1.1.1 Khai niệm vụ án dân sự1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của nghĩa vụ chứng minh của nguyên đơntrong giải quyết vụ an dan su 1.2 Đặc điểm của nghĩa vụ chứng minh của nguyên đơn trong giảiqu
Trang 1NGUYEN THỊ THU HUONG
452353
NGHĨA VU CHUNG MINH CUA NGUYÊN DON TRONG GIẢI QUYET VỤ AN DÂN SU VÀ THỰC
TIEN THỰC HIEN TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN QUAN
CẬU GIẦY, THÀNH PHO HÀ NOI
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
Hà Nội, 2023
Trang 2BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGUYEN THỊ THU HUONG
452353
NGHĨA VỤ CHÚNG MINH CỦA NGUYÊN ĐƠN TRONG GIẢI QUYET VỤ ÁN DÂN SỰ VÀ THỰC TIẾN THỰC HIỆN TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN QUẬN
CẤU GIAY, THÀNH PHO HÀ NỘI
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYEN THỊ HƯƠNG
Hà Nội, 2023
Trang 3LOI CAM DOAN
Toi xin cam đoan đây là cong trình nghiên cứu của riêng toi,
các kết luận, số liệu trong khóa luận tốt nghiệp là trung
thực, dam bảo độ tin cậy /.
Xác nhận của Tác giả khóa luận tot nghiệp
giảng viên hướng dan
TS Nguyễu Thị Hương Nguyễu Thị Thu Hường
Trang 51.1.1 Khai niệm vụ án dân sự
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của nghĩa vụ chứng minh của nguyên đơntrong giải quyết vụ an dan su
1.2 Đặc điểm của nghĩa vụ chứng minh của nguyên đơn trong giảiquyết vụ án dân sự
1.3 Ý ngiĩa của nghĩa vụ chứng minh của nguyên đơn trong giảiquyết vụ án dân sự
Kết luận chương 1
Chương 2: Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về nghĩa vụ
2.3 Biện pháp thu thập chứng minh
2.4 Nghia vụ chứng minh của nguyên đơn qua các giai đoạn xét xt 2.5 Thời hạn giao nộp chứng cứ
2.6 Các quy định nhằm bao đảm việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh
của nguyên đơn trong quá trình giả: quyết vu án dan sự
Trang 6Két luận chương 2
Chương 3: Thục tiễn thực hiện quy định pháp luật tố tụng dân
sự về nghĩa vu chứng minh của nguyên đơn trong vụ án dân sự
tại Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, kiến nghị và giải pháp thực
3.1 Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật tô tung dan sự về nghĩa vụ
chứng minh của nguyên đơn trong vu an dan sự tại Tòa án nhân dan
quận Câu Giây và nguyên nhân
3.1.1 Đánh giá kết quả thực hiện quy định pháp luật tô tụng dân sự về
nghĩa vụ chứng minh của nguyên đơn tại TAND quận Cau Giấy
3.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc
thực hiện quy định pháp luật tô tung dân sự về nghĩa vu chứng minh
của nguyên đơn trong giải quyết vụ án dân sự từ thực tiễn xét xử của
TAND quận Câu Giấy
3.2 Kiến nghị hoàn thiên và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về
nghia vu chứng minh của nguyên đơn trong vu an dân sư tai Tòa án
nhân dân quân Câu Giây
3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ chứng minh của
nguyên đơn trong giãi quyết vụ án dân sự
3.2.2 Các giải pháp bảo đâm thực hiện pháp luật về nghĩa vụ chứng
minh của nguyên đơn tại Tòa an nhân dan quận Cau Giây
Kết luận chương 3
KÉT LUẬN
DANH MUC TÀI LIÊU THAM KHAO
34 36
Trang 7MỜ ĐÀU
1 Lý do chọn dé tai
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong tô tung dân sự, đương su la một chủ thé quan trọng Đương sư lachủ thể có múi quan hệ chặt chế với Tòa án va là trung tâm của hoạt đông tôtụng Trong đó phải kể tới đương sự là nguyên đơn trong các vụ án dân sự,
đây là chủ dé mang tính quyết định tới việc bắt đầu một vụ án dân sự tai Toa
án
Việc ban hanh Bộ luật tô tụng dan sự Việt Nam 2004 và được sửa đôi bỏsung năm 2011 thay thé cho Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vu án dan sựnăm 1989, Pháp lệnh thủ tục giải quyết án kinh tế năm 1994, Pháp lênh thủtục giải quyết tranh chap lao đông năm 1996 la một dâu móc quan trọng đánhdâu sự ra đời của hé thông các quy định về thủ tục tổ tụng dân sự tại Tòa án
Đề nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ việc dân sự, ngày 25/11/2015 Quốchội đã thông qua Bộ luật tô tung dân sự Việt Nam 2015 và Nghị quyết số103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 về việc thi hành Bộ luật tô tung dan sựTrong quá trinh hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tô tụng dan sư, Bộ luật tôtung dan sự 2015 đã được sửa đổi, bd sung nội dung bởi Luật Phòng, chéng
bạo lực gia đình 2022, Luật Doanh nghiệp 2020, Bộ luật Lao động 2019 Bộ luật mới đã quy đính rõ rang và toàn diện hơn các quy định pháp luật trong
việc bảo đảm quá trình tranh tụng trong xét xử đôi với đương sự nói chung va
nguyên đơn nói riêng, hậu qua của việc đương sư không hoàn thành nghia vu
chứng minh góp phân bảo vệ quyên và lợi ích chính đáng của nguyên đơn.Đây cũng chính là cơ sở quan trọng trong quá trình giải quyết vụ an dân sự
được chính xac va khách quan.
Thực tiễn đã chứng minh quá trình giải quyết các vụ án dân sự tại địaphương van tôn tại việc bao vé quyên vả nghĩa vụ chính dang của nguyên đơncũng như cách hiểu các quy định pháp luật về van dé nay đôi khi không đúng
Trang 8đắn dẫn đến quá trình xét xử tại Tòa án còn nhiêu hạn ché, thiểu sót Đặc biệt
la nghĩa vụ chứng minh của nguyên đơn trong các vụ án dân su không được
bao dam thực hiên một cách ré ràng, hiệu quả Kết quả là việc giải quyết các
vụ án dân sự của Toa án chưa chính xac, xây ra nhiều trường hợp bản án,quyết định của Tòa án cập dưới bị Tòa án cấp trên sửa, hủy dẫn tới việc các
vụ án dân sự phải giải quyết lai nhiều lần gây lãng phí thời gian, tiên bạc cũng
như ảnh hưởng tới quyên lợi của các đương sự Hiện nay, việc nghiên cứu,
tìm hiểu về nghĩa vụ chứng minh hau như chi bao quát trong phạm vi của cácđương sự Vì vay, dé gop phan bao đảm quyên va nghĩa vụ của đương sự, đặc
biệt là nghia vu chứng minh của nguyên đơn trong vụ án dân sự tác giả đã lựa
chon dé tai: “Nghia vu chứng minh của nguyên don trong giải quyét vu andan sự và thực tiễn thuc hién tai Tòa an nhân din quận Cầu Giây, thànhphố Hà Nội” làm đề tài khỏa luận tốt nghiệp của minh Thông qua việcnghiên cứu thực tiến tại Tòa án nhân dân quận Câu Giây, thành phó Hà Nội,
tác giả mong muôn lam rõ hơn thực trạng quy định pháp luật, nêu được một
sô vướng mắc, bat cập va đưa ra dé xuật nhằm hoàn thiên các quy đính củapháp luật về nghĩa vụ chứng minh của nguyên đơn trong tô tung dan sư cũngnhư các giải pháp để thực thi một cách hiệu quả các quy định của pháp luậttrong thực tiến
1.2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1 Mục đích lựa chọn đề tài
Dựa trên tính cấp thiết của dé tai nghiên cứu này, tiền hanh nghiên cứu,
đánh giá dua trên quá trình xét xử giải quyết các vụ án dân sự thực tế tai Tòa
án nhân dân quận Cau Giây Khang định tâm quan trong của nghĩa vu chứng
minh của nguyên đơn trong giải quyết các vụ án dân sự Từ đó dua ra những
điểm bất cập và những dé xuất giúp hoản thiện các quy định về nghĩa vu
chứng minh của nguyên đơn trong pháp luật nước ta hiện nay.
