Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Sản phẩm được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) - Tiếp cận từ góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

90 4 0
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Sản phẩm được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) - Tiếp cận từ góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BAO CAO TONG KET

DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG “SINH VIÊN NGHIÊN CUU KHOA HỌC 2022” CUA SINH VIEN TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

SAN PHAM DUOC TẠO RA TU TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) - TIẾP CAN TỪ GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG THỜI ĐẠI CÁCH

MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Thuộc nhóm ngành khoa học: xã hội

NAM 2022

Trang 2

277E7721/00000000 V711 1 NOT DUNG ccsssssssscscscsscscscsscecsssscecessacessscacecessacecsacacesensacessacaceceacacessacaceasacscsesaceceasacs 5

CHUONG I: KHÁI QUAT VE TRÍ TUE NHÂN TẠO VA PHÁP LUAT SO HỮU TRÍ TUE VE SAN PHAM DO TRÍ TUE NHÂN TẠO TẠO RA 5

1 Khái quát về pháp luật sở hữu trí tuỆ -2 s- s5 sesssessessssess=sesse 5 1.1 Những học thuyẾt sở Nit tri tue -.- 5c s- se se se se sessessesseseeseesersersee 5 1.2 Khái quát chung VỀ tài SGN tri tué.c.ccccsssessecsscesssressessscessssesssssssesssssssssssseess 10

1.2.1 Khải niệm tài SAN tri ÍHỆ «+ << << 11011111101111131353535355335555355535355 555 10

1.2.2 Đặc điểm tài sản trÍ tUC.ecccccccccccscccecscscsesessvesevevscscsesesesevevscecsssesesevevsvevsess 10 1.3 Tác phẩm và xác lập quyÊn tác giả -. -e-sccscsecsesscsesexseesesersesssse 12 mm: 2) san ng nan 12 1.3.2 Bảo hộ quyễn tác giả - 5c St SE EEEEEEE1111211212112111111111 E111 te 12 1.4 Sáng chế và bảo hộ sáng CHế e- <cscscsEeeksEsekksEseksEsrsersesersrsrsee 16 L.4.1 SGN CRE Tnhh 16 1.4.2 Bảo hộ sáng CUE ceeecccccceccscssveseesssvessesesvssssvessssesssssssssssssssevsussvsaesneesseeeeees 18 2 Khái quát chung về trí tuệ nhân ta0 -° 5c <s° s2 =sessess=sessesesses 21 2.1 Tổng quan VỀ tri tu ANGN ẤQO -5-< 5-5< se SeSsEeeEsESEESEsEseEeEsrsersesersre 21

2.2 Tư cách pháp lý của tri tHỆ NNGN 0 c5 <5 55 S1 5S 93995996 242.3 Phân loại tri tHỆ NNGN ÍQO c5 1 5 5 9 9 9 9 0 00 0800660680896 ae

2.3.1 Trí tuệ nhân tạo yếu (Weak AL) cccccccccscsscsvsscesessssvessssssesssssesvesesesveseeseees 27

2.3.2 Trí tuệ nhân tạo mạnh (Strong ẢÌ) «cv vEkseekkseeeeessevke 28

2.4 Các chủ thé con người LIEN qIAH -o o- sce< se se SseseEsEsseEseesesersessesee 29 3 Sản phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo -. 5 5s° s©s<ese<ses<sese 31

3.1 KHIẢI THIỆN a«cueoeennaeiavitiidingtiiae thaiidaLEYEENEESAEoNthliäEA6E069106685184.6146)006084.015883809/608 313.2 PHAN ÏOQI co <5 Ọ Họ HH l0 l0 0.00000000406609 06 33Luôn ha TẾ mi IY excess giÌNHEELSU.SBENG59 See THƠ 2GƠNDUENGIHDEĐ SSRIS es RCE 3 33

Trang 3

CHƯƠNG II: NHUNG VAN DE TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THAC SAN PHAM DO TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TẠO lRA -2 5- scs©s<©sseseesesecse 36

1 Van dé về khả năng bảo hộ của các sản phâm do Trí tuệ nhân tạo tạo ra 36

1.1 Vẫn dé về mặt Ïý thuyet e< 5Ÿ << se sEEsEseEsESeEEEsEseEEsersersesersresree 36 1.2 Vẫn dé về quy định pháp luật esccssscscsssssesssssscssssssssssssssssssssssssssssssssssssssseess 42

1.2.1 Van đề về quy định pháp luật đối với các tác phẩm do trí tuệ nhân tao

2828 cadẢddẢẢ 46

1.3 Vẫn dé the ÏỄN - 5- < e< sẻ se S9EESEsEESESEESEkSEsEEEteEsrtersersrsersresree 49

1.4 Một sô quan điêm về van dé bảo hộ các sản phâm của trí tuệ nhân tao

1.4.1 Quan diém ung hộ việc bảo hộ các sản pham do trí tuệ nhân tao tạo ra

1.4.2 Quan điểm không bảo hộ các sản phẩm do tri tuệ nhân tạo tạo ra 53 2 Van dé về xác định chủ sở hữu, tac gia cho các san pham do Trí tuệ nhânTAO TAO FA 0G G00 0.00004000004004 0004 0 009.00 000098906 54

2.1 Vấn dé vé mit Ïý thuyet vessecsscsssscsssessscesssrsscessscesssssscsssssessssssesssssesssssssssssesees 54 2.2 Vấn dé về quy định pháp WUGt ccccssscsssssscssssressssescessssessssssssssssesssssssesssaeees s7 2.3 Vấn AE thw tiỄN o-< so < set eESEESEsEEEESESEEEESEEEEESEEEEkEeErrseterererrsre 60 2.4 Một số quan điểm về chủ sở hữu quyền tác giả, sáng chế - 63 2.4.1 Một số quan điểm về chủ sở hữu quyển tác giả - 5-5 csccccssceẻ 63 2.4.2 Một số quan điểm về chủ sở hữu sáng chế - 5c 5s+cccsecszsrszcees 67 CHUONG III: KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN HE THONG PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIET NAM -<5- 5 5° << £s£ sEs£EsESEseEsEseEsessesessesersrse 68

1 Giải pháp tam ẦHHỜÏÏ <5 5 << s9 9 0000000006080 692 Ara es Gate THEU HE ÍNHseeeeeeerneeeoeeneorervsierooestorEEAVEASERKEESEEEEDIDENEIDSXAESRGE2/41009800E99 69

Trang 4

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 5° 5-2 5° s2 sess£sssesz£sesz

9198 0091177 :- H HH)H)HĂA ,.,

Trang 5

Từ viết

STT , Nguyên nghĩa

1 CAW Computer-assisted works (Sản pham do máy móc hỗ trợ) Đạo luật bản quyền, kiểu dáng và bang sáng chế 1988 Vươn

2 CDPA : : quy S g Sang g

Quoc Anh

3 CGW Computer-generated works (Sản phẩm do máy móc tạo ra) 4 EPO Cơ quan Bằng sáng chế châu Âu

5 EU Liên minh châu Âu

6 SHTT Sở hữu trí tuệ

7 | UKIPO Cục Sở hữu trí tuệ Anh Quốc 8 | USPTO Co quan Sang ché va Thuong hiéu MY 9 WIPO Tổ chức Sở hữu trí tuệ thé giới

Trang 6

1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài

Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực công nghệ mang tính đột phá của nhân loại, được

đánh giá là ngành khoa học có tác động sâu sắc đến đời sống xã hội Như chúng ta đã thấy, trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển, công nghệ của trí tuệ nhân tạo đã dần thâm nhập vào mọi lĩnh vực trong đời sống và có tác động nhất định đối với con người Với sự bùng nỗ của cuộc cách mạng công nghiệp, thuật ngữ như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine learning) và học sâu (deep learning) dần phổ biến và trở thành những khái niệm mà các công dân của kỷ nguyên 4.0 phải nắm được Cùng với đó, những sản phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo cũng là điều đáng quan tâm, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật về sở hữu trí tuệ Điều này thôi thúc các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trên toàn thế giới đưa ra những nghiên cứu sâu sắc về vấn đề này Trên thực tế, ở nhiều quốc gia đã có nhiều nhà lập pháp, chuyên gia, tô chức cùng tham gia và đóng góp nhiều bài nghiên cứu có giá trị Điển hình như bài “Tri tué nhân tạo và bản quyên” viết bởi Andres Guadamuz, Giảng viên cao cấp về Luật Sở hữu trí tuệ, Đại học Sussex, Anh, được đăng trên Cổng thông tin điện tử của WIPO năm 2017; bài nghiên

cứu “What is artificial intelligence and why does it matter for Copyright?” do

Anastasiya Kiseleva - nghiên cứu sinh tại trường Dai hoc Hanover của Đức viết, xếp thứ ba tại Giải thưởng nghiên cứu do Hội đồng Khoa học quốc tế tổ chức năm 2018 Bên cạnh đó, có thé kế đến cuốn sách Artificial Intelligence: A Modern Approach (Tri tuệ nhân tạo: Một hướng tiếp cận hiện đại) của Peter Norvig và Stuart J.Russell Luận văn của Tuomas Sorjamaa với tiêu đề “Author - Authorship and Copyright in the Age of Artificial Intelligence Hay bai “AI & Intellectual Property: Towards an Articulated

Public Domain” của Mauritz Kop - thành viên của diễn đàn Luật Công nghệ trường Luật

Stanford, người sáng lập Musical Juridica và luật sư tại Airecht tại Amsterdam, Hà Lan.

Một số nghiên cứu cụ thé hơn như “How IP struggles to define Al-generated products and the ownership dilemma”, bài viết “The sentimental fools and the fictitious authors: rethinking the copyright issues of Al-generated contents in China” - Tianxiang He, Tai Việt Nam, hiện nay van chưa có nhiều công trình nghiên cứu về các van dé pháp lý liên quan đến trí tuệ nhân tạo nói chung và sản phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo nói riêng.

Tuy vậy, qua tìm hiêu của nhóm, nôi bật có thê kê đên như bài việt của tác giả Nguyên

Trang 7

Lương Sỹ “Quyên tác giả đổi với tác phẩm hình thành bởi trí tuệ nhân tạo” được đăng tải trên Tạp chí pháp luật và thực tiễn số 1/2018 Gần đây, trong hội thảo chuyên đề diễn đàn luật học liên quan đến tác động của trí tuệ nhân tạo, có bài viết “Quy trình xác lập quyên tac gia cho trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực hội hoa tại Việt Nam” được viết bởi TS Bùi Thị Hằng Nga, Tran Thanh Ngân - Dai học Kinh tế - Luật ĐHQG TPHCM); “Bao hộ quyên tác giả đổi với tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tao” của tác giả Vũ Thị Hải Yến trên báo Nhà nước và Pháp luật số 3/2020; Qua rà soát cho thấy rằng, các tài liệu nghiên cứu, đánh giá chưa đưa ra quan điểm thống nhất trong vấn đề này Đồng thời, các tài liệu nêu trên cũng là nguồn tài liệu quan trọng giúp chúng em hoàn

thành bài nghiên cứu của mình.

2 Lý do lựa chọn đề tài

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cùng với những tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid 19, diện mạo của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị trên thế giới đang có những thay đổi lớn Và lĩnh vực sở hữu trí tuệ cũng không ngoại lệ Nó được chú trọng phát triển nhiều hơn bao giờ hết, trở thành mảnh đất màu mỡ, nuôi dưỡng sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại Nhưng đồng thời, các nhà lập pháp cũng phải đối mặt với một câu hỏi lớn đến từ “thành quả” của công nghệ mới — trí tuệ nhân tạo (AI) va cụ thé là những sản phẩm được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo Trong một cuộc khảo sát thường xuyên, AI đã được xếp hàng là một trong những lĩnh vực thú vị nhất và phát triển nhanh nhất, nó đã tạo ra hơn một ngàn tỷ đô la doanh thu mỗi năm và những tác động của nó được dự đoán là “sẽ nhiều hơn bắt cứ điều gì trong lịch sử nhân loại”, theo Kaifu Lee — Chuyên gia về AI' Tuy nhiên, liệu các sản phẩm do AI tạo ra có được bảo hộ như một tai sản trí tuệ? Chủ thé nào sẽ được trao quyền sở hữu những sản phẩm này? Hay việc thương mại hóa các sản pham nay sẽ được tiến hành như thế nào? Vô vàn những vấn đề pháp lý đang được đặt ra và cần một lời giải đáp xác đáng.

