1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Pháp luật hàng không dân dụng Đề tài quy chế pháp lý về thuê, cho thuê tàu bay

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy chế pháp lý về thuê, cho thuê tàu bay
Tác giả Nguyễn Ngọc Tùng Chi, Phạm Châu Thảo My, Nguyễn Thị Thu Thảo
Người hướng dẫn Trần Linh Huân
Trường học Học viện Hàng không Việt Nam, Khoa Quản trị Kinh doanh
Chuyên ngành Pháp luật Hàng không dân dụng
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 194,69 KB

Nội dung

Hình thức thuê, cho thuê tàu bay Theo khoản 2 Điều 35 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 Thuê, cho thuê tàu bay bao gồm các hình thức sau đây: a Thuê, cho thuê tàu bay có tổ bay

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



PHÁP LUẬT HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG

Đề

tài: Quy chế pháp lý về thuê, cho thuê tàu bay

Giảng viên hướng dẫn

Trần Linh Huân

Nhóm 08 – Lớp Sáng thứ 5 Sinh viên thực hiện:

1 Nguyễn Ngọc Tùng Chi

2 Phạm Châu Thảo My

3 Nguyễn Thị Thu Thảo

TP Hồ Chí Minh – 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Trần Linh Huân Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Pháp luật Hàng không dân dụng, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hưỡng dẫn tâm huyết

và tận tình của thầy Thầy đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức về môn học này để có thể hoàn thành được bài tiểu luận về đề tài: Quy chế pháp lý về thuê, cho thuê tàu bay.

Trong quá trình làm bài chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót Do đó, chúng

em kính mong nhận được những lời góp ý của thầy để bài tiểu luận của chúng em ngày càng hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

PHẦN 1: KHÁI QUÁT QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ THUÊ, CHO THUÊ TÀU BAY 1 1.1 Khái niệm về thuê, cho thuê 1

1.2 Hình thức thuê, cho thuê tàu bay 1

1.2.1 Thuê, cho thuê tàu bay có tổ bay 2

1.2.2 Thuê, cho thuê tàu bay không có tổ bay 2

1.3 Yêu cầu đối với thuê tàu bay 3

1.4 Chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài 4

1.5 Chuyển giao nghĩa vụ giữa quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay và quốc gia của người khai thác tàu bay 12

PHẦN 2: THỰC TRẠNG, HẠN CHẾ, BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ THUÊ, CHO THUÊ TÀU BAY 13

2.1 Khung pháp lý hiện hành 13

2.1.1 Quy định quốc tế 13

2.1.2 Quy định quốc gia 13

2.2 Hạn chế 13

2.2.1 Hạn chế về pháp lý 13

2.2.2 Hạn chế về thực thi 14

Trang 4

PHẦN 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP TRONG QUY

ĐỊNH VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ THUÊ, CHO THUÊ TÀU BAY 16

3.1 Hoàn thiện khung pháp lý 16

3.2 Nâng cao năng lực quản lý 17

3.3 Cải cách thủ tục hành chính 17

3.4 Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan 17

3.5 Tăng cường sự hỗ trợ của Chính phủ và các thực thể tài chính quốc tế 18

PHẦN 4: KẾT LUẬN 19

NGUỒN THAM KHẢO 20

Trang 5

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ THUÊ, CHO THUÊ TÀU BAY 1.1 Khái niệm về thuê, cho thuê

Theo khoản 1 Điều 35 Luật Hàng không Dân dụng Việt Nam năm 2006

Tổ chức, cá nhân Việt Nam được thuê, cho thuê tàu bay để thực hiện vận chuyển hàngkhông và các hoạt động hàng không dân dụng khác

1.2 Hình thức thuê, cho thuê tàu bay

Theo khoản 2 Điều 35 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006

Thuê, cho thuê tàu bay bao gồm các hình thức sau đây:

a) Thuê, cho thuê tàu bay có tổ bay (Thuê ướt) là trường hợp tàu bay được khai tháctheo giấy chứng nhận người khai thác tàu bay của bên cho thuê

