1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Cách mạng công nghiêp 4.0 và những tác động tới luật sở hữu trí tuệ Việt Nam

55 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 Và Những Tác Động Tới Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thu Hà
Người hướng dẫn TS. Trần Kiên
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

3.2 Một số nội dung cụ thể, cơ bản cần hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ nhằm đảm bảo pháp lý và kiểm soát những vấn đề cơ bản tác động đến luật sở hữu trí tuệ trong cuộc cách mạng côn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN THU HÀ

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIÊP 4.0 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS TRẦN KIÊN

Hà Nội – 2018

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Khoá luận dưới đây là kết quả quá trình em học tập và nghiên cứu tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội Để có thể hoàn thành khoá luận này, trước tiên em xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới TS Trần Kiên đã tận tình hướng dẫn em trong suốt những kỳ học vừa qua và quá trình thực hiện khoá luận này Sự chỉ bảo của Thầy không chỉ giúp em hoàn thiện tốt khoá luận tốt nghiệp mà còn là những kinh nghiệm quý báu, định hướng phát triển cho quá trình học tập và nghiên cứu của em trong tương lai

Em cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô trong Bộ môn Luật Dân sự nói riêng và Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4 năm học vừa qua, giúp em xây dựng những kỹ năng, kiến thức cần thiết để hoàn thành khoá luận này và tạo nền tảng cho quá trình học tập và làm việc của em trong tương lai

Lời cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới bố

mẹ, chị gái, những người thân và bạn bè đã luôn bên cạnh động viên, là chỗ dựa vững chắc giúp đỡ em vượt qua những khó khăn và là nguồn cảm hứng giúp em hoàn thành khoá luận này

Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2018

Nguyễn Thu Hà

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với

sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong khoá luận được trích dẫn rõ ràng, đẩy đủ về nguồn gốc Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực

Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2018

Nguyễn Thu Hà

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

LỜI CAM ĐOAN 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4

MỞ ĐẦU 7

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 7

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 8

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của khoá luận 10

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 10

5 Những đóng góp mới về khoa học của khoá luận 11

6 Kết cấu của khoá luận 11

Chương 1 12

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ12 1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về cách mạng công nghiệp 4.0 và quyền sở hữu trí tuệ 12

1.2 Những lĩnh vực công nghệ chính của cách mạng công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng lớn đến Sở hữu trí tuệ 14

1.2.1 Trí tuệ nhân tạo (AI) 14

1.2.2 Internet kết nối vạn vật (Internet of things) 17

1.2.3 Dữ liệu lớn (Big Data) 18

1.2.4 Công nghệ in 3D 21

Chương 2 23

LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM 23

2.1 Luật sở hữu trí tuệ và trí tuệ nhân tạo (AI) 23

2.2 Luật sở hữu trí tuệ và Internet kết nối vạn vật (Internet of things) 30

2.3 Luật sở hữu trí tuệ và Dữ liệu lớn (Big DATA) 35

2.4 Luật sở hữu trí tuệ và Công nghệ in 3D 39

Chương 3 42

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐỂ BẢO ĐẢM PHÁP LÝ VÀ KIỂM SOÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM 42

3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm pháp lý và kiểm soát những vấn đề cơ bản tác động đến luật sở hữu trí tuệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 42

Trang 6

3.2 Một số nội dung cụ thể, cơ bản cần hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ nhằm đảm bảo pháp lý và kiểm soát những vấn đề cơ bản tác động đến luật

sở hữu trí tuệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 44

3.2.1 Về trí tuệ nhân tạo 44

3.2.2 Về Internet kết nối vạn vật (Internet of things) 45

3.2.3 Về Dữ liệu lớn (Big DATA) 46

3.2.4 Về công nghệ in 3D 48

KẾT LUẬN 49

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Hiện nay, cả thế giới đang ở trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 và đây được xác định là cơ hội cho các nước đang phát triển tiến lên để theo kịp xu hướng với thế giới và mở ra bước ngoặt mới cho

sự phát triển khoa học công nghệ của con người Trong bối cảnh này, Việt Nam đang là nước có nhiều cơ hội để tiếp cận và tham gia cuộc chơi công nghệ mới khi là thị trường 93 triệu dân, dân số trẻ, có trên 130 triệu thuê bao di động Hiện nay 55% dân số đã thường xuyên kết nối Internet và sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới1

Cách mạng công nghiệp 4.0 với trung tâm là một thế giới siêu kết nối số đang làm thay đổi nhanh chóng và sâu rộng cuộc sống, hành vi của mỗi người dân, tạo điều kiện thuận lợi để tăng năng suất và phát sinh ra những mô hình, cách thức kinh doanh mới trên ba lĩnh vực chính

- Lĩnh vực kỹ thuật số bao gồm Dữ liệu lớn (Big Data), Vạn vật kết nối Internet (Internet of things) và Trí tuệ nhân tạo (AI)

- Lĩnh vực Công nghệ sinh học gồm Ứng dụng trong nông nghiệp thuỷ sản, Y dược, Chế biến thực phẩm, Bảo vệ môi trường bằng năng lượng tái tạo, Hoá học và vật liệu

- Lĩnh vực Vật lý gồm Robot thế hệ mới, In 3D, Xe tự lái, Vật liệu mới, Công nghệ NANO

Cuộc cách mạng đang dần khiến cách sống, cách làm việc các mối quan hệ trong xã hội về mức độ và phạm vi dần trở nên biến đổi phức tạp hơn Từ đây, đòi hỏi cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa lĩnh vực khoa học công nghệ, xã hội dân sự và khoa học pháp lý để chủ động trong việc giải quyết các vấn đề

1 Thành Chung (2017), “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cơ hội phát triển của Việt Nam”, Báo Điện tử Chính phủ, 17/11/2017 14:32

[https://techtalk.vn/big-data-la-gi-tat-ca-nhung-dieu-ban-can-biet.html]