Trên thế giới, các quốc gia đã có những phản ứng dau tiên với van dé nay Như tại Úc, vào tháng 08 năm 2021 vừa qua, Tòa án Liên bang Úc đã đưa ra một tuyên bố lịch sử rằng “nhà phát minh có thê không phải là con người” Hay trước đó vài ngày, Nam Phi đã trao bằng sáng chế công nhận DABUS là một nhà phát minh Mặt khác, Phòng

sáng chê châu Au đã từ choi công nhận AI là người sáng chê Tuy ta chưa có một câu

1S Russell & PNorvig, Artificial Intelligence - A Modern Approach (Pearson 2020) Chapter 1

Trang 8

trả lời thống nhất hay lời khang định tuyệt đối, nhưng việc bắt tay vào trao đồi, thảo luận là cần thiết Ở Việt Nam, vấn đề về trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là các sản phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra dường như chỉ mới manh nha, chưa nhận được sự quan tâm sâu sắc của các nhà làm luật Trong Dự thảo Luật sửa đôi, bô sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ vừa qua, vấn đề này vẫn chưa được đề cập điều chỉnh Mặc dù trong thực tế, công

nghệ đang tiên đên rât gân với đời sông con người.

Với mong muốn góp một tiếng nói trong cuộc thảo luận lớn về van đề sản phẩm được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo, đồng thời nhìn nhận pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam trong mỗi tương quan với luật pháp thế giới, nhóm tác giả chon đề tài: “San phẩm được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) — Tiếp cận từ góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0” làm đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm.

3 Mục tiêu đề tài

Trong bài nghiên cứu khoa học, nhóm tác giả sẽ nghiên cứu, phân tích đánh giá

va đưa ra các kiến nghị về trí tuệ nhân tạo đối với pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, các mục tiêu cụ thê như sau:

¢ Khai quát chung về tài sản trí tuệ, các học thuyết sở hữu trí tuệ liên quan đến trí tuệ nhân tạo Cùng với đó, giup người đọc nhận diện được các van dé chung liên quan đến trí tuệ nhân tạo và sản phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra.

‹ Trinh bày những van đề được đặt ra trong quá trình khai thác sản phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo về mặt pháp lý và thực tiễn trên thế giới và Việt Nam.

¢ _ Nêu lên một số quan điểm trên thế giới liên quan đến việc bảo hộ sản phẩm của

trí tuệ nhân tạo.

«e Đề ra một số kiến nghị hoàn thiện hệ thong pháp luật so hữu trí tuệ Việt Nam liên quan đến trí tuệ nhân tạo.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sản phẩm được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo dưới góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ Trong đó tập trung vào hai van đề lớn là van đề về khả năng bảo hộ va van đề xác định chủ sở hữu Đồng thời, nhóm tác giả cũng tổng hợp một số quan điểm của các quốc gia trên thé giới về van dé này, từ đó kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Trang 9

Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề dưới ba góc độ: lý thuyết, quy định pháp luật và

thực tiễn.

Về thời gian, đề tài đề cập đến sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp trí

tuệ nhân tạo từ những năm 1950 Tuy nhiên, nhóm tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các

sản phẩm được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh pháp luật sở hữu trí tuệ hiện nay Về không gian, đề tài nghiên cứu trong phạm vi pháp luật quốc tế (Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, EU, ) và pháp luật Việt Nam.

5 Cách tiếp cận

Đề tài “Sản phẩm được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) — Tiếp cận từ góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0” sẽ được tiếp cận theo cách của một số nhà nghiên cứu sử dụng: tiếp cận từ các lý thuyết liên quan đến pháp luật sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra; tiếp đó là các van dé phát sinh từ pháp luật đến thực tiễn trong quá trình khai thác sản phẩm của trí tuệ nhân tạo, sau đó soi chiếu quan điểm từ pháp luật quốc tế, kinh nghiệm của một số quốc gia Trên cơ sở đó, dé tài đưa ra một số kiến nghị về các giải pháp tam thời, giải pháp tương lai cho hệ thống luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.

6 Phuong pháp nghiên cứu

Đề đạt được các mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra, nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở những phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học pháp lý nói riêng, cụ thé là: phương pháp phân tích, phương pháp tong hợp, phương

pháp so sánh luật học và phương pháp nghiên cứu từ thực tiễn qua các báo cáo.

Trang 10

NOI DUNG

CHUONG I: KHAI QUAT VE TRI TUE NHAN TAO VA PHAP LUAT SO HỮU TRÍ TUE VE SAN PHAM DO TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TẠO RA

1 Khái quát về pháp luật sở hữu trí tuệ 1.1 Những học thuyết sở hữu trí tuệ

Dé giải thích cho việc bao hộ quyền sở hữu trí tuệ, có rất nhiều học thuyết được phân tích, như: Thuyết vị lợi (Utilitarianism), Thuyết khuyến khích (Incentive theory), Thuyết phần thưởng (Reward theory), Thuyết kinh tế (Economic theory), Thuyết lao động (Labour theory), Thuyết nhân cách (Personhood Theory), Thuyết sinh thái (Ecological Theories), ? Giữa một số học thuyết này có sự giao thoa với nhau, nhưng mỗi học thuyết lại phù hợp dé giải thích một khía cạnh riêng trong lĩnh vực sở hữu tri tuệ Ví dụ, giữa Thuyết vị lợi, Thuyết khuyên khích có mối liên hệ tương đồng vì chúng thúc đây hoạt động nghiên cứu và sáng tạo Tuy nhiên, trong khi Thuyết khuyến khích gan liền với chủ thê sáng tạo là con người, thì theo thuyết vị lợi, nguyên tắc dé cao sự tôi đa hóa phúc lợi xã hội có thê được giải thích lại nếu thực tiễn cho thấy chủ thể sáng tạo AI có thé mang lại phúc lợi xã hội nhiều nhất Do đó, với trường hợp các sản phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, lý thuyết vi lợi tỏ ra phù hợp hơn cả Tương tự như vay, trong khuôn khổ bài nghiên cứu, nhóm tác giả tập trung vào 3 học thuyết chính: Thuyết vi loi, Thuyét nhan cach, Thuyét lao động.

Thuyét vi loi

“The greatest good for the greatest number” Đây chính là một châm ngôn xuất phát từ ly thuyết vi lợi Một cách khái quát, thuyết vị lợi (tên Tiếng Anh là Utilitarianism) là một lý thuyết đạo đức, ủng hộ những hành động thúc day niềm vui, hạnh phúc của con người và ngược lại, phê phán những hành động gây tôn hại, bất hạnh cho đời sống con người Theo thuyết này, một hành động sẽ được coi là đúng đắn nếu nó mang lại lợi ích cho nhiều người nhất Và trong quá trình đưa ra các quyết định xã hội, kinh tế, hay chính trị, lý thuyết vị lợi luôn được thé hiện ở mục đích của quyết định đó là hướng tới sự tốt đẹp hơn cho đời sống con người Lý thuyết này được sáng lập

? Peter S Menell, /ntellectual Property: General Theories.

3 Mill, J S (1859) Utilitarianism (1863) Utilitarianism, Liberty, Representative Government, 7-9.

Trang 11

bởi Jeremy Benthem và được ủng hộ, phát triển bởi John Austin Đây đều là hai triết gia, nhà kinh tế, chính trị tư tưởng nỗi tiếng người Anh vào cuối thé kỷ 18 và 19.

Trong lĩnh vực luật pháp, có thể nói đây là lý thuyết đầu tiên và phổ biến với các nhà làm luật bởi “Mục đích của pháp luật chính là tạo ra hạnh phúc lớn nhất cho con người” (John Austin) Nói một cách cụ thé, khi định hình quyền tai sản, phải làm sao dé tối đa hóa phúc lợi xã hội ròng" Riêng với bối cảnh pháp luật sở hữu trí tuệ, (bên cạnh việc đảm bảo tối ưu các nguồn lực xã hội), thuyết vị lợi còn đặt ra câu hỏi đối với các nha lập pháp rang phải làm sao dé đạt được sự cân bằng giữa một bên là lợi ich của người sáng tao - sức mạnh độc quyên dé kích thích quá trình sáng tạo các phát minh,

các tác pham nghệ thuật, và một bên là lợi ích của cộng đồng, của độc giả.

Một ví dụ điển hình cho những lập luận này chính là bài viết của William Landes va Richard Posner về luật bản quyền Hai tác giả đã chỉ rõ, đặc điểm khác biệt của các sản phẩm trí tuệ chính là chúng rat dé dàng bị sao chép Điều đó tạo ra mối quan ngại cho người sáng tạo rằng họ sẽ không thê hưởng thụ những thành quả sau quá trình lao động, sáng tạo của mình, không thê thu lại những “chi phí” mà họ đã bỏ ra (như thời gian và nỗ lực dành cho việc viết hoặc sáng tác và chi phí thương lượng với nhà xuất bản va công ty thu âm) Sản pham của họ sẽ bị cắt xén bởi những người sao chép chỉ chịu mức chi phí rất thấp trong khâu sản xuất và do đó có thé cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm giống hệt với mức giá thấp hơn Nếu pháp luật không có một

hành lang pháp lý rõ ràng và chặt chẽ, tâm lý quan ngại này sẽ ngăn cản quá trình sáng

tạo ra các sản phẩm trí tuệ có giá tri cho xã hội Vi vậy, dé tránh những tác động tiêu cực về mặt kinh tế này, các nhà làm luật đã trao quyền cho người sáng tạo (trong thời gian giới hạn) quyền độc quyền tạo bản sao các sản pham của họ Đây là phương pháp thu hồi "chi phí" tối ưu nhất vì những phương pháp khác, bằng cách này hay cách khác, đều sẽ gây lãng phí tài nguyên xã hội Đó là lý do vì sao thuyết vị lợi được áp dụng vào việc định hình các quy định cụ thể trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Nhìn chung, lý thuyết vị lợi luôn là một phương pháp, đồng thời cũng là một yêu cau đặt ra trong quá trình xây dựng pháp luật, phải làm sao dé tối ưu hóa nguồn lực xã hội, giữ ôn định trật tự xã hội và hướng tới một xã hội tốt đẹp hon.

Thuyết nhân cách

4 TS Phan Nhật Thanh, “Bàn về nguồn gốc pháp luật”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, Số

03(97)/2016 Trang 43-49.

Trang 12

Thuyết nhân cách có tiền đề xuất phat từ các tác pham của Kant va Hegel Cụ thé, theo Hegel, sở hữu chỉ là quan hệ của con người đối với đồ vật, nảy sinh từ nhu cầu của mỗi cá nhân đối với việc xác định tự do của mình với thé giới bên ngoài Nói chung, thuyết nhân cách là học thuyết hướng đến con người.

Con người, với sự phát triển và hoàn thiện bậc nhất về tư duy, giữ vai trò là chủ

thể, là trung tâm của các mối quan hệ xã hội, các quan hệ pháp luật Vì vậy, pháp luật

nói chung và pháp luật sở hữu trí tuệ nói riêng luôn hình thành trên cơ sở của học thuyết nhân cách Trong bài viết của mình, Justin Hughes đã rút ra những khái quát về hình thái thích hợp của pháp luật sở hữu trí tuệ từ Triết lý về Quyền của Hegel: Thứ nhất, chúng ta nên sẵn sàng ủng hộ sự bảo vệ của pháp luật đối với những thành quả lao động trí óc mang tính biểu đạt cao (như viết một cuốn tiểu thuyết) hơn là thành quả của các hoạt động ít tính biéu đạt hơn (như việc nghiên cứu di truyền) Thứ hai, bởi vì “nhân cách” của một người - ngoại hình, phong thái và lai lịch - mang đậm những dấu ấn cá

nhân của người đó, nên nó xứng đáng được pháp luật bảo vệ một cách rộng rãi, mặc dù

trên thực tế, nó thường không phải là kết quả của lao động Thứ ba, các tác giả và các nhà sáng chế nên được công chúng tôn trọng và hưởng những lợi ích kinh tế bằng cách bán, tặng cho các bản sao tác phẩm của họ, nhưng không được phép từ bỏ quyền ngăn cản người khác cắt xén hoặc phân phối sai tác phẩm của ho’.

