1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn luật thuế buổi thảo luận thứ ba hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu có chịu thuế gtgt không theo anh (chị) Điều này có mâu thuẫn với Điều 2 luật thuế gtgt quy Định

22 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu có chịu thuế GTGT không theo anh (chị) Điều này có mâu thuẫn với Điều 2 luật thuế gtgt quy Định
Tác giả Ngô Khánh Linh, Nguyễn Tùng Linh, Trần Gia Linh, Lê Thị Minh Ly, Trương Thanh Ngọc Minh, Trần Liểu Huyền My, Trương Gia Mỹ, Lê Hoài Nam
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Trung Dương
Trường học Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Thuế
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 576,92 KB

Nội dung

Theo quan điểm của nhóm thì việc hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu vẫn chịu thuế GTGT không mâu thuẫn với điều 2 Luật Thuế GTGT quy định: “Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàn

Trang 1

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

Khoa: Quản trị Lớp: 131 - QTL46A

MÔN: LUẬT THUẾ BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA

Giảng viên: ThS Nguyễn Trung Dương

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 10 năm 2024

Trang 2

2 Điều tiết thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu có ý nghĩa khác biệt như thế nào so với việc dùng thuế nhập khẩu để điều tiết hàng nhập khẩu? 4

3 Mức thuế suất thuế GTGT hiện hành được quy định như thế nào? Ý nghĩa của mức thuế suất thuế GTGT là 0% áp dụng đối với hàng xuất khẩu? 5

5 Điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT? 6

6 Sự “gãy khúc” trong quá trình thu thuế GTGT xảy ra khi nào? Ý nghĩa pháp lý của hiện tượng này? 6

7 Phân biệt đối tượng không chịu thuế và đối tượng được hưởng thuế suất thuế GTGT

11 Thuế suất thuế BVMT được xác định theo mức thuế suất thuế TTĐB 13

12 Hàng hóa thuộc diện chịu thuế BVMT khi nhập khẩu chỉ chịu thuế BVMT 13

Trang 3

2

III Tình huống 13

Tình huống 1: 13

1 M phải thực hiện nghĩa vụ thuế gì đối với hành vi sản xuất rượu tiêu thụ trong nước? Tại sao? 14

2 Lập luận của N là đúng hay sai? Tại sao? 14

3 Theo anh (chị) M hay N có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT khi bán rượu cho Q? Vì sao? 15

5 Giả sử lô hàng nói trên được N xuất khẩu sang thị trường châu Á thì có phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng không? Vì sao? 15

Tình huống 2 16

1 Với hành vi nhập khẩu 200.000 chai rượu 20 độ, Thanh Sơn là đối tượng nộp thuế của những sắc thuế nào? Nêu cơ sở pháp lý và giải thích tại sao? 16

2 Lập luận của Thanh Sơn là đúng hay sai? Tại sao? 16

3 Giả sử 120.000 chai rượu thuốc là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì ai là đối tượng nộp thuế (Thanh Sơn hay các đại lý của Thanh Sơn)? Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt trong trường hợp này như thế nào? 17

4 Quan hệ kinh doanh giữa Thanh Sơn và các đại lý có làm phát sinh thuế GTGT không? Tại sao? 17

Tình huống 3 17

1 Ông A phải thực hiện nghĩa vụ thuế gì đối với hành vi nhập khẩu ô tô nói trên 18

2 Theo anh (chị), các lập luận của ông Văn là đúng hay sai? Tại sao? 18

3 Giá tính thuế đối với từng loại thuế được xác định như thế nào? 19

4 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thuế là đúng hay sai? Tại sao? 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

A Văn bản pháp luật 21

B Tài liệu tham khảo 21

Trang 5

4

I Lý thuyết

1 Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu có chịu thuế GTGT không? Theo anh (chị) điều này

có mâu thuẫn với điều 2 Luật Thuế GTGT quy định: “Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng” không?