Trang 8

phát sinh trong tương lai, nắm bắt các quan hệ xã hội sẽ phát sinh nhu cầu điều chỉnh pháp luật, có sự thay đổi điều chỉnh hay cải cách các lĩnh vực pháp luật

bị tác động chính từ CMCN 4.0 như quản trị môi trường ảo, sở hữu trí tuệ, đại diện, bồi thương thiệt hại ngoài hợp đồng, quản trị doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thương mại điện tử,

Những thay đổi đột phá về khoa học công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn tới thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu, mô hình kinh tế, hệ thống quản

lý nhà nước, xã hội cũng như cũng như hệ thống pháp luật ở mỗi quốc gia, trong đó có pháp luật về sở hữu trí tuệ (SHTT)2 Do đặc thù của pháp luật SHTT

là bảo hộ các thành quả sáng tạo trí tuệ vì vậy lĩnh vực SHTT chắc chắn sẽ phải chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng về tiến bộ khoa học, công nghệ này Và ngược lại, luật SHTT cũng sẽ góp phần vào sự phát triển hoặc trì hoãn của công nghệ Chính vì vậy, việc tác giả lựa chọn hướng nghiên cứu, luận giải những vấn đề tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 góp phần hoàn thiện các quy định, tìm ra những cải cách toàn diện pháp luật SHTT ở Việt Nam giúp đảm bảo khung pháp lý và khuyến khích sự phát triển của lao động trí tuệ và bảo vệ những sản phẩm tri thức trong cuộc CMCN 4.0 hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cách mạng công nghiệp 4.0 thể hiện sự phát triển đột phá và ảnh hưởng đến hầu hết mọi lĩnh vực trong đời sống trên phạm vi toàn cầu Không nằm ngoài

xu thế của thế giới, Việt Nam đã có những bước đi đầu tiên để tiếp cận cuộc CMCN 4.0, các nhà nghiên cứu khoa học công nghệ, các nhà kinh tế học và cả các nhà luật gia đều đã có những nghiên cứu, bài viết phân tích những tác động của CMCN 4.0 trên nhiều phương diện

2 TS Nguyễn Bích Thảo (2018), “Cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với việc cải cách pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam”, tr.107

Trang 9

Về lĩnh vực pháp luật SHTT đã có nhiều hội thảo khoa học và toạ đàm được

tổ chức như cuộc toạ đàm do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chủ đề “Bảo

vệ, phát triển tài sản trí tuệ trong thời đại công nghiệp 4.0” với sự tham gia của đại diện Trung tâm phát triển tài sản trí tuệ, Cục Sở hữu trí tệ; chuyên gia SHTT, luật sư, Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ Thương hiệu Việt Nam và một số doanh nghiệp hay Hội thảo khoa học “Cách mạng 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với cải cách hệ thống pháp luật Việt Nam” do Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tạo diễn đàn học thuật để các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý chia sẻ, thảo luận và cùng nhau đưa ra những đề xuất, khuyến nghị khoa học góp phần hoàn thiện cải cách hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung

và pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam nói riêng Ngoài ra còn có rất nhiều những bài báo từ các nguồn uy tín như Bộ Khoa học và Công nghệ, Báo Khoa học và Phát triển nghiên cứu về những lĩnh vực tác động ảnh hưởng từ CMCN 4.0 Kết quả nghiên cứu thể hiện trong các công trình trên đây cho thấy, xét trên phương diện pháp lý, sự hiểu biết của các luật gia về CMCN 4.0 hiện nay vẫn chưa thể đi sâu về tất cả khía cạnh khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội của nó

mà mới chỉ nhắm đến nắm bắt quan hệ xã hội phát sinh cần điều chỉnh đối với pháp luật Việt Nam Pháp luật dù mang trọng trách điều chỉnh các quan hệ xã hội hiện tồn, nhưng vẫn có vai trò lớn trong việc dẫn lối Pháp luật có thể cản trở hay thúc đẩy sự đổi mới phụ thuộc vào việc những người phát triển sản phẩm và những kỹ nghệ gia liên hệ với các luật gia như thế nào và ngược lại3 Các công trình nói trên là những tư liệu quý giá giúp tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình Đề tài mà tác giả lựa chọn là lĩnh vực hẹp và chuyên sâu về Sở hữu trí tuệ trong tổng thể hệ thống pháp luật Việt Nam

3 Autonomik Industrie 4.0 (2016), “Legal challenges facing digital value chains – structured solution paths for SMEs”, Supported by Federal Ministry for Economic Affairs and Energy on the basis of a decision by German Bundestag, Berlin, Germany, p.5

Trang 10

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của khoá luận

Khoá luận đặt ra mục đích làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của pháp luật SHTT đối với một số lĩnh vực chính trong CMCN 4.0, nêu ra những bất cập đặt ra của pháp luật hiện hành khi những lĩnh vực khoa học công nghệ mới làm phát sinh những quan hệ xã hội và chủ thể SHTT cần điều chỉnh Từ đó đưa ra các kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện quyền Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

Từ mục đích nghiên cứu như vậy, khoá luận đặt ra các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Làm rõ phần nào một số vấn đề lý luận cơ bản về CMCN 4.0 và sự tác động đến Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam

- Đánh giá khoa học về thực tiễn pháp luật SHTT Việt Nam trong việc điều chỉnh một số lĩnh vực chính của cuộc CMCN 4.0, phân tích sự bất hợp lí, thiếu cơ chế pháp lý để bảo vệ quyền SHTT của các văn bản pháp luật

- Đưa ra những định hướng cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm và thực thi quyền SHTT đối với các lĩnh vực chính trong CMCN 4.0

Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là các quy phạm pháp luật về Quyền

Sở hữu trí tuệ về việc áp dụng trong lĩnh vực lao động trí tuệ Do khuôn khổ của khoá luận và khả năng hạn chế, tác giả cũng chỉ nghiên cứu được một số lĩnh vực công nghệ quan trọng nhất, những vấn đề cơ bản nhất và tác động chủ yếu đến pháp luật SHTT mà không thể đề cập đến mọi lĩnh vực của CMCN 4.0