Ví dụ: Hãng hàng không A, một hãng hàng không lớn ở Đông Nam Á, chuẩn bị cho mùa

du lịch cao điểm vào mùa hè nhưng gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu do thiếumáy bay và phi hành đoàn Để giải quyết vấn đề này mà không phải đào tạo thêm nhânviên hay mua sắm thêm máy bay mới, hãng quyết định thuê ướt từ công ty B, một công tychuyên cho thuê máy bay có trụ sở tại châu Âu

b) Thuê, cho thuê tàu bay không có tổ bay (Thuê khô) là trường hợp tàu bay được khaithác theo giấy Chứng nhận người khai thác tàu bay của bên cho thuê

Ví dụ: Hãng hàng không A, một hãng hàng không đang phát triển ở Châu Á, muốn mởrộng đội tàu bay của mình để phục vụ các tuyến bay quốc tế mới Để tiết kiệm chi phí vàtránh việc mua sắm máy bay mới, hãng quyết định thuê khô từ công ty B, một công tychuyên cho thuê máy bay có trụ sở tại Bắc Mỹ

c) Hợp đồng thuê, cho thuê tàu bay phải được lập thành văn bản

Yêu cầu pháp lý và hợp đồng:

Trang 6

- Hợp đồng bằng văn bản: Hợp đồng thuê tàu bay phải được lập thành văn bản và có chữ

ký của đại diện hợp pháp của các bên tham gia

- Điều khoản hợp đồng rõ ràng: Hợp đồng phải nêu rõ các điều khoản về thời hạnthuê, quyền và nghĩa vụ của các bên, điều kiện bảo trì, và các quy định về bảo hiểm

- Tuân thủ quy định quốc tế: Hợp đồng phải tuân thủ các quy định của Công ước quốc

tế về hàng không dân dụng (Công ước Chicago) và các hiệp định song phương hoặc

đa phương có liên quan

1.2.1 Thuê, cho thuê tàu bay có tổ bay (Wet Lease)

Theo Điều 36 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 20006

1 Trong trường hợp thuê, cho thuê tàu bay có tổ bay, tàu bay được khai thác theoGiấy chứng nhận người khai thác tàu bay của bên cho thuê

 Công ty B cung cấp máy bay cùng với tổ bay, bao gồm phi công, tiếp viên,bảo dưỡng và bảo hiểm

 Hãng hàng không A chịu trách nhiệm bán vé, lập kế hoạch lịch trình vàquản lý hành khách

2 Bên cho thuê chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện tiêu chuẩn an toàn về bảo dưỡng,khai thác tàu bay

 Bảo trì và bảo dưỡng: Công ty B chịu trách nhiệm về bảo trì và bảo dưỡngmáy bay

1.2.2 Thuê, cho thuê tàu bay không có tổ bay ((Dry Lease)

Theo Điều 37 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam Năm 2006

1 Trong trường hợp thuê, cho thuê tàu bay không có tổ bay, tàu bay được khai tháctheo Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay của bên thuê

 Công ty B cung cấp máy bay, đảm bảo máy bay đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và

có giấy phép bay hợp lệ

Trang 7

 Hãng hàng không A chịu trách nhiệm về mọi chi phí hoạt động, bao gồmphi hành đoàn, bảo dưỡng, bảo hiểm và các chi phí vận hành khác.

2 Bên thuê chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện tiêu chuẩn an toàn về bảo dưỡng,khai thác tàu bay

 Bảo trì và bảo dưỡng: Hãng hàng không A phải tuân thủ các quy định bảo trì

và bảo dưỡng theo yêu cầu của nhà sản xuất và cơ quan hàng không dândụng

3 Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê tàu bay không có tổ bay của nướcngoài, nếu phát sinh những yêu cầu đặc biệt của bên thuê về phương tiện, thiết bịtrên tàu bay, thiết bị liên lạc và dẫn đường thì phải được Bộ Giao thông vận tảichấp thuận

1.3 Yêu cầu đối với thuê tàu bay

Theo Điều 38 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006

Yêu cầu đối với thuê tàu bay:

- Khi sử dụng tàu bay thuê, bên thuê không được cho bên cho thuê hoặc bất kỳ người cóliên quan nào khác hưởng các lợi ích kinh tế hoặc sử dụng các quyền vận chuyển hàngkhông của bên thuê

- Trong ngành hàng không, khi một hãng hàng không thuê máy bay từ một công ty chothuê, thường có các điều khoản rõ ràng liên quan đến việc sử dụng máy bay và quyền lợivận chuyển hàng không Một trong những điều khoản quan trọng là bên thuê (hãng hàngkhông) không được chuyển giao hoặc cho phép bên cho thuê (công ty cho thuê) hoặc bất

kỳ người có liên quan nào khác hưởng các lợi ích kinh tế hoặc sử dụng các quyền vậnchuyển hàng không của bên thuê Điều này được thực hiện nhằm bảo vệ quyền và lợi íchcủa bên thuê và đảm bảo sự tuân thủ các quy định pháp lý và thương mại

Trang 8

 Bảo vệ quyền vận chuyển hàng không: Các quyền vận chuyển hàng không (trafficrights) là các quyền mà một quốc gia cấp cho các hãng hàng không để khai tháccác chuyến bay thương mại vào hoặc qua không phận của mình Các quyền nàythường được đàm phán trong các hiệp định song phương giữa các quốc gia và gắnliền với giấy phép hoạt động của các hãng hàng không Khi thuê máy bay, hãnghàng không thuê giữ toàn bộ các quyền vận chuyển này và không được chuyểngiao chúng cho bên cho thuê hoặc các bên thứ ba khác.

 Tuân thủ pháp luật: Các quy định pháp lý về hàng không yêu cầu các hãng hàngkhông phải duy trì quyền kiểm soát và trách nhiệm đối với các hoạt động vậnchuyển Việc cho phép bên cho thuê hoặc bên thứ ba sử dụng các quyền này có thể

vi phạm các quy định và điều lệ của cơ quan hàng không quốc gia hoặc quốc tế

 Đảm bảo tính độc lập và cạnh tranh: Nếu bên thuê cho phép bên cho thuê hoặc cácbên liên quan khác hưởng lợi ích kinh tế hoặc sử dụng quyền vận chuyển, điều này

có thể gây ra xung đột lợi ích và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hãnghàng không thuê Các điều khoản này giúp duy trì sự độc lập của hãng hàng khôngthuê trong các hoạt động kinh doanh và vận hành

1.4 Chấp nhận việc thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ

chức, cá nhân nước ngoài

Theo Điều 39 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006

1 Việc thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhânnước ngoài phải được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận bằng văn bản sau khi xemxét các nội dung sau đây:

a) Hình thức thuê

- Thuê tàu bay có tổ bay

- Thuê tàu bay không có tổ bay

Trang 9

b) Tư cách pháp lý của các bên tham gia hợp đồng thuê tàu bay

Tư cách pháp lý của các bên tham gia hợp đồng thuê tàu bay là yếu tố quan trọng để đảmbảo hợp đồng có hiệu lực và các bên có quyền và nghĩa vụ rõ ràng Dưới đây là các yếu tốcần xem xét về tư cách pháp lý của các bên trong hợp đồng thuê tàu bay:

1 Tư cách pháp lý của bên cho thuê (Lessor):

- Tổ chức hợp pháp: Bên cho thuê phải là một tổ chức được thành lập và hoạt động hợppháp theo quy định của pháp luật quốc gia mà họ đăng ký

- Quyền sở hữu hoặc quyền khai thác tàu bay: Bên cho thuê phải có quyền sở hữu hoặcquyền khai thác tàu bay hợp pháp, được chứng nhận bởi các cơ quan chức năng có thẩmquyền

- Giấy phép kinh doanh: Nếu pháp luật yêu cầu, bên cho thuê phải có giấy phép kinhdoanh trong lĩnh vực cho thuê tàu bay

2 Tư cách pháp lý của bên thuê (Lessee):

- Tổ chức hoặc cá nhân hợp pháp: Bên thuê phải là tổ chức hoặc cá nhân có tư cáchpháp nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật quốc gia của họ

- Giấy phép hoạt động hàng không: Nếu bên thuê là hãng hàng không, họ phải có giấyphép hoạt động hàng không do cơ quan chức năng cấp phép

- Năng lực tài chính: Bên thuê phải có năng lực tài chính để đáp ứng các nghĩa vụ tàichính phát sinh từ hợp đồng thuê tàu bay

c) Thời hạn thuê

- Thuê ngắn hạn: Thời hạn thuê ngắn hạn thường từ vài ngày đến vài tháng Loại hợpđồng này thường được sử dụng cho các nhu cầu tạm thời như tăng cường số lượng máybay trong mùa cao điểm, phục vụ sự kiện đặc biệt, hoặc thay thế tạm thời cho máy bayđang bảo dưỡng

Trang 10

- Thuê dài hạn: Thời hạn thuê dài hạn có thể kéo dài từ vài năm đến hàng chục năm.Đây là loại hợp đồng phổ biến cho các hãng hàng không muốn mở rộng đội bay màkhông cần phải đầu tư lớn vào việc mua sắm máy bay.

d) Số lượng, loại và tuổi tàu bay thuê

Khi ký kết hợp đồng thuê tàu bay, các bên cần xác định rõ số lượng, loại và tuổi của tàubay thuê Những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến chi phí thuê mà còn đến hiệu suấthoạt động, bảo trì và an toàn của máy bay Dưới đây là các thông tin cụ thể liên quan đến

số lượng, loại và tuổi của tàu bay thuê:

1 Số lượng tàu bay thuê

- Xác định số lượng cụ thể: Hợp đồng cần xác định rõ số lượng tàu bay sẽ được thuê.Điều này giúp các bên chuẩn bị và lên kế hoạch quản lý tài sản và nguồn lực hợp lý

- Yêu cầu tùy theo nhu cầu: Số lượng tàu bay thuê thường phụ thuộc vào nhu cầu vậnchuyển hành khách và hàng hóa của bên thuê Trong mùa cao điểm hoặc khi mở rộngtuyến bay, số lượng máy bay thuê có thể tăng lên

2 Loại tàu bay thuê

- Xác định loại máy bay: Hợp đồng cần nêu rõ loại tàu bay sẽ được thuê, bao gồm hãngsản xuất, mẫu máy bay, và phiên bản cụ thể Ví dụ, Airbus A320, Boeing 737, hoặcEmbraer E190

- Phù hợp với nhu cầu sử dụng: Loại tàu bay thuê phải phù hợp với nhu cầu vận hành củabên thuê, bao gồm số lượng hành khách, tầm bay, và loại hình khai thác (nội địa hay quốctế)

- Đặc điểm kỹ thuật: Các thông số kỹ thuật như tải trọng tối đa, tầm bay, và tiêu thụ nhiênliệu cũng cần được xem xét để đảm bảo hiệu quả kinh tế và vận hành

3 Tuổi của tàu bay thuê

Trang 11

- Xác định tuổi máy bay: Hợp đồng cần ghi rõ tuổi của tàu bay tại thời điểm thuê, tínhtheo năm từ khi xuất xưởng Tuổi máy bay ảnh hưởng đến hiệu suất, chi phí bảo trì, và độ

an toàn

- Máy bay mới hoặc cũ: Máy bay mới thường có chi phí thuê cao hơn nhưng ít gặp vấn đề

về kỹ thuật và tiết kiệm nhiên liệu hơn Máy bay cũ thường có chi phí thuê thấp hơnnhưng có thể cần nhiều chi phí bảo trì và kiểm tra kỹ thuật hơn

- Yêu cầu bảo trì: Tuổi máy bay cũng quyết định mức độ và tần suất bảo trì Máy bay cũhơn thường cần bảo trì thường xuyên hơn để đảm bảo an toàn và hiệu suất hoạt động.Việc xác định rõ ràng và chi tiết về số lượng, loại và tuổi của tàu bay thuê trong hợp đồnggiúp đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi choquá trình khai thác và vận hành hiệu quả

e) Quốc tịch tàu bay

- Quốc tịch tàu bay: Quốc tịch của tàu bay được xác định bởi quốc gia nơi tàu bay đượcđăng ký Mỗi tàu bay phải được đăng ký tại một quốc gia cụ thể và phải tuân thủ các quyđịnh hàng không của quốc gia đó