Trang 9Đôi với dé tai nay nhiêm vu cu thé cân phãi hoàn thành là lam sáng td cơ
sở lí luận về nghĩa vụ chứng minh của nguyên đơn trong giải quyết vụ an dân
su Qua đó đối chiều với những kết quả thực tiễn thu thập được tại Toa annhân dân quận Cau Giây dé chỉ ra được những thanh tựu cũng như những batcập van còn tồn tại va đưa ra dé xuất hoản thiên các quy định vé nghĩa vuchứng minh của nguyên đơn trong giải quyết vụ án dân sự Từ những nhậnthức chính xác các quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân
sự, quá trình giải quyết các vu án sé đạt hiệu quả cao, nhanh chóng, han chếcác trường hợp hủy, sửa ban án, quyết định do lỗi trong quá trình giải quyếtcủa các Tham phan cap dưới
1.3 Đối trong và phạm vi nghiên cứu
Như đã dẫn giải tại mục 1.1 của phan Mở dau, đối tượng nghiên cứu của
dé tai sé tập trung vào việc thực hiện các quy định của pháp luật tô tụng dân
sư về nghĩa vụ chứng minh của nguyên don trong giải quyết vu án dân sự tại
Toa án nhân dân quan Câu Giấy, thành phó Hà Nôi
Pham vi nghiên cứu của dé tài Nghia vụ chứng minh của nguyên đơntrong pháp luật TTDS hiện hanh la một dé tải dé cập dén các khía canh khácnhau về nghĩa vụ chứng minh của nguyên đơn trong giải quyết các vụ án dân
su Tuy nhiên, phạm vi của dé tai rất rộng nên trong khóa luận của minh tácgiả sé chỉ tập trung nghiên cứu các van dé về nghĩa vụ chứng minh củanguyên đơn trong các vụ án dân sự trên phạm vi địa bản quân Câu Giây,thành phô Ha Nội dé đánh gia, phân tích va đưa ra hướng hoàn thiên pháp luật
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Tac giả nghiên cứu dé tai dua trên phương pháp luân duy vật biện chứng,
vận dụng quan điểm khách quan, toàn bộ, vận dung lich sử khi xem xét, đánhgiá từng van dé cụ thé
Trang 10Dé dam bao tinh khách quan va thực tế khi phân tích dé tai, tác giả đã sử
dụng phương pháp thực nghiệm, thu thập sô liệu, thông kê, so sánh, phân tích
và tông hop dua trên các vụ án dân sự trên phạm vi nghiên cửu Trên cơ sở
các sô liệu đã thu thập được trong quá trình thực tập thực tế, cùng các văn ban
luật và các văn bản quy phạm pháp luật, có khảo sát, đối chiều và kết luận
việc thực thi Ngoài việc so sánh, phân tích và khảo sát các quy định pháp luật
trong nước về nghĩa vụ chứng minh của nguyên đơn trong giải quyết vụ án
dân sự.
2 Nội dung, địa điểm nghiên cứu
2.1 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các lý luân, các quy định của pháp luật về nghĩa vu chứng
minh của đương sự nói chung và nghĩa vụ chứng minh của nguyên đơn nói
riêng trong tô tung dân sự
- Qua các vụ an dân sự thực tế trên địa ban quận Cau Giay, thành phô Ha
Nội lam rõ các lý luân, các quy định của pháp luật về nguyên đơn và nghĩa vu
chứng minh của nguyên đơn trong giải quyết các vụ án dân sự Thông qua kếtquả thu được trên thực tiễn so sánh đôi chiều tìm ra những hạn chế bất cập vả
đưa ra hướng hoàn thiện pháp luật.
2.2 Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu chính của dé tai là Tòa án nhân dân quân Câu Giây,
thành phô Ha Nội có tham khảo một số Tea án thuộc các quận, huyện khác.Tòa an nhân dan quận Cau Giấy là cơ quan xét xử các vụ án trên địa bản quanCau Giấy, thành phô Hà Nội nhằm giảm gánh nặng về khối lượng công việc
cho Tòa án nhân dân thanh phô Ha Nội trong việc duy trì sự ôn định an ninhkhu vực Quận Câu Giấy, thanh phó Hà Nội 1a một trong những quân tập
trung nhiều doanh nghiệp, công ty nhật thánh pho Ha Nội, cùng với do là mật
độ dan cư cao kéo theo các mối quan hệ pháp luật phát sinh da dạng, phức tạp
Trang 11Thông qua kết qua của việc nghiên cứu dé tai sé góp phân tạo điều kiện thuậnlợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc bao dam các quyên và loi ích
hợp pháp của minh
3 Dự kiến kết quả
- Phân tích đánh giá vả tổng hợp được các quy định pháp luật hiện hảnh tại
Việt Nam về nghĩa vụ chứng minh của nguyên đơn, đưa ra đê xuất xây dựng
quan điểm thông nhất về nghĩa vu chứng minh của nguyên đơn trong giảiquyết vụ án dân sự phủ hợp với tình hình hiên tại của dat nước cũng như
đường lỗi dan dat của Đăng Cộng Sản Việt Nam
- Ap dụng lý luận vả các quy định của pháp luật cùng với các phân tích
đánh giá sé dé xuât phương an thực thi các quy định của pháp luật về nghĩa vuchứng minh của nguyên đơn trong giải quyết vụ án dan sự
4 Kết cấu khóa luận
Ngoải phân mở đâu, phân kết luận, phân mục lục, danh mục tải liệu thamkhảo và danh mục chữ viết tắt, khóa luận được chia lam 3 (ba) chương,
Chương 1: Những van dé lý luận cơ ban vẻ nghĩa vụ chứng minh của
nguyên đơn trong giải quyết vụ án dan sự
Trong chương nay, tác giả tập trung làm rõ khái niệm về nghĩa vụ chứngminh của nguyên đơn trong nội ham của khái niệm, tién hảnh phân tích đặc
điểm, ý nghĩa của nghĩa vụ chứng minh của nguyên đơn trong giải quyết vụ
án dân sự
Chương 2: Quy định pháp luật Việt Nam hiên hành vê nghĩa vụ chứngminh của nguyên đơn trong giải quyết vụ an dân sự
Nội dung của chương nay tập trung phân tích các quy định của pháp luật
hiện hanh về nghia vụ chứng minh của nguyên đơn trong giải quyết vụ án dân
sư Quy định về chủ thé chứng minh, đối tượng chứng minh, biện pháp thu
Trang 12thập chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh của nguyên đơn trong các giai đoạn
TTDS Ngoài ra, chương 2 còn phân tích các quy định về thời han giao nộpchứng cứ vả các quy định hiện hanh nhằm bao dam thực hiện nghĩa vụ chứngminh của nguyên đơn trong giải quyết vụ an dân sự
Chương 3: Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật tô tung dan sự về nghia
vụ chứng minh của nguyên đơn trong vụ án dân sư tại Tòa án nhân dan quận
Câu Giây, kiến nghị va giải pháp thực hiện
Trong chương cuối, từ những quy định pháp luật hiện hảnh, tác giả đối
chiếu, phân tích, so sánh với thực tế áp dụng của Tòa án nhân dan quận CauGiấy va đưa ra những đánh giá về két quả đạt được, bat cập gặp phải, lý giải
nguyên nhân dẫn tới những bất cập đó Qua những vụ án cu thé tại địaphương và thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về nghĩa vụ chứng minhcủa nguyên đơn trong quá trình giải quyết các vu án dân sự tại Tòa án nhândân quận Câu Giây đã được trình bày, tác giả đưa ra một sô đê xuất kiên nghĩ
hoàn thiên các quy định pháp luật.
Trang 13CHUONG 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN CƠ BAN VE NGHĨA VỤ CHUNG MINH CUA NGUYEN BON TRONG GIAI QUYET VU AN
DÂN SỰ
111 Khái niệm về nghứa vụ chứng minh của Nguyên đơn trong giải quyết
vụ án dân sự
1.11 Khái niệm vụ án dân sự
Vụ án dân sự được dé cập tại Điều 1 BLTTDS 2015 la các vụ án tranh
chap phát sinh về quyên và nghĩa vu trong quan hệ dan sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao đông Quá trình giải quyết vụ án dân sư làmột thủ tục pháp lý ma người có quyên va lợi ích hợp pháp (nguyên đơn) đưa
ra yêu cầu khởi kiện trước tòa án nhằm bao vệ hoặc dai höi quyên và lợi íchcủa mình từ phía bên kia (bi đơn) trong các môi quan hé dân sự Day là métTĩnh vực quan trong trong pháp lý, thường xuyên liên quan đến các tranh chấp
về hợp dong, tai sản, bồi thường thiệt hại, quyền lợi gia đình, va các van dékhác liên quan đền các quy đính về quan hệ dân sự
Khác với việc dân sự là yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công
nhận một sự kiên pháp lý nào đó, vụ an dan sự phát sinh khi các bên xây ra
tranh chap Là việc giải quyết tranh chap vê các van dé dân sự giữa cá nhân,
td chức nay với cá nhân, tô chức khác, có nguyên đơn, bi đơn và người có
quyên lợi vả nghĩa vụ liên quan Tòa án giải quyết vụ án dân sự dựa trên cơ sở
bảo vệ quyên lợi của người có quyên và buộc người có nghĩa vụ phải thựchiện nghĩa vụ của mình Tòa án giải quyết tranh chap bằng việc đưa ra xét xửtheo các thủ tục sơ thấm, phúc thâm vả giám đốc thâm vả kết quả giải quyết
sẽ được tuyên bằng một quyết định hoặc bản an Theo quy định tại Điêu 63BLTTDS 2015 thì: “Hội đồng xét xứ sơ thâm vụ án dân sự gồm một Thâmphán và hai Hội thẫm nhân dân trừ trường hop quy dinh tại Điều 65 của Bộluật này Trong trường hop đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thâm có thé gẫmhai Thâm phản và ba Hội thẩm nhân dan”
Trang 14Dựa trên các quan hệ xã hội làm phát sinh tranh chấp, vụ án đân sự
được chia thành các loại sau
- Vụ án về tranh chap dân sự: là vụ án xảy ra giữa các cá nhân, tô chức
có sự mâu thuẫn về nhân thân hoặc tải sản, quy định tai Điều 26 Bộ luật Tô
tung dân su 2015.