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

Trang 11

chủ nghĩa, đặc biệt là đường lối, chính sách giúp hoàn thiện pháp luật về khoa học và công nghệ trong CMCN 4.0 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, hệ thống hoá

và tổng hợp để giải quyết từng vấn đề trong nội dung khoá luận

5 Những đóng góp mới về khoa học của khoá luận

Khoá luận có một số đóng góp mới sau đây:

- Làm rõ phần nào một số vấn đề lý luận cơ bản về CMCN 4.0 và sự tác động đến Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam

- Đánh giá khoa học về thực tiễn pháp luật SHTT Việt Nam trong thời đại phát triển của cuộc CMCN 4.0, phân tích sự bất hợp lí, thiếu cơ chế pháp lý để bảo vệ quyền SHTT của các văn bản pháp luật

- Đưa ra những định hướng cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm và thực thi quyền SHTT trong CMCN 4.0

6 Kết cấu của khoá luận

Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu bởi 3 chương:

- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề cơ bản tác động đến Luật Sở hữu trí tuệ

- Chương 2: Luật Sở hữu trí tuệ và thực trạng điều chỉnh các vấn đề của cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam

- Chương 3: Hoàn thiện pháp luật để bảo đảm pháp lý và kiểm soát những vấn đề cơ bản tác động đến Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Trang 12

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ 1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về cách mạng công nghiệp 4.0 và quyền

sở hữu trí tuệ

Khái niệm Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN) đang được nhắc đến rất nhiều trong khoảng 5 năm gần đây Ở một số quốc gia phát triển và đi đầu như Đức, Hoa Kỳ, Trung Quốc hiện nay đều đã đưa ra những kế hoạch, hành động chiến lược công nghệ cao đế đón đầu kỷ nguyên công nghệ mới trên toàn cầu Trong giai đoạn bản lề của cuộc CMCN này, Việt Nam cũng đã có sự nhận diện được thể hiện sớm trong các văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam Theo chỉ thị số 16/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/05/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0 có viết

“Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa - vật lý - sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật và Trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với đặc điểm là tận dụng một cách triệt để sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin Làn sóng công nghệ mới này đang diễn ra với tốc độ khác nhau tại các quốc gia trên thế giới, nhưng đang tạo ra tác động mạnh mẽ, ngày một gia tăng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, dẫn đến việc thay đổi phương thức và lực lượng sản xuất của xã hội”

Vậy Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì và khái niệm này bắt nguồn từ đâu? Theo Gartner - công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới,

“Cách mạng công nghiệp 4.0” là một thuật ngữ xuất phát từ khái niệm

“Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013 đề cập đến cụm

từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hoá ngành sản xuất

Trang 13

mà không cần sự tham gia của con người, nghĩa là “Industrie 4.0” kết nối các

hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong4 Ngoài ra, theo GS.Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới cho biết “Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước

và hơi nước để cơ giới hoá sản xuất Cuộc cách mạng lần thứ 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt Cuộc cách mạng lần thứ 3 sử dụng điện

tử và công nghệ thông tin để tự động hoá sản xuất Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần 3, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học”5Bản chất của CMCN 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất

cả các công nghệ thông minh và sự tương tác của chúng trên các lĩnh vực vật

lý, kỹ thuật số và sinh học để tối ưu hoá quy trình, phương thức sản xuất Cuộc CMCN 4.0 nhấn mạnh vào những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất:

- Về công nghệ có công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá, người máy,

- Về tự động hoá và trao đổi dữ liệu có hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây

- Về những lĩnh vực khác nhau khác như mã hoá chuỗi gen, công nghệ nano, năng lượng tái tạo và tính toán lượng tử

Vậy CMCN 4.0 có tác động như thế nào đối với luật SHTT?

Quyền SHTT ở Việt Nam bao gồm 3 lĩnh vực chính: quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp (gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh

Trang 14

doanh, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, chống cạnh tranh không lành mạnh); quyền đối với giống cây trồng Có thể thấy, hầu hết những lĩnh vực này đều chịu sự tác động mạnh mẽ từ những tiến bộ về khoa học và công nghệ trong cuộc CMCN 4.0

Để hoà nhập và làm chủ tri thức mới trong kỉ nguyên về khoa học công nghệ mà xã hội đang dần phát sinh những thay đổi về cơ cấu, mô hình kinh tế,

hệ thống quản lý nhà nước đòi hỏi phải cải cách hệ thống pháp luật quốc gia ở rất nhiều lĩnh vực như Hiến pháp, Dân sự, Lao động, Hành chính, Quyền con người, trong đó có pháp luật về SHTT Bởi pháp luật SHTT bảo hộ các thành quả sáng tạo của lao động trí tuệ, nên đây tất nhiên là lĩnh vực chịu sự tác động mạnh mẽ của tiến bộ khoa học, công nghệ

Với các công nghệ mới mang tính đột phá, cách mạng 4.0 đang đặt ra nhiều vấn đề pháp lý mới liên quan đến bảo hộ quyền SHTT đòi hỏi phải có sự nghiên cứu để đưa ra giải pháp điều chỉnh bằng pháp luật cho phù hợp nhằm đáp ứng mục tiêu khuyến khích sự đổi mới sáng tạo không ngừng, đồng thời bảo đảm cân bằng giữa lợi ích chủ thể sáng tạo và lợi ích của toàn xã hội6

1.2 Những lĩnh vực công nghệ chính của cách mạng công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng lớn đến Sở hữu trí tuệ

1.2.1 Trí tuệ nhân tạo (AI)

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) có thể được định nghĩa như một ngành khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hoá các hành vi thông minh Nói dễ hiểu AI chính là trí tuệ của máy móc được tạo ra bởi con người Trí tuệ này có thể tư duy, học hỏi, suy nghĩ, như trí tuệ con người nhưng xử

lý dữ liệu ở mức độ rộng lớn hơn, quy mô hơn, hệ thống hơn, khoa học và nhanh hơn rất nhiều lần so với con người AI có thể thực hiện các nhiệm vụ gắn

6 TS Nguyễn Bích Thảo (2018), “Cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với việc cải cách pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam”, tr.107-108