Lý thuyết này được thể hiện thống nhất trong các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ Cụ thé, đó là việc các nhà làm luật quy định quyền tác giả là quyền của người sáng tạo - trong đó mặc nhiên thừa nhận sự sở hữu của một thể nhân, và đặc biệt là những quy định về quyền nhân thân Rõ ràng, luôn phải có sự hiện diện của yếu tố “con người” ở đây Bởi lẽ, một trong những nhu cầu cơ bản, và đặc trưng ở con người chính là nhu cầu về quyền sở hữu tư nhân, nhu cầu được khuyên khích và kích thích sáng tạo - điều không thể tìm thấy ở con vật hay máy móc Đồng thời, mục đích của quyền sở hữu trí tuệ chính là bảo vệ sự nguyên ven của các sản phẩm sáng tao, mà quá trình sáng tạo hay sự thê hiện ý chí là một hoạt động trọng tâm của tư cách con người.

Thuyết lao động

Học thuyết lao động (Labour theory) là một trong những học thuyết kinh tế về giá trị Những người đặt nền móng đầu tiên cho học thuyết này là William Petty và John

> Justin Hughes, The Philosophy of Intellectual Property, tr 330-350.

Trang 13

Locke Đặc biệt, trong sở hữu trí tuệ thì lý thuyết về lao động của John Locke được nghiên cứu sâu sắc và áp dụng trong các lĩnh vực liên quan của ngành Ông đã đưa ra quan niệm về các quyên tự nhiên của con người như: quyên tự do, bình đăng và quyền tư hữu Trong đó, đặc biệt nhắn mạnh quyền sở hữu tài sản do lao động.

Nhà triết học John Locke đã khắng định con người có quyền sở hữu thành quả lao động của họ Từ đó, có thé hiểu về lý thuyết lao động được xây dựng trên ý tưởng Lockean về tài sản như sau: “Sản phẩm cuối cùng được tạo ra bởi sự kết hợp sức lao động của cá nhân với một SỐ nguồn lực phổ biến và tự do sẵn có, hoặc sử dụng lao động nói chung sẽ thuộc quyền sở hữu của chính cá nhân đó Và người khác sẽ không có

quyên xâm phạm hay tuyên bô sở hữu đôi với sản phâm này.”

Cụ thé, ông ủng hộ quyên tài sản của cá nhân là quyền tự nhiên, nên khi con người dùng lao động để tạo ra sản phẩm thì nó sẽ thuộc về chính họ và đó là bắt nguồn cho sự sở hữu Chính việc con người dùng sức lao động của mình gắn kết vào bất cứ một thứ gì đó đã có thể loại trừ được quyền hạn chung của những người khác đối với vật đó, biên nó thành sở hữu của riêng anh ta®.

Đi xa hơn với quan niệm qua lao động mang tính cá nhân, con người biến đổi tài sản chung thành tài sản riêng, John Locke đã khăng định rằng trong bối cảnh mà lao động xác định giá trị của sản pham “Chắc chắn chính lao động đặt ra những mức giá khác nhau cho các sản phẩm” 7 Locke đã liên kết tài sản đối với sản phẩm của cá nhân lao động của con người Ông cũng đưa ra lưu ý về việc tác giả hay người sáng tạo tạo ra tác phẩm đạt được gì đó từ nguồn tài nguyên chung thì họ phải đảm bảo rằng việc mua lại nó không làm suy yếu hoặc vi phạm khả năng của bat kỳ người nào khác dé sử dụng chúng.

Học thuyết lao động khi được áp dụng vào sở hữu trí tuệ, nó dựa trên lý thuyết lao động của John Locke thê hiện quan điểm các quyền SHTT là quyền tự nhiên (natural rights), bằng việc liên kết tài sản đối với sản phẩm của cá nhân lao động của con người

nói răng con người được hưởng thành quả lao động của chính họ, thì một cá nhân có

5 Justin Hughes, The Philosophy of Intellectual Property, tr 330-350.

7 John Locke, môn đô của chủ nghĩa tự do toàn diện, truy cập ngày 27/2/2022 từ

http://www phantichkinhte 123 com/2016/03/john-locke-mon-o-cua-chu-nghia-tu-do.html.

Trang 14

quyền đối với sản phẩm lao động của họ, hiểu theo nghĩa rộng hơn, sở hữu trí tuệ có thể được coi là thành quả lao động trí óc của một cá nhân, đồng thời lao động cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tao ra thành phẩm Dù trên nền tảng thuyết của ông ban đầu được dành cho dạng tài sản thông thường nhưng vẫn có thé mở ra dé biện

minh cho quyên sở hữu trí tuệ nói chung và quyên tác gia nói riêng.

Điền hình cho sự tác động của thuyết lao động đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ là Hoa Kỳ với các lập luận trong học thuyết đã được tim thay cơ sở trong quy định của Hiến pháp và một số luật chuyên nganh, Trường hop Feist Publications, Inc., v Công ty Dịch vụ Điện thoại Nông thôn, Tòa án Tối cao Hoa KỳŠ đã bác bỏ ý tưởng rằng tất cả mọi người được quyền hưởng thành quả lao động của họ khi họ tạo ra thứ gì đó có giá trị Trong trường hợp này, Tòa án đã xem xét một trong những quan niệm của thuyết lao động về quyền tác gia “Sweat of the brow”, cu thé 1a néu lao động được bỏ vao việc tao ra một tác phâm thi nó phải là tài sản của tác giả nên Tòa án cho rang nó “bóp méo các nguyên tac bản quyên cơ bản trong đó nó tạo ra độc quyên trong các tài liệu thuộc phạm vi công cộng mà không có sự biện minh can thiết dé bảo vệ và khuyến khích việc tạo ra tác phẩm của tac gia’ Quan điểm này của học thuyết lao động cũng được chấp nhận tại Canada, Anh hay Ấn Độ.

Nhu vậy, học thuyết lao động khang định việc các quyền sở hữu trí tuệ như quyền tài sản cá nhân là quyền tự nhiên của con người, khang định thành quả lao động do chủ thé đó tạo nên Day là một trong những học thuyết làm cơ sở để xây dựng, nghiên cứu và giải quyết các vấn dé liên quan đến pháp luật sở hữu trí tuệ Van dé đặt ra ở đây là trường hợp đối với sản pham được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo (AI) thì van đề về các quyên liên quan trong sở hữu trí tuệ có được đặt ra cho AI hay không?

8 Feist Publication,Inc.v Rural Telephone service Co., Inc.,

https://cyber.harvard.edu/people/tfisher/cx/1991_Feist.pdf truy cập ngày 1/3/2022

Trang 15

1.2 Khái quát chung về tài sản trí tuệ

1.2.1 Khải niệm tài san trí tuệ

Trước hết, về tài sản nói chung, theo Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa, “Tài sản là của cải vật chất dé sản xuất hoặc tiêu dùng” Dưới góc độ pháp luật, “tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyên tài sản”

Với tư cách là một loại tài sản, tài sản trí tuệ nói chung là những sản phẩm do trí tuệ

con người sáng tạo ra thông qua các hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực của

đời sông xã hội Đây là một loại tài sản vô hình nhưng lại có giá trị lớn vì khả năng sinh ra lợi nhuận!? Tài san trí tuệ chính là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ (hay đối tượng SHTT) và được điều chỉnh bởi pháp luật SHTT Phạm vi và mức độ điều chỉnh quyền

SHTT ở các nước còn nhiều sự khác biệt phụ thuộc vào: truyền thống lập pháp: trình độ

phát triển, nhất là kinh tế; đặc thù phát triển của nền kinh tế; v.v Điển hình như việc

chỉ dẫn địa lý là một đối tượng SHTT quan trọng ở châu Âu và được điều chỉnh một

cách cụ thê trong pháp luật của từng quốc gia thành viên, cũng như đối với toàn Liên minh châu Âu, song lại không phải là đối tượng SHTT độc lập trong pháp luật của Hoa Ky mà được bảo hộ từ góc độ của nhãn hiéu!!

1.2.2 Đặc điểm tài sản trí tuệ

Mặc dù tồn tại ở nhiều hình thái đa dạng những tài sản trí tuệ cũng có một số đặc điểm chung, cụ thê là:

Tài sản trí tuệ không mang hình thải vật thể, mà tôn tại ở thể vô hình, phi vật thể Tài sản trí tuệ khác với tài sản hữu hình ở chỗ chúng không thể nhận biết sự tồn tại thông qua các giác quan và chỉ tồn tại dưới dạng các thông tin, tri thức chứa đựng nhận thức về tự nhiên, xã hội và con người Tuy vô hình, các đối tượng này cũng mang đặc tính

xác định được (vê ban chat — nội dung, phạm vi — giới hạn, chức năng, công dung và kê° Quốc hội, Bộ luật Dân sự 2015, Điều 105 (1).

!0 Pham Dinh Chướng (2013), “Giới thiệu chung về tài sản trí tuệ”, Hội thảo kỹ thuật xác định giá trị

tài sản trí tuệ ngày 04/12/2013.

!! Hệ thống bảo hộ Chỉ dẫn địa lý (CDDL) của Hoa Kỳ sử dụng cau trúc bảo hộ nhãn hiệu đã có san

trước đó của minh và cho phép bất kỳ ai cũng có thể phản đối hoặc hủy bỏ CDDL đã đăng ký nếu cho

rằng họ sẽ bị thiệt hại do việc đăng ký và bảo hộ chỉ dẫn địa lý đó Luật Hoa Kỳ không bảo hộ các tênđịa danh hoặc dấu hiệu chỉ địa danh đã trở thành tên chung (generic) của hàng hóa và dịch vụ Một tênđịa danh hoặc dấu hiệu chỉ địa danh được gọi là “generic” nêu nó đã được sử dụng rộng rãi đến mứcngười tiêu dùng xem nó như chỉ về một chủng loại hàng hóa hoặc dich vụ hơn là chỉ về nguồn gốc địalý Ví dụ: “Danish pastry”, “Thai massage” Điều này xuất phát từ nguyên nhân Hoa Kỳ là một quốcgia “của đồ ăn nhanh” và không có nhiều sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp truyền thống.

Trang 16

cả về giá trị) Mỗi tài sản trí tuệ có thê độc lập tồn tại, phân biệt được với các tài sản khác và được thé hiện trong thế giới khách quan bằng phương tiện vật chất nhất định như: ngôn ngữ, hình vẽ, ảnh chụp, v.v Các tài sản trí tuệ có thể nhận thức được (thông qua các giác quan) khi chúng được thê hiện dưới một dạng vật chất nhất định đóng vai trò như những công cụ vật chất cho sự nhận thức Chính vì vậy, tác gia Kamil Idris đã đưa ra nhận định: “SHTT không phải là ban thân sản phẩm mà là ý tưởng đặc biệt chứa đựng đẳng sau sản pham, là cách thức thể hiện y tưởng đó và là cách thức riêng mà sản phâm được gọi tên và mô tả” 1”.

Tài sản trí tuệ có thể dễ dang được sử dụng độc lập bởi nhiễu chủ thể khác nhau trong không gian, thời gian khác nhau Do thuộc tính phi vật thê, đễ lan truyền và không chỉ tồn tại ở một địa điểm nhất định nên tài sản trí tuệ khó được kiểm soát việc chiếm hữu như các tài sản hữu hình Ví dụ như Truyện Kiều của Nguyễn Du có rất nhiều bản sao khác nhau dé hàng nghìn người cùng đọc ở nơi và vào lúc thuận tiện với người đọc.Tài san trí tuệ có kha năng bị bào mon vô hình Một tài sản trí tuệ có thê được coilà có giá trị lớn ở thời diém này, những sẽ có những tài sản trí tuệ khác có giá tri caohơn ở thời diém sau đó.