- Mã đăng ký: Tàu bay sẽ có mã đăng ký quốc gia (ví dụ: N cho Mỹ, G cho Vương quốcAnh, VN cho Việt Nam) Mã này thể hiện quốc tịch của tàu bay và là một phần của sốđăng ký duy nhất của máy bay

f) Giấy chứng nhận liên quan đến tàu bay

Giấy chứng nhận liên quan đến tàu bay là các tài liệu quan trọng chứng minh rằng máybay đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và hoạt động theo quy định của cơ quan hàng khôngquốc gia và quốc tế Dưới đây là các giấy chứng nhận phổ biến và cần thiết liên quan đếntàu bay:

1 Giấy chứng nhận đăng ký tàu bay (Certificate of Registration)

Trang 12

- Mô tả: Giấy chứng nhận này xác nhận tàu bay đã được đăng ký hợp pháp tại một quốcgia cụ thể.

- Cơ quan cấp: Cơ quan hàng không dân dụng của quốc gia đăng ký (ví dụ: Cục Hàngkhông Liên bang Mỹ (FAA), Cục Hàng không Việt Nam (CAAV))

- Nội dung: Bao gồm thông tin về chủ sở hữu tàu bay, số đăng ký, số seri của máy bay, vàquốc gia đăng ký

2 Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay (Certificate of Airworthiness)

- Mô tả: Chứng nhận này xác nhận tàu bay đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và kỹ thuật để

có thể hoạt động bay

- Cơ quan cấp: Cơ quan hàng không dân dụng quốc gia nơi tàu bay đăng ký

- Nội dung: Gồm thông tin về loại tàu bay, số seri, ngày cấp, và các điều kiện hoặc hạnchế đi kèm

3 Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)

- Mô tả: Xác nhận rằng tàu bay có bảo hiểm hợp lệ, bao gồm bảo hiểm trách nhiệm dân sự

và bảo hiểm rủi ro hàng không khác

- Cơ quan cấp: Công ty bảo hiểm được ủy quyền hoặc cơ quan hàng không quốc gia

- Nội dung: Thông tin về mức độ bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, và các điều khoản bảohiểm

4 Giấy chứng nhận kiểm định (Inspection Certificate)

- Mô tả: Chứng nhận rằng tàu bay đã trải qua các kiểm tra kỹ thuật định kỳ và đáp ứngcác yêu cầu an toàn

- Cơ quan cấp: Các tổ chức bảo dưỡng và sửa chữa được ủy quyền hoặc cơ quan hàngkhông quốc gia

Trang 13

- Nội dung: Kết quả kiểm tra kỹ thuật, các hạng mục đã kiểm tra, và ngày thực hiện kiểmtra.

5 Giấy chứng nhận loại tàu bay (Type Certificate)

- Mô tả: Chứng nhận rằng loại tàu bay cụ thể đã được phê duyệt và đáp ứng các tiêuchuẩn an toàn và kỹ thuật

- Cơ quan cấp: Cơ quan hàng không quốc gia hoặc quốc tế

- Nội dung: Thông tin về nhà sản xuất, loại tàu bay, cấu hình, và các điều kiện hoạt động

6 Giấy chứng nhận bảo trì (Maintenance Certificate)

- Mô tả: Xác nhận rằng tàu bay đã được bảo trì theo các tiêu chuẩn và lịch trình quy định

- Cơ quan cấp: Các tổ chức bảo trì và sửa chữa được ủy quyền

- Nội dung: Lịch sử bảo trì, các hạng mục bảo trì đã thực hiện, và thời gian bảo trì

7 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)

- Mô tả: Xác nhận nguồn gốc xuất xứ của tàu bay, bao gồm thông tin về nhà sản xuất vànơi sản xuất

- Cơ quan cấp: Nhà sản xuất tàu bay hoặc cơ quan hàng không có thẩm quyền

- Nội dung: Thông tin về nhà sản xuất, loại tàu bay, số seri, và ngày sản xuất

g) Thỏa thuận về việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách, hành lý, hàng hóa và đối với người thứ ba ở mặt đất

Thỏa thuận về việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách, hành lý, hànghóa và đối với người thứ ba ở mặt đất là một phần quan trọng của hợp đồng thuê tàu bay.Dưới đây là các khía cạnh cần xem xét và nội dung cần có trong thỏa thuận bảo hiểmtrách nhiệm dân sự:

1 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách

Ngày đăng: 11/11/2024, 21:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w