Đối tượng chịu thuế GTGT gồm có 2 nhóm chính: nhóm 1 là nhóm hàng hóa, dịch

vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam; nhóm 2 là nhóm hàng hóa, dịch vụ có được từ hoạt động nhập khẩu và được tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam Do vậy, hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu vẫn phải chịu thuế GTGT căn cứ theo Điều 3, Điều 4 Luật thuế GTGT 2008

Theo quan điểm của nhóm thì việc hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu vẫn chịu thuế GTGT không mâu thuẫn với điều 2 Luật Thuế GTGT quy định: “Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng” vì hành vi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ với mục đích sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam do đó sẽ làm phát sinh thêm giá trị của hàng hóa, dịch vụ

đó trên thị trường Việt Nam, điều này sẽ dẫn đến việc xuất hiện của giá trị gia tăng Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu vào thị trường Việt Nam sẽ trải qua quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng tương tự như hàng hóa nội địa cũng sẽ trải qua quá trình như vậy Do đó cần thiết có sự điều chỉnh của thuế GTGT với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu để tạo ra sự công bằng giữa hàng hóa, dịch vụ nội địa và hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu

2 Điều tiết thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu có ý nghĩa khác biệt như thế nào so với việc dùng thuế nhập khẩu để điều tiết hàng nhập khẩu?

Đặc điểm của thuế GTGT là sắc thuế điều tiết vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng Điều tiết thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu do hành vi nhập khẩu của chủ thể có hoạt động nhập khẩu hàng hóa đã làm tăng thêm một lượng giá trị mới đối với thị trường hàng hóa trong nước Khi này, thuế GTGT điều chỉnh phần giá trị mới xuất hiện này Thuế GTGT góp phần bảo

hộ nền sản xuất trong nước một cách hợp lý thông qua việc đánh thuế GTGT hàng nhập khẩu ngay từ khi hàng hóa đó xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam Thuế GTGT đánh vào hàng hóa nhập khẩu không những nhằm mục đích tạo ra GTGT đầu vào để chủ thể nhập khẩu được hoàn thuế, khấu trừ thuế, quyết toán thuế GTGT ở đầu ra mà còn nhằm tạo sự bình đẳng với hàng hóa trong nước.1

Trong khi đó, thuế nhập khẩu điều tiết hàng nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam Số tiền thuế nhập khẩu phải nộp được xem là chi phí trả cho việc hàng hóa nước ngoài được xuất hiện và kinh doanh, tiêu thụ tại thị trường Việt Nam Hàng hóa nước ngoài

1 Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh (2023), Giáo trình Luật Thuế (Tái bản có bổ sung), Nhà xuất bản Hồng Đức,

tr 206

Trang 6

Mức thuế suất thuế GTGT hiện hành được quy định tại Điều 8 Luật Thuế GTGT

2008 bao gồm 03 mức thuế suất là: mức thuế suất 0%, mức thuế suất 5%, và mức thuế suất 10%

Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và

hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT quy định tại Điều 5 của Luật Thuế GTGT 2008 khi xuất khẩu, trừ các trường hợp được liệt kê tại khoản 1 Điều 8 Luật này

Mức thuế suất 5% áp dụng đối với các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu; hàng hoá, dịch

vụ phục vụ cho hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp và các hàng hoá, dịch vụ khác được Nhà nước khuyến khích phát triển, được liệt kê tại khoản 2 Điều 8 Luật Thuế GTGT 2008

Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không quy định tại khoản 1,

khoản 2 Điều 8 Luật Thuế GTGT 2008

Ý nghĩa của mức thuế suất thuế GTGT 0% áp dụng đối với hàng xuất khẩu:

Thứ nhất, Nhà nước áp dụng thuế suất thuế GTGT là 0% nhằm khuyến khích phát

triển hoạt động xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước, tăng nguồn thu ngoại

tệ cho nền kinh tế quốc gia

sẽ giúp hạ giá thành hàng hoá, góp phần tăng tính cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu trên thị trường nước ngoài

Thứ ba, đảm bảo các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ kê khai

thuế chính xác, giúp các cơ quan quản lý, kiểm tra, phát hiện và xử lý những trường hợp

vi phạm trong hoạt động xuất khẩu được hiệu quả

Thứ tư, đảm bảo sự ổn định tương đối của các VBQPPL Nhà nước quy định mức

thuế suất thuế GTGT là 0% đối với đa số mặt hàng xuất khẩu nhằm dễ dàng điều chỉnh khi

có sự thay đổi về mức thuế suất, thay vì phải ban hành thêm các văn bản hoặc quy định mới về việc tăng mức thuế suất thì Nhà nước chỉ cần điều chỉnh mức tăng so với mức thuế suất 0% đã ban hành trước đó