Các loại tài sản trí tuệ phổ biến, bao gồm: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; chương trình biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng; sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, tên thương mại; bí quyết kinh doanh, công thức pha

chê; giông cây trông mới, phân mêm máy tính

Dựa vào cách thức tạo ra tài sản trí tuệ, có thê chia tài sản trí tuệ thành hai nhóm: kết quả của hoạt động sáng tạo, bao gồm các tác phẩm, cuộc biểu diễn, sáng chế, kiêu sáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bi mật kinh doanh và giống cây trồng: chỉ dẫn thương mại, bao gồm nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và các chỉ dẫn thương mại khác trong hoạt động chống cạnh tranh không lãnh mạnh

2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Nxb Công an nhân dân tr 15.

'3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Nxb Công an nhân dân tr 16.

Trang 17

Tuy nhiên, giữa các loại tài sản trí tuệ khác nhau, trong khuôn khô của công trìnhnghiên cứu, nhóm tác giả chỉ tập trung vào các tác phâm và sáng chê mà AI tạo ra, donhững vân đê xoay quanh các đôi tượng này là rõ nét và đang xảy ra.

1.3 Tác phẩm và xác lập quyền tác giả 1.3.1 Tác phẩm

Theo Từ điển Luật học, “tác phẩm" được hiểu là "sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới hình thức và băng phương tiện nao đó, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vào bat kỳ thủ tục nao"!* Còn từ điển Tiếng Việt lại ghi nhận khái niệm “tác phẩm" là “công trình do nhà văn hóa, nghệ thuật hoặc khoa học tạo ra.!5 Tại Khoản 7 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, sửa đồi, b6 sung năm 2009 có định nghĩa: "Tác pham là sản phẩm sáng tao trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bat ky phuong tién hay hinh

thức nào”.

Theo Khoản I Điều 2 Công ước Berne 1886, thuật ngữ "Các tác phẩm văn học và nghệ thuật" bao gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được biểu hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào Như vậy, có thé thay rằng, quyên tác giả bảo hộ sự thé hiện ý tưởng của tác phẩm chứ không phải nội dung ý

tưởng đó.

1.3.2 Bảo hộ quyên tác giả

Việc bảo hộ quyền tác giả luôn hướng tới mục đích khuyến khích các hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và khoa học, dé tạo ra thành quả là các tác phẩm có giá trị trong những lĩnh vực trên, từ đó làm giàu mạnh và phong phú nền tảng văn hóa quốc gia, phát triển nền kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục của đất nước Thực tế cho thấy, tại các quốc gia phát triển, ngành công nghiệp bản quyền thường có đóng góp rất lớn vào nền kinh tế quốc dân, có khả năng chiếm tỷ trọng lên tới 10% GDP'5 Vì vậy, hoạt động bảo hộ quyền tác giả là một điều kiện thiết yêu đối với qua trình phát triển kinh tế, và phải đảm bảo được tiến hành một cách có hiệu quả.

'4 Bộ Tư pháp - Viện khoa học pháp ly (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa, Nxb Tư pháp

'5 Viên Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Da Nẵng, tr 883.

‘6 WIPO - Guide ON Surveying the Economic Contribution of the Copyright Industries - 2015 Revised

Edition, tr 14.

Trang 18

Pháp luật có vai trò quan trọng trong hoạt động bảo hộ quyền tác giả Trong khoa học pháp lý, hoạt động bảo hộ quyền được hiểu là việc thông qua các quy định pháp luật, nhà nước trao cho các chủ thé quyền hoặc ngăn cắm các chủ thé thực hiện những hành vi cụ thể Bảo hộ quyền tác giả không chỉ đảm bảo hướng tới lợi ích của tác giả, chủ sở hữu quyên tác giả, mà còn tạo điều kiện cho cộng đồng có thể tiếp cận được tác pham một cách hợp pháp Dé làm được điều đó, trước hết, pháp luật phải có quy định chung và thống nhất về quyền tác giả Tuy nhiên, trên thực tế, không hề có khái niệm pháp lý “quyền tác giả” chính xác nhất, bởi lẽ, các văn bản quốc tế cơ bản nhất về quyền tác giả như Công ước thành lập tô chức sở hữu trí tuệ thế giới (Công ước Stockholm) hay Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm nghệ thuật cũng không đề cập đến định nghĩa

Mặc dù hệ thống pháp luật giữa các quốc gia là khác nhau, dẫn đến mỗi nơi đều có định nghĩa riêng về quyên tác giả, tuy nhiên, về ghi nhận chung thì quyền tác giả được biết đến như một loại quyên chính đáng dành cho các cá nhân, tô chức tham gia vào hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật, khoa học đối với tác phẩm của mình Trên thế giới, quyền tác giả được ghi nhận dưới 2 thuật ngữ là “bản quyền” (copyright) đối với các nước thuộc hệ thống thông luật (common law) và “quyền của tác giả” (author’s rights) đối với các nước thuộc hệ thống luật lục địa (civil law) Hai thuật ngữ này phần nào cho thấy sự khác biệt về mặt tư tưởng của của hai hệ thống pháp luật “Bản quyền”, xuất phát từ khía cạnh thương mại, nhấn mạnh các quyền và lợi ích về mặt kinh tế của chủ sở hữu, trong khi đó, “quyên của tác giả” lại nhân mạnh các quyền về mặt tinh thần (moral rights) mà tác giả của tác phẩm được hưởng Tuy nhiên hai thuật ngữ này không có sự khác nhau về ban chất vì cùng là thuật ngữ dùng dé chi các quyền của tác giả, chủ sở hữu đối với tác phâm của mình Do đó, để tạo ra sự thống nhất trong cách sử dụng ngôn từ cho công trình, nhóm tác giả sẽ sử dụng thuật ngữ “quyền tác giả” trong phạm

vi bài nghiên cứu khoa học này.

Theo tiến trình phát triển, pháp luật Việt Nam đã xây dựng và dần hoàn thiện để quy định day đủ hơn về lĩnh vực quyền tác giả Chế định quyên tác giả được ghi nhận trong các văn bản thuộc hệ thống pháp luật như hiến pháp bộ luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ và các văn bản dưới luật có liên quan khác.

Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 định nghĩa "Quyên tác giả là quyền

của tô chức, cá nhân đôi với tac phâm do mình sáng tạo ra" Nhìn dưới góc độ khách

Trang 19

quan, có thê ghi nhận quyên tác giả là tong hợp các quy phạm pháp luật nhằm xác nhận và bảo vệ quyền của tác giả, của chủ sở hữu quyền tác giả, từ đó xác định nghĩa vụ của các chủ thé khác trong việc sử dụng các sản phẩm trí tuệ cũng như quy định về trình tự thực hiện và bảo hộ các quyền đó khi có hành vi vi phạm!”

Nhìn dưới góc độ chủ quan, có thể công nhận răng quyền tác giả là một loại quyền dân sự cụ thé (bao gồm quyền tài sản và quyền nhân thân) của chủ thể với tư cách là tác giả hoặc chủ sở hữu quyên tác giả đối với tác pham văn học, nghệ thuật, công trình khoa học Š.

Ngoài ra, quyền tác giả còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự giữa tác giả, chu sở hữu quyền tác giả với các chủ thé khác trong xã hội thông qua tác phẩm, dưới sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật, quan hệ giữa các chủ thể nêu trên có thê hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt Với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật về quyền tác giả được xác định bởi các yếu tô sau đây:

Chủ thê của quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật bao gồm tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hay một phần tác pham!?

Bên cạnh tác giả còn có khái niệm đồng tác giả Đó là những người cùng trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm “Sáng tạo" trong quan hệ pháp luật dân sự về quyền tác giả được coi là việc “sử dụng sức lao động và khả năng suy xét" dé tạo ra tác phẩm.?? Dang chú ý, người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả?! Như vậy, tác giả (đồng tác giả) là người tạo ra tác phẩm từ lao động trí óc.

Chủ sở hữu quyền tác giả là người độc quyên sử dụng, định đoạt tác phâm”? Trong

đa sô các trường hợp, tác giả sẽ đông thời là chủ sở hữu quyên tác giả Tuy nhiên, nêu

'“ Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, tr 34.

!8 Nguyễn Thị Thu Hương (2020), Bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm điện ảnh và thực tiễn tại

Công ty Cé phan Phát triển truyền thông quảng cáo MAC Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, đại họcLuật Hà Nội.

'? Xem thêm: Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đối, bồ sung 2009, 2019), sau đây gọi là luật Sở hữu trí tuệ,

Khoản 1 Điều 13; Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 20/2/2018 Quy định chi tiét mot

số điều và biện phản thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan

0 Xem thêm Khoản 4 Điều 8; Khoản 1 Điều 221 về căn cứ xác lập quyền dân sự và quyền sở hữu đốivới đối tượng quyên sở hữu trí tuệ.

21 Khoản 1 Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP.? Điều 36, Luật Sở hữu trí tuệ

Trang 20

tác phẩm được hình thành do có các tổ chức, cá nhân thuê, giao nhiệm vụ cho tác giả thì các tô chức, cá nhân này sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả Ngoài ra, người được chuyển giao quyên tác gia, hay người thừa kế của tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả cũng là chủ sở hữu quyền tác giả?° Có nhiều trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyên tác giả và ngược lại Việc phân biệt giữa tác giả va chủ sở hữu quyền tác giả là quan trọng, vì chủ sở hữu quyền tác giả mới chính là người có quyền sử dụng định đoạt tác pham.

Khách thể của quyền tác giả là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học do tác giả sáng tạo ra bằng lao động trí tuệ Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, các sản phẩm sang tạo trong lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, dù được thể hiện bằng hình thức nào, đều được coi là tác phâm”!

Nội dung của quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyên tài sản.

Quyên nhân thân là loại quyền tuyệt đôi gan liền với mỗi chủ thé quan hệ pháp luật dân sự, không trị giá được thành tiền, về nguyên tắc không thể chuyên giao cho chủ thê khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác?Š Các quyền nhân của tác giả bao gồm

các quyên: quyền được đặt tên tác phẩm, được đứng tên tác phẩm và bảo vệ sự toàn vẹn

của nội dung tác phẩm, quyền cho phép hay không cho phép người khác sử dụng, khai thác tác phẩm của mình Nếu chúng ta ví tác phẩm như đứa con tinh thần của tác giả, thì các quyền nhân thân này cũng tương tự như các quyền của cha mẹ đặt tên cho con, nhận con và bảo vệ chăm sóc con ?6

Quyên tài sản là những quyền trị giá được bang tiền (Điều 115 BLDS Việt Nam 2015) Quyền tài sản với đối tượng là quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền được liệt kê tại Điều 20 Luật SHTT Quyền tài sản bao gồm quyền làm tác pham phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng: sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khâu bản gốc hoặc bản sao tác phâm; Truyền đạt tác pham đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính".

3 Điều 39, Luật Sở hữu trí tuệ.

Khoản 7 Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ.

25 TS Tran Thái Dương (2015), Quyền nhân thân, quyền tài sản nhìn từ môi liên hệ giữa Bộ luật Dân sự

với các luật chuyên ngành, Hiến pháp và Luật nhân quyền quốc tế, Ân phẩm Tạp chí Nghiên cứu Lậppháp số 14(294).

26 Phạm Hong Hải (2003), Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam,

Luận văn thạc sĩ Luật học, đại học Luật Hà Nội.