- Vụ án về hôn nhân và gia đình: 1a vụ án xảy ra giữa vơ va chồng trong
thời kỳ hôn nhân hoặc tranh chap về quyên va nghĩa vụ của vơ chong sau khi
ly hôn, quy định tại Điều 28 Bô luật Tổ tung dân sự 2015
- Vụ án về kinh doanh, thương mại: là vụ án xảy ra giữa thương nhân
với thương nhân hoặc giữa thương nhân với chủ thể khác (không phải là
thương nhân), giữa thương nhân với bên thứ ba trong quan hệ kinh doanh,
thương mại, quy định tại Điều 30 Bô luật Tổ tụng dan sự 2015
— Vụ án về lao động: lả vụ án xảy ra giữa người sử dung lao đông
và người lao đông về quyên va nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động,quy định tại Điêu 32 Bộ luật Tô tụng dân sự 2015
112 Khái niệm, đặc điểm của nghia vụ chứng minh của nguyên đơn
trong giải quyết vụ án dan sự
a Khái niệm về nghia vu chứng minh trong giải quyết vit an dan sir
Thuật ngữ “chứng minh” dùng dé chi hoạt đông của con người nhằm
“làm cho thấy 76 là có that, là đúng bằng sự việc hoặc If iế đùng sup indlogic vạch rõ một điều gi dé la ding”? Chứng minh là một dang hoạt động sử
dung chứng cử với mục dich tái hiện lại trước Tòa an vụ án dan sự đã xây ra
trên thực tế một cách chính xác nhất với mục dich làm sang tỏ cơ sở pháp lýcũng như cơ sở thực tế các yêu câu của các bên trong vụ án Chứng minh lamột qua trình gồm thu thập, cung cấp, sử dung chứng cứ được thực hiện theo
' Vên Ngàungffhọc (2003), Tir điêu Tiếng Vidt, NB Da Nẵng Ha Nội - Đà Ning tr192
Trang 15ngiĩa vụ chung và riêng, tùy thuộc vao tư cách tham gia tô tụng của ho
“Ngiữa vu" được giải thích là công việc bắt buộc phải lam, không đượclựa chọn, trường hợp không hoàn thành công việc bắt buộc phải lâm thì người
có nghĩa vụ phải chịu hậu quả.
Như vây, “gifa vụ cining minh” trong tô tung dan sự là hoạt đông củachủ thé tô tung theo quy định của pháp luật tô tung, là công việc bắt budc phảilàm, nếu không chứng minh được giả thuyết minh dua ra là đúng thì phảichap nhận hậu quả bat lợi
Thông thường, nói đến nghĩa vụ chứng minh, người ta nói đến nghĩa vu
chứng minh hình thức và nghia vu chứng minh nội dung:
“Nghia vụ chứng minh hình tinức ” là nghĩa vụ xuât trình chứng cứ vàchỉ là một phân của nghĩa vụ chứng m¡nh? Day là nghĩa vu chung cửa các bên
đương sự, khi tham gia tố tụng phải có nghĩa vu cung cap chứng cứ cho Toa
án để làm cơ sở cho khẳng định hay bác bö mét van để Những van dé nay cóthể liên quan đến yêu cầu hay cáo buộc chính Về ban chất, nghĩa vụ xuấttrình chứng cứ la một bao dim cung cấp công cu cho nghĩa vụ chứng minhnội dung Khác với nghia vu chứng minh là nhằm vao sự thật vu an va chỉràng buộc với bên đi kiên, nghĩa vụ xuất trình chứng cứ nhằm hướng đến cáccông cụ pháp ly để phục vu nghĩa vụ chứng minh nôi dung va nó có théchuyển dịch giữa các bên trong qua trình tô tụng Nghia vụ xuất trình chứng
cứ được giải phóng khi các bên đã xuat trình đây đủ các chứng cứ theo yêu
cau của Tòa án
“Ngiña vụ chứng minh nội dung” là nghĩa vu thuyết phục, nghĩa vụ
khẳng định, nghĩa vụ nôi dung, nghĩa vụ theo luật, nghĩa vu khách quan, 3Khác với nghia vụ hình thức, nghĩa vụ nội dung chỉ được ân định cho bên co
2 Nghi vụ chứng minh trong tố amg Tạp chínghên cứu lập pháp (01/4/2015)
3 ugha va đứng xù: trơng tổ img, Tạp chinghién cửa lập php (01/4/2015)
Trang 16cáo buôc (nguyên đơn, người phan tô) và không thé chuyển cho bên kia Chủthé có nghĩa vụ chứng minh nội dung sẽ thua kiện nếu họ không thực hiện
được việc chứng minh của mình Việc chứng minh, trong trường hop nay la
ngoài việc xuất trình các chứng cử cân thiết dé khẳng định sự that, người đặt
ra yêu cau khởi kiện còn phải lập luận viện dẫn các cơ sở thực tiễn, logic va
pháp ly cho các yêu cau đó Cũng chính vi vậy, người ta gọi đây 1a nghĩa vu
thuyết phục Việc giải phóng nghĩa vụ chứng minh nội dung chỉ diễn ra khi
bên cáo buôc thuyết phục được tòa án, cơ quan giải quyết tranh chấp rằng
việc chứng minh đã đáp ứng được các tiêu chí luật định và các cáo buộc được thừa nhận la có thật.
b Khái niệm và vai tro của nguyên don trong vu an dan sir
Theo khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015 quy định về nguyên don như sau
“Nguyên đơn trong vụ án ddn sự là người khởi hiện, người duoc cơ
quan, 16 chức, cá nhân khác do BLTTDS 2015 quy dinh khối kiện đề yêu cầu
Tòa Gn giải quyết vụ dn đân sự khi cho rằng quyên và lợi ích hop pháp của
người đô bị xâm phạm
Co quan, tổ chức do BLTTDS 2015 quy đình khdi Kiện vụ dn dan sự
dé yên cầu Tòa an bảo vệ lợi ich công cộng lot ich của Nhà nước tinde lĩnh
vực mình pin trách cing la nguyên don ”
Trong lĩnh vực dân sự, nguyên đơn la người khởi kiên, người nộp đơn
yêu cau Toa án giải quyết tranh chấp, người được cá nhân, cơ quan, tổ chứckhác do Bộ luật tô tụng dân sự quy định khởi kiện để yêu câu Tòa án giảiquyết vụ an dân sự khi cho rằng quyền và loi ích hợp pháp của người đó bixâm phạm vả được Tòa án thu lý đơn giải quyết đơn khởi kiện
Nguyên đơn chỉnh la chủ thể bat đâu hoạt động tô tung tại Tòa an
Nguyên đơn có yêu cầu khởi kiên thì song song với quyền lả nghĩa vụ,nguyên đơn có nghĩa vụ phải chứng minh cho yêu câu khởi kiện của mình Ho
Trang 17bắt buộc phải chứng minh và phải chứng minh dau tiên dé làm rõ yêu câu
khởi kiện của minh lả có căn cứ Néu nguyên đơn không chứng minh được thi
phải chịu hậu quả bất lợi, Tòa án có thê ra quyết định không châp nhân yêucâu khởi kiện của ho hay thậm chí là phía bị đơn có thé phan tô kiện ngược lại
Chính vi vây mà nghĩa vụ chứng minh của nguyên đơn được quy định đâu
tiên tại khoản 1 Điều 91 Bô luật tô tụng dân sự 2015 Yêu câu khởi kiên của
nguyên đơn như thế nảo sẽ giới hạn pham vi phải chứng minh của nguyên
Bản chat của hoạt đông chứng minh chính là việc sử dụng chứng cử,
thông qua đó tái hiện lại sự việc một cách khách quan và chính xác nhất.
Việc sử dụng chứng cứ phải được thực hiện một cách đúng đắn vả minh bạchtrong suốt quá trình cung cấp, thu thập, nghiên cửu và đánh giá chứng cử của
các chủ thé tham gia t tụng Tử lẽ thường tinh khi con người muốn chứngminh một sư thật nao đó phải đưa ra được lý lễ, bằng chứng xác thực, các nhalập pháp đã đưa việc sử dung chứng cứ dé chứng minh thành nguyên tắc tôtung để giải quyết các vụ án Điều này đã thể hiện sự văn minh, logic va khoahọc ma chúng ta đã dat được trong quả trình phát triển hệ thông pháp luật
Đối với các vụ an dan sự, đương sự chính là người đóng vai trò quantrong trong việc thu thập, cung cap chứng cứ có gia tri chứng minh cho quyềnlợi của minh Đặc biệt là nguyên đơn, chủ thể khởi kiện để bảo vệ quyền va
lợi ich hợp pháp bị zâm phạm của minh.
