Thứ tư, kiểu dáng công nghiệp bắt buộc phải có mục đích sử dụng rõ ràng, tổ hợp các đặc điểm tạo hình mà không gắn liền với sản phẩm thì sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa kiểu dáng cô
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
KHOA KINH TẾ
TIỂU LUẬN MÔN HỌC: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ THỰC TRẠNG XÂM PHẠM KIỂU DÁNG CÔNG
NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
GVHD: ThS Nguyễn Thị Tuyết Nga
Mã LHP: BLAW220308_04 (Sáng thứ tư tiết 4-5)
Bùi Thái Hoàng C 12345678
Tp Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2024
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: ………
THỨ TỰ HỌ TÊN - MSSV NHIỆM VỤ KÝ TÊN ĐIỂM SỐ 1 - - Viết chương 1 Hoàn thành tốt 2 - Viết chương 2… Hoàn thành 1/2 nhiệm vụ 3 Chưa hoàn thành
Nhận xét của giáo viên ………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
KÝ TÊN
Trang 3MỞ ĐẦU
Trang 4CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
1.1 Khái niệm kiểu dáng công nghiệp
https://www.ipvietnam.gov.vn/kieu-dang-cong-nghiep
Kiểu dáng công nghiệp chính là hình dạng phía ngoài của một sự vật, sản phẩm Chúng thường được thể hiện bằng hình khối, màu sắc thương hiệu, nét vẽ hoặc là sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên
Trong đó, sản phẩm sẽ thường được coi như là đồ vật, trang thiết bị, phương tiện hoặc các bộ phận dùng để lắp ghép, cấu thành nên các sản phẩm đó Chúng có thể được sản xuất theo các phương pháp như công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, đặc biệt phải có cấu tạo và mục đích sử dụng rõ ràng và được lưu thông một cách rộng rãi, độc lập.1
1.2 Đặc điểm của kiểu dáng công nghiệp
https://accgroup.vn/kieu-dang-cong-nghiep-dac-diem
Đầu tiên, kiểu dáng công nghiệp phải là thứ có thể nhìn thấy được Đây là một dấu hiệu bắt buộc dù cho trong các định nghĩa về kiểu dáng công nghiệp không đề cập đến vấn đề này, bởi vì chúng ta chỉ có thể nhận biết được hình dạng sản phẩm thông qua thị giác bởi màu sắc, vẻ bề ngoài, Đây cũng được cho là dấu hiệu quan trọng nhất khi ta muốn đưa ra nhận xét phù hợp đối với đối tượng cần đăng ký yêu cầu để được cấp phép bản quyền kiểu dáng công nghiệp
Đối với các đối tượng được coi là không có khả năng nhìn thấy bằng mắt thường nếu sản phẩm đó theo kiểu dáng công nghiệp:
Trường hợp thứ nhất là các sản phẩm có hình dạng hạt nhỏ như bột, phấn, cát, đường, bột giặt, thì được coi là dấu hiệu nhìn thấy nhưng lại không có khả năng đánh giá bằng mắt thường
Trường hợp thứ hai là các hạt nhỏ ấy được nén thành khung theo một hình dạng nhất định, ví dụ như bánh xà phòng, đường viên, thanh sô-cô-la được ép khuôn, thì sẽ được coi là các sản phẩm có khả năng đánh giá bằng mắt thường
Thứ hai, kiểu dáng công nghiệp còn được thể hiện bằng hình khối, nét vẽ hoặc nói theo hướng khác là kiểu dáng công nghiệp có thể đặt trên cả mặt phẳng và không gian đa chiều Đường nét là những hình vẽ bao gồm đường viền, đường kẻ, hoa văn trang trí, nếp gấp được thể hiện dưới nhiều cách khác nhau để tô điểm thêm cho sản phẩm của mình
1
Trang 5Thứ ba, kiểu dáng công nghiệp còn cần phải thể hiện bởi màu sắc, được thể hiện bởi hai yếu tố: Màu sắc của chất liệu dùng để chế tạo sản phẩm hoặc màu sắc nhân tạo được sử dụng trong quá trình gia công, in ấn
Thứ tư, kiểu dáng công nghiệp bắt buộc phải có mục đích sử dụng rõ ràng, tổ hợp các đặc điểm tạo hình mà không gắn liền với sản phẩm thì sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp Sản phẩm có quyền được bảo hộ sẽ được hiểu là toàn
bộ mọi vật dụng, trang thiết bị hay phương tiện trong mọi lĩnh vực có cấu trúc và chức năng rõ ràng cho từng sản phẩm
Thứ năm, kiểu dáng công nghiệp còn phải có khả năng lưu thông rộng rãi và độc lập và phải là một sản phẩm hoàn thiện (ví dụ như xe ô tô) hoặc các bộ phận, chi tiết bên trong cấu trúc của sản phẩm có thể lắp ghép được với nhau hoặc tháo rời (ví dụ như bộ phận xe ô tô, nội thất xe) 2
1.1 Vai trò của kiểu dáng công nghiệp
1.1.1 Ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Vai trò của kiểu dáng công nghiệp chính là làm cho việc kinh doanh của tổ chức hoặc cá nhân tăng cao tính cạnh tranh và mang lại thêm nguồn thu nhập khác theo nhiều cách
Đầu tiên, thông qua việc đăng ký bản quyền để bảo hộ cho kiểu dáng của mình thì doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều cơ hội và quyền hạn để ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh của mình ăn cắp ý tưởng bất hợp pháp Chính từ đó mà vị thể của công ty cũng sẽ được bền vững
Thứ hai, thông qua quyền độc quyền có được thì hành động đăng ký kiểu dáng, công ty sẽ thu được một khoản lợi nhuận khác hay được gọi là tiền bản quyền khi có các
dự án sử dụng kiểu dáng có liên quan đến doanh nghiệp
Thứ ba, kiểu dáng công nghiệp chính là của cải của công ty đó, giúp công ty có thể gia tăng giá trị thương mại của mình và sản phẩm của Bởi vì, nếu kiểu dáng công nghiệp đó được công chúng đón nhận hay gây được tiếng vang lớn thì chính doanh nghiệp đó cũng sẽ được thành công trong việc nâng cao thương hiệu
2
Trang 6Thứ tư, một kiểu dáng một khi đã được bảo hộ bản quyền thì tác phẩm đó sẽ có thể được chuyển nhượng hoặc bán lại để thu phí Thông qua việc này thì doanh nghiệp sẽ
có cơ hội mở rộng thị trường thông qua việc hợp tác với các công ty không cùng chuyên ngành với mình
Thứ năm, việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp còn kích thích sự cạnh tranh trong lĩnh vực chung của các doanh nghiệp, từ đó tạo nên môi trường làm việc sáng tạo, công bằng và trung thực
Vì vậy, việc doanh nghiệp tiến hành nghiêm túc công tác đăng ký kiểu dáng công nghiệp nói riêng và tài sản trí tuệ nói chung tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sản phẩm, đến uy tín và doanh thu của chính doanh nghiệp
1.1.2 Ảnh hưởng đến người tiêu dùng
Ngoài doanh nghiệp thì người việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp còn có ảnh hưởng tích cực đối với người tiêu dùng Xét theo cơ bản thì sản phẩm công nghiệp được sinh ra cũng để phục vụ cho nhu cầu của con người Trên thị trường hiện nay, không khó
để ta bắt gặp những vật dụng có cùng chung một mục đích nhưng khác nhãn hiệu, tạo nên một thị trường tiêu thụ đầy nhộn nhịp nhưng cũng rất cạnh tranh Nhưng không phải người mua hàng nào cũng đủ hiểu biết để lựa chọn những sản phẩm tối ưu hoá nhất cho chính mình khi chỉ cần thông qua vẻ ngoài của sản phẩm Việc này cũng sẽ dẫn đến một vấn đề khác đó chính là sự xuất hiện của hàng giả, hàng kém chất lượng đến với tay người tiêu dùng
Chính vì thế, việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp góp phần ngăn chặn vấn
đề này, ngoài ra còn giúp cho người dùng phân biệt được các nhãn hàng với nhau, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng
Trang 7CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2005
2.1 Bảo vệ quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đặc biệt là đối với trường hợp của kiểu dáng công nghiệp, là một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực sáng tạo và kinh doanh Các kiểu dáng công nghiệp thường là kết quả của quá trình sáng tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ, và chúng thường mang tính độc đáo và sáng tạo Do đó, việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng là cực kỳ quan trọng để khuyến khích sự sáng tạo và đầu tư vào nghiên cứu phát triển
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/So-huu-tri-tue/Luat-So-huu-tri-tue-2005-50-2005-QH11-7022.aspx
Trước hết, ngoại hình của một sản phẩm thường là yếu tố chính trong việc thu hút
sự chú ý và lựa chọn của khách hàng Sự hấp dẫn của sản phẩm, đặc biệt là về mặt thiết
kế, thường đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định mua hàng của họ Việc bảo vệ kiểu dáng công nghiệp trở nên vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các loại sản phẩm
có tính đa dạng cao như điện thoại, dao, đèn, xe hơi, máy tính Do tầm quan trọng của việc thiết kế đối với sự thành công thương mại của một sản phẩm, việc bảo vệ kiểu dáng khỏi vấn đề sao chép và bắt chước của đối thủ cạnh tranh đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các nhà sản xuất hoặc các đơn vị, tổ chức thiết kế sản phẩm
Thứ hai, thiết kế của kiểu dáng công nghiệp không chỉ là một yếu tố tạo ra sự ấn tượng mạnh mẽ về sản phẩm của họ đối với khách hàng, mà còn là một tài sản quý giá của doanh nghiệp, góp phần nâng cấp giá trị thương hiệu và sản phẩm của họ Với vai trò
là một tài sản, kiểu dáng công nghiệp đòi hỏi sự quản lý, kiểm soát và bảo vệ đầy đủ để đảm bảo rằng sự độc đáo và giá trị của nó được bảo toàn và phát triển
Thứ ba, kiểu dáng công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng một chiến lược tiếp thị thành công cho một loạt các sản phẩm, đồng thời giúp củng cố hình ảnh thương hiệu của công ty Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đảm bảo tính độc quyền trong việc sử dụng chúng, trở thành yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh và tiếp thị của công ty
Thứ tư, việc đăng kí bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có thể tạo ra nguồn thu nhập
bổ sung cho các doanh nghiệp thông qua việc thu phí chuyển giao quyền sử dụng
Trang 8(licensing) kiểu dáng công nghiệp cho người khác hoặc thông qua việc bán các kiểu dáng
đã được đăng ký bảo hộ
2.2 Điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp
2.2.1 Tính mới
Tính mới của kiểu dáng công nghiệp là một trong những nền tảng cơ bản để các
cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu nhà nước như Chính phủ, Bộ Khoa học – Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đánh giá một kiểu dáng công nghiệp có thể nhận được sự bảo hộ của pháp luật hay không Theo Điều 65 của Luật Sở hữu trí tuệ
2005 quy định “Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên”
Sự khác biệt này đồng nghĩa với việc kiểu dáng công nghiệp này phải có tính độc đáo và không giống với bất kỳ kiểu dáng công nghiệp nào đã được công bố trước đó Việc bảo vệ tính mới này cũng được áp dụng khi kiểu dáng công nghiệp không được tiết
lộ hoặc chỉ một số người được biết đến Mặc dù vậy, nếu kiểu dáng công nghiệp đã được công bố trước đó nhưng không được bảo vệ, thì sau một khoảng thời gian nhất định, việc đăng ký không được xem là có tính mới nữa
Ngoài ra, việc bảo hộ và đăng kí kiểu dáng công nghiệp không chỉ giới hạn trong phạm vi nội địa mà còn có thể được thực hiện ở cấp độ quốc tế thông qua Uỷ ban Kỹ thuật của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới hoặc thông qua văn phòng sở hữu công nghiệp quốc gia của các nước thành viên Điều này làm cho quá trình bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trở nên phức tạp và đa chiều hơn, nhưng cũng tạo ra cơ hội cho sự phát triển và bảo vệ sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn cầu
Tính mới của một kiểu dáng công nghiệp được đánh giá dựa trên các điều kiện dưới đây:
Sự khác biệt căn bản và rõ ràng so với các kiểu dáng đã được công khai trước đó Hoặc nói một cách khác là kiểu dáng mới đề xuất phải có sự phân biệt đáng kể hoặc không tương đồng đến mức có thể gây nhầm lẫn với các kiểu dáng đã tồn tại trước đó
Trang 9Sản phẩm sử dụng kiểu dáng công nghiệp mới phải tạo ra sự ấn tượng thẩm mỹ và
có thể được so sánh và nhận diện dễ dàng với các kiểu dáng công nghiệp đã biết trước đó thông qua quan sát bằng mắt thường
Sự khác biệt giữa các kiểu dáng công nghiệp không được coi là hoàn toàn độc lập nếu chỉ xoay quanh các đặc điểm tạo hình khó nhận biết và gợi nhớ, và những đặc điểm này không đủ để phân biệt tổng thể giữa hai kiểu dáng công nghiệp đó
Kiểu dáng công nghiệp được đề xuất phải đảm bảo sự kín đáo, tính bảo mật và không được tiết lộ trước khi nộp đơn Sự bộc lộ của kiểu dáng có thể xảy ra thông qua nhiều cách khác nhau như giới thiệu, mô tả trên các tài liệu, trưng bày tại các hội thảo, hoặc được biểu hiện trước khi dăng kí bảo hộ, và một chuyên gia trung bình trong lĩnh vực này có thể hiểu rõ về kiểu dáng công nghiệp đó
https://markdealer.com/nhung-dieu-can-biet-ve-tinh-moi-cua-kieu-dang-cong-nghiep/#Tinh_moi_cua_kieu_dang_cong_nghiep_la_gi
2.2.2 Tính sáng tạo
Căn cứ vào Điều 66 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định “Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng”
Để đánh giá một kiểu dáng công nghiệp được nêu trong đơn có tính sáng tạo hay không, Cục Sở hữu Trí tuệ cần thực hiện việc so sánh tập hợp các đặc điểm cơ bản của kiểu dáng đó với tập hợp các đặc điểm cơ bản của các kiểu dáng công nghiệp đối chứng
đã được tiết lộ và công khai trước đó, và tìm kiếm các sự trùng lặp hoặc tương tự trong quá trình tra cứu thông tin
Trong các trường hợp sau đây, kiểu dáng công nghiệp được nêu trong đơn bị coi
là không có tính sáng tạo:
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng sao chép và/hoặc mô phỏng toàn bộ hoặc một phần hình dáng tự nhiên vốn có của hình dáng của các hình hình học (hình elip, hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình đa giác đều, chữ nhật, các hình lăng trụ có mặt cắt
là các hình kể trên…), hoa quả, cây cối, các loài động vật… đã được biết rộng rãi;
Trang 10Kiểu dáng công nghiệp là sự kết hợp đơn thuần của các đặc điểm tạo dáng đã biết, nghĩa là các đặc điểm tạo dáng đã được bộc lộ công khai được lắp ghép hoặc sắp đặt với nhau một cách đơn thuần như thay đổi vị trí, thay thế, tăng giảm số lượng…);
Kiểu dáng công nghiệp mô phỏng kiểu dáng công nghiệp thuộc lĩnh vực khác, nếu sự mô phỏng đó đã được biết đến rộng rãi trên thực tế (ví dụ: đồ chơi mô phỏng ô tô,
xe máy…);
Kiểu dáng công nghiệp là sự sao chép đơn thuần hình dáng các công trình, sản phẩm nổi tiếng hoặc đã được biết đến một cách rộng rãi ở Việt Nam hoặc trên toàn thế giới
Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp thường được thể hiện qua việc tạo ra những sản phẩm và trải nghiệm độc đáo, mới mẻ và tiên tiến, đồng thời phản ánh xu hướng và nhu cầu của xã hội hiện đại
https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-phap-luat/47314/kieu-dang-cong-nghiep-la-gi-dieu-kien-bao-ho-kieu-dang-cong-nghiep
https://tapchicongthuong.vn/kieu-dang-cong-nghiep-va-mot-so-van-de-ve-bao-ho-kieu-dang-cong-nghiep-tai-viet-nam-101682.htm
2.3 Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp https://luatvietan.vn/doi-tuong-khong-duoc-bao-ho-kieu-dang-cong-nghiep.html https://luatminhkhue.vn/thoi-han-bao-ho-cua-kieu-dang-cong-nghiep.aspx
Hình dáng bên ngoài của sản phẩm mà đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có: Điều này áp dụng cho các sản phẩm có hình dáng bên ngoài phụ thuộc vào đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, ví dụ các loại máy móc cần tuân theo các số liệu kỹ thuật cụ thể Nếu như bảo hộ điều này sẽ dẫn tới hạn chế đi khả năng sáng tạo sản phẩm (thay vì mục đích sáng tạo của bảo hộ kiểu dáng công nghiệp)
Ngoại hình của các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp: các thiết kế kiến trúc của một tòa nhà, hình dáng của công trình xây dựng thì không được bảo hộ dưới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp Hình dáng này xuất phát từ sự dựng hình qua bản thiết kế xây dựng vì vậy đối tượng được bảo hộ trong đây là bản vẽ chứ không phải sản phẩm xây nên từ bản vẽ Ngoài ra các hình dáng bên ngoài của công trình giống nhau cũng có thể coi đây là đặc tính kỹ thuật của chính chủ thể quy định phải có