Trang 21

Nhìn chung, quyền nhân thân chính là tiền đề, là cơ sở để chủ thê hưởng quyền tài sản Nói cách khác, quyền tài sản chính là hệ quả pháp lý của quyền nhân thân Thật vậy, nếu tác giả/chủ sở hữu không sáng tạo ra tác phẩm của mình, không có các quyền nhân thân đối với tác phâm như quyền đặt tên cho tác phâm, quyền cho phép hay không cho phép người khác sử dụng tác pham của mình thì tac giả không thé có quyền hưởng nhuận bút, hưởng các lợi ích vật chất từ việc khai thác, sử dụng tác phẩm.

1.4 Sáng chế và bảo hộ sáng chế 1.4.1 Sáng chế

Sáng chế là một trong những đối tượng quan trọng nhất của quyên sở hữu trí tuệ, và là một trong những yếu tố nền tảng thúc day sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ Có thê đánh giá sáng chế mang tính sáng tạo của trí tuệ con người nhất so với các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ Với tinh thần khuyến khích và bảo vệ những “tinh hoa của trí tuệ con người”, các Điều ước quốc tế đa phương và song phương đã ra đời, điều chỉnh về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, như: Công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyên sở hữu trí tuệ (TRIPs), Hiệp ước về hợp tác sáng chế (PCT), Công ước Munich về sáng chế Châu Âu 1974 Tuy nhiên, các văn bản trên chỉ đưa ra các tiêu chuẩn dé một sáng chế được bảo hộ, chứ chưa có một câu trả lời chính thống cho câu hỏi thế nào là sáng chế Chỉ duy nhất Luật mẫu của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) về sáng chế đối với các nước phát triển (1979) đã đưa ra một định nghĩa về sáng chế như sau: “Sáng chế có nghĩa là ý tưởng của một nhà sáng chế cho phép thực hiện một giải pháp dé giải quyết một van đề đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật”.

Ở mỗi quốc gia khác nhau lại có cách định nghĩa riêng về khái niệm sáng chế Cụ thé với Việt Nam, tại Khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2019 định nghĩa: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dang sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một van đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.” Theo pháp luật Hoa Kỳ, một sáng chế phải thuộc một trong số năm nhóm luật định về đối tượng có thể được cấp băng độc quyền sáng chế, đó là: quy trình, máy móc, hàng hóa (tức là các vaath thé được tạo ra

Trang 22

bởi con người hoặc máy móc), các thành phân kêt câu của một đôi tượng và việc sửdụng vào mục đích mới của đôi tượng bat kì nêu trên ””.

Nhìn chung, sáng chế được hiểu là một giải pháp kỹ thuật, là ý tưởng của con người về việc thực hiện một giải pháp dé giải quyết một van dé kỹ thuật Một sáng chế được bảo hộ khi và chỉ khi sáng chế đó đưa ra được giải pháp mới cho vẫn đề kỹ thuật, có trình độ sáng tạo, đồng thời có khả năng áp dụng công nghiệp.

Một sáng chế được coi là mới nêu chưa được người khác biết đến và không thể được biết đến trước ngày có đơn xin bảo hộ sáng chế đó Nghĩa là, sáng chế không được biết đến ở trình độ kỹ thuật trước đó (bao gồm tất cả những gì đã được đưa ra công chúng, hoặc sử dụng dưới bat kỳ hình thức nao trước khi nộp đơn xin bảo hộ sáng chế).

Một sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo khi nó không là hiển nhiên đối với

chuyên gia trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật liên quan Nói cách khác, sáng

chế phải có được sự tiễn bộ sáng tạo và không hiển nhiên so với trình độ tri thức hiện

Một sáng chế được bảo hộ còn phải có khả năng áp dụng công nghiệp, nghĩa là nó không thé là một sáng chế thuần túy lý thuyết, mà phải được áp dụng để sản xuất trên

quy mô công nghiệp.

Bên cạnh đó, ở một số nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, không phải tất cả các sáng chế đều được bảo hộ Cụ thê, tại Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ 2019 đã liệt kê cụ thé các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế: “1 Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học; 2 Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp đề thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính; 3 Cách thức thể hiện thông tin; 4 Giải pháp chi mang đặc tính thẩm mỹ; 3 Giống thực vật, giống động vật; 6 Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh; 7 Phương pháp phòng ngừa, chân đoán và chữa bệnh cho người và động vật.” Các đối tượng trên là những sáng chế trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm, y hoc, dược phẩm, công nghệ hạt nhân và vi tính Và quy định này xuất phát từ những nguyên nhân về mặt lợi ích quốc gia.

?' Michael Blakeney, “Tai ligu giang day về sở hữu trí tuệ”, Chương trình hợp tac EC-ASEAN về

SHTT (ECAP II) cung cấp.

Trang 23

1.4.2 Bảo hộ sáng chế

Một nền kinh tế sáng tạo không phụ thuộc hoàn toàn vào năng suất lao động hay tài nguyên thiên nhiên mà còn dựa vào các ứng dụng công nghệ và sự học hỏi, đổi mới” Và một trong những biểu hiện của mức độ triển khai nền kinh tế sáng tạo ở mỗi quốc gia chính là hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó vai trò quan trọng thuộc về hệ thống bảo hộ sáng chế.

Qua các tài liệu của tô chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và qua các nghiên cứu về sự hình thành và phát triển quyền Sở hữu trí tuệ của các nước trên thế giới, có thể thấy rằng ngay từ thời trung cố, “đặc ân” ?°mà các nhà sáng chế nhận được là độc quyền khai thác chính sáng chế mình tạo ra trong một thời hạn nhất định Do chính là tiền thân của hệ thống bảo hộ sáng chế Hình thức “đặc ân” cho nhà sáng chế được áp dụng khá phố biến ở các nước Châu Âu từ thế kỷ 12 đến thé kỷ 16 Năm 1474, tai Italia có một đạo luật trong đó quy định người nào tạo ra được một thiết bị mới thì được độc quyền chế tạo thiết bị đó trong mười năm và nghiêm cắm bắt cứ ai bắt chước chế tạo nêu không được phép của nhà sáng chế Tới thế kỷ 16, hình thức “đặc ân” này đã tỏ ra không phù hợp với sự phát triển của quan hệ sản xuất cũng như lực lượng sản xuất thời đó Nó đã trở thành phương tiện trục lợi của nhà cầm quyền và là nhân tố cản trở tự do cạnh tranh thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa Năm 1623, Nghị viện Anh thông qua đạo luật về độc quyền, theo đó mọi hình thức độc quyền đều bị xóa bỏ chỉ trừ độc quyền sáng chế, việc cấp bằng độc quyền sáng chế cho bat cứ ai tao ra được một sáng chế là thực hiện quyền công dân chứ không phải là bổng lộc của hoàng gia Đạo luật này được coi là văn bản pháp luật đầu tiên, khởi đầu cho hệ thống bằng sáng chế của Anh và các nước Âu Mĩ khác Cùng với việc hình thành và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ quan sở hữu công nghiệp quốc gia đã được thành lập dé thay mặt nhà nước nhận đơn, xét và cấp bằng độc quyền sáng chế Hệ thống tòa án trực tiếp tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp, vi phạm nhằm bảo vệ quyền của chủ bằng sáng chế Ngoài hình thức băng độc quyên sáng chế, ở một số nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây còn áp dụng hình thức cấp giấy chứng nhận tác giả sáng chế Trong trường hợp này, sáng chê được coi là thuộc sở hữu của nhà nước, bat cứ cơ quan nào của nhà nước đêu

8 The Business VietNam, Nên kinh tế sáng tạo của một quốc gia là gì?, Truy cập ngày 27/2/2022 tại

? TS Lê Xuân Thảo (2005), Đôi mới va hoàn thiện pháp luật về Sở hữu trí tuệ - NXB Tu pháp, Hà Nội.

Trang 24

có quyền sử dụng và có nghĩa vụ trả thưởng cho tác giả theo quy định của pháp luật Điều này phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật của các nước đó?0 Tuy nhiên, với sự chuyền dịch sang nền kinh tế thị trường thì việc bảo hộ này không còn phù hợp Hình thức bảo hộ này sẽ thủ tiêu động lực thúc đây các nhà sáng chế sáng tạo và tạo ra những công nghệ mới Chỉ có hình thức bảo hộ bằng độc quyền mới khuyến khích họ phát huy tài năng, trí tuệ và được trả công một cách xứng đáng Trong cơ chế thị trường, luật lệ này phải được thay thế hoàn toàn bằng hệ thong độc quyền sáng chế.

Song song với việc bảo hộ sáng chê, ở nhiêu nước còn áp dụng việc bảo hộ cho các

sáng chế nhỏ hay còn gọi là giải pháp hữu ích theo nguyên tắc như bảo hộ sáng chế Như vậy, có thể khái quát nội dung việc bảo hộ sáng chế như sau: Bắt cứ ai tạo ra được một sáng chế đáp ứng các tiêu chuẩn do pháp luật quy định đều có thể nộp đơn yêu cầu nhà nước bảo hộ, trong đơn phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của sáng chế Về phía nhà nước, nếu xét thay sáng chế đáp ứng day đủ các tiêu chuẩn, nha nước sẽ tuyên bố bảo hộ độc quyên sáng chế đó thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ độc quyên (patent) cho người nộp đơn, và văn băng bảo hộ này chỉ có hiệu lực trong vòng một thời hạn nhất định Trong thời hạn hiệu lực, sáng chế thuộc quyền sở hữu của người được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền Người sở hữu bằng độc quyền sáng chế được độc quyền khai thác, sử dụng sáng chế và cắm bat kỳ ai khác sử dụng, khai thác sáng chế đó nếu không được phép của chủ sở hữu bằng sáng chế Do đó, việc một người tự ý khai thác, sử dụng sáng chế mà không được phép của chủ sở hữu bằng sáng chế sẽ bị coi là hành vi xâm phạm độc quyền sáng chế và bị pháp luật xử lý Sau khi thời hạn hiệu lực của văn băng bảo hộ độc quyền chấm dứt, sang chế sẽ thuộc sở hữu chung của xã hội, bất cứ ai cũng có quyên sử dụng sáng chê đó.

Riêng với băng sáng chê hay văn băng bảo hộ sáng chê, với các tên gọi cụ thê làbăng độc quyên sáng chê, băng độc quyên giải pháp hữu ích, là văn bản do cơ quan cóthâm quyên câp cho tô chức, cá nhân, nhăm xác lập quyên sở hữu công nghiệp đôi vớisáng chê.

39 Nguyễn Mai Hương (2010), Bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế Luận văn Thạc sĩ

Luật học, Đại học Quôc gia Hà Nội, tr 7,8.

Trang 25

Việc cấp bằng bảo hộ sáng chế như trên được thiết lập trên cơ sở một số nguyên tắc nhất định, cụ thê là nguyên tắc về độc quyền công nghệ, nguyên tắc công khai công nghệ và nguyên tắc đánh đồi?! Có thé nói, ba nguyên tắc này là sự cụ thé hóa các lý thuyết

vê sở hữu trí tuệ, và được áp dụng riêng đôi với việc bảo hộ sang chê.

Thứ nhất là nguyên tắc độc quyền công nghệ Nguyên tắc này nêu rõ người tạo ra một công nghệ và một sản pham mới có khả năng áp dụng công nghiệp thì người đó có quyền chiếm giữ và độc quyền khai thác?? Điều này rat gần gũi với học thuyết lao động khi khăng định con người có quyền sở hữu đối với thành quả lao động của chính mình.

Thứ hai là nguyên tắc công khai công nghệ Theo nguyên tắc này, người chiếm giữ độc quyên công nghệ có nghĩa vụ công bồ nội dung công nghệ cho xã hội biết và phạm vi độc quyền chỉ giới hạn tương ứng với nội dung được công bố Nguyên tắc này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đây sự phát triển công nghệ thông qua việc bảo hộ sáng chế Đây là hệ quả hợp lý của lý thuyết vị lợi khi giải được bài toán cân bằng lợi

ích cá nhân và lợi ích cộng đồng Cu thé, việc cong bố nội dung công nghệ như vậy, một

mặt tuyên bố việc công nghệ đó đã thuộc độc quyền của một người, mặt khác còn là việc thông báo lời giải quyết cho một van đề đang tồn tai Cứ như vậy, một độc quyền công nghệ được thiết lập, tri thức xã hội được đổi mới, đồng thời xã hội cũng đã tận dụng tôi ưu được các nguôn luc*?.