+ Là Xuân Quag,, Nguyễn Thị Tưởng Vi Nola vụ chứng mink của đương sự theo Bổ luật Tổ ning dim sự 2015 vie
Jurong hoin! thiện, Tạp chi Nghiên cán trao đổi (09/5/2023) Trang thing tn đến từ Viện kiểm sit rin din tinh Ga Lai
Trang 18Từ những đặc điểm trên, có thé thay hoạt động chứng minh của đương
su nói chung và nguyên đơn nói riêng trong giải quyết vụ án dân sự chính laquá trình thu thập, cung cấp tải liệu, chứng cứ cho Tòa án, Viện kiểm sátnghiên cứu, đánh giá chứng cứ thực hiên hoạt động xét xử nhằm bão vệ quyên
và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tô tung
1.3 Ý nghĩa của nghĩa vụ chứng mỉnh của nguyên đơn trong giải quyết vụ
án dân sự
Trong mỗi vụ an dân sư, nguyên đơn chính là người trong cuộc hiểu rõ
các sự kiện, tinh tiết, nguyên nhân tranh chấp, các tài liệu, chứng cứ có liên
quan đến vụ án Khi đưa ra yêu câu khởi kiện thi nguyên đơn luôn phải ở vịtrí chủ đông đưa ra các chứng cứ vả lập luân dé chứng minh cho yêu câu củaminh 1a có cơ sở nhằm bão dam quyên va lợi ích hop pháp của mình Nguyênđơn có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu câu
khởi kiện của minh tại Tòa án.
Hoạt đông xét xử đóng vai trỏ rat lớn trong việc On định trật tự xã hội,bao vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mỗi công dân Việc đưa hoạt đôngchứng minh thành một nghĩa vụ cụ thé của mỗi đương su tham gia tô tung
góp phân dam bảo cho việc giải quyết vu án dân sự được khách quan, đúngđắn va phát huy vai tro la cơ quan cảm cán cân công lý, mang lại sự công
bang và ôn định trật tự xã hội của Tòa án
Ngoài ra, việc ân định cụ thé nghĩa vụ chứng minh thuộc về nguyênđơn và các đương sự khác tham gia tô tụng nhằm nhân mạnh việc chủ đôngthu thâp va giao nộp chứng cử thuc về đương sư, không phải nghĩa vụ của
Toa an, tránh sự thoải thác trách nhiệm chứng minh cho Toa an của đương sự
khi tham gia tô tụng Tòa án chỉ có trách nhiệm giải quyết vu an dan sự và hốtro đương sự khi can thiết Nếu đương sự không cung cap hoặc cung capkhông đây đủ, chính xác các chứng cử, tài liệu cân thiết thì Tòa án sé giảiquyết vụ án theo những chứng cứ đã thu thập được trong hỗ sơ Điều nay
Trang 19cũng tránh trường hop cấp phúc thâm hủy bản an, quyết định của cấp sơ thâm.
vì cho rằng chưa thu thập đủ chứng cứ dé xem xét giải quyết vụ an dan su
KÉT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu “Những van dé lý luân cơ ban về nghĩa vụ chứng minhcủa Nguyên đơn trong giải quyết vụ án dân sự", Chương 1 của Luận văn đãxây dựng một cách đây đủ khái niệm về nghĩa vụ chứng minh của nguyên đơntrong giải quyết các vụ án dân sự, khái quát được đặc điểm, ý nghĩa của nghia
vụ này, đông thời nhân mạnh vai trò quan trong của nguyên đơn trong hoạt
động chứng minh.
Trang 20vụ chứng minh thay cho chủ thé có quyên lợi trực tiếp trong vu án Điều nay
là không phù hợp, bởi việc giải quyết quan hệ dan su la giải quyết lợi ích tưcủa các chủ thé Để khắc phục những hạn chế trên, từ khi xây dựng BLTTDS
2004 và BLTTDS 2015, nhà lam luật đã lập ra một chê định riêng về chứngminh trong tô tung dan sự, trong đó điều luật đâu tiên trong chế định quy định
về nghĩa vụ chứng minh, chủ thé đầu tiên được xác định là nguyên đơn người yêu câu khởi kiện
-2.1 Về chủ thé chứng minh - Nguyên đơn
Căn cử Điều 6 BG luật Tổ tụng dân sự 2015 quy định vẻ việc cungcấp chứng cử vả chứng minh trong giải quyết các vụ án dân sự như sau:
Điều 6 Cung cấp ching cứ và chứng minh trong tô tung dân sự
1 Duong sự có quyền và nghia vụ chủ động thu thập, giao nộp
chning cứ cho Tòa da và chứng minh cho yêu cầu của minh là cô căn cứ
và hợp pháp.
2 Cơ quan, tô chức, cá nhân khỏi Kiên yêu cầu đề bảo vệ quyền
và lợi ich hợp pháp của người khác có quyền và ngiữa vụ thu thập,cung cấp chung cứ: chứng minh nine đương sic
Trang 212 Tòa Gn có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thậpchứng cứ và chi tiễn hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những
trường hop đo Bộ iuât nay quy đinh: “
Việc quy định rõ ràng như vay đã chứng td rang nghĩa vụ chứng minh
là vân dé quan trong, cần phải xác định rố ràng ngay từ đâu trong quá trìnhgiải quyết vụ án dan sự tại Tòa an Nếu quy định chứng minh la quyền thì cácchủ thé tham gia tô tụng có thé lựa chon lam hoặc không lam, dẫn đến tinhtrạng các chủ thể tham gia tô tụng không chủ đông thu thập, cung cấp chứng
cứ, đùn day, che giầu khiến thời gian giải quyết vu an dân sự kéo dai, gây khókhăn cho việc giải quyết chính xác vụ an dan sự
Căn cứ khoản 5 Điêu 70 Bộ luật Tô tung dan sự 2015 quy định vềquyền, nghĩa vu của đương sự khi tham gia tô tung dan sự như sau:
Điêu 70 Quyên, nghĩa vu của đương sir
Duong sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhan khi tham gia té tung.Khi tham gia lỗ tung đương sự có quyền, ngiữa vụ san đây:
5S Cung cấp tài liêu, chứng cứ; chứng minh đề bảo vệ quyền và
lợi ích hop pháp của mình:
Căn ct khoản 1 Điêu 01 Bộ luật Tô tung dân sự 2015 quy định về
nghia vụ chứng minh của nguyên đơn như sau:
Điều 91 Nghia vu ching minh
1 Đương sự có yên cầu Téa an bdo vệ quyén và lợi ich hợp phápcủa minh phải thu thập, củng cắp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng
cứ dé chứng minh cho yêu cầu dé là cỏ căn cứ và hop pháp ”
Trong môi tương quan giữa các đương sự thi nguyên đơn phải chứngminh trước sau do đến bị đơn, người có quyên lợi và nghĩa vụ liên quan
Trang 22Chính vi vay mà nghia vụ chứng minh của nguyên đơn được quy định đâu
tiên của Chương VII - Chứng minh và chứng cứ trong Bộ luật tố tung dân sự(BLTTDS), Điêu 91 Nguyên đơn là chủ thé đưa ra yêu cầu nến phải đưa racác chứng cứ, căn cứ pháp lý để chứng minh trên cơ sở đó quyền và lợi ich
hợp pháp của nguyên đơn được xác lập “
Việc thực hiện đúng và đây đủ quyên và nghĩa vụ chứng minh của mỗichủ thể có ảnh hưởng rât lớn đến kết quả giải quyết vụ án dân sự Do vậy,khoản 4 Điều 01 Bộ luật tó tung dan sự 2015 đã quy định rõ rằng néu chủ thé
có nghĩa vụ chứng minh ma không chứng minh được: “ ti Toa an giải
quyết vụ dn dan sự theo nhitng chứng cứ đã thu thập được có trong hd sơ vụ
Như vậy, nghia vụ chứng minh của nguyên đơn được thực hiện xuyên
suét quá trình giải quyết vụ án dân sự Mỗi yêu cầu của nguyên đơn đều phảiđược chứng minh rõ rang Các quy định của BLTTDS 2015 vé ngiĩa vu
chứng minh nói chung và nghia vụ chứng minh của nguyên đơn noi riêng đã
có nhiều điểm tién bộ, dam bảo tính chính xác, xác thực trong các tình tiết, sự
kiện liên quan tới vụ an Ngoài ra, các quy định của BLTTDS cũng đã làm rõ
nghĩa vụ chứng minh của nguyên đơn, dé cao tâm quan trong của việc chứngminh trong vụ án Điều nay giúp cho nguyên đơn, người tham gia tô tung có
trách nhiệm hơn, tránh sự ÿ lại vào Tòa an.