Trang 15

với hoạt động của con người như nhận thức thị giác; nhận dạng giọng nói, khuôn mặt, hình ảnh đến những việc yêu cầu chuyên môn như xử lý dữ liệu của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị, xử lý dữ liệu để tự học hỏi, khả năng trả lời các câu hỏi về chẩn đoán bệnh hay trả lời khách hàng về các sản phẩm của một công ty, 7

Với những sáng tạo mang tính đột phá, AI đang đưa thương mại điện tử, hoạt động mua bán hàng hoá của con người sang một chương mới trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều Giờ đây, thay vì xếp hàng nhiều giờ trong trung tâm thương mại hay các khu chợ, người tiêu dùng có thể chọn mua sản phẩm

mà mình muốn mua tiện lợi ngay tại nhà chỉ với một cú click chuột Những ứng dụng mua bán đang trở nên phổ biến khắp thế giới như Amazon, Alibaba hay ở Việt Nam là Lazada, Shopee, Tiki, Theo nghiên cứu Garner, đến năm

2020, 85% tương tác của khách hàng sẽ được xử lý mà không cần đến sự can thiệp của con người

Nếu như trước đây việc xử lý những khối dữ liệu khổng lồ đã khiến nhiều nhà khoa học chùn bước thì hiện nay AI đang cho phép họ tạo ra những đột phá, thông qua một thuật ngữ có tên gọi deep learning (học sâu) Đây là một phạm trù tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến mạng thần kinh nhân tạo nhằm nâng cấp các công nghệ như nhận diện giọng nói, đồ vật, tầm nhìn máy tính và xử lý ngôn ngữ tự nhiên8 Những ví dụ điển hình có thể kể đến như phần mềm nhận diện giọng nói của các trợ lý ảo của Google, trợ lý ảo Alexa của Amazon hay trợ lý ảo Siri của Apple giúp mọi thứ đều hoạt động bằng máy tính và kết quả không dựa vào yếu tố con người Ngoài ra trong đời sống hàng ngày, hệ thống điều khiển giao thông thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh,

Trang 16

y tế thông minh, phòng chống gian lận, tiết kiệm năng lượng, đều là những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo Để nắm bắt được sự phát triển của AI điều đầu tiên là tăng cường nhận thức cho các doanh nghiệp, nhà trường, đơn vị nghiên cứu ví dụ như tập đoàn FPT hay FPT.AI, Viettel cũng đẩy mạnh những nghiên cứu và cho ra đời những giải pháp Chính phủ điện tử, quản lí giáo dục (SMAS), quản lý và đôn đốc bán hàng cho chuỗi phân phối (DMS.One), hệ thống công

tơ điện tử một pha hộ gia đình (SMMS.One), hệ thống văn phòng điện tử (Voffice),… Tổ hợp giáo dục trực tuyến lớn nhất Việt Nam cũng khởi động Topica AI Lab với mong muốn đưa những ý tưởng phát triển sản phẩm ứng dụng AI thực sự đi vào đời sống,… Có thể kể đến vài cái tên khác với những nghiên cứu liên quan đến ngành này như: VNG, VC Corp, Viện công nghệ thông tin IOIA,…9

Về phía các cơ sở đào tạo, Đại học Bách Khoa, Đại học Công nghệ, Đại học Khoa học tự nhiên đều đang là những cái nôi ươm nhiều ý tưởng trong lĩnh vực này Nhóm nghiên cứu của phó giáo sư, Tiến sỹ Phan Xuân Hiếu, Đại học công nghệ Hà Nội đã ra mắt trợ lý ảo – VAV với hơn 160 nghìn lượt tải về Ứng dụng Trợ lý ảo cho phép người dùng có một trợ lý mà không phải trả lương Trợ lý ảo này có thể tự động gọi xe tắc xi, tự đồng tìm kiếm phòng khám, đặt lịch bác sỹ, gọi điện thoại cho người thân,… và vô vàn ứng dụng khác10Một dự án AI khá thú vị khác là của tiến sỹ Nguyễn Tuấn Đức cùng các cộng sự tại Alt Việt Nam Tiến sỹ Đức cho biết nhóm của ông đang phát triển một chatbot thay thế con người làm một số công việc như trả lời điện thoại, email, đặt lịch làm việc Chatbot này được sử dụng cho các dịch vụ hỗ trợ khách hàng Đặc biệt, nhóm của tiến sỹ Đức đang có ý định xây dựng “hiện thân ảo” của

Trang 17

những người đã mất “Hiện thân ảo” sẽ hiện diện hàng ngày, trò chuyện với người thân để họ nguôi ngoai nỗi đau mất mát Để nhân vật ảo này giống người thực, các nhà lập trình sẽ phải thu thập một khối lượng lớn dữ liệu của họ trên mạng xã hội, thư điện tử hoặc các hình ảnh do người thân cung cấp

Công ty Alt Nhật Bản, công ty mẹ của Alt Việt Nam cũng đang có ý định xây dựng một trung tâm nghiên cứu AI lớn nhất châu Á đặt tại Hà Nội Đây sẽ

là tiền đề để Việt Nam phát triển ngành khoa học tiên tiến, đón đầu xu thế chuyển mình của nền khoa học công nghệ thế giới11

1.2.2 Internet kết nối vạn vật (Internet of things)

Internet of things (IoT) là công nghệ nền tảng trong CMCN 4.0 có tác động

đa dạng trên rất nhiều lĩnh vực: quản lý hạ tầng, y tế, xây dựng và tự động hoá, giao thông,

Bắt đầu từ năm 1999 cụm từ IoT được đưa ra bởi Kevin Ashton - một nhà khoa học sáng lập Trung tâm Auto-ID đại học MIT, nơi thiết lập các quy chuẩn toàn cầu cho RFID (một dạng phương thức giao tiếp không dây dùng sóng radio) Theo định nghĩa của Wikipedia, Mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc

là Mạng lưới thiết bị kết nối Internet viết tắt là IoT là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất

mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi

cơ điện tử và Internet Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó IoT tìm cách tạo ra các giải pháp và giá trị mới cho người tiêu dùng bằng cách kết nối các thiết bị khác nhau một cách sáng tạo Tất cả các thiết bị