4 Hàng hóa thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu có được hưởng thuế suất 0% không? Tại sao?

Hàng hóa thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu được hưởng thuế suất 0%

2 Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh (2023), tlđd(1), tr 102

Trang 7

6

Hàng hóa thuộc diện không chịu thuế GTGT quy định tại Điều 5 Luật Thuế GTGT

2008 khi xuất khẩu được áp thuế suất 0% được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật thuế GTGT 2008 (trừ các trường hợp từ điểm a đến điểm g khoản 1 Điều 8 Luật thuế GTGT 2008) thể hiện mục đích của Nhà nước trong việc khuyến khích, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, đồng thời kiểm soát hoạt động xuất khẩu nói chung và kiểm soát chất lượng, số lượng của hàng hóa dịch vụ nói riêng Bên cạnh đó, hàng hóa không thuộc diện chịu thuế GTGT

sẽ không được khấu trừ và hoàn thuế vào thuế đầu vào Hàng hóa thuộc diện không chịu thuế GTGT quy định tại Điều 5 Luật Thuế GTGT 2008 khi xuất khẩu được áp thuế suất 0% sẽ được khấu trừ và hoàn thuế vào thuế đầu vào khi kê khai, nộp thuế theo quy định tại Điều 5 Luật Thuế GTGT 2008

5 Điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT?

Điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT

CSPL: khoản 2 Điều 12 Luật Thuế GTGT 2008

Thứ nhất, để áp dụng phương pháp khấu trừ thì phải có hóa đơn GTGT của hàng

hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hóa ở khâu nhập khẩu, chứng

từ thuế GTGT đối với trường hợp mua dịch vụ Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng

Thứ hai, vừa phải phát sinh thuế GTGT đầu vào, vừa phát sinh thuế GTGT đầu ra

Vì nếu không phát thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra thì việc khấu trừ thuế là không

có ý nghĩa

Điều kiện áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT

Trường hợp 1, áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý Thuế

GTGT trong trường hợp này áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT của vàng, bạc, đá quý GTGT của vàng bạc đá quý là giá trị thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ đi giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng CSPL: khoản 1 Điều 11 Luật Thuế GTGT 2008

Trường hợp 2, số thuế GTGT phải nộp bằng tỷ lệ phần trăm nhân với doanh thu

Với đối tượng áp dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Luật Thuế GTGT 2008 và tỷ

lệ phần trăm để tính thuế GTGT được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Luật Thuế GTGT 2008

6 Sự “gãy khúc” trong quá trình thu thuế GTGT xảy ra khi nào? Ý nghĩa pháp lý của hiện tượng này?

Sự “gãy khúc” trong quá trình thu thuế GTGT sẽ xảy ra trong quá trình khấu trừ thuế, tức nếu thông thường, thuế GTGT sẽ được khấu trừ khi đã xác định được số thuế GTGT đầu vào và số thuế GTGT đầu ra Mức khấu trừ sẽ bằng mức chênh lệch của số thuế

Trang 8

7

GTGT đầu ra và số thuế GTGT đầu vào Nhưng sẽ xảy ra các trường hợp chỉ có thuế GTGT đầu ra mà không có thuế GTGT đầu vào, trường hợp này sẽ không được khấu trừ thuế mà phải nộp toàn bộ số thuế đầu ra

Ý nghĩa pháp lý của hiện tượng này là đảm bảo công bằng cho các đối tượng nộp thuế đã chịu thuế GTGT đầu vào thì sẽ được khấu trừ và đối tượng không chịu thuế GTGT đầu vào, qua đó nhằm khuyến khích phát triển kinh doanh, sản xuất cho cá nhân, tổ chức

7 Phân biệt đối tượng không chịu thuế và đối tượng được hưởng thuế suất thuế GTGT là 0%?

Phân biệt đối tượng không chịu thuế GTGT và đối tượng được hưởng thuế suất thuế GTGT 0% dựa trên các tiêu chí sau:

Thứ hai, về đối tượng áp dụng:

- Đối tượng không chịu thuế GTGT: Căn cứ vào lý do không đánh thuế GTGT, có 25 trường hợp hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT được quy định tại Điều 5 Luật Thuế GTGT 2008, có thể được phân chia thành các nhóm sau:

+ Nhóm 1: Nhóm hàng hóa được Nhà nước khuyến khích sản xuất kinh doanh

và tiêu dùng Ví dụ: Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi thủy, hải sản; sản phẩm giống vật nuôi, cây trồng

+ Nhóm 2: Bao gồm các hàng hóa, dịch vụ mà nếu chịu thuế thì không thực hiện được mục đích điều tiết của thuế do người nộp thuế chính là Nhà nước

Ví dụ: Mua/nhập khẩu vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ cho Quốc

phòng-An ninh, phát sóng truyền thanh, radio bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước …

+ Nhóm 3: Các hàng hóa, dịch vụ không phát sinh GTGT hoặc không thể xác định được GTGT Ví dụ: Bảo hiểm nhân thọ, dạy học dạy nghề, khám chữa bệnh

+ Nhóm 4: Nhóm hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho mục đích công cộng, mục đích nhân đạo cần khuyến khích phát triển Ví dụ: Dịch vụ phục vụ công cộng về: vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên

+ Nhóm 5: Hàng hóa, dịch vụ không tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam Ví dụ: Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; vận tải quốc tế…

Trang 9

Thứ ba, về mục đích:

- Đối tượng không chịu thuế GTGT: hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT là những hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhiều mục đích, lý do khác nhau như: khuyến khích sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, phục vụ cho mục đích công cộng, mục đích nhân đạo cần khuyến khích phát triển, …

- Đối tượng được hưởng thuế suất thuế GTGT là 0%: Luật Thuế GTGT 2008 quy định mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc

tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu nhằm các mục đích sau:

+ Khuyến khích hoạt động xuất khẩu

+ Nhà nước quản lý, kiểm soát được hoạt động xuất khẩu nói chung, và kiểm soát số lượng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nói riêng

+ Hạ giá thành hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, góp phần tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên thị trường nước ngoài

Thứ tư, về kê khai thuế:

- Đối tượng không chịu thuế GTGT: Tổ chức, cá nhân không có phải kê khai thuế đối với các đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT

- Đối tượng được hưởng thuế suất thuế GTGT là 0%: Tổ chức, cá nhân Vẫn phải kê khai thuế bình thường vì các đối tượng trên vẫn thuộc đối tượng chịu thuế GTGT

Thứ năm, về truy thu, hoàn thuế:

- Đối tượng không chịu thuế GTGT: Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào theo Điều

5 Luật GTGT 2008

- Đối tượng được hưởng thuế suất thuế GTGT là 0%: Cơ sở kinh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế hưởng thuế suất thuế GTGT 0% thì được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào

8 Tại sao không nên quy định nhiều mức thuế suất thuế GTGT khác nhau?

Lý do mà Nhà nước không nên quy định nhiều mức thuế suất thuế GTGT khác nhau là:

Trang 10

9

Thứ nhất, về công tác quản lý thuế của Nhà nước Xuất phát từ bản chất của thuế

GTGT là loại thuế có phạm vi tác động rộng, đánh vào hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam Theo đó, việc quy định ít mức thuế suất thuế GTGT giúp đơn giản hóa công tác quản lý, hành thu của cơ quan thuế Việc tính thuế trong trường hợp này cũng đơn giản, ít tốn thời gian, bộ máy quản lý Nhà nước về thuế được tinh giảm Đồng thời, đối với thủ tục hành chính như: đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế của người nộp thuế cũng thuận lợi và tiết kiệm chi phí, từ đó khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của mình3 Giúp hạn chế được nhiều trường hợp vi phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng, góp phần đảm bảo tính ổn định nguồn thu cho ngân sách Nhà nước

Ngược lại, việc quy định nhiều mức thuế suất thuế GTGT khác nhau, tức là đối với mỗi loại hàng hóa, dịch vụ lại có một mức thuế suất riêng sẽ gây phức tạp cho cơ quan áp dụng; số lượng hóa đơn, chứng từ phải xử lý và lưu trữ lớn Hơn nữa, việc quy định nhiều mức thuế suất dễ tạo điều kiện cho đối tượng nộp thuế lợi dụng “kẽ hở” của pháp luật để lẩn tránh nghĩa vụ thuế của mình Mặt khác, điều này cũng làm cho việc áp dụng mức thuế suất tính thuế trở nên phức tạp, dễ dẫn tới sai sót, đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các Cơ quan Nhà nước trong hoạt động thuế phải đáp ứng điều kiện nhất định4

Thứ hai, về tính công bằng trong xã hội Xuất phát từ việc thuế giá trị gia tăng phát

sinh nhiều lần, xuất hiện ở mỗi khâu của quá trình kinh doanh từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, đặc biệt người tiêu dùng là người phải trả tiền thuế cho tất cả các khâu trước đó5 Quyết định mức thuế suất cần cân nhắc nhiều yếu tố, trong đó có đảm bảo tính công bằng của người nộp thuế Ở đây không bàn đến vấn đề quy định mức thuế suất thuế GTGT cao hay thấp, mà việc quy định ít mức thuế suất thuế GTGT khác nhau sẽ đảm bảo được tính công bằng trong xã hội Cụ thể, số lượng mức thuế cần đơn giản, ít có nhiều mức thuế khác nhau để đảm bảo sự thống nhất khi xác định thuế đầu vào và đầu ra Hơn nữa, người tiêu dùng là người gánh chịu thuế GTGT đối với các đối tượng là hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam, với phạm vi tương đối rộng thì việc duy trì, ấn định mức thuế suất

ít có sự khác nhau nhằm đảm bảo khi người dân tiêu dùng, sử dụng các đối tượng chịu thuế

vì mục đích, nhu cầu cá nhân, họ sẽ có nghĩa vụ nộp thuế đúng theo nhu cầu và mong muốn của họ

Ngược lại, việc quy định nhiều mức thuế suất thuế GTGT khác nhau làm cho tình trạng phân hóa mức thuế suất ở nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau, mà theo đó với số lượng và phạm vi áp dụng rộng rãi việc Nhà nước ấn định nhiều mức thuế suất sẽ không đảm bảo được tính công bằng giữa các mức thuế suất của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, từ đó dẫn đến việc người tiêu dùng tiếp cận hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu cá

Trang 11

CSPL: Điều 4 Luật Thuế TTĐB 2008

Theo quy định tại Điều 4 Luật Thuế TTĐB 2008, người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt

là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB Theo

đó, Nhà nước chỉ thu thuế TTĐB đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu các loại hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB, chứ không điều tiết hành vi kinh doanh hàng hóa, nhằm dễ dàng kiểm soát, quản lý hoạt động thu thuế

2 Hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB được sản xuất để bán cho các tổ chức khác xuất khẩu phải chịu thuế TTĐB

Nhận định sai

CSPL: khoản 1 Điều 3 Luật Thuế TTĐB 2008

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế nội địa, nhằm điều tiết thu nhập hoặc định hướng tiêu dùng cho người dân trong phạm vi lãnh thổ quốc gia Theo quy định tại khoản 1 Điều

3 Luật Thuế TTĐB 2008, nếu hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB được sản xuất nhưng

để xuất khẩu hoặc để bán cho các tổ chức khác xuất khẩu ra nước ngoài thì không phải là đối tượng chịu thuế TTĐB

3 Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB đã chịu thuế TTĐB thì không chịu thuế GTGT

Nhận định sai

CSPL: Điều 3 Luật thuế GTGT 2008

Thuế TTĐB và thuế GTGT là hai sắc thuế có đối tượng điều chỉnh khác nhau và đánh vào hai hành vi khác nhau Thuế TTĐB là thuế đánh vào hành vi sản xuất, nhập khẩu

và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, khi sử dụng có tác động xấu đến môi trường, sức khỏe và an ninh xã hội Còn đối với thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng trong thị trường Việt Nam, như vậy nếu các hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB được lưu thông và tiêu dùng tại Việt Nam, tức đã làm tăng thêm trên thị trường Việt Nam một lượng hàng hóa, dịch vụ mới thì vừa phải chịu thuế TTĐB và cả thuế GTGT

Ngày đăng: 22/10/2024, 23:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w