Nhằm tôn trọng và bảo vệ quyền con người, Bộ luật tô tụng dân sự
2015 cũng quy định trưởng hợp nguyên đơn không phải chứng minh tại điểm
a,b,c khoản 1 Điều 91 như sau:
- Người tiêu ding không có nghĩa vu chứng minh lỗi của tô chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ Trong trường hợp nảy, nghĩa vu chứng minh được dao ngược cho bên bị kiện, bên bị kiện phải chứng minh minh
không có lỗi gây ra thiệt hại
“ Nguyễn Công Binh (2005), Clic guy định về chứng mink trong tố ng din sie, Số Đặc sv? Bộ mật Tổ tung din sự,
Tep chí Luật học,tr$
Trang 23- Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mả không cung cấp,
giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tai liệu, chứng cứ đó đang do người sử dung lao đông quan lý, lưu trữ thì người sử dụng lao đông
có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa an
Người lao đông khởi kiện vụ án đơn phương châm dứt hợp đồng laođộng thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyênđơn phương cham đứt hợp đông lao đông hoặc trường hợp không được xử lý
kỷ luật lao đông đôi với người lao động theo quy đính của pháp luật về laođộng thi nghĩa vu chứng minh thuôc về người sử dụng lao đông
- Tổ chức xã hội tham gia bảo vê quyên lợi người tiêu dùng không cónghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hang hóa, dich vu
- Ngoài ra, dé tránh bö sót các trường hợp ma luật nội dung có quy định
về trường hop không phải chứng minh, điểm c khoăn 1 Điều 91 có quy định
một điêu khoản với nội dung “Các trường hợp pháp luật có quy định khác về
nghĩa vụ chung minh” Trường hợp khác ma pháp luật quy định có thể xem
xét đến các nội dung đưới đây:
Đầu tiên la quy định về trách nhiệm bôi thường thiệt hai được quyđịnh trong Bộ luật dân sự 2015 tại Điêu 584 BLDS 2015: “Người nao có hanh
vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tai sản, quyên,
lợi ich hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hai thì phải bôi thường”
So với Điêu 604 BLDS 2015, căn cứ phat sinh trách nhiệm bôi thường thiệthai tại Điều 584 BLDS 2015 được sửa đôi, bô sung theo hưởng hợp lý honvới thực té phát sinh tranh chap, thé hiện sự thay đôi rõ rệt về tư duy lập pháp.Căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự B TTH ngoài hop đông là cơ sở pháp lý
ma dua vào đó, cơ quan nha nước co thâm quyên có thé xác định trách nhiệm
BTTH, đó là “hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại”, khác với quy định
tại Điều 604 BLDS năm 2005, trách nhiệm B TTH ngoài hợp đông được nhalâm luật xây dung theo hướng người gây thiệt hai phải có "lỗi cô ý hoặc vô ý”
Trang 24BLDS 2005 quy định tại Điều 604 BLDS 2005 về căn cứ phat sinh trách
nhiệm bởi thường thiệt hại quy định: "Người nao do lỗi có ý hoặc lỗi vô ýxâm phạm tính mang, sức khöe, danh dy, nhân phẩm, uy tin, tải san, quyên,
lợi ich hợp pháp khác của ca nhân, zâm phạm danh du, uy tín, tai sản của
pháp nhân hoặc chủ thé khác ma gây thiệt hai thi phải bồi thường" Như vậy,với quy định của BLDS 2005 thì người bị thiệt hai muốn được bôi thườngthiệt hại ngoài hop đông phải chứng minh được 4 yếu tô: có lỗi, có hanh vi
trái pháp luật, có thiệt hai xây ra, có môi quan hệ nhân quả giữa hanh vi trái
luật và thiệt hại xảy raế Điểm khác biệt giữa hai bộ luật đó là việc chứngminh lỗi của người gây thiệt hai Trong BLDS 2005, lỗi là yêu tô bắt buộc
phải chứng minh nều muôn được bổi thường thiệt hại Tuy nhiên, trong qua
trình áp dụng vào thực tiễn quy định này đã thể hiện sự hạn chế Thực tế, có
nhiều trường hợp sự kiên xảy ra gây thiệt hại nhưng người bị thiệt hai không
thé chứng minh được lỗi của người gây thiệt hại hoặc thiệt hại xây ra makhông chủ thé nao có lỗi Do đó, nêu buộc nguyên đơn - người bi thiệt haiphải chứng minh lỗi thi tức là đã bác bỏ quyên đòi bôi thường của người bihại” Vi vây, dé khắc phục những bat cập trên các nhà lập pháp đã sửa đôi
thành Điều 584 BLDS 2015, nhân manh vai trò của hanh vi trải pháp luật gây
thiệt hai Sự thay đôi nay 1a có căn cứ, bởi lỗi luôn gắn với hành vi trái phápluật Khi một chủ thể thực hiện hành vi trai pháp luật tức là ho đã có lỗi tronghành vi đó Nên nguyên đơn không cân chứng minh lỗi ma chỉ cần chứngminh hành vi gây thiệt hai là trải pháp luật thi đương nhiên xác định được yếu
tổ lỗi của người gây ra thiệt hai Như vậy, để xác định trách nhiệm bôi thườngthiệt hại ngoài hop đông chỉ cân 3 điều kiện: có thiệt hại thực tế xảy ra; có
hành vi trái pháp luật gây thiệt hại; có môi quan hệ nhân quả giữa sự kiện gây
thiệt hai trải luật và thiệt hại thực tế xây ra Sư thay đổi manh mé này đã có
* LÍ Vin Suu (2017), Bint về sự
cintrao đội Bộ Tư Hưo
ˆ VÑ Hoàng Anh: (2019), Aipiia vụ chứng minh của đương sự theo BS luật Tổ omg dim sự 2015, Tạp chi đồn từ Luật sw
Vật Nà
Bất khả Khứng vamp nti nạp đoán lỗi tủ điền 384 BG tật din sự 2015, Nghiền
Trang 25tác đông rat lớn dén ché định chứng minh trong pháp luật tô tụng dân sự, đặcbiệt là đôi với quyên chứng minh của nguyên đơn
Ngoài quy định trên, trong hệ thông pháp luật dân sự còn có mộtnguyên lý rat độc dao cho phép nguyên đơn có quyên loại trừ một phan nghia
vụ chứng minh Tại khoản 4 Điều 203 Luật So hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đôi2022) về quyên và nghĩa vu chứng minh của đương sự quy định: “Trong vukiện về xâm phạm quyên đổi với sáng ché là một quy trình sn xuất sản phẩm,
bị đơn phải chứng minh sản phẩm của mình được sản xuất theo mét quy trìnhkhác với quy trình được bảo hộ trong trường hợp sản phẩm được sản xuấttheo quy trình được bảo hô là sản phẩm mới ” Như vay, trong trường hopnay nghĩa vụ chứng minh không thuộc về nguyên đơn ma được chuyển sang
bi đơn Cách quy định nay hợp lý, bởi trong vụ án về sở hữu trí tuệ chỉ bên biđơn mới la người hiểu rõ, nắm rõ và có day đủ tai liệu, chứng cứ về quy trình
sản xuât của minh Việc yêu cầu phía bi đơn phải có nghĩa vụ chứng minh
cũng là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn một cách tdi da
Tại khoản 3 Điều 295 Luật Thương mại năm 2005 cũng quy định,bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bi vi phạm về trường hợp miễntrách nhiệm của mình Vi dụ, một trong những trường hợp được miễn tráchnhiệm 1a trường hợp xảy ra sư kiện bat khả kháng “Sw kiện bat khả khang” lamột thuật ngữ có nguôn gốc tiếng Pháp “force majeure” có nghĩa là “sứcmạnh tối cao” hoặc “sức người không thé kháng cự nỗi”$ Sự kiện này xảy rakhông phải do lỗi của bat kỳ bên nao, ma hoản toàn ngoài ý muốn vả các bênkhông thé dự đoán trước, cũng như không thé tránh va khắc phục được, danđến không thé thực hiện hoặc không thé thực hiện đúng hoặc day đủ nghĩa vu,bên chịu sự cô nảy có thể được miễn trừ trách nhiệm của hợp đông hoặc kéodai thời gian thực hiện hợp đồng? Trong cỗ luật Việt Nam, nha lập pháp chap
* Lê Vian Suu (2017), Bion về sự Badu ất khả hưng vũ nguyễn rác suy đoán lỗi tì điền 384 BS uất dm sy 2015, Ngườn cứutrao đổi Bộ Tư Hưp.
LE Vi Sua (2017), Bim vế sự Kiến Die Rha khiển g vã nguyễn tác sup đoán lỗi ti điển 384 BS luật dim sự 2015, Nghiền
cíntưao đội Bộ Tư Hưo.
Trang 26nhận một cách rat dé dat trường hợp bat khả kháng Ngày nay, trường hợp bat
khả kháng đã được các nha lập pháp quan tâm hơn Theo khoản 1 Điều 156BLDS năm 2015 (thay thé khoan 1 Điều 161 BLDS năm 2005), “Su kiện batkha kháng là sự kiện xây ra một cách khách quan không thé tường trước được
và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dung moi biện pháp cân thiết va
kha năng cho phép” Việc yêu cau bi đơn phải chứng minh 1a hoàn toàn hợp
lý Bị đơn được miễn trách nhiệm của hợp đồng nhưng cũng phải đâm bảo
được các điều kiện được quy định tại khoản 1, 2 Điều 205 Luật thương mại
2005: “1 Bên vi pham hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bênkia về trường hợp được miễn trách nhiém và những hậu quả có thé xây ra 2.Khi trường hợp miễn trách nhiệm cham dút, bên vi phạm hợp đông phải
thông báo ngay cho bến kia biết, nêu bên vi pham không thông báo hoặcthông báo không kip thời cho bên kia thi phải bôi thường thiệt hai” Phía bi
đơn phải chứng minh minh đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật va
đã áp dung mọi biện pháp cân thiết, kha năng cho phép nhưng sự kiện đó vanxây ra Chỉ khi chứng minh được thì phía bị đơn mới được hưởng miễn tráchnhiệm của mình Đây là quyên cũng như nghĩa vụ của bị đơn, néu không thực
hiện hoặc không chứng minh được thì họ phải bồi thường thiệt hại cho
nguyên đơn.
Như vậy, với việc cụ thé hóa tinh thân của hai học thuyết: trách nhiệmpháp lý khách quan trong pháp luật dan sự va dao nghĩa vụ (hay chuyển nghĩavụ) chứng minh trong pháp luật sở hữu tri tuệ, thiết nghĩ pháp luật tô tung dân
sư cân có những ghi nhận để đảm bảo sự tương thích với pháp luật nội dung
Mat khác, từ những nghiên cứu trong pháp luật nội dung, giúp chung ta cỏ cai
nhìn toản điện vả đa chiêu về nghĩa vụ chứng minh trong tổ tụng dan sự
2.2 Về đối tượng chứng minh
Để giải quyết chính xác các vụ án dan sự thi tat cA các sự kiên, tình tiết
liên quan đều phải được chứng minh, làm sáng tỏ Tuy nhiên, có một số loại
Trang 27tình tiết, sự kiện xuất phat từ tinh chat ré rang của chúng, Toa án có thé sửdụng để giải quyết vu an dan sự ma không phai xác định trong quá trình tôtụng Do đó, Điều 02 BLTTDS quy định những tinh tiết, sự kiên không cần
phải chứng minh như sau:
Điều 92 Những tình tiết, sự kiện khong phải chứng minh
1 Những tinh tiết sự kiên sam đây không phải chứng minh:
a) Những tinh tiết, sự Niện rõ răng mà mọi người đều biết và
được Tòa an thừa nhận;
b) Những tinh tiết, sự kién đã được xác đình trong bản an, quyết
đình của Tòa an đã có hiệu luc pháp luật hoặc quyết đình của cơ quan
nhà nước cô thẩm quyÈn AG có hiệu lực pháp luật;
©) Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn ban và duoccông chứng chứng thực hop pháp: trường hợp có dẫu hiệu nghủ ngờtính khách quan của những tình tiết, sự kiên nà" hoặc tinh khách quancủa văn bản công chứng chưứng thực thì Thâm phán có thé yêu cầu
đương sự cơ quan, tô chức công chứng chứng thực xuất trình bản gốc,
bẩn chính.
3 Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phan đối những tìnhtiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên
đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đô không phải chứng minh.
3 Đương sự có người đại điện tham gia tô tung thi sự thừa nhậncủa người dai dién được coi là sự thira nhận của đương sự nếu khong
vượt quá phạm vì dat điện.
Đôi với những tinh tiết, sự kiện mọi người đều biết thì không phảichứng minh vi mục dich của chứng minh là dé làm rố tình tiết, sự kiên liênquan dén vụ an dan sự để giải quyết đúng vụ án dân su Tại điểm a khoản 1Điều 92 cũng quy đính những tình tiết, sự kiên nảy phải được “Tòa án thừa
Trang 28nhận” vi Toa ân có trách nhiệm giải quyết vụ an dân sự Tuy nhiên, mức độ
phố biên của mỗi tình tiết, sự kiện mọi người déu biết 1a khác nhau, có tìnhtiết, sự kiện phô biến ở phạm vi rộng nhưng có những tinh tiết, sự kiện chipho biến ở pham vi hẹp Ngoài ra, việc đánh giá mức độ phô biển của tình tiết,
su kiên mọi người déu biết chi mang tính tương đôi nên không thể quy địnhgiới han tôi thiểu vê mức đô phô biển của tỉnh tiết, su kiện không cần chứng
minh Như vay, rõ ràng quy định nay chi được áp dung đựa trên ý chí chủ
quan của Tòa án, khó dam bảo được quyên lợi của các đương sự
Đối với những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản án,quyết định của Tòa án hoặc quyết đình của cơ quan nha nước có thâm quyền
đã có hiệu lực pháp luật cũng không phải chứng minh Tòa an, cơ quan nha
nước có thấm quyên giải quyết vụ án déu dựa trên việc thực hiện quyền lựcNha nước Việc chứng minh lại một tình tiết, sự việc có thé dẫn đền việc phức
tạp trong việc giải quyết vụ án dân su, lam trì trệ qua trình giải quyết vụ án
Ngoài ra, việc chứng minh lại cũng làm giảm uy tín của Tòa an và cơ quan
Nha nước có thâm quyên đã ban hành bản án, quyết định do
Đôi với những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản vả được
công chứng, chứng thực hợp pháp cũng không phải chứng minh Bởi những
tình tiết, su kiên này đã được cơ quan Nha nước có thẩm quyên chứng thực.Tuy nhiên, dé dam bao tính chính xác của những văn ban nay, BLTTDS 2015
đã bỏ sung trường hợp có dau hiệu nghỉ ngờ tính khách quan của tình tiết, sựkiện nay hoặc tính khách quan của văn ban công chứng, chứng thực thì Thamphán có thé yêu cầu đương sự cung cap bản chỉnh, bản góc dé đối chiếu Mặc
dù quy đính nay được bồ sung có thé tăng tính xác thực của các văn bản đượccung cap làm chứng cứ nhưng mặt trái lại không dam bao được giả trị của cácgiây tờ, tai liệu đã được cơ quan nha nước công chứng, chứng thực hợp pháp
Ngoài ra, tại khoản 2 vả khoản 3 Điều 92 BLTTDS cúng quy đính đôi
vớ những tình tiết, sự kiện mà đương sự hoặc người đại diện của đương sự
Trang 29bên nay thừa nhận hoặc không phản đôi thi không phải chứng minh Tuynhiên, đôi với người đại dién của đương sự thì sự thừa nhận đó phải thuộc
phạm vi đại điện của họ Vì bản chất của chứng minh là lam cho đương sựbên kia thay rõ sự tôn tai của các tình tiết, sự kiện liên quan đền vụ án dan sự
để thừa nhận và quyên thửa nhận cũng thuộc quyên tư định đoạt của đương sự
Tuy nhiên, BLTTDS chỉ quy định những tình tiết, sự kiên không phảichứng minh ma không quy định về những tinh tiết, sự kiện phải chứng minh
Co thể hiểu trừ những tình tiết, sự kiên không phải chứng minh thì những tìnhtiết, sự kiện khác đều phải chứng minh nhưng việc không quy đình cụ thé cóthể lam cho các chủ thé lung túng trong việc thực hiện quyền vả nghĩa vuchứng minh của mình Thông thường khi tham gia tô tụng, đương sự nóichung vả nguyên đơn nói riêng chỉ chứng minh trong phạm vi yêu cau củaTòa án ma không chủ động chứng minh rố các tình tiết, sự kiện khác có liênquan đến vu an dân sư Nguyên đơn chưa nắm rố được việc phải chứng minhlàm rố những sự kiện, tình tiết gì và vì vậy cũng không xác định được cácchứng cứ, tài liệu phải cung cap cho Tòa án dé bảo vệ quyên loi của mình.Nguyên đơn chưa thể chủ động trong việc chứng minh của mình mà phải chờToa án yêu cầu Trong một vu án dân sự các bên đương sự phải la người hiểu
rõ nhật những tình tiết, sự kiên bên trong mối quan hệ của họ Tòa án chỉ la
bên thử ba tham gia xét xử dựa trên những tai liêu, chứng cử có trong hồ sơ
vụ án nên lhông thé hiểu hết các sự kiện, tinh tiết bên trong tranh chap Như
vậy, việc quy định cụ thể các tình tiết, sự kiên phải chứng minh trong
BLTTDS Ia can thiết, han chế tôi đa thời gian giải quyết vụ an dân sự cũngnhư dam bao nguyên đơn co thé được bão vệ tôi đa quyên và nghia vụ chứng
minh của mình.
2.3 Biện pháp thu thập chứng cứ
So với BLTTDS năm 2004 đã được sửa đổi, bô sung năm 2011 thi
BLTTDS 2015 nhân mạnh thêm quyên và nghĩa vu chủ động thu thập chứng
Trang 30cứ của đương sự, bởi đề giao nộp được chứng cử cho Tòa án thì các đương sự
phải thu thập được chứng cử Việc thu thập chứng cử là ngiĩa vụ, là trách
nhiệm của nguyên đơn đối với yêu cau của mình, ho phải là người chủ đông
đầu tiên phải thực hiện Tuy nhiên không đông nghĩa với việc nguyên đơn cóthể thu thập chứng cứ bằng cách nảo cũng được, việc thu thập chứng cứ phảiđược thực hiện một cách minh bạch va hợp pháp néu không sé dẫn tới trường
hợp chứng cử thu thập được không có giá trị pháp lý Vì vậy, BLTTDS đã
quy định cu thể trình tự, thủ tuc và điều kiện cu thé để nguyên đơn cũng như
các đương sự khác thực hiện quyên thu thập chứng cứ của mình Tại khoản 1Điều 07 Bồ luật TTDS 2015 quy định các biện pháp thu thập chứng cứ mađương sự được thực hiên nhằm dam bao các chứng cứ có được mang tính hợp
pháp như sau:
Diéu 97 Xác minh, thu thập cltứng cit
1 Cơ quan t6 chức, cá nhân có quyền tự mình thu thập tài liệu,chning cứ bằng những biện pháp sau đây:
a) Tìm thập tài liệu doc được nghe được, nhìn được; thông điệp dit liệu điện tit
16 chức cá nhân đó dang lim giữ: quan ij;
@) Yêu cầu Op ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của
người làm chứng;
e) Yêu cầu Tòa ám thu thập tài liệu, ching cứ nếu ương sựkhông thê thu thâp tài liệu chưng cứ;
Trang 31g) Yêu cầu Tòa đn ra quyết định trưng cần giảm định, định giá
tài san;
h) Yêu cầu cơ quan, lỗ chức, cá nhân thực hiện công việc khác
theo qm) dink của pháp luật.
Xác định người làm chứng và lây xác nhận của người lam chứng hoặcyêu câu UBND xac nhận chữ ky của người làm chứng Day là trường hợp sựviệc xảy ra có sự chứng kiến của người lam chứng, đương sư thu thập chứng
cứ từ người làm chứng thông qua các văn bản trình bảy của người làm chứng
về nội dung vụ án Dé dam bảo tinh hợp pháp của văn bản nảy, nguyên đơn
có thé yêu cầu UBND cấp xã xác nhân chữ ky của người lam chứng trong văn
bản trình bảy của người làm chứng về nội dung vụ án đã được nêu Đôi với
lời trình bay của người làm chứng được ghi trong băng ghi âm, ghi hình, dia
ghi âm, ghi hình, thiết bi khác chứa âm thanh, hình ảnh thi người cung cấpchứng cứ cần có văn bản xác nhận của người làm chứng về xuất xứ của băngghi âm, ghi hình, dia ghi âm, ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnhtheo quy định tai khoản 5 Điều 95 BLTTDS 2015 Ngoài ra, khi giao nộpchứng cứ nguyên đơn cũng cần chắc chắn người làm chứng đủ điều kiện theoĐiều 77 BLTTDS 2015: “Người biết tinh tiết có liên quan đền nội dung vụ ánđược đương sự dé nghị, Toa án triệu tập tham gia tô tụng với tư cach la ngườilàm chứng Người mất năng lực hanh vi dân sự không thé la người lam
chứng” Trường hợp người lam chứng là người chưa thành niên, người bi han
chế năng lực hanh vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức vả làm chủ
hành vi thi khi lây xác nhận của người làm chứng cân có người đại diện theo
pháp luật của người lam chứng.
Biên pháp yêu cau cơ quan, tổ chức, cả nhân cho sao chép hoặc cungcấp những tải liệu có liên quan đến việc giải quyết vu án mà cơ quan, td chức,
cá nhân đó đang lưu giữ được đương sự sử dụng rất phô biển đặc biệt là đôivới nguyên đơn Khi yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tải liệu,
Trang 32chứng cứ liên quan đến vụ án nguyên đơn cân thực hiện theo quy định tại
khoản 1 Điều 106 BLTTDS 2015: “ đương sự phải lâm văn bản yêu câu ghi
rõ tai liêu, chứng cứ can cung cap; lý do cung cấp; họ, tên, địa chỉ của cá nhân,tên, địa chỉ của cơ quan, tô chức đang quan lý, lưu giữ tải liệu, chứng cứ can
cung cấp”
Trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cân thiết dé thu thập tailiệu, chứng cứ ma van không thé tự minh thu thâp được thi có thé dé nghị toa
án thu thập chứng cứ Đương sự yêu câu tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ
phải làm đơn ghi rõ van dé cân chứng minh; tai liệu, chứng cứ cần thu thập, ly
do minh không tự thu thập được và nêu rố biên pháp dé nghị tòa an thu thậpCác biện pháp thu thâp chứng cứ cu thé ma đương sự có quyên yêu cau toa ánthu thập bao gom: lây lời khai của đương sự (khoản 1 Điều 08 BLTTDS), laylời khai của người lam chứng (khoản 1 Điều 00 BLTTDS), đôi chất (khoản 1Điều 100 BLTTDS), xem xét thâm định tại chỗ (khoản 1 Điêu 101 BLTTDS),trưng câu giám định (khoản 1 Điêu 102 BLTTDS), định giá tai sản (điểm akhoản 3 Điều 104 BLTTDS); yêu câu cơ quan, tô chức, cá nhân cung cap tảiliệu, chứng cử (khoản 1 Điều 106 BLTTDS)
Trong môt số vụ án cân thiết, để lam rõ các tình tiết, su kiện phải tiềnhành trưng câu giám định hoặc định giá tài sản Tuy nhiên, dé kết luận giámđịnh và kết qua định gia tai san được coi là chứng cứ va Toa án sử dụng lamcăn cứ cho việc giải quyết vụ án, đương sự cần yêu câu Tòa án ra quyết định
trưng cầu giám định hoặc định giá tài sản Đương sự có quyền tự mình yêu
cầu giám định sau khi đã dé nghị tòa an trưng cầu giảm định nhưng tòa an từchói yêu câu của đương sự Quyên tự yêu câu giám định được thực hiện trướckhi tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định
mở phiên hop giải quyết việc dan sự (khoản 1 Điều 102 BLTTDS năm 2015)
Ngoài ra, đương sự có thé thu thap chứng cứ bằng việc yêu câu cá nhân,
cơ quan, tô chức thực hiện công việc nhất định, vi dụ: yêu cầu thừa phát lại
Trang 33lập vi bang Theo quy định tại khoản 8 Điều 04 BLTTDS năm 2015, văn bản
ghi nhận sự kiện, hảnh vi pháp lý do người có chức năng lập 1a nguôn chứng
cứ Do đó, dé tinh tiết, sự kiện do thừa phát lại ghi nhân trong văn bản lảchứng cử, đương sự cân thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 95
BLTTDS năm 2015 Theo đó, việc lập vi bằng của thừa phát lại phải đượcthực hiện theo quy định tai Nghị định sô 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 về
tổ chức và hoạt động của thừa phát lại
2.4 Nghia vụ chứng minh của nguyên đơn qua các giai đoạn xét xử
* Giai doan hòa giải và chuẩn bị xét xử
Theo thủ tục tô tụng dân sự, sau khi đơn khỡi kiện được thụ lý Tòa án
sẽ tiền hành hoa giải và mở phiên hop tiếp cận công khai chứng cứ Đôi vớicác vụ án dân sự, hòa giải la một chế định quan trọng, hoạt động này do Tòa
án tiền hành giúp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết
vụ án đân sự, giảm thiểu chỉ phí cũng như thời gian cho các bên tham gia
Trong phiên hòa giải, các bên tham gia đưa ra những lý 1é, chứng cử mà minh
trình bay dé thuyết phục bên kia Chứng minh trong giai đoạn nay 1a rất quan
trong, việc hòa giải thành hay không ảnh hưởng rat lớn đền việc giải quyết vu
án Ngay cả trong trường hợp các bên không hòa giải thành thì việc tranh luận,
đưa ra lý 1é, đánh giá chứng cử vả xác nhận vệ tình tiết, sự kiên của vụ án
cũng sẽ giúp Thâm phán trong việc đánh gia, xem xét chứng cứ sau nay
Trường hợp vu án không được hòa giải hoặc không tiên hành hòa giải
được thì việc hòa giải được kết hợp trong cùng phiên hợp kiểm tra việc giaonộp, tiếp cận, công khai chứng cứ Phiên hop nay là thủ tục tô tụng trong quatrình giải quyết vu án dân sự, la phương thức dé các bên nắm bat, bô sung tailiệu, chứng cứ (nếu có) va trao đôi ý kiến, xác nhân những vân dé đã thôngnhất, chưa thông nhất yêu cau Tòa án giải quyết Việc bô sung quy định vềviệc tiền hành phiên hop để kiém tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng
Trang 34cứ tại Điêu 208 - 211 BLTTDS 2015 đã cho thay sự tiền bộ trong tư duy lập
pháp, dam bảo quyên tiếp cận chứng cứ của các bên đương sự
* Giai doan xét xử sơ thâm
Tại phiên Tòa sơ thấm, vụ án sẽ được giải quyết thông qua phán quyếtcủa Hội đông xét xử tại phiên tòa Day sẽ la giai đoạn gần như cuối cùngquyết định kết qua của vụ án Vi vậy, nguyên đơn nếu muốn thang kiện cânphải tập trung chứng minh cho Hội đông xét xử thay rõ sự thật của vu án.Nguyên đơn cũng có quyên bô sung chứng cứ với điều kiện: “Trường hợp saukhi có quyết định dua vu an ra xét xử theo thủ tục sơ thấm, quyết định mởphiên hop giải quyết vụ án dân sự, đương sự mới cung cấp, giao nộp tai liệu,chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sư không giao nộp
được vi lý do chính đáng thì đương sư phải chứng minh ly do của việc cham
giao nộp tải liệu, chứng cứ đó Đôi với tài liêu, chứng cứ mà trước đó Tòa ánkhông yêu câu đương sự giao nộp hoặc tải liệu, chứng cử mà đương sự khôngthé biết được trong qua trình giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm thi đương
su có quyền giao nộp, trình bay tại phiên Toa sơ thẩm, phiên hop giải quyết
việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ án dânsự” được quy định tại khoản 4 Điều 96 BLTTDS 2015
Ngoài việc quy đính về quyền cung cấp, bổ sung tài liệu chứng cứ thi
BLTTDS 2015 còn quy đính vé nghĩa vụ tham gia phiên Tòa được quy định
tại Điều 227, quyên được hỏi các bên quy định tại Điều 248, va điểm đặc biệt
là BLTTDS đã quy định rõ về tranh tung tại phiên tòa: “Chủ toa phiên tòakhông được han chế thời gian tranh tung, tao điều kiện cho những người thamgia tranh tụng trinh bay hết ý kiến ” quy đính tại Điều 247 Điều nảy ré rang
đã thé hiên các nha lập pháp hiểu rổ tam quan trong của nguyên đơn cũng như
các đương sự trong việc chứng minh thông qua việc tranh luận được các bên
tự do thể hiên ý chi, quan điểm của mình sau khi đã nghiên cứu, đánh giáchứng cứ có trong hồ sơ vụ án Qua trình tranh tung tại phiên tòa có thé lam
Trang 35nhận định chính xác và đưa ra phán quyết công tâm.