11 Đăng Khoa (2017), “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Việt Nam đang đứng đâu?” 15/04/2017 – 00:53 [https://viettimes.vn/cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-viet-nam-dang-dung-dau-118838.html]

Trang 18

như điện thoại thông minh, máy giặt, tai nghe, bóng đèn, loa,…giờ đây đã có thể kết nối với nhau thông qua Wi-Fi, mạng viễn thông (3G, 4G), Bluetooth, ZigBee, AirDrop và rất nhiều phương tiện khác

Cisco, nhà cung cấp giải pháp và thiết bị mạng hàng đầu hiện nay dự báo: Đến năm 2020, sẽ có khoảng 50 tỷ đồ vật kết nối vào Internet, thậm chí con số này còn gia tăng nhiều hơn nữa IoT sẽ là mạng khổng lồ kết nối tất cả mọi thứ, bao gồm cả con người và sẽ tồn tại các mối quan hệ giữa người và người, người

và thiết bị, thiết bị và thiết bị Một mạng lưới IoT có thể chứa đến 50 đến 100 nghìn tỉ đối tượng được kết nối và mạng lưới này có thể theo dõi sự di chuyển của từng đối tượng Một con người sống trong thành thị có thể bị bao bọc xung quanh bởi 1000 đến 5000 đối tượng có khả năng theo dõi12

Do tác động đến rất nhiều lĩnh vực IoT đã tạo ra xu thế thông minh hoá trên mọi lĩnh vực, làm thay đổi cách con người giao tiếp, sống, kinh doanh, làm việc, giải trí và kết nối Tại Việt Nam, hiện nay có thể kể đến những ứng dụng mới thay đổi những thói quen truyền thống như ứng dụng gọi xe Uber, Grab;

tổ hợp công nghệ giáo dục trực tuyến Topica; các ứng dụng thuộc lĩnh vực nông nghiệp thông minh, thuê nhà thông minh hay dự án Giao thông thông minh đang được triển khai thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh là những dự án IoT tiêu biểu và thành công

1.2.3 Dữ liệu lớn (Big Data)

Cùng nằm trong lĩnh vực Kỹ thuật số, cùng với trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) đang là lĩnh vực ảnh hưởng mạnh mẽ trong CMCN 4.0 Big Data được hiểu là một tập hợp dữ liệu rất lớn

và phức tạp mà những công cụ, ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không thể nào đảm đương được Tuy nhiên những dữ liệu này lại chứa rất nhiều thông tin mang giá trị cao mà nếu được trích xuất thành công sẽ giúp rất nhiều cho việc

12 Công ty cổ phần công nghệ DTT, “Internet of things là gì?” [http://iot.dtt.vn/InternetofThings.html]

Trang 19

nắm bắt xu thế trong kinh doanh, phát hiện sớm tội phạm, hay đo lường điều kiện giao thông theo thời gian thực Theo các chuyên gia từ công ty nghiên cứu Gartner, những tính chất quan trọng hiện đang được thế giới nói đến về đặc trưng cơ bản của Big Data thể hiện qua mô hình tiêu chí “4V” gồm tăng về lượng (volume), tăng về vận tốc (velocity) tăng về kiểu dữ liệu (variety) về sau

bổ sung thêm tiêu chuẩn độ tin cậy (veracity) bởi độ tin cậy dao động mạnh của

dữ liệu thu nhận được sẽ ảnh hưởng đến thông tin trích xuất13 Theo TS Nguyễn Như Hà (Trường Đại học KHXH & Nhân văn, ĐHQGHN) nhận định, dữ liệu lớn bao gồm mô hình 5V tiêu biểu cho 5 tính chất quan trọng hiện đang được thế giới nói đến, cụ thể là:

- Volume (số lượng lưu trữ): dữ liệu lớn là tập hợp dữ liệu có dung lượng lưu trữ vượt mức đảm đương của những ứng dụng và công cụ truyền thống

- Velocity (tốc độ xử lý): dung lượng gia tăng của dữ liệu rất nhanh và tốc

độ xử lý đang đạt tới mức độ thời gian thực Các ứng dụng phổ biến trên lĩnh vực Internet, tài chính, ngân hàng, hàng không, quân sự, y tế - sức khỏe ngày hôm nay phần lớn dữ liệu lớn được xử lý trong thời gian thực,

xử lý tức thì trước khi chúng được lưu trữ vào cơ sở dữ liệu

- Variety (đa dạng chủng loại): hình thức lưu trữ và chủng loại dữ liệu ngày một đa dạng hơn Trước đây chúng ta hay nói đến dữ liệu có cấu trúc thì ngày nay hơn 80% dữ liệu trên thế giới được sinh ra là phi cấu trúc (tài liệu, blog, hình ảnh, video, voice )

- Veracity (độ chính xác): một trong những tính chất phức tạp nhất của dữ liệu lớn là độ chính xác của dữ liệu Bài toán phân tích và loại bỏ dữ liệu

13 Anh Hào (2017), “Dữ liệu lớn là gì?”, Báo ICTNews.vn, 16/12/2017 6:00

[http://ictnews.vn/cntt/cach-mang-40/du-lieu-lon-la-gi-162374.ict]

Trang 20

thiếu chính xác và nhiễu là một đặc tính vô cùng quan trọng của dữ liệu lớn

- Value (giá trị thông tin): giá trị thông tin là tính chất quan trọng nhất của

xu hướng công nghệ dữ liệu lớn Ở đây chúng ta phải hoạch định được những giá trị thông tin hữu ích của dữ liệu lớn cho các vấn đề, bài toán hoặc mô hình hoạt động mà ta hướng tới Dữ liệu lớn không chỉ đơn thuần là vấn đề kích cỡ và dung lượng của dữ liệu, mà người dùng phải tiếp cận, chọn lọc nguồn dữ liệu, cung cấp thuật toán tối ưu để giúp máy tính có thể phân tích, xử lý và khai thác thông tin nhằm phục vụ cho mục đích của con người

Chuyên gia tư vấn về Big Data, Shane Rigby cho biết: “Dung lượng dữ liệu

số của toàn thế giới sẽ đạt 44 zettabyte (44.000 tỉ gigabyte) trong vòng 4 năm nữa, gấp 10 lần so với hiện tại Trong đó, có một phần không nhỏ dung lượng loại này nằm trong tay các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Amazon hay Facebook” Nguồn dữ liệu cho Big Data có mức tăng nhanh vượt

bậc cũng một phần bởi sự gia tăng số lượng và giảm giá của các thiết bị cảm biến, thu nhận thông tin trong môi trường IoT như điện thoại thông minh, camera, micro,…

Dữ liệu lớn và các công nghệ phân tích có khả năng làm thay đổi hoàn toàn

bộ mặt của các ngành kinh tế và nghề nghiệp, làm thay đổi cách làm việc và tư duy trong việc khai thác và sử dụng thông tin trong các hoạt động kinh doanh, nghiên cứu Thời đại dữ liệu lớn đã hiện diện và chi phối đời sống, cách thức

tư duy của nhân loại và trong tương lai chắc chắn sẽ tạo ra một trật tự thế giới hoàn toàn khác với hiện nay

Ngoài ra, cùng với sự phát triển của Internet, của web 2.0, web 3.0, các thiết

bị di động cho phép việc sử dụng nhiều phương thức khác nhau để tương tác với khách hàng bên cạnh các phương tiện truyền thống Việc phân tích các giao

Trang 21

dịch của khách hàng qua các kênh khác nhau này giúp doanh nghiệp hiểu hành

vi khách hàng, phân cụm nhóm khách hàng, từ đó có thể cung cấp các sản phẩm

và dịch vụ phù hợp với yêu cầu khách hàng Dữ liệu lớn còn mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong việc lên kế hoạch bán hàng Bằng việc so sánh các yếu tố khác nhau từ nguồn dữ liệu khổng lồ, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa việc định giá cho các sản phẩm Việc sử dụng dữ liệu lớn trong quản lý chuỗi cung ứng cho phép các doanh nghiệp tối ưu hóa dự trữ kho, vận chuyển, phối hợp với nhà cung cấp nhằm giảm thiểu khoảng cách giữa cung và cầu, kiểm soát ngân sách, cải thiện dịch vụ…14

Việt Nam là đất nước có dân số trẻ với tỉ lệ người sử dụng Internet lên đến 57% vì vậy đây là thị trường Big Data triển vọng trong khu vực và toàn Châu

Á, việc khai thác dữ liệu cần được đẩy mạnh để phát triển trong kinh doanh, nghiên cứu khoa học, dự đoán để phòng tránh các dịch bệnh sắp phát sinh và phát hiện sớm tội phạm tuy nhiên cũng đặt ra những trở ngại về sự giám sát vượt quá giới hạn cá nhân

1.2.4 Công nghệ in 3D

In 3D gần đây đã trở nên quen thuộc tại Việt Nam với rất nhiều xưởng in 3D ở nhiều nơi với quy mô lớn nhỏ, tuy nhiên công nghệ này vẫn luôn được xem là một trong những thành phần quan trọng của CMCN 4.0 Theo Wikipedia tổng hợp, in 3D hay còn gọi công nghệ chế tạo đắp lớp (additive manufacturing), là quá trình tạo ra vật thể thật trong không gian 3 chiều với vật liệu được đắp lên và hình thành theo sự điều khiển của máy tính Thay vì dùng các nguyên liệu có sẵn đẽo gọt cho đến khi tạo thành sản phẩm, in 3D sử dụng thiết kế đồ hoạ ba chiều và công nghệ đắp dần làm từ những lớp cắt đầu tiên

14 TS Nguyễn Như Hà (2017), “Bảo hộ dữ liệu lớn?”, BáoVietNam program for internet & society,

[http://vpis.edu.vn/bao-ho-du-lieu-lon]

Trang 22

cho đến khi thành hình, đó có thể là đồ chơi, vật dụng, chi tiết máy bay hay thậm chí là bộ phận cơ thể con người

Để tạo ra sản phẩm, mô hình của một vật thể trước hết sẽ được vẽ bằng một bản vẽ 3D trên máy tính, bản vẽ này có thể được vẽ bởi kỹ sư hoặc dùng một máy scan 3D để tạo ra bản vẽ đó Sau đó người ta sẽ dùng phần mềm “xắt – cắt” bản vẽ ấy thành hàng trăm, hàng ngàn lớp mỏng nằm ngang Máy in 3D

sẽ đọc bản vẽ đó và tạo ra từng lớp mỏng nằm ngang chính xác như trong bản

vẽ, sau khi các lớp mỏng đó được tạo ra chú sẽ được sắp xếp và kết gắn với nhau và chúng ta sẽ không thấy được những lớp đó khi vật thể được hoàn thành Năm 2013, ngành công nghệ in 3D trị giá khoảng 3,1 tỷ USD/năm, tăng 35%

so với năm 2012 Trong vòng sáu năm tới, tốc độ tăng trưởng trung bình được

dự đoán ở mức cao, khoảng 32%/năm và đạt mức 21 tỷ USD vào năm 2020

Đó là những con số phản ánh tốc độ phát triển của công nghệ này Trên thế giới rất nhiều những lĩnh vực đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của công nghệ 3D như: công nghiệp sản xuất, công nghiệp điện tử, hàng không vũ trụ , mô hình sinh học, thực phẩm, kiến trúc xây dựng,… Tại Việt Nam hiện nay máy

in 3D đang dần phổ biến với giá thành khá rẻ, giúp hoàn thiện được mọi ý tưởng của con người đặc biệt là trong lĩ/ /nh vực Y tế khi các bác sĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã sử dụng mảnh sọ nhân tạo để vá lỗ thủng trên hộp sọ rộng gần 140mm của một bệnh nhân 17 tuổi, tới nay bệnh nhân đã bình phục hoàn toàn15 Việt Nam cũng đã có những tiến bộ trong việc cấy ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư Các bác sỹ đã làm khá thành thạo các ca phẫu thuật ghép thận, ghép tạng Về mặt kỹ thuật, người Việt Nam có khả năng tiếp thu các công nghệ tiên tiến rất nhanh

15 Việt Linh – Đức Thắng (2017), “Ứng dụng công nghệ in 3D tại Việt Nam”, Báo vtv.vn 28/05/2017 19:21

[http://vtv.vn/cong-nghe/ung-dung-cong-nghe-in-3d-tai-viet-nam-20170528175432062.htm]

Trang 23

Chương 2

LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH CÁC VẤN

ĐỀ CHÍNH CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM

2.1 Luật sở hữu trí tuệ và trí tuệ nhân tạo (AI)

Trí tuệ nhân tạo hiện nay đang phát triển vượt trội với những khả năng “siêu khủng” từ việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên khi con người có thể giao tiếp với siêu máy tính này bằng ngôn ngữ nói thông thường nhưng được trả về bằng các câu trả lời như người thật điển hình như Watson (Game show Jeopardy) hay Siri của Apple đến đưa ra ý kiến và gợi ý phương hướng chữa bệnh của “bác sỹ” Watson và xử lý dữ liệu big data thông qua Lucy của công ty Equals 3 hay IBM Watson của IBM Không những thế AI còn có thể chiến thắng con người trong game, phân tích và nhận diện giọng nói hay khuôn mặt bị làm mờ hoặc xem ảnh từ đó viết mô tả chuẩn đến 94%; ngoài ra có thể viết báo, vẽ tranh, sáng tác nhạc hay xử lý các vấn đề kỹ thuật ngoài khả năng của con người Từ đây, những sản phẩm sáng tạo của AI dần ra đời dẫn đến những vấn đề pháp lý mới ảnh hưởng đến pháp luật SHTT Việt Nam mà trước đây chưa thể dự liệu được

Vấn đề thứ nhất, nếu các sản phẩm trí tuệ như tác phẩm văn học nghệ

thuật, khoa học, phần mềm, các giải pháp kỹ thuật do AI tạo ra đáp ứng được các điều kiện bảo hộ quyền SHTT theo luật định, thì các đối tượng đó có thể được bảo hộ quyền SHTT hay không? Nếu có ai sẽ được công nhận là tác giả,

ai sẽ là chủ thể nắm giữ các quyền nhân thân và quyền tài sản thuộc nội dung của quyền SHTT?16

Đầu tiên là đảm bảo Quyền tác giả, đảm bảo sự ghi nhận và bảo vệ của Nhà

nước, xã hội đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật do AI tạo ra hoặc cùng

16 TS Nguyễn Bích Thảo (2018), “Cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với việc cải cách pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam”, tr.107

Trang 24

con người tạo ra AI thay thế công việc của con người đã không còn là chuyện

xa vời, gần đây một nhóm thành viên các viện bảo tàng và nhà nghiên cứu ở

Hà Lan tiết lộ bức chân dung “The Next Rembrandt” được coi là sự chọc ghẹo giới nghệ thuật, bởi bức này được máy tính tạo ra sau khi phân tích hàng nghìn tác phẩm của Rembrandt - danh họa Hà Lan thế kỷ 17 Một tác phẩm nghệ thuật mang phong cách và hoạ tiết của Rembrandt đã được hoàn thành phụ thuộc hoàn toàn vào việc máy tính phân tích, tái tạo các yếu tố kỹ thuật và thẩm mỹ như ánh, đường nét, màu sắc,…hay một ví dụ khác là cuốn tiểu thuyết ngắn được viết bởi một chương trình máy tính của Nhật Bản vào năm 2016 – tác phẩm vào đến vòng 2 của giải thưởng Văn học quốc gia Deep Mind – công ty chuyên vê trí tuệ nhân tạo của Google đã tạo ra phần mềm có thể sáng tác nhạc chỉ bằng việc nghe các bản ghi âm và còn rất nhiều dự án khác cho thấy AI có thể viết thơ, chỉnh sửa hình ảnh, sáng tác nhạc kịch17 Theo các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo, AI có các đặc tính cơ bản sau đây: (1) tính sáng tạo, (2) tính không thể dự đoán trước, (3) tính độc lập (4) tính hợp lý (5) khả năng tự học tập và không ngừng cải tiến, phát triển thông qua sự tương tác với môi trường (6) khả năng thu thập dữ liệu và truyền đạt (7) tính hiệu quả, chính xác và (8) khả năng tự do sử dụng các phương án thay thế Không giống các tác phẩm máy tính trước đây, các phần mềm máy học tạo ra những sản phẩm sáng tạo thực sự mà không cần sự can thiệp của con người18 Con người là người tạo ra

và lập trình các thuật toán nhưng việc ra quyết định hay sáng tạo trong quá trình thực hiện thì AI đều độc lập thực hiện hoặc có cần rất ít sự tác động và can thiệp của con người Vì vậy đặt ra câu hỏi những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo của AI sẽ thuộc quyền sở hữu của ai khi thực thể tạo ra chúng lại không phải là

Trang 25

con người? Hay câu hỏi tương tự đối với những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo

có sự kết hợp chung giữa AI và con người?

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung 2009 có nêu:

“Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”, ở đây “tổ chức, cá nhân” được hiểu là những chủ thể được thừa nhận theo pháp luật của thời điểm hiện tại Tại Điều 13 Luật SHTT cũng giải thích tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên Có thể thấy AI không phải (hoặc chưa) là một chủ thể được nhắc đến trong pháp luật SHTT Việt Nam trong lĩnh vực quyền tác giả Việc công nhận tư cách chủ thể của AI hay việc thiết lập tư cách pháp lý riêng cho AI vẫn đang gây ra tranh cãi trên toàn thế giới Do đó, câu hỏi đặt ra là những đối tượng sáng tạo của AI có thể được bảo hộ quyền SHTT hay không và chủ thể quyền tác giả trong trường hợp này như thế nào? Theo ý kiến cá nhân của tác giả, những đối tượng sáng tạo này sẽ được cho là không có bản quyền bởi không do con người (cá nhân hay tổ chức hợp pháp) tạo ra và AI không có (hoặc chưa có) các quyền và địa vị như con người theo pháp luật vì vậy sẽ không được trao những độc quyền đối với thành quả trí tuệ giống như trao quyền tác giả cho những nhà sáng tạo Điều này cũng hoàn toàn có lý bởi Quyền tác giả là quyền nhấn mạnh vào yếu tố cá nhân người sáng tạo thể hiện dấu ấn riêng, quá trình học hỏi, nghiên cứu phát triển trong khoảng thời gian nhất định và Nhà nước trao cho tác phẩm những đặc quyền

Trang 26

riêng nhằm công nhận kết quả sáng tạo và khuyến khích sự phát triển của các

cá nhân nhằm đóng góp vào sự phát triển chung đem lại lợi ích cho con người Tuy nhiên yếu tố nhân thân trên lại không hoàn toàn phù hợp đối với AI bởi sự sáng tạo của AI là hoàn toàn tự động không cần sự khuyến khích và dù có hay không có thì hoạt động này vẫn sẽ diễn ra Những quy định về quyền nhân thân như đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên thật, được nêu tên khi tác phẩm công

bố, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm,… dường như không mang lại ý nghĩa đối với AI như đối với con người Nhưng trong tương lai gần rất có thể chúng ta phải thay đổi cách nhìn nhận về AI hay Robot, một ví dụ đó là Robot Sophia – một sản phẩm công nghệ thông minh của Hanson Robotics (công ty thiết kế và chế tạo người máy nổi tiếng ở Hồng Kông) Ra mắt vào năm 2015, nữ robot Sophia có thể thực hiện những cuộc trò chuyện giao tiếp đơn giản và biểu lộ khoảng 60 sắc thái cảm xúc khác nhau Mới đây 25/10/2017, Sophia trở thành

nữ robot đầu tiên được trao quyền công dân ở Arab Saudi gây bất ngờ và nhiều

ý kiến trái chiều vì Sophia đã từng có nhiều phát ngôn, tuyên bố như đòi quyền bình đẳng như con người, muốn lập gia đình, sinh con, kêu gọi quyền lợi cho phụ nữ ở Arab Saudi,… từ những nhận thức này thì việc đòi hỏi được bảo hộ sản phẩm sáng tạo của AI chỉ còn là vấn đề thời gian khi trí tuệ nhân tạo đang

là một “vũ khí” dần len lỏi và khẳng định được những ưu thế nhất định trong cuộc sống của con người Tất nhiên việc tạo ra những công nghệ siêu đẳng này chắc chắn không thể xảy ra trong một sớm một chiều Nhưng nếu nó thành hiện thực với số lượng và mức độ mà con người không ngờ đến thì chắc chắn phải

có những dự liệu điều chỉnh pháp luật ngay từ bây giờ để đảm bảo duy trì các mối quan hệ trong xã hội trước khi có những sai lầm không đáng có

Về khía cạnh quyền tài sản hay là quyền khai thác lợi ích vật chất từ thành quả sáng tạo để bù đắp những công sức, tiền bạc bỏ ra trong quá trình tạo ra những sản phẩm trí tuệ của AI cũng cần pháp luật có điều chỉnh phù hợp Theo

Trang 27

những nhận định phía trên thì những tác phẩm do AI sáng tạo ra sẽ không có bản quyền bởi không được tạo ra bởi con người tức là ai cũng có thể sử dụng

mà không cần bất cứ sự xin phép nào, điều này là mối lo lớn và không công bằng cho những doanh nghiệp bán các tác phẩm này Thử đặt câu hỏi một nhà đầu tư hàng triệu đô cho một hệ thống có thể tạo ra một bản nhạc hoàn chỉnh nhưng chúng lại không được pháp luật bảo vệ và tất cả mọi người đều có thể

sử dụng miễn phí thì liệu doanh nghiệp có tiếp tục đầu tư hay bộc lộ những sáng chế này ra ngoài hay không? Sở hữu trí tuệ sẽ không thể đạt được mục đích là vừa đảm bảo quyền lợi cho tác giả vừa giúp công chúng tiếp cận để tiếp tục cải tiến, nâng cấp và phát triển mới Vì thế có thể tính đến trường hợp các doanh nghiệp có thể nắm giữ bản quyền các tác phẩm nghệ thuật khi đã có sự

uỷ thác có hiệu quả cho AI để tạo ra công việc cho nó bởi không phải tất cả bản quyền đều do các cá nhân sở hữu

Thứ hai, bên cạnh việc đảm bảo quyền tác giả thì lĩnh vực sở hữu công

nghiệp đặc biệt là quyền đối với sáng chế cũng rất quan trọng Có thể thấy, AI hiện nay có thể tạo ra những giải pháp hay sáng chế mà trước đây con người không thể thực hiện được, điều đó đồng nghĩa chủ thể nào nắm quyền đăng ký sáng chế hay là chủ sở hữu những sáng chế có ý nghĩa đối với ngành, lĩnh vực riêng sẽ có những lợi thế quan trọng và làm phát sinh giá trị rất lớn trong thị trường Vì vậy, việc đảm bảo sự độc quyền và khía cạnh khai thác tài sản từ sáng chế, giải pháp hữu ích hay chỉ dẫn địa lý là vấn đề cần pháp luật giải quyết hài hoà Với những phân tích trên về nhân thân của AI có thể thấy việc công nhận tư cách tác giả sáng chế cho AI hay một con người cụ thể nào đó là không phù hợp Hơn nữa, quá trình sáng tạo của AI thực chất có rất nhiều chủ thể con người tham gia ở các mức độ khác nhau, như lập trình viên phần mềm, người cung cấp dữ liệu cho AI, người đào tạo và huấn luyện AI, chủ sở hữu hệ thống

AI, người vận hành AI, người sử dụng lao động của các chủ thể trên, nhà đầu

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w