Nguyên tắc thứ ba là nguyên tắc đánh đổi Nguyên tắc nay còn được gọi là nguyên tắc khế ước (contract theory) hay thuyết tiết lộ (disclosure theory), theo đó, việc nhà sáng chế hay chủ sở hữu sáng chế tiết lộ sáng chế là cơ sở cho việc cấp bằng độc quyền sáng chế; nếu không, sáng chế sẽ có khả năng bị giữ kín thay vi được chia sẻ cho xã hội Nhu vậy, độc quyền công nghệ không phải một loại quyền tự nhiên, không tự động phát sinh mà chỉ phát sinh, tồn tại với những điều kiện nhất định Những điều kiện đó do pháp luật đặt ra nhằm đảm bảo việc bảo hộ luôn hướng đến khuyến khích đổi mới sáng tạo và cạnh tranh lành mạnh Việc công bố nội dung công nghệ là yêu cầu tiên quyết với

nhà sáng chê Đôi lại, nhà nước sẽ thừa nhận và bảo hộ quyên của người chiêm giữ công31 Nguyễn Mai Hương (2010), Bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế Luận văn Thạc sĩLuật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 9.

3? Nguyễn Mai Hương (2010), Bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế Luận văn Thạc sĩLuật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 9.

33 Nguyễn Mai Hương (2010), Bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế Luận văn Thạc sĩLuật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 9.

Trang 26

nghệ trong một thời hạn nhất định (thường từ 15 đến 20 năm) và việc thừa nhận được thé hiện băng cách nhà nước cấp bằng sáng chế Như vậy, độc quyền chỉ phát sinh trên cơ sở bang sáng chế, người tạo ra công nghệ nhưng không xin cấp bằng sáng chế, thì không thé độc quyền công nghệ đó.

2 Khái quát chung về trí tuệ nhân tạo 2.1 Tổng quan về trí tuệ nhân tạo

Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo dang dan phát triển, đi sâu vào đời sống của con người và có những tác động nhất định trong các lĩnh vực liên quan Khi nói đến sự hình thành của ngành này, có thể bắt đầu từ tháng 10/1950, ý tưởng xây dựng một chương trình về trí tuệ nhân tạo lần đầu được đề cập Cụ thể, nhà toán học người Anh Alan Turing đã tự giải quyết câu hỏi “Liệu máy móc có thể có suy nghĩ hay không?” bằng việc đưa ra khái niệm về “Turing Test — Phép thứ Turing” Đây được coi là một mô hình trừu tượng về máy tính mô tả tính chất việc xử lý các ký hiệu hình thức, giúp máy có khả năng học và suy nghĩ Đây được coi là biểu hiện đầu tiên của các máy tính được thiết lập trí tuệ nhân tạo Cho đến sau này, phép thử đó vẫn còn được sử dung.*4

Đến năm 1956, Hội thảo tại Dartmouth — Mỹ được tô chức bởi John McCarthy và Marvin Minsky với sự tham gia của nhiều nhà khoa học lẫy lừng trong đó có Allen Newell, Herbert Simon Đây được coi là Hội thảo đánh dấu cho sự ra đời của tên gọi “Artificial Intelligence — Trí tuệ nhân tao” và thành lập ngành Trí tuệ nhân tạo Những năm sau đó, cùng với sự lạc quan và quả quyết khăng định về vấn đề có thể hoàn toàn sao chép nguyên bộ não người vào phần cứng và phần mềm máy tính, nhà khoa học Simon đã tuyên bố: “Máy móc trong vòng 20 năm nữa sẽ có khả năng làm tất cả mọi việc con người làm” Minsky cũng cho răng: “Khoảng một thé hệ nữa, vấn dé tạo ra tri thông minh nhân tạo cơ bản sẽ được giải quyế?° Tuy nhiên, ngược lại với mong đợi, các chương trình máy tính thông minh tiến hành không thành công dẫn đến việc chính phủ Mỹ và Anh cắt giảm dần đầu tư trong lĩnh vực này °Š

Trải qua những thăng trầm, khó khăn ở giai đoạn đó cũng chính là động lực khiến các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn được bản chat của ngành, thay được những bat cập trong 34H6 Tú Bảo — Viện Khoa học va Công nghệ Việt Nam/ Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật

Bản : “Trí tuệ nhân tạo và chặng đường 50 năm”

35 Hồ Tú Bảo — Viện Khoa học va Công nghệ Việt Nam/ Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiễn Nhật

Bản : “Trí tuệ nhân tạo và chặng đường 50 năm”

Trang 27

hệ thống lập trình máy và khả năng mà chúng có thé đạt được Những năm 1990, tác động của tính toán và việc lưu trữ dữ liệu ngày càng phát triển, khả thi đối với một số trường hợp phức tạp Một số thành tựu đạt được như việc AI được áp dụng trong logic, chan đoán y học, khai thác và lưu trữ dữ liệu và nhiều lĩnh vực khác nhau Năm 1995, sự xuất hiện của AIML được phát triển bởi cộng đồng phần mềm miễn phí Alicebot và Tiến sĩ Richard Wallace đã đánh dấu bước tiến lớn cho trí tuệ nhân tạo Tiếp đó, sự kiện

máy tính thông minh thi đua với các kỳ thủ cờ vua — máy tính Deep Blue của IBM đã

chiến thắng nhà vô địch cờ vua thế giới Garry Kasparov vào năm 1997.*°

Trong vài năm trở lại đây, AI thật sự bùng nô, đặc biệt là từ năm 2015 Thành tựu điển hình cho ngành này chính là chương trình Machine learning va Deep learning Các nhà khoa học đã phát triển AI từ mờ nhạt trở thành một sự bùng nỗ với các ứng dụng

được sử dụng bởi hàng trăm triệu người môi ngày.

Machine learning được xem là ứng dụng các thuật toán dé phân tích cú pháp dit liệu, học hỏi từ nó và sau đó thực hiện một quyết định hoặc dự đoán về các vẫn đề có liên quan Alpha Go là một ví dụ hoàn hảo cho chương trình này, khi nó tiếp nhận và học hỏi một lượng lớn dữ liệu từ cách bước di cũng như tính toán của các cao thu dé đánh bai nhà vô địch thế giới Lee Sedol.

Với Deep learning, có thé hiểu nó như là một loại machine learning với “neural networks” (mạng thần kinh) sâu có thể xử lý dữ liệu theo cách tương tự như một bộ não con n8ười có thể thực hiện, nó đòi hỏi rất nhiều đữ liệu đầu vào và sức mạnh tính toán hơn, có kha năng làm cho các loại máy móc trợ giup có thể thực hiện được, gần hoặc giống hệt con người Chính nhờ Deep learning, ngành trí tuệ nhân tạo đã có nhiều gặt hái nhất định trong như ô tô không người lái, cải tiễn trong chăm sóc sức khỏe, đề xuất về bộ phim tốt hơn, 37

3 Hồ Tú Bảo — Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam/ Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật

Bản : “Tri tuệ nhân tạo và chặng đường 50 năm”

37 What’s the Difference between Artificial Intelligence, Machine learning and Deep learning? —

Michael Copeland; July 29,2016

Trang 28

Biểu đồ mô phỏng công nghệ Machine Learning và Deep Learning

Nhìn nhận xuyên suốt sự hình thành và phát triển, có thê nhận thấy, trí tuệ nhân tạo

đang từng bước phát triển mạnh, đứng vị trí quan trọng trong khoa học và sản xuất nhất là trong ngành công nghiệp trên toàn cau, trở thành động lực lớn thúc day sự phát triển

trên nên tảng dữ liệu cũng như sự tiên bộ công nghệ dân trở nên sô hóa.

Các công trình nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo đã bắt đầu xuất hiện rất nhiều từ năm 1950, thế nên hiện nay nhiều định nghĩa được đưa ra nhưng vẫn chưa có định nghĩa thống nhất Theo đó, vào năm 1955, trí tuệ nhân tạo đã được định nghĩa lần đầu tiên

bởi John McCarthy - nhà khoa học máy tính và khoa học nhận thức của Mỹ giai đoạn

1955 - 1956, ông cho rang “AI là bộ môn khoa học và kỹ thuật chế tao máy thông mỉnh."”39 Đến năm 1978, Bellman đưa ra định nghĩa trí tuệ nhân tạo là “ động hóa các hoạt động phù hợp với suy nghĩ con người, chẳng hạn các hoạt động ra quyết định, giải bài toán, #9, Sau đó vào năm 1991, trí tuệ nhân tạo được Rich anh Knight định nghĩa là “khoa học nghiên cứu xem làm thế nào để máy tính có thể thực hiện những công việc mà hiện con người còn làm tốt hơn máy tinh.’’ Gan đây, vào năm 2019, trong bài nghiên cứu của mình, Michael Haenlein và Andreas Kaplan đã định nghĩa trí tuệ nhân tạo là

38 Michael Haenlein and Andreas Kaplan (2019), ‘A Brief History of Artificial Intelligence: On the Past,Present, and Future of Artificial Intelligence.

3 AITopics(2018), A Brief History of AI.

“© Richard Ernest Bellman (1978), An Introduction to Artificial Intelligence: Can Computers Think?,

Boyd & Fraser Publishing Company, San Francisco.

Trang 29

“kha năng của hệ thong diễn giải dữ liệu bên ngoài một cách chỉnh xác, học hỏi từ những dữ liệu đó và sử dụng những kiến thức đó đề đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể thông qua sự thích ứng linh hoat”*! Mỗi khái niệm đều thê hiện cách nhìn khác nhau của các tác giả nhưng nhìn chung, các khái niệm đều khang định AI là một ngành

khoa học máy tính.

Từ đó, có thé hiểu Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence — viết tắt là AI) là ngành khoa học máy tính liên quan đến việc xây dựng các máy móc thông mình có khả năng thực hiện các tác vụ mang trí tuệ con người Đây được hiểu là “trí thông minh nhân

tạo” do con người tạo ra, không thuộc “trí thông minh tự nhiên” nhưng có khả năng họchỏi, tư duy như bộ não con người.

2.2 Tư cách pháp lý của trí tuệ nhân tao

Theo truyền thống thì chủ thể của quan hệ pháp luật là các cá nhân, pháp nhân và có thé có thêm một số chủ thé đặc thù khác Tuy nhiên, đến nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ cho thấy những công nghệ mới hoàn toàn có thể thay thế con

người trong việc “tư duy” và “quyết định hành động” (như các trí tuệ nhân tạo) Điều

đó có nghĩa là con người đang đứng trước những mối quan hệ pháp lý mới với các chủ thé hoàn toàn khác so với những chủ thể pháp ly chúng ta đã từng gặp như các pháp nhân, thậm chí cả các giao dịch điện tử (hợp đồng điện tử, chữ ký điện tử, ) Bởi vì dù

có tư cách pháp lý riêng nhưng các pháp nhân hay các hình thức giao dịch điện tử cho

đến nay vẫn phải được thực hiện thông qua hành vi của con người Trong khi đó, sự xuất hiện của các trí tuệ nhân tạo sẽ có thể không cần tới, thậm chí không thể bị điều khiển bởi ý chí của con người Minh chứng điển hình là hồi cuối tháng 7/2017, hai chương trình trí tuệ nhân tạo do các kỹ sư Facebook phát triển đã tự tạo ra một ngôn ngữ riêng

“1 Richard Ernest Bellman (1978), An Introduction to Artificial Intelligence: Can Computers Think?,

Boyd & Fraser Publishing Company, San Francisco.

Trang 30

dé liên lạc với nhau mà không kỹ su nào hiêu được nội dung giao tiêp đó, dù rang sauđó các nhà nghiên cứu nói rang “có thê hiéu được kêt quả của cuộc hội thoại”.*

Ngày 25/10/2017, Ả-rập Xê-út đã gây chú ý với quyết định trao tư cách công dân cho người máy có tên Sophia Liên minh Châu Âu cũng rất chú trọng đến sự phát triển trong lĩnh vực này Do đó, vào năm 2012, Hiệp hội Đối tác về Người máy ở Châu Âu (SPARC) đã được khởi động với mục đích nhằm thúc day một cách có hệ thống sự phát triển của robot trong sản xuất, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, chính phủ, thương mại, hậu cần và vận tải và các lĩnh vực khác Tổng ngân sách cho sáng kiến là 700 triệu euro dưới hình thức tai trợ của Uy ban Châu Âu“ Năm 2012, Ủy ban Châu Âu đã khởi xướng dự án Robolaw nhằm hệ thông hóa và phân tích các biện pháp quản lý hiện có trong lĩnh vực robot Các nhà nghiên cứu trong khuôn khô dự án đã đề cập đến các van đề về thuật ngữ, quy phạm pháp luật và đạo đức Các kết quả của hoạt động này đã góp phân hình thành cơ sở cho Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu ngày 16.02.2017 số 2015/2103 (INL) “Bộ quy tắc về quyền dân sự đối với robot” Nghị quyết bao gồm các cách tiếp cận dé xác định các thuật ngữ cơ bản về robot, thiết lập trách nhiệm và các van dé quan trọng khác trong lĩnh vực nay, cũng như một số điều khoản hoàn toàn mới, chăng hạn như đề xuất thành lập Cơ quan Châu Âu về kỹ thuật robot và AI cũng như giới thiệu địa vị của "nhân cách điện tử" đối với robot“ Mặc dù không phải tất cả những sáng kiến nêu trên đều được triển khai trên thực tế, nhưng có thé khang định rằng Nghị quyết nay của Liên minh Châu Âu có thé được xem như một điển hình của một dạng luật “mềm” và nhiêu điêu khoản của nó có thê được tiêp tục xem xét đên trong tương lai.

* Báo Nhân dân (2017), Facebook xóa số trí tuệ nhân tạo có khả năng tự sáng tạo ra ngôn ngữ mới,

http://nhandan.com.vn/congnghe/item/33622 1 02-facebook-xoa-so-tri-tue-nhan-tao-co-kha-nang-tu-sang-tao-ra-ngon-ngu-moi.html, truy cập ngày 23/2/2022.

43 VNReview (2017), Facebook đã không hoảng sợ và tắt chương trình AI tự tạo ra ngôn ngữ như tin

đồn,https://vnreview.vn/thread-old/facebook-da-khong-hoang-so-va-tat-ai-tu-tao-ra-ngon-ngu-nhu-tin-don.2232722, truy cập ngày 25/2/20222.

“4 EU Robotics What is SPARC? The partnership for robotics in Europe

https://www.eu-robotics.net/sparc/about/index.html, truy cap 25/2/2021

4 EU Robotics What is SPARC? The partnership for robotics in Europe

https://www.eu-robotics.net/sparc/about/index.html, truy cap 25/2/2021

Trang 31

Hop Quốc ngày 11 tháng 10 năm 2017.

Những động thái nêu trên rõ ràng cho thay xu hướng mở rộng phạm vi chủ thé của các quyền thay vì chỉ đành cho chủ thể truyền thống là các cá nhân con người Và xu hướng đó cũng đặt ra một số vấn đề pháp lý như khả năng thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của AI Rõ ràng là chúng ta không thê truy cứu trách nhiệm pháp lý giống như đối với pháp nhân khi xảy ra một van dé/thiét hại nào đó Bởi xét đến cùng, trách nhiệm của

pháp nhân vẫn phải được thực thi bởi những con người đại diện cho pháp nhân đó Còn

người máy thì có thể không cần đến người đại diện về pháp lý*9.

Tại Việt Nam AI được xác định trong “Chiến lược Quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030” là “một lĩnh vực công nghệ nên tảng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư vấn, góp phần quan trọng tạo bước phát triển đột phá về năng lực sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đây phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững” Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay chưa thé bao quát hết những quan hệ pháp luật liên quan đến AI có thé phát sinh trong tương lai như chủ sở hữu tài sản trí tuệ do AI tạo ra hay giao dịch các loại tài sản này Hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn đang ở trạng thái điều chỉnh các quan hệ xã hội truyền thống liên quan đến thể nhân, pháp nhân, tổ chức không có tư cách pháp nhân Không gian pháp lý dành

46 PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh, Tác động của trí tuệ nhân tạo tới một số lĩnh vực của Luật tư.

Trang 32

cho các quan hệ pháp luật có sự tham gia của công nghệ còn hạn hep*’ Do vậy, dé theo kịp với nhu cầu và thực tế phát triển, Việt Nam cần nghiên cứu dé đưa ra nhưng cơ chế pháp ly phù hợp nhằm điều chỉnh các quan hệ liên quan đến phát triển và ứng dụng AI.

2.3 Phân loại trí tuệ nhân tạo

2.3.1 Trí tuệ nhân tạo yếu (Weak Al)

AI yếu được hiểu là trí thông minh của máy móc bị giới hạn trong một khu vực cụ thê hoặc hạn hẹp Nó là chương trình máy tính mô phỏng hành vi của con người và mang lại lợi ích bang việc tự động hóa các công việc tốn thời gian, phân tích dữ liệu theo cách mà đôi lúc con người không thực hiện được.'Š

Mục tiêu của chương trình AI này là để tạo ra một công nghệ giúp máy móc và máy tính thực hiện các nhiệm vụ giải quyết van đề hoặc lý luận cụ thể với tốc độ nhanh hơn con người “?

Vi dụ điển hình có thê kế đến là phần mềm máy tính dưới dạng trí thông minh nhân tạo AlphaGo được phát triển bởi công ty con của Google — DeepMind tại London, Anh năm 2015 AlphaGo được thiết kế mô phỏng hoạt động của não người Với thuật toán phân tích các phương án dựa trên xác suất và kết hợp với các bộ quy tắc giúp đưa ra nước đi đúng đắn trong bộ môn cờ vây, phân tích những sai lần nhằm đưa ra phương án tốt hơn cho những lần chơi sau đó Tính tới hiện nay, lượng dữ liệu các trận dau cờ vây

mà Alphago nhập vào giúp nó có kinh nghiệm tương đương với 80 năm chơi cờ vây liên

tục Hay gần hon là các trợ ly cá nhân dựa trên giọng nói như Siri, Alexa được coi là AI yếu bởi chúng hoạt động trong một chức năng được xác định trước.

AI yếu có các đặc điểm như sau:

Thứ nhất, AI yếu không thể thực hiện vượt quá lĩnh vực hoặc giới hạn của nó, dựa trên tinh chất được đào tạo cho một nhiệm vụ cụ thé Ví dụ: một AI có khả năng hướng

47 Twu Minh Sang, Trần Đức Thanh Trí tuệ nhân tạo và những thách thức pháp lý Nguồn: Tạp chí Khoa

học và công nghệ Việt Nam

‘8 Difference between strong and weak AI,

http://www.differencebetween.net/technology/difference-between-strong-and-weak-ai/ truy cập ngày 09/03/2022.

” Difference between strong and weak AI,

http://www.differencebetween.net/technology/difference-between-strong-and-weak-ai/ truy cap ngay 09/03/2022.

Trang 33

dẫn con người lái xe đến một điểm nhất định từ A đến B thường sẽ không có khả năng

trong việc don dẹp nhà cửa hay thách dau con người chơi cờ vua,

Thứ hai, AI yếu tuy có thê mô phỏng ý thức của con người nhưng thực tế lại không

thực hiện được Ví dụ: Thí nghiệm tưởng tượng “Phòng Trung Hoa” của John Searle.

Thí nghiệm này được đề xuất vào năm 1980 Ông tưởng tượng rằng mình ở trong phòng gồm những hộp đựng chữ Trung Quốc mà không biết nghĩa của chúng Bên cạnh ông đặt một cuốn sách hướng dẫn tiếng Trung Trong trường hợp nếu có người nói tiếng Trung Quốc với ông qua cửa căn phòng thì việc dựa vào cuốn sách hướng dẫn đó, ông có thê trò chuyện được với họ Tưởng rang đây có vẻ như là yếu tố của AI mạnh (strong AI) nhưng nếu không được nhắc lời, người trong phòng sẽ không thể nói hoặc hiểu

được Bởi vì người đó không mô phỏng được ý thức của con người mà chỉ làm theo

hướng dẫn của người điêu khiến, nên có thé thay rõ đặc trưng này của AI yếu.

AI yếu có khả năng khiến dit liệu lớn thành thông tin có thé sử dụng bằng việc phát hiện các mẫu và đưa ra dự đoán Ví dụ: Bộ lọc thư rác của máy tính, cụ thể máy tính sử dụng thuật toán nhằm tìm thư có khả năng là thư rác sau đó tự động chuyền từ hộp thư đến mục thư rác News feed của Facebook, mặt hàng được đề xuất của Amazon và Siri của Apple thì công nghệ iPhone đều trả lời được những câu hỏi khi người dùng có yêu cầu.

2.3.2 Trí tuệ nhân tạo mạnh (Strong Al)

Chương trình này là cấp độ thông minh mà máy móc có thé hỗ trợ cho quan điểm rằng máy móc thực sự có thê phát triển ý thức ngang với con người, thậm chí vượt qua trí tuệ của con người, đồng thời thực hiện những nhiệm vụ tốt hơn so với con nguoi với những đặc tính nhận thức của mình *° Đây được coi là AI mạnh (Strong AI) Trên thực tế, đây vẫn mới chỉ tồn tại ở một dang lý thuyết mà chưa có sản phẩm nào được thừa

nhận là Strong AI.

AI mạnh có các đặc điêm như sau:

°° Difference between strong and weak AI,

http://www.differencebetween.net/technology/difference-between-strong-and-weak-ai/ truy cap ngay 09/03/2022.

Trang 34

Thứ nhất, AI mạnh có khả năng thực hiện thao tác độc lập với con người dé tự thé hiện tac pham dưới dạng vật chat nhất định bao gồm khả năng suy luận, giải câu đó, đưa ra phán đoán, lập kế hoạch, học tập va giao tiếp Bên cạnh đó, nó cũng có ý thức, khả năng tự nhận thức, tri giác, suy nghĩ khách quan và sự khôn ngoan °!

Thứ hai, AI mạnh được coi là thông minh hơn nhiều so với con người trong hau hết các lĩnh vực Nó sở hữu thuật toán phức tạp giúp các hệ thống hành động ở nhiều tình huống khác nhau, từ đó các máy móc của AI mạnh có thê tự đưa ra quyết định một cách độc lập, tự suy nghĩ và hoàn thành những nhiệm vụ phức tạp mà không cần đến sự trợ giúp từ con người >

Ngoài tên gọi là Strong AT (AI mạnh) còn có các tên gọi khác như True Intelligence

(Trí tuệ dich thực) hay Artificial General Intelligence (Trí tuệ tong hợp nhân tạo AGI) Cụ thê chúng ta có thé bắt gặp trong những bộ phim khoa học viễn tưởng như “The

Terminator’, “I-Robot”,

Với khả năng của Strong AI sẽ tạo một số lợi ích tiềm năng trong tương lai: Nó có

thê tác động tích cực và đáng kê đên xã hội băng cách tăng năng suât và của cải Con

người có thé được hỗ trợ việc thực hiện những công việc khó khăn, thậm chí là những việc chưa thể tưởng tượng được trong hiện tại.

2.4 Các chủ thể con người liên quan

Trong quá trình hình thành các sản phẩm do AI tạo ra, bên cạnh vai trò trung tâm của AI, còn có sự đóng góp của các chủ thé con người, bao gồm: Chủ thé sáng tạo ra tri tuệ nhân tạo và chủ thể sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Chủ thể tạo ra trí tuệ nhân tạo

Chủ thé tạo ra AI được hiểu là những lập trình viên viết ra các thuật toán theo mục

đích của mình từ đó tạo nên chương trình máy tính có trí thông minh nhân tạo.

>! Difference between strong and weak AI,

http://www.differencebetween.net/technology/difference-between-strong-and-weak-ai/ truy cập ngày 09/03/2022.

» Difference between strong and weak AI,

http://www.differencebetween.net/technology/difference-between-strong-and-weak-ai/ truy cap ngay 09/03/2022.

Trang 35

Với cách thiết lập hệ thống chương trình máy tính của riêng mình, các lập trình viên AI có thé quyết định địa điểm, ly do sử dung AI hoặc giới hạn quyền sử dụng của người dùng theo mục đích khác nhau Đề hệ thống này có thể hoạt động hiệu quả, các nhà nghiên cứu, lập trình viên phải xây dựng dựa trên những nguyên lý lý thuyết vững chắc bao gồm các thuật toán cần thiết dé áp dụng tri thức, các cấu trúc dit liệu dùng cho biéu diễn tri thức và các ngôn ngữ, kỹ thuật lập trình cho van dé cài đặt chương trình°3 Trước đây, AI chưa phát triển như hiện nay, việc máy tính hay các phần mềm tạo ra các sản phẩm van học, âm nhạc, kịch nghé, cần có sự hỗ trợ từ con người như việc lập trình

code, chạy chương trình,

Trong lĩnh vực nghệ thuật, hầu hết các tác pham do may tinh tao ra chu yếu dựa trên đầu vào sáng tạo của lập trình viên; máy móc thường là một công cụ hoặc một công cụ rất giống như chổi vẽ hoặc vải vẽ?“ Nhưng ngày nay, chúng ta đang sống trong cuộc cách cách mạng công nghệ mà đòi hỏi phải lưu ý về sự tương tác giữa máy tính và quá trình sáng tạo Cuộc cách mạng đó được củng cố bởi sự phát trién nhanh chóng của phần mềm dé máy học, một tập hợp con của trí tuệ nhân tạo mà tạo ra các hệ thống tự trỊ, có khả năng học hỏi nhưng không cần người lập trình cụ thể°Š Vì thế, hiện nay, đối tượng tạo ra AI còn có thé là chính trí tuệ nhân tạo, các hệ thống chương trình máy tính được xác lập là có trí thông minh Chúng có khả năng tạo ra các tác phẩm một cách độc lập VỚI con người.

Vi dụ: Năm 2016, dự án của một nhóm nhà nghiên cứu tai Hà Lan đã cho trưng baymột bức chân dung tên là The Next Rembrandt — bức tranh in 3D do máy tinh tạo ra

được phát triển bởi một thuận toán nhận dạng khuôn mặt đã quét dữ liệu 346 bức tranh

của họa sĩ Ha Lan trong vòng 18 tháng Cùng với đó, DeepMind của Google đã đưa ra

phần mềm có khả năng tạo ra âm nhạc băng cách nghe bản ghi âm Hay máy tính có khả năng viết thơ, sáng tác nhạc kịch, biên tập bài nhảy,

Chii thé sử dung trí tuệ nhán tao

"3 Võ Huỳnh Trâm, Trần Ngân Bình, Trí tuệ nhân tạo, tập bài giảng, Đại học Cần Thơ.4 Andres Guadamuz — Artificial intelligence and copyright — WIPO magazine

5 Pham Phi Anh (Dịch và biên soạn), Tri tué nhân tạo và bản quyền

Trang 36

Trí tuệ nhân tạo được tạo ra một phần nhằm phục vụ cho nhu cầu của con người Vì vậy, người dùng trí tuệ nhân tạo ở đây được hiểu là chủ thé có nhu cầu sử dụng trí tuệ nhân tạo (cá nhân, tổ chức, các công ty, doanh nghiệp ) trong các mục đích nhất định như y tế, công nghệ, sản xuất, giáo duc hay các sinh hoạt hàng ngày trong đời sống,

Trong sở hữu trí tuệ, người dùng có thé là chủ sở hữu của AI hoặc người sử dung AI như một công cụ để sáng tạo nghệ thuật Người dùng là người quyết định và đưa ra hướng dẫn dé AI thực hiện quá trình sáng tao ra kết quả cuối cùng Vì vậy, có thé nói, việc tạo ra sản phâm một phan phụ thuộc vào ý chí của người dùng Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể sử dụng AT theo một cách đặc biệt mà lập trình viên không hề dự đoán được” Nói cách khác, ý chí của lập trình viên tạo ra AI và ý chí của người dùng tạo ra tác phẩm của AI.

3 Sản phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo

3.1 Khái niệm

Như đã nói ở trên, trí tuệ nhân tạo thường được các lập trình viên phát triển và thé hiện dưới hình thức robot chơi cờ và đạt được nhiều thành tựu ở giai đoạn đầu tiên.

Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, theo dòng chảy của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

trí tuệ nhân tạo dần đi sâu vào đời sống và tạo được mối liên kết với con người trong các lĩnh vực liên quan đến máy tính như tìm kiếm thông tin, nhận dạng khuôn mặt, giọng

nói, lái xe tự động, và thậm chí là lĩnh vực tưởng chừng như là chỉ dành riêng cho con

người đó là nghệ thuật Ví dụ điển hình là cuốn tiểu thuyết “The World from Now On” được viết băng tiếng Anh bởi nhà văn AI Birampung - đồng phát triển bởi công ty AI Dapumda và công ty xử lý ngôn ngữ tự nhiên Namaesseu và Hàn Quốc Hay bức chân dung “The Next Rembrandt” - tai hiện toàn bộ phong cách của danh họa Rembrandt ở thé kỷ 17 do máy tính tạo ra sau khi phân tích hàng nghìn tác phẩm của ông: Bởi vậy, sự phát triển của AI cho thấy ngoài con người là chủ thé tạo ra các tác phẩm nghệ thuật thì trí tuệ nhân tạo cũng có khả năng tạo ra những tác phẩm tương tự.

°° Wu, 175; Samuelson, “Allocating Ownership Rights in Computer-Generated Works”

Trang 37

ZÌz-?JeJ Ala

ke ————— em

Cuốn tiểu thuyết "The Worldfrom Now On"

So với trước đây, khi máy tính chi có thé tao ra những tác phẩm nghệ thuật thô sơ, hầu hết phụ thuộc chủ yếu vào sáng tạo của các lập trình viên, thì ngày nay, các phần mềm tự học phát triển nhanh chóng, cho phép máy móc có khả năng học tập, tự đưa ra quyết định nhờ vậy mà chi cần cung cấp những dit liệu cần thiết, máy móc đó sẽ sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật hay sáng chế mới một cách độc lập.

Trang 38

Định nghĩa tác pham do máy tính tao ra cũng được quy định tại Điều 178 của CDPA “la tac phẩm được tạo ra bởi máy tinh mà không có sự tham gia của tác giả là con nguoi” Như vay, có thé hiểu một số chương trình máy tinh AI được phát triển mà cho phép chúng học hỏi từ đữ liệu đầu vào, phát triển và đưa ra các quyết định trong

tương lai một cách độc lập hoặc có định hướng Từ đó, chúng tạo ra các mẫu mới, các

tác phẩm mới (sau đây gọi là sản pham do AI tạo ra) thông qua quy trình thông minh

theo sự phát minh, hướng dẫn của con người; hoặc thông qua khả năng tự thực hiện,

chịu trách nhiệm trong quá trình phát minh tác phẩm mới mà sự can thiệp của con người ở mức độ thấp Các sản phẩm này, thay vì được tạo ra bởi trí óc của con người, nó còn được tạo ra bởi một mạng thần kinh nhân tạo (Neural Network) có quy trình tương tự

với quy trình tư duy trong bộ não con người.3.2 Phân loại

Dựa trên mức độ phụ thuộc vào máy móc, sản phâm do AI tạo ra cũng được phân ra thành nhiều cấp độ bao gồm: Sản phẩm do máy tính hỗ trợ (Computer - assisted Works, CAW) và sản phẩm do máy tính thực hiện (Computer - generated Works, CGW)

3.2.1 CAW

Sản phẩm được xem là do máy tính hỗ trợ (CAW) là khi con người coi AI như là công cụ dé sử dụng trong quá trình sáng tạo Các sản phâm này chủ yếu dựa vào đầu vào sáng tạo của lập trình viên Trên thực tẾ, quá trình thực hiện này biểu hiện ở từng mức độ như phần mềm hỗ trợ Microsoft Office, Adobe Photoshop, Corel Studio, hay chụp hình băng máy ảnh với chức năng nhận dạng khuôn mặt một cách tự động, điều chỉnh ánh sang, ; Hoặc phức tạp hơn là thiết kế nhân vật ảo được lập trình AI trong trò chơi điện tử đê độc lập dự đoán và tương tác với người chơi,

Trong quá trình sáng tạo, pháp luật các nước đều đồng thuận việc tác giả sử dụng các công cụ hỗ trợ sẽ không làm mắt đi tính nguyên gốc của tác phẩm - một trong những điều kiện tiên quyết dé được công nhận là tác phẩm Công cụ hỗ trợ có thể dưới dạng thô sơ như giấy, bút hay hiện đại hơn như máy tinh, chang han dé nhà văn, nhac sĩ, soạn bản thảo tác phẩm Tại Hoa Kỳ, điều này được chứng minh qua án lệ từ năm 1884 của Tòa án Tối cao trong vụ kiện Burrow - Giles Lithographic Co v Sarony Theo đó, chiêc máy ảnh mà Sarony dùng đê chụp nhà văn Oscar Wilde chỉ được xem là công cụ

Trang 39

dé tác giả tạo nên bản gốc của tác phâm nghệ thuật Sau hơn 100 năm, dù máy ảnh ngày nay đã được nâng cấp kỹ thuật số, kết hợp với phần mềm máy tính khiến phần lớn các công đoạn cho ra đời tắm ảnh trở nên tự động hóa, nguyên tắc mà Tòa án Tối cao đưa ra từ năm 1884 vẫn được áp dụng đề xác định tác giả của hàng triệu bức ảnh mỗi ngày.

Như vậy, có thê nói, bảo hộ tác phẩm CAW không phải là vướng mắc của pháp luật hiện hành khi mức độ hiện đại của công cụ hỗ trợ, ké cả trường hợp công cụ đó được tích hợp trí tuệ nhân tạo cũng không làm sai lệch bản chất của chúng theo tinh thần của pháp luật quyền tác giả Do đó, trong các phần tiếp theo của bài viết, tác giả chỉ tập trung phân tích thực trạng pháp luật và khả năng bảo hộ của tác phẩm CGW.

3.2.2 CGW

Đối với sản pham do máy tính thực hiện (CGW) được hiểu là khi các chương trình máy tính chịu trách nhiệm chủ yếu trong quá trình hình thành và phát triển sản

phâm, mà ở đó, con người đóng vai trò ở mức độ thâp.

>’ Kalin Hristov (2017), Artificial Intelligence and The Copyright Dilemma, The Journal of The

Franklin Pierce Center for Intellectual Property, Volume 57 Number 3, page 435

Trang 40

Chương trình máy tính ở đây không còn được xem là công cụ nữa bởi nó đưa ra

các quyết định liên quan đến quá trình sáng tạo mà không cần sự can thiệp của con người Đồng thời, trong quá trình hình thành tác phâm, có dự báo kết quả đầu ra như cung cấp từ ngữ, cốt truyện, nhân vật dé máy tinh sáng tác cuốn tiểu thuyết “The Day a Machine Writes a Novel” hay khi chỉ cung cấp đầu vào là bức tranh gốc của danh họa tạo ra bức họa “The Next Rembrandt’; hoặc trường hợp robot nói tiếng Anh của Fair -nhóm Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo Facebook gần như không cần sự can thiệp của con người hay sự dự đoán trước kết qua dau ra, cụ thé chúng đã tự phát triển hệ thống mã hóa mới và bắt đầu giao tiếp băng ngôn ngữ mà chúng cho răng hiệu quả hơn, đem lại

kết quả nằm ngoài dự đoán của các nhà khoa học Việc bảo hộ các sản phẩm CGW sẽ

được phân tích kĩ hơn ở các phần sau.

Ngày đăng: 31/03/2024, 03:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan