạo Do đó, việcbảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng là cực kỳ quan trọng để khuyếnkhích sự sáng tạo và đầu tư vào nghiên cứu phát triển4.

Trước hết, ngoại hình của một sản phẩm thường là yếu tố chính trong việc thuhút sự chú ý và lựa chọn của khách hàng Sự hấp dẫn của sản phẩm, đặc biệt là vềmặt thiết kế, thường đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định mua hàng của họ.Việc bảo vệ kiểu dáng công nghiệp trở nên vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối vớicác loại sản phẩm có tính đa dạng cao như điện thoại, dao, đèn, xe hơi, máy tính Dotầm quan trọng của việc thiết kế đối với sự thành công thương mại của một sản phẩm,việc bảo vệ kiểu dáng khỏi vấn đề sao chép và bắt chước của đối thủ cạnh tranh đãtrở thành một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các nhà sản xuất hoặccác đơn vị, tổ chức thiết kế sản phẩm.

Thứ hai, thiết kế của kiểu dáng công nghiệp không chỉ là một yếu tố tạo ra sựấn tượng mạnh mẽ về sản phẩm của họ đối với khách hàng, mà còn là một tài sản quýgiá của doanh nghiệp, góp phần nâng cấp giá trị thương hiệu và sản phẩm của họ.Với vai trò là một tài sản, kiểu dáng công nghiệp đòi hỏi sự quản lý, kiểm soát và bảovệ đầy đủ để đảm bảo rằng sự độc đáo và giá trị của nó được bảo toàn và phát triển.

Thứ ba, kiểu dáng công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc xâydựng một chiến lược tiếp thị thành công cho một loạt các sản phẩm, đồng thời giúpcủng cố hình ảnh thương hiệu của công ty Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đảmbảo tính độc quyền trong việc sử dụng chúng, trở thành yếu tố quan trọng trong chiếnlược kinh doanh và tiếp thị của công ty.

Thứ tư, việc đăng kí bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có thể tạo ra nguồn thunhập bổ sung cho các doanh nghiệp thông qua việc thu phí chuyển giao quyền sửdụng (licensing) kiểu dáng công nghiệp cho người khác hoặc thông qua việc bán cáckiểu dáng đã được đăng ký bảo hộ.

2.2.Điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp2.2.1 Tính mới

4Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2022,

556862.aspx, truy cập ngày 12/4/2024.

Trang 10

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/So-huu-tri-tue/Van-ban-hop-nhat-11-VBHN-VPQH-2022-Luat-So-huu-tri-tue-Tính mới của kiểu dáng công nghiệp là một trong những nền tảng cơ bản đểcác cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu nhà nước như Chính phủ, Bộ Khoa học –Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đánh giá một kiểu dáng công nghiệpcó thể nhận được sự bảo hộ của pháp luật hay không Theo Điều 65 của Luật Sở hữutrí tuệ 2005 quy định “Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dángcông nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ côngkhai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ởtrong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơnđăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên”.

Sự khác biệt này đồng nghĩa với việc kiểu dáng công nghiệp này phải có tínhđộc đáo và không giống với bất kỳ kiểu dáng công nghiệp nào đã được công bố trướcđó Việc bảo vệ tính mới này cũng được áp dụng khi kiểu dáng công nghiệp khôngđược tiết lộ hoặc chỉ một số người được biết đến Mặc dù vậy, nếu kiểu dáng côngnghiệp đã được công bố trước đó nhưng không được bảo vệ, thì sau một khoảng thờigian nhất định, việc đăng ký không được xem là có tính mới nữa.

Ngoài ra, việc bảo hộ và đăng kí kiểu dáng công nghiệp không chỉ giới hạntrong phạm vi nội địa mà còn có thể được thực hiện ở cấp độ quốc tế thông qua Uỷban Kỹ thuật của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới hoặc thông qua văn phòng sở hữucông nghiệp quốc gia của các nước thành viên Điều này làm cho quá trình bảo hộkiểu dáng công nghiệp trở nên phức tạp và đa chiều hơn, nhưng cũng tạo ra cơ hộicho sự phát triển và bảo vệ sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn cầu.

Tính mới của một kiểu dáng công nghiệp được đánh giá dựa trên các điều kiệndưới đây:

Sự khác biệt căn bản và rõ ràng so với các kiểu dáng đã được công khai trướcđó Hoặc nói một cách khác là kiểu dáng mới đề xuất phải có sự phân biệt đáng kểhoặc không tương đồng đến mức có thể gây nhầm lẫn với các kiểu dáng đã tồn tạitrước đó.

Sản phẩm sử dụng kiểu dáng công nghiệp mới phải tạo ra sự ấn tượng thẩmmỹ và có thể được so sánh và nhận diện dễ dàng với các kiểu dáng công nghiệp đãbiết trước đó thông qua quan sát bằng mắt thường.

Sự khác biệt giữa các kiểu dáng công nghiệp không được coi là hoàn toàn độclập nếu chỉ xoay quanh các đặc điểm tạo hình khó nhận biết và gợi nhớ, và những đặcđiểm này không đủ để phân biệt tổng thể giữa hai kiểu dáng công nghiệp đó.

Kiểu dáng công nghiệp được đề xuất phải đảm bảo sự kín đáo, tính bảo mật vàkhông được tiết lộ trước khi nộp đơn Sự bộc lộ của kiểu dáng có thể xảy ra thôngqua nhiều cách khác nhau như giới thiệu, mô tả trên các tài liệu, trưng bày tại các hội

Trang 11

thảo, hoặc được biểu hiện trước khi dăng kí bảo hộ, và một chuyên gia trung bìnhtrong lĩnh vực này có thể hiểu rõ về kiểu dáng công nghiệp đó5.

2.2.2 Tính sáng tạo

Căn cứ vào Điều 66 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định “Kiểu dángcông nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệpđã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳhình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trướcngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn đượchưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễdàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng”.

Để đánh giá một kiểu dáng công nghiệp được nêu trong đơn có tính sáng tạohay không, Cục Sở hữu Trí tuệ cần thực hiện việc so sánh tập hợp các đặc điểm cơbản của kiểu dáng đó với tập hợp các đặc điểm cơ bản của các kiểu dáng công nghiệpđối chứng đã được tiết lộ và công khai trước đó, và tìm kiếm các sự trùng lặp hoặctương tự trong quá trình tra cứu thông tin.

Trong các trường hợp sau đây, kiểu dáng công nghiệp được nêu trong đơn bịcoi là không có tính sáng tạo:

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng sao chép và/hoặc mô phỏng toàn bộ hoặcmột phần hình dáng tự nhiên vốn có của hình dáng của các hình hình học (hình elip,hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình đa giác đều, chữ nhật, các hình lăng trụ cómặt cắt là các hình kể trên…), hoa quả, cây cối, các loài động vật… đã được biếtrộng rãi;

Kiểu dáng công nghiệp là sự kết hợp đơn thuần của các đặc điểm tạo dáng đãbiết, nghĩa là các đặc điểm tạo dáng đã được bộc lộ công khai được lắp ghép hoặc sắpđặt với nhau một cách đơn thuần như thay đổi vị trí, thay thế, tăng giảm số lượng…);

Kiểu dáng công nghiệp mô phỏng kiểu dáng công nghiệp thuộc lĩnh vực khác,nếu sự mô phỏng đó đã được biết đến rộng rãi trên thực tế (ví dụ: đồ chơi mô phỏngô tô, xe máy…);

Kiểu dáng công nghiệp là sự sao chép đơn thuần hình dáng các công trình, sảnphẩm nổi tiếng hoặc đã được biết đến một cách rộng rãi ở Việt Nam hoặc trên toànthế giới.

Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp thường được thể hiện qua việc tạo ranhững sản phẩm và trải nghiệm độc đáo, mới mẻ và tiên tiến, đồng thời phản ánh xuhướng và nhu cầu của xã hội hiện đại.67

5 Những điều cần biết về tính mới của kiểu dáng công nghiệp, moi-cua-kieu-dang-cong-nghiep/#Tinh_moi_cua_kieu_dang_cong_nghiep_la_gi, truy cập ngày 12/4/2024.

Ngày đăng: 03/07/2024, 15:53

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w