* Giai đoan san phiên tòa sơ thâm
Trường hợp kết thúc phiên tòa sơ thâm nguyên đơn thây bản án, quyết
định của Toa án chưa chính xác van có quyển kháng cáo Việc phúc thấm bản
án nhằm mục đích khắc phục những sai lâm, những hạn chế trong xét xử sơthấm của Tòa án, dam bảo được quyền và lợi ích của các bên Nguyên đơnkhi muôn kháng cáo phải gửi cho Tòa án đơn kháng cáo và tải liệu, chứng cứ
bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cao của mình là có căn cử và hợppháp theo quy định tại khoản 8 Điêu 272 BLTTDS 2015 Tại phiên tòa phúcthâm, “Đương sự, Viện kiểm sát có quyền xuất trình bd sung tai liêu, chứngcứ” theo khoản 3 Điều 302 BLTTDS 2015
Tại Điêu 301 đến Điêu 305 BLTTDS 2015 cũng quy định quyên va
nghĩa vụ chứng minh của nguyên don như tai phiên tòa sơ thẩm Nguyên đơnvan có quyền trình bay, được công bô chứng cứ va tranh luận tại phiên toaphúc thâm
Trong giai đoạn giám đôc thẩm, tái thấm theo quy định của pháp luật,nguyên đơn cũng có thé giao nộp chứng cứ bO sung tại Tòa án hoặc Việnkiểm sát dé bảo vệ cho quyên va lợi ich hợp pháp của mình
Như vây, có thé thay quyền và nghĩa vụ chứng minh của nguyên đơnđược thực hiện xuyên suốt quá trình xét xử giải quyết vu án dân sự cho đếnkhi có bản án, quyết định chính xác nhất từ Tòa án Mỗi giai đoạn to tungBLTTDS déu có quy định cu thé về quyên cung cấp, bỏ sung tải liêu, chứng
cử của nguyên đơn Điều này đã chứng minh các nha lập pháp luôn muôndam bão quyên và nghĩa vu chứng minh của đương sự khi giải quyết các vu
án dân sự
Trang 362.5 Thời hạn giao nộp chứng cứ
Nếu BLTTDS 2004 quy định quyền và nghĩa vụ cung cap chứng cứ vảchứng minh chưa có quy định cu thé về thời han giao nộp, cung cấp chứng cứhay noi cách khác nguyên đơn và các đương sự khác co thể thực hiện việcgiao nộp, cung cap chứng cứ ở bat kỷ thời điểm nao của qua trình tô tung thi
ở BLTTDS 2015 đã bỗ sung: “Thời hạn giao nộp tài liêu, chứng cứ do Thamphán được phân công giải quyết vụ án an định nhưng không được vượt quáthời hạn chuẩn bi xét xử theo thủ tục sơ thấm, thời hạn chuẩn bị giải quyếtviệc dan sự theo quy định của Bộ luật nảy” (khoản 4 Điều 96) Việc bỗ sungquy định như vậy nhằm hạn chê sự thiéu trung thực của một bên đương sư khicung cấp chứng cứ, rút ngắn thời gian giải quyết, tiết kiệm chi phí td tụng vadam bão điêu kiện dé các đương sự thực hiện tranh tụng công khai tại phiên
tòa Ngoài ra, việc giới hạn thời gian cung cấp chứng cứ sẽ buộc đương sựphải có trách nhiệm hơn trong việc thu thập, cung cấp chứng cứ và chứng
minh cho yêu câu của mình Đặc biệt đôi với đương sư là nguyên đơn đang bixâm phạm quyên va lợi ích hợp pháp thi đây chính là su bao vệ của pháp luậtđối với họ
Trường hợp vì lý do chính dang quy định tại khoản 4 Điều 96, Điêu
287 và Điều 330 Bé luật TTDS năm 2015 thi chứng cứ được cung cấp khi đãhết thời hạn cung cap chứng cứ hoặc đáp ứng các điêu kiên do pháp luật quyđịnh van có thé được chấp nhận nhằm dam bão vụ án co day đủ chứng cử dé
giải quyết vụ an cũng như bảo vê quyên loi của các đương sự Ngoài ra, cùng
Với việc giao nộp chứng cứ, tài liêu cho Tòa án thi ho phải sao gửi tai liệu,
chứng cứ đó cho đương sư khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự
khác, đôi với tải liêu, chứng cứ quy định tai khoản 2 Điều 109 Bộ luật TTDShoặc tải liêu, chứng cứ không thé sao gửi được thi phải thông bao bằng văn
bản cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác
(khoăn 5 Điêu 96) Quy định nay nhằm dam bảo các đương sự được biết day
đủ chứng cứ của nhau dé chuẩn bị cho việc tranh tụng công khai, bình đẳng
Trang 37va công bằng Tuy nhiên, quy định này trên thực tê vẫn chưa hợp lý BLTTDS
đã quy định rõ rang nghia vụ thu thập chứng cứ của đương sự và thời hạn giao
nộp cu thé, va cả trường hợp đương sự không thé thu thập chứng cứ có thểyêu cau Tòa án hỗ trợ đương sư trong việc thu thập chứng cứ Vậy lý do chínhđáng mà đương sự không thể giao nộp đúng thời hạn là gì? Hiện vẫn chưa cóquy định cụ thể về van dé nay Hau hết các định nghĩa về ly do chính đángvan chưa được giải thích căn kế nhưng lại được sử dung khá phô biến trongcác văn bản pháp luật Vi vậy mà các lý do chính dang nay đều được đánh giádựa trên sự chủ quan của Hội đông xét xử Trường hợp phía bị đơn dựa vàoquy định này cô tinh kéo đài thời gian đợi đến phiên tòa mới cung cap chứng
cứ thi có đảm bảo sự công bằng trong quá trình xét xử hay không?
2.6 Các quy định nhằm bảo đảm việc thực hiện nghia vụ chứng minh của
nguyên đơn trong quá trình giải quyết vụ án dân sự
Đề dam bảo quá trình thu thập chứng cứ của đương sự cũng như Tòa án,Viện kiểm sát, tại Điêu 7 BLTTDS 2015 đã quy định cụ thé trách nhiệm cungcấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tô chức, cá nhân có thâm quyên như sau:
Điều 7 Trách nhiệm cung cấp tài liêu, cining cứ của cơ quan, tỗcinte, cá nhân có thẩm quyền
Co quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vì nhiệm vụ quyền hancủa mình cô trách nhiệm cung cấp đây di và đúng thời han cho đương
sự Tòa án, Viên kiêm sát nhân dân (sau đây goi là Viện kiêm sát) tàiliệu, chứng cứ mà mình dang hat giữ quan If kìủ có yêu cầu củađương sự Toa án, Vien kiêm sát theo guy ãnh của Bộ iuật này và phảichiu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu chứng cứ đỏ:trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn ban vànêu tố ip do cho đương sự Tòa an Viện kiểm sat.”
Khoản 1 Điều 160 BLTTDS 2015 cũng quy định: