Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến luật sở hữu trí tuệ Việt Nam: Phân tích và đề xuất

MỤC LỤC

Những đóng góp mới về khoa học của khoá luận Khoá luận có một số đóng góp mới sau đây

- Đánh giá khoa học về thực tiễn pháp luật SHTT Việt Nam trong thời đại phát triển của cuộc CMCN 4.0, phân tích sự bất hợp lí, thiếu cơ chế pháp lý để bảo vệ quyền SHTT của các văn bản pháp luật. - Đưa ra những định hướng cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm và thực thi quyền SHTT trong CMCN 4.0.

Kết cấu của khoá luận

Những lĩnh vực công nghệ chính của cách mạng công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng lớn đến Sở hữu trí tuệ

    Để nắm bắt được sự phát triển của AI điều đầu tiên là tăng cường nhận thức cho các doanh nghiệp, nhà trường, đơn vị nghiên cứu ví dụ như tập đoàn FPT hay FPT.AI, Viettel cũng đẩy mạnh những nghiên cứu và cho ra đời những giải pháp Chính phủ điện tử, quản lí giáo dục (SMAS), quản lý và đôn đốc bán hàng cho chuỗi phân phối (DMS.One), hệ thống công tơ điện tử một pha hộ gia đình (SMMS.One), hệ thống văn phòng điện tử (Voffice),… Tổ hợp giáo dục trực tuyến lớn nhất Việt Nam cũng khởi động Topica AI Lab với mong muốn đưa những ý tưởng phát triển sản phẩm ứng dụng AI thực sự đi vào đời sống,… Có thể kể đến vài cái tên khác với những nghiên cứu liên quan đến ngành này như: VNG, VC Corp, Viện công nghệ thông tin IOIA,…9. Trên thế giới rất nhiều những lĩnh vực đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của công nghệ 3D như: công nghiệp sản xuất, công nghiệp điện tử, hàng không vũ trụ , mô hình sinh học, thực phẩm, kiến trúc xây dựng,… Tại Việt Nam hiện nay máy in 3D đang dần phổ biến với giá thành khá rẻ, giúp hoàn thiện được mọi ý tưởng của con người đặc biệt là trong lĩ/ /nh vực Y tế khi các bác sĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã sử dụng mảnh sọ nhân tạo để vá lỗ thủng trên hộp sọ rộng gần 140mm của một bệnh nhân 17 tuổi, tới nay bệnh nhân đã bình phục hoàn toàn15. Tại Điều 13 Luật SHTT cũng giải thích tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Mới đây 25/10/2017, Sophia trở thành nữ robot đầu tiên được trao quyền công dân ở Arab Saudi gây bất ngờ và nhiều ý kiến trái chiều vì Sophia đã từng có nhiều phát ngôn, tuyên bố như đòi quyền bình đẳng như con người, muốn lập gia đình, sinh con, kêu gọi quyền lợi cho phụ nữ ở Arab Saudi,… từ những nhận thức này thì việc đòi hỏi được bảo hộ sản phẩm sáng tạo của AI chỉ còn là vấn đề thời gian khi trí tuệ nhân tạo đang là một “vũ khí” dần len lỏi và khẳng định được những ưu thế nhất định trong cuộc sống của con người.

    Luật sở hữu trí tuệ và Internet kết nối vạn vật (Internet of things) Xu thế IoT đã hiện hữu trong rất nhiều ngành sản xuất, trong điều hành lưới

    Trong nội dung của vụ việc Apple kiện Samsung không chỉ là đối với văn bằng kiểu dáng công nghiệp mà còn bao gồm cả hành vi xâm phạm quyền SHTT được bảo hộ đối với văn bằng giải pháp hữu ích và trade dress (có thể được hiểu là hình ảnh thương mại tổng thể của sản phẩm/dịch vụ để chỉ ra/xác định nguồn gốc, phân biệt với sản phẩm/dịch vụ của người khác, có thể được bảo hộ bằng cách đăng ký tương tự như đăng ký nhãn hiệu hoặc theo luật án lệ - đạt. được thông qua việc sử dụng trong thương mại theo quy định của Luật nhãn hiệu Hoa Kỳ, đây là một khái niệm tương đối mới và hiện tại pháp luật Việt Nam chưa có quy định điều chỉnh)23. Ở Việt Nam tuy Luật chưa quy định Bảo hộ CTMT dưới danh nghĩa sáng chế tuy nhiên Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế do Cục SHTT Việt Nam ban hành lại quy định: “Mặc dù chương trình máy tính thuộc danh mục các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế nhưng nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ có đặc tính kỹ thuật và thực sự là một giải pháp kỹ thuật, nhằm giải quyết một vấn đề kỹ thuật bằng một phương tiện kỹ thuật để tạo ra một hiệu quả kỹ thuật thì nó có thể được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế”26.

    Luật sở hữu trí tuệ và Dữ liệu lớn (Big DATA)

    - Tại Điều 2 của Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật quy định: Các tuyển tập các tác phẩm văn học nghệ thuật, các bộ bách khoa từ điển và các hợp tuyển mà do việc chọn lọc hay kết cấu các tư liệu, tạo thành một sáng tạo trí tuệ, cũng được bảo hộ như một tác phẩm, miễn không phương hại quyền tác giả của các tác phẩm tạo nên các hợp tuyển này. Lý do rất đơn giản khi số bằng sáng chế không tăng gấp đôi trong 50 năm qua, các nhà cấp bằng sáng chế và số lượng người cấp bằng sáng chế không phát triển nhanh chóng trong một vài năm tới và những quy định về việc chuyển những “ý tưởng trừu tượng” thành một phát minh sáng chế để chỉ cấp bằng sáng chế về công nghệ thực sự mới là điều không hề dễ dàng vì vậy sẽ có nguy cơ cao nhiều sáng chế bị từ chối và không đạt yêu cầu29.

    Luật sở hữu trí tuệ và Công nghệ in 3D

    Vì vậy cần có những thay đổi ở quy phạm pháp luật để hạn chế việc sản xuất sản phẩm 3D vi phạm cũng như dự liệu những vấn đề phát sinh trong mối quan hệ giữa các chủ thể từ người nắm bản quyền kiểu dáng công nghiệp, người cung cấp các file CAD cho tới người thực hiện bản in 3D thành sản phẩm và phân phối ra thị trường. Các ngoại lệ trong luật SHTT cũng được áp dụng cho in ấn 3D, điều này được thể hiện qua Hiệp định định TRIPS (Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến Thương Mại của SHTT) quy định rằng các nước thành viên có thể cung cấp các ngoại lệ hạn chế đối với độc quyền được cấp bằng sáng chế cụ thể theo Luật SHTT Việt Nam cho biết khi một đối tượng được bảo hộ nhãn hiệu hoặc bằng sáng chế được in cho mục đích sử dụng cá nhân thuần tuý và phi thương mại thì không bị coi là vi phạm quyền SHTT.

    Phương hướng hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm pháp lý và kiểm soát những vấn đề cơ bản tác động đến luật sở hữu trí tuệ trong cuộc

    Nhu cầu cải cách hệ thống pháp luật phù hợp với sự phát triển của thế giới đòi hỏi khung pháp lý phải có những sự thay đổi để đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể có liên quan và tài sản SHTT, điều tiết hoạt động khoa học – xã hội, phát triển kinh doanh theo quy định của luật pháp Việt Nam và quốc tế từ đó khuyến khích, đẩy mạnh sự sáng tạo cũng chính là chìa khoá trong kỉ nguyên công nghệ 4.0 hiện nay. Theo đấy sẽ có những lĩnh vực pháp luật chủ yếu chú trọng điều chỉnh về nguyên tắc, khuôn khổ pháp lý, có lĩnh vực lại cần ở mức độ cụ thể cao hơn, hoạt động giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật cũng sẽ phải thay đổi để phù hợp, đối với các văn bản pháp luật về công nghệ thông tin cũng như các văn bản pháp luật khác dưới tác động mạnh mẽ của công nghệ thông tin và các thành tựu tiên tiến khác của CMCN 4.035.

    Một số nội dung cụ thể, cơ bản cần hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ nhằm đảm bảo pháp lý và kiểm soát những vấn đề cơ bản tác động đến

      Thứ nhất, Để các doanh nghiệp hay cá nhân hoặc nhóm cá nhân nắm giữ bản quyền các tác phẩm nghệ thuật và có quyền quyết định trong việc bảo vệ và khai thác khi những chủ thể trên đã có sự uỷ thác có hiệu quả cho AI để tạo ra công việc cho nó, bởi bản thân AI không có (hoặc chưa có) nhu cầu ghi nhận mình là tác giả và hưởng các quyền nhân thân và tài sản. Dựa theo sự tham khảo từ nhiều nguồn và nghiên cứu của riêng tác giả, tác giả nhận định rằng có thể chúng ta nên xem xét việc tạo ra một quyền riêng cho việc in ấn 3D để giải quyết các thách thức đang nổi lên và bổ sung vào những quy định pháp lý đang hiện có giúp vừa bảo vệ tài sản SHTT vừa thúc đẩy hoạt động sáng tạo và ứng dụng công nghệ in 3D.