Các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng liên quan đến cơ sở kinh doanh Các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng liên quan đến cơ sở kinh doanhđược quy định tại Điều 13 Luật Thuế giá
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: LUẬT TÀI CHÍNH
Đề bài: 18 Phân tích các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo pháp luật thuế giá trị gia tăng hiện hành ở Việt Nam? Đánh giá tính hiệu quả của các quy định này trong việc phòng chống gian lận trong hoàn thuế GTGT?
Hà Nội, 2024
Trang 2MỤC LỤC
A PHẦN THÔNG TIN 2
B PHẦN NỘI DUNG 4
MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 4
1 Một số vấn đề chung về hoàn thuế giá trị gia tăng 4
1.1 Khái quát về thuế giá trị gia tăng 4
1.2 Định nghĩa, đặc điểm của hoàn thuế giá trị gia tăng 5
2 Pháp luật hiện hành về các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam 5
2.1 Điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng 5
2.2 Các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật thuế giá trị gia tăng 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2016 6
2.2.1 Các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng liên quan đến cơ sở kinh doanh 6
2.2.2 Các trường hợp hoàn thuế khác 10
3 Đánh giá tính hiệu quả của quy định về các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng trong việc phòng chống gian lận thuế và một số giải pháp 11
3.1 Nhìn nhận một số trường hợp gian lận thuế giá trị gia tăng trên thực tế 11
3.2 Những điểm hạn chế của pháp luật hiện hành là nguyên nhân của các trường hợp gian lận thuế giá trị gia tăng 14
3.3 Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hiện hành và nâng hiệu quả thi hành pháp luật về phòng chống gian lận thuế giá trị gia tăng 17
KẾT LUẬN 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
PHỤ LỤC 23
Trang 3SV
ký tên
Đánh giácủa giáo viên
Điểm(số)
Điểm(chữ)
G
V kýtên
(Nhóm trưởng)SĐT: 0961520249 email: tht2k3@gmail.com
Trang 4+ Giáo viên chấm thứ hai:
- Kết quả điểm thuyết trình:
- Giáo viên cho thuyết trình:
- Điểm kết luận cuối cùng
Giáo viên đánh giá cuối cùng:
2 Đề bài
Đề bài: 18 Phân tích các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo pháp luậtthuế giá trị gia tăng hiện hành ở Việt Nam? Đánh giá tính hiệu quả của cácquy định này trong việc phòng chống gian lận trong hoàn thuế GTGT?
Trang 5B PHẦN NỘI DUNG
MỞ ĐẦU
Hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một vấn đề được nhiều người quantâm đặc biệt là các tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp Trong suốt quá trìnhthực hiện thuế GTGT, đã có nhiều khó khăn vướng mắc cho cả người nộpthuế và người thu thuế Và khó khăn, vướng mắc nhất về thực tiễn thực hiệnchính là công tác hoàn thuế Hoàn thuế GTGT là một công tác mới mẻ và vấn
đề cấp thiết đặt ra hiện nay là việc hoàn thuế nói riêng phải có ngay biện pháphữu hiệu để ngăn chặn, phát hiện các hành vi gian lận Để tìm hiểu sâu hơn vềnhững trường hợp được hoàn thuế GTGT cũng như đánh giá tính hiệu quả củacác quy định này trong việc phòng chống gian lận trong hoàn thuế GTGTnhóm em xin chọn đề bài số 18: “Phân tích các trường hợp hoàn thuế giá trịgia tăng theo pháp luật thuế giá trị gia tăng hiện hành ở Việt Nam? Đánh giátính hiệu quả của các quy định này trong việc phòng chống gian lận tronghoàn thuế GTGT?”
NỘI DUNG
1 Một số vấn đề chung về hoàn thuế giá trị gia tăng
1.1 Khái quát về thuế giá trị gia tăng
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 nêu địnhnghĩa về thuế GTGT như sau: “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trịtăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưuthông đến tiêu dùng” Theo định nghĩa thì thuế giá trị gia tăng là thuế chỉ ápdụng dựa trên phần giá trị tăng thêm mà không phải dựa trên toàn bộ giá trị
hàng hóa, dịch vụ Thuế GTGT có những đặc điểm nổi bật là đối tượng chịu
thuế rất rộng, mọi chủ thể dù là tổ chức hay cá nhân, là người có thu nhập
thấp hay người có thu nhập cao đều phải chịu thuế GTGT; thuế GTGT chỉ
tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ, điều này giúp cho
hàng hoá, dịch vụ không có những đột biến về giá cả khi đến với người tiêu
Trang 6dùng; giá trị nộp thuế không thay đổi phụ thuộc vào các giai đoạn lưu thông
1.2 Định nghĩa, đặc điểm của hoàn thuế giá trị gia tăng
Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành không đưa ra địnhnghĩa cụ thể về hoàn thuế GTGT, nhưng chúng ta có thể tham khảo định
nghĩa sau: hoàn thuế giá trị gia tăng là việc cơ quan thuế ra quyết định trả lại
Với quan điểm tiếp cận vấn đề này từ góc độ luật học, khái niệm hoàn thuếGTGT cần được nhận thức một cách đầy đủ, với các đặc trưng cơ bản sau:3
Thứ nhất, chủ thể được hoàn thuế GTGT là đối tượng nộp thuế GTGT theo
quy định của pháp luật Tuy nhiên, chỉ khi những đối tượng này hoàn thànhđầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước thì họ mới có quyền yêu cầu hoànthuế
Thứ hai, căn cứ xét và chấp nhận hoàn thuế GTGT là bộ hồ sơ hoàn thuế
GTGT hợp lệ theo quy định của pháp luật
Thứ ba, nguồn tài chính để thực hiện việc hoàn thuế GTGT được trích lập
từ quỹ hoàn thuế GTGT Quỹ này do cơ quan tài chính thành lập và sử dụngvào mục đích hoàn thuế theo quy định của pháp luật
Thứ tư, hoàn thuế GTGT với tư cách là quyền của người nộp thuế Để được
hoàn thuế, chủ thể phải thể hiện rõ ý chí về quyền hoàn thuế của mình bằngvăn bản, nếu trường hợp không có đơn xin hoàn thuế thì coi như chủ thể từ bỏquyền của mình
2 Pháp luật hiện hành về các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam
2.1 Điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng
Điều 19 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định đối tượng được hoàn thuếGTGT theo hướng dẫn tại khoản 1,2,3,4,5 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC phải là: cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ; đã đượccấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư hoặc quyết
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thuế Việt Nam, Nxb Công An Nhân dân, Hà Nội, 2022, tr.161,163.
2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thuế Việt Nam, Nxb Công An Nhân dân, Hà Nội, 2022, tr.199
3 Vũ Thị Mai Lan, Thực thi pháp luật về kiểm soát gian lận thuế GTGT trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận văn Thạc sĩ
Luật học, Trường Đại học Luật – ĐHQG Hà Nội, 2015, tr.17,18.
Trang 7định thành lập của cơ quan có thẩm quyền; có con dấu theo đúng quy địnhcủa pháp luật; lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định củapháp luật về kế toán; có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của
cơ sở kinh doanh Như vậy, “nộp thuế theo phương pháp khấu trừ” chính làđiều kiện tiên quyết, quan trọng nhất để doanh nghiệp được xét hoàn thuế Đểđược hoàn thuế doanh nghiệp phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và phải có
số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra
2.2 Các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật thuế giá trị gia tăng 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2016
2.2.1 Các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng liên quan đến cơ sở kinh doanh
Các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng liên quan đến cơ sở kinh doanhđược quy định tại Điều 13 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi, bổ sungnăm 2016) bao gồm:
Về nguyên tắc, đối với cơ sở kinh doanh nói chung nộp thuế theo phươngpháp khấu trừ thuế, nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hếttrong tháng hoặc quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo4 (Ví dụ xem tại Phụ
Nhà nước quy định về hai điều kiện để được hưởng chính sách hoàn thuế đốivới cơ sở kinh doanh đang có dự án đầu tư mới, hoặc đang trong giai đoạnđầu tư Điều kiện thứ nhất (điều kiện cần) là cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộpthuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế theo quy định của pháp luật.Điều kiện thứ hai (điều kiện đủ) là phải có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch
vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên mà chưa được khấutrừ hết Như vậy nếu không đáp ứng đủ cả hai điều kiện này, đặc biệt là điều
4 Khoản 1 Điều 13 Luật Thuế GTGT 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2016.
Trang 8kiện về số thuế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư (dưới 300triệu đồng) thì không được hoàn thuế Khi xem xét về điều kiện hoàn thuế thứhai đối với một dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền cần phải xác định dự ánđầu tư của cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào để áp dụng các chính sách
hoàn thuế khác nhau (Chi tiết các trường hợp xem tại Phụ lục 2).
Ngoài ra, Khoản 1 Điều 13 Luật Thuế GTGT sửa đổi, bổ sung 2016 cònquy định về các trường hợp không được hoàn thuế GTGT mà được kếtchuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư sang kỳ tiếp theo đối vớicác trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 10 Nghị định
100/2016/NĐ-CP (Chi tiết xem tại Phụ lục 3)
Nhìn chung, chính sách thuế này thể hiện sự hạn chế trong việc hỗ trợdoanh nghiệp khởi nghiệp từ phía Nhà nước Trong trường hợp các doanhnghiệp đã đầu tư một lượng vốn lớn mà chưa thu được doanh thu, chưa phátsinh thuế GTGT đầu ra hoặc thuế GTGT đầu ra thấp (dưới 300 triệu đồng), họ
sẽ không được hoàn thuế Điều này gây ra khó khăn về tài chính cho cácdoanh nghiệp này, khi vốn của họ bị kẹt tại các cơ quan quản lý thuế, trongkhi họ cần vốn để phát triển và hoạt động
Thứ hai, trường hợp cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch
hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu cần phải đáp ứng được hai điều kiện cơ bản: (1)hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trong tháng, quý thuộc đối tượng được hoàn thuếGTGT theo quy định của pháp luật và đã được doanh nghiệp nộp thuế GTGTđầu vào; (2) có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng
trở lên Đối tượng được hoàn thuế trong trường hợp xuất khẩu như sau: Đối
với trường hợp ủy thác xuất khẩu, là cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu; đốivới gia công chuyển tiếp, là cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phíanước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ởnước ngoài, là doanh nghiệp có hàng hóa, vật tư xuất khẩu thực hiện côngtrình xây dựng ở nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là cơ sở kinhdoanh có hàng hóa xuất khẩu tại chỗ6
5 Khoản 2 Điều 13 Luật Thuế GTGT 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2016.
6 Khoản 4 Điều 18 Thông tư 219/2013/T-BTC, sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3, Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC.
Trang 9Việc hoàn thuế sẽ được xác định theo kỳ kê khai thuế mà cơ sở kinh doanh
đã lựa chọn: nếu cơ sở kinh doanh chọn kê khai thuế GTGT theo tháng thìđược hoàn thuế GTGT theo tháng; nếu chọn kê khai thuế theo quý thì đượchoàn thuế GTGT theo quý Như vậy trường hợp trong tháng, quý có số thuếGTGT đầu vào chưa được khấu trừ dưới 300 triệu đồng thì doanh nghiệpkhông được hoàn thuế mà được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo Khi xemxét hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; cơ quan thuế cần phải xem
xét thêm những trường hợp sau để việc xét hoàn thuế là chính xác (Chi tiết
các trường hợp xem tại Phụ lục 4)
Cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộpthuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không bị xử lý đối với hành vi buôn lậu,vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế, gian lậnthương mại trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đốitượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướngdẫn thi hành7 (Ví dụ xem tại Phụ lục 5)
Cơ chế hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu giúp thúc đẩysản xuất kinh doanh phát triển theo định hướng của Nhà nước Xuất phát từyêu cầu đề được hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, cơ sởkinh doanh sẽ phải tuân thủ chặt chẽ về kế toán, hóa đơn, chứng từ và phảithanh toán qua ngân hàng Qua đó, việc hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa,dịch vụ xuất khẩu không chỉ giúp cho việc xác định đúng số thuế phải nộp ởtừng khâu, từng chủ thể nộp thuế và góp phần chống thất thu thuế; giúp đơngiản hóa quá trình quản lý và thu thuế mà đồng thời còn giúp hoàn thiện phápluật thuế GTGT phù hợp nền kinh tế thị trường cũng như xu hướng hội nhậpquốc tế
Thứ ba, trường hợp cơ sở kinh doanh chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động
có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào
thể, phá sản, chấm dứt hoạt động cần phải đáp ứng được hai điều kiện để có
7 Khoản 4 Điều 18 Thông tư 219/2013/T-BTC, sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3, Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC.
8 Khoản 3 Điều 13 Luật Thuế GTGT 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2016
Trang 10thể được xét hoàn thuế GTGT là: (1) cơ sở kinh doanh phải đăng ký nộp thuếGTGT theo phương pháp khấu trừ trước khi chuyển đổi cơ cấu hoặc phá sản,giải thể, chấm dứt hoạt động; (2) cơ sở kinh doanh đã nộp thuế GTGT nhưngnộp thừa hoặc thuộc trường hợp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào nhưngchưa được khấu trừ hết Nếu số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết là thuếGTGT đầu ra thì doanh nghiệp không được hoàn thuế Như vậy, nếu số thuếGTGT nộp thừa của cơ sở kinh doanh khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi, sápnhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động được xácđịnh là số thuế GTGT đầu vào do cơ sở kinh doanh này nộp cho ngân sáchnhà nước thông qua việc mua các hàng hóa, dịch vụ đầu vào của cơ sở cungcấp hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, thì việc Nhà nước quy định hoàn thuếGTGT cho cơ sở kinh doanh này là hoàn toàn hợp lý, vì khi đó cơ sở kinhdoanh có số thuế nộp thừa thực chất đóng vai trò là người chịu thuế GTGT.Nếu số thuế GTGT nộp thừa trước khi cơ sở kinh doanh chuyển đổi cơ cấuhoặc giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động được xác định là số thuế GTGTđầu ra do cơ sở kinh doanh nộp cho ngân sách nhà nước khi bán ra các hànghóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì việc Nhà nước quy định hoàn thuế cho cơ sởkinh doanh này là không hợp lý, bởi số thuế GTGT nộp thừa vào ngân sáchnhà nước trong trường hợp này, về mặt lý thuyết phải được Nhà nước hoàn trảlại cho người chịu thuế là tổ chức, cá nhân đã mua hàng hóa, dịch vụ chịuthuế do cơ sở kinh doanh bán ra9.
Thứ tư, cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
quy định của pháp luật thì mới được Cơ quan có thẩm quyền quyết định chohoàn thuế Khi đó cơ sở kinh doanh phải nộp hồ sơ hoàn thuế (Giấy đề nghịhoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu 01/ĐNHT ban hành kèmtheo thông tư 156/2013/TT-BTC và các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn
9 Nguyễn Văn Tuyến, Cơ sở lý thuyết và những hạn chế, bất cập của chế định hoàn thuế GTGT trong pháp luật Việt
Nam, Tạp chí Luật học, số 6/2018, đăng ngày 29/7/2018.
10 Khoản 7 Điều 13 Luật Thuế GTGT 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2016.
Trang 11thuế11) sau khi đem nộp tại cơ quan có thẩm quyền hoàn thuế, phải được xử
lý, thẩm định rồi mới được quyết định hoàn thuế và chi hoàn thuế GTGT Tuynhiên, quy trình thực hiện bảng kê hoàn thuế là một quy trình rất cầu kỳ, phứctạp và gây ra khó khăn cho không ít doanh nghiệp Hơn nữa, thẩm định hồ sơhoàn thuế cũng mất nhiều thời gian Đặc biệt với các trường hợp thuộc diệnkiểm tra trước khi hoàn thuế có bao gồm trường hợp hoàn thuế GTGT theođiều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên12.Trong khoảng thời gian chờ đợi được giải quyết hoàn thuế, có khả năngdoanh nghiệp bị chậm hoàn thuế dẫn đến tình trạng không thể trả lãi ngânhàng, có nguy cơ mất các đơn hàng với đối tác do không đủ vốn
2.2.2 Các trường hợp hoàn thuế khác
Thứ nhất, hoàn thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người
Việc thực hiện hoàn thuế GTGT này được quy định cụ thể tại Luật số31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT; Nghị định
209/2013/NĐ-CP (Xem quy trình tại Phụ lục 6) Có thể thấy, chính sách
hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài xuất cảnh là phù hợp với thông lệquốc tế, điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam; thúc đẩy người nước ngoài tăng chitiêu mua hàng hóa tại Việt Nam qua đó phát triển du lịch, xuất khẩu hàng hóa,quảng bá văn hóa dân tộc; thúc đẩy hội nhập quốc tế đồng thời góp phần hoànthiện chính sách thuế GTGT
chương trình, dự án sử dụng ODA thường phục vụ với mục đích nhân đạo, vớmục đích tốt đẹp, góp công sức xây dựng đất nước, con người mà không
11 Điều 71 Luật Quản lý Thuế 2019.
12 Theo quy định tại Điều 75 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế thì: “Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế, chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế."
13 Khoản 4 Điều 13 Luật Thuế GTGT 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2016.
14 Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 114/2021/NĐ-CP: “Vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng để thực hiện
chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; tăng cường năng lực; hỗ trợ xây dựng chính sách, thể chế
và cải cách; phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, cứu trợ thảm họa, phòng chống dịch bệnh; thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng trưởng xanh; đổi mới sáng tạo; an sinh xã hội; chuẩn bị các dự án đầu tư hoặc đồng tài trợ cho dự án sử dụng vốn vay ưu đãi nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của khoản vay”.
15 Khoản 5 Điều 13 Luật Thuế GTGT 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2016.
Trang 12nhằm mục đích lợi nhuận Trong các dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại,chủ chương trình, tổ chức hoặc nhà thầu chính được chỉ định bởi nhà tài trợnước ngoài sẽ quản lý dự án hoặc tổ chức sử dụng vốn viện trợ nhân đạo từ tổchức hoặc cá nhân nước ngoài, hoặc mua hàng hóa, dịch vụ từ tổ chức, cánhân nước ngoài, hoặc tổ chức quốc tế để cung cấp viện trợ nhân đạo choViệt Nam đều được hoàn lại số thuế GTGT đã nộp đối với hàng hóa, dịch vụmua tại Việt Nam hoặc thậm chí không phải chịu thuế GTGT Vì thuế GTGTchỉ áp dụng cho phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ còn các dự án,chương trình này không hướng đến mục tiêu thu lợi nhuận kinh doanh, do đókhông tạo ra lợi nhuận cho tổ chức hoặc cá nhân nhập hàng hóa, và do đókhông cần phải chịu thuế GTGT Quy định này khuyến khích nhiều tổ chứctham gia vào các dự án, chương trình tương tự và đặc biệt là các hoạt độngnhân đạo, không màng đến mục tiêu lợi nhuận.
Thứ ba, đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy
Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, những đối tượng được thuộc trườnghợp được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao thì việc mua hàng hoá, sửdụng dịch vụ ở Việt Nam mà đã bị tính thuế GTGT thì họ sẽ được hoàn lại.Điều này góp phần giúp họ có thể thực hiện một cách hiệu quả chức năngđược nhà nước mình giao cho khi công tác ở nước17 Những đối tượng đượchưởng quyền ưu đãi miễn trừ được miễn mọi loại thuế nên việc luật quy địnhcho những đối tượng đó mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ ở Việt Nam mà đãphải chịu thuế GTGT thì sẽ được hoàn lại là hoàn toàn hợp lý và tuân thủ theopháp luật quốc tế
16 Khoản 6 Điều 13 Luật Thuế GTGT 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2016.
17 Gồm các quyền: quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền bất khả xâm phạm về tài sản; quyền miễn trừ tư pháp; quyền được miễn thuế; quyền ưu đãi và miễn trừ hải quan.
Trang 133 Đánh giá tính hiệu quả của quy định về các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng trong việc phòng chống gian lận thuế và một số giải pháp
3.1 Nhìn nhận một số trường hợp gian lận thuế giá trị gia tăng trên thực tế
Luật thuế GTGT năm 2008, sửa đổi, bổ sung 2016 đã đi vào đời sống vàmang lại nhiều lợi ích cho Nhà nước và xã hội Nhưng bên cạnh đó, khi thựchiện các quy định của Luật thuế GTGT, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng một
số sơ hở trong các quy định pháp luật để thực hiện hành vi vi phạm gây hậuquả nghiêm trọng Các vụ gian lận thuế GTGT có dấu hiệu gia tăng với cáchình thức ngày càng tinh vi hơn cho thấy vấn đề gian lận thuế GTGT đã trởnên đáng báo động Nhất là các quy định về việc hoàn thuế thường bị các đốitượng lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản Trong đó,việc mua bán hóa đơn thuế GTGT, ghi khống giá hàng hóa mua bán trên hóađơn thuế GTGT; xuất khẩu khống hàng hóa; lợi dụng sự thông thoáng củaLuật Doanh nghiệp trong việc đăng ký, quản lý, doanh nghiệp để thành lậpcông ty “ma” nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT từ ngân sách nhànước
Trong năm 2022, theo thống kê của Tổng cục Thuế, cơ quan thuế cả nước
đã ban hành 20.774 quyết định hoàn thuế GTGT với tổng số tiền thuế đượchoàn là 150.709 tỷ đồng Thống kê 7 tháng đầu năm 2023 (tính đến hết ngày20/7/2023), cơ quan thuế cả nước đã ban hành 9.385 quyết định hoàn thuếGTGT tương ứng số thuế đã hoàn 67.100 tỷ đồng18 Cùng với đó, năm 2022,toàn ngành Thuế thực hiện 6.265 cuộc thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuếGTGT (bằng 174,66% so với cùng kỳ năm 2021) Tổng số thuế truy hoàn vàphạt là 630,837 tỷ đồng19 Trong 6 tháng đầu năm 2023, cơ quan thuế đã thựchiện 29.616 cuộc thanh tra, kiểm tra và kiểm tra 363.154 hồ sơ khai thuế tại
cơ quan thuế Số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra trên 37,5 nghìn
tỷ đồng (bao gồm: tiền truy thu, truy hoàn hơn 5,9 nghìn tỷ đồng; giảm lỗ hơn
18 Báo Chính phủ, Tổng cục Thuế nêu giải pháp đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế GTGT, 2023
https://baochinhphu.vn/tong-cuc-thue-neu-giai-phap-day-nhanh-tien-do-hoan-thue-gtgt-102230721194653044.htm (truy cập ngày 16/04/2024)
19 ThS Tăng Nữ Tiểu Trang, Khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng - gian lận và giải pháp khắc phục, 2023
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/khau-tru-va-hoan-thue-gia-tri-gia-tang-gian-lan-va-giai-phap-khac-phuc-105795.htm (truy cập ngày 16/04/2024)
Trang 1428 nghìn tỷ đồng; giảm khấu trừ hơn 1 nghìn tỷ đồng); ban hành 26.818 quyếtđịnh xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền gần 2,5 nghìn tỷ đồng20 Qua thanh tra, kiểm tra cơ quan thuế vạch ra nhiều dấu hiệu, biểu hiện viphạm trong hoàn thuế GTGT như sau:
Thứ nhất, thủ đoạn, hành vi của các đối tượng gian lận hoàn thuế chủ yếu
xảy ra tại khâu trung gian (F1, F2) mua bán hàng hóa Các doanh nghiệptrong khâu trung gian sau khi xuất hóa đơn cho doanh nghiệp mua (F1) thìtạm ngừng kinh doanh hoặc bỏ trốn, việc kê khai doanh thu và thuế giữa cácdoanh nghiệp trung gian không khớp đúng, doanh nghiệp bán (F2) kê khaidoanh thu nhỏ nhưng doanh nghiệp mua (F1) kê khai khấu trừ lớn; việc thanhtoán qua ngân hàng được cục thuế xác minh thì thanh toán tiền đều được thựchiện qua ngân hàng, tuy nhiên việc thanh toán tiền hàng và rút tiền từ ngânhàng đều diễn ra trong cùng một ngày và cùng tên một người rút tiền
Thứ hai, doanh nghiệp hoàn thuế lập chứng từ, hồ sơ xin hoàn thuế nhưng
không có hàng hóa mua vào, không có kho hàng bến bãi, không có phươngtiện vận chuyển, mua hóa đơn để hợp thức hóa đầu vào hoặc sử dụng hóa đơncủa các doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh (từ 01/07/2022 trở về trước) Từngày 01/07/2022, hóa đơn điện tử đã được triển khai tới 100% doanh nghiệp,
tổ chức và hộ, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai, đảm bảo theoquy định tại Luật Quản lý thuế, nhằm quản lý hóa đơn điện tử một cách chặtchẽ, kiểm soát thông tin về tình hình hoàn thuế GTGT của doanh nghiệp, gópphần chống thất thu trong hoàn thuế GTGT
Thứ ba, doanh nghiệp hoàn thuế GTGT sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
(mua của các doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất kinh doanh) hoặc sửdụng hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, thay đổi trạng tháihoạt động liên tục tại nhiều địa phương khác nhau để kê khai khấu trừ thuếGTGT đầu vào và lập hồ sơ xin hoàn thuế GTGT
Ngoài các dấu hiệu, biểu hiện chung nêu trên, đối với mỗi nhóm ngànhhàng, lĩnh vực hàng xuất khẩu lại phát sinh những dấu hiệu vi phạm tinh vi
20 Văn Tuấn, Chống thất thu lĩnh vực có rủi ro cao trong hoàn thuế, 2023
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/chong-that-thu-linh-vuc-co-rui-ro-cao-trong-hoan-thue-131996.html (truy cập ngày 16/04/2024)
Trang 15hơn Cụ thể, đại diện Tổng cục Thuế cho biết, các doanh nghiệp có hàng hóanhập khẩu là linh kiện điện tử nâng khống giá trị lô hàng xuất khẩu, khi nhậpkhẩu các doanh nghiệp nhập khẩu khai báo giá trị nhập khẩu rất thấp, nhưngkhi doanh nghiệp khác xuất khẩu thì khai báo giá trị rất cao so với giá nhậpkhẩu và chênh lệch nhau trên 50 lần, nguồn gốc hàng hóa thì không rõràng21 Các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản, thu mua nguyênliệu tại các cơ sở kinh doanh trong nước rồi xuất khẩu nông sản qua các cửakhẩu biên giới sang Trung Quốc, Lào, Campuchia Khi cơ quan thuế ViệtNam thực hiện xác minh hóa đơn với cơ quan thuế nước ngoài theo Hiệp địnhtránh đánh thuế hai lần để thu thập thông tin củng cố hồ sơ hoàn thuế, thì cơquan thuế nước ngoài trả lời không có thông tin người nộp thuế, không liênlạc được và không tìm thấy địa chỉ trụ sở của các cá nhân và doanh nghiệpmua hàng nhập khẩu cần xác minh phía bên nước ngoài
3.2 Những điểm hạn chế của pháp luật hiện hành là nguyên nhân của các trường hợp gian lận thuế giá trị gia tăng
Một trong những nguyên nhân dẫn đến gian lận trong hoàn thuế thuếGTGT là do Chính sách thuế GTGT hiện hành còn nhiều bất cập, có nhiềuđiểm chưa phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, cũng như chưa có
sự phân tích, đánh giá cẩn thận những tác động lan tỏa, bóp méo các hành vikinh tế Những điểm bất cập trong quy định về các trường hợp hoàn thuếGTGT là những “kẽ hở” để doanh nghiệp lợi dụng nhằm gian lận thuế nhưsau:
Thứ nhất, theo khoản 1 Điều 13 Luật thuế GTGT 2008 sửa đổi, bổ sung
2016, hai khái niệm “khấu trừ thuế GTGT” với khái niệm “hoàn thuế GTGT”chưa được phân biệt một cách rõ ràng theo luật thuế GTGT hiện hành Khấutrừ thuế GTGT là một phương pháp tính thuế GTGT, theo đó người nộp thuếđược khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi tính thuế phải nộp đối với số hàng hoá,dịch vụ chịu thuế được bán ra trên thị trường Còn hoàn thuế GTGT là quan
hệ tài sản mà theo đó Nhà nước trả lại cho người được hoàn thuế số tiền thuếGTGT mà họ đã nộp thừa cho Nhà nước hoặc do Nhà nước đã thu từ người
21 Văn Tuấn, Vạch trần nhiều thủ đoạn, hành vi gian lận hoàn thuế Giá trị gia tăng, Thời báo Tài chính Việt Nam, đăng
ngày 10/11/2022 Thời báo Tài chính Việt Nam Online - Tin tức về tài chính, kinh tế (thoibaotaichinhvietnam.vn)
Trang 16nộp thuế nhưng không có căn cứ pháp luật Áp dụng quy định trên, người nộpthuế chỉ cần chứng minh họ có dự án đầu tư mới, đã đăng kí nộp thuế GTGTtheo phương pháp khấu trừ, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế GTGT củahàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có
số thuế còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì sẽ được hoàn thuế GTGT Do đó,người nộp thuế sẽ tìm mọi cách gian lận để chứng minh đủ điều kiện đượchoàn thuế GTGT Trong khi đó, về bản chất thì người nộp thuế chỉ được khấutrừ số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ, chứ không có cơ sở để Nhànước chấp nhận cho hoàn thuế GTGT Bất cập này dẫn đến thực trạng nhiều
cơ sở kinh doanh hiện nay đã thực hiện hành vi mua khống hóa đơn, chứng từđầu vào và không phát hành hóa đơn, chứng từ đầu ra để khiến cho số thuếGTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra nhằm gian lận thuế22
Thứ hai, chế định về hoàn thuế GTGT hiện nay đang có những quy định
thể hiện cách tiếp cận theo hướng người nộp thuế GTGT là chủ thể được hoànthuế GTGT nếu chứng minh có số thuế GTGT đã nộp thừa cho Nhà nước.Cách tiếp cận này được thể hiện rõ tại Khoản 3 Điều 13 Luật thuế GTGT
2008 sửa đổi, bổ sung 2016: “cơ sở kinh doanh ” Vấn đề đặt ra ở đây như
đã đề cập phần trước là, nếu cơ sở kinh doanh số số thuế GTGT nộp thừa khichuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động được xác định là số thuế GTGT đầu ra
do cơ sở kinh doanh nộp cho ngân sách nhà nước khi bán ra các hàng hóa,dịch vụ chịu thuế GTGT thì việc Nhà nước quy định hoàn thuế cho cơ sở kinhdoanh này là không hợp lý bởi số thuế nộp thừa vào ngân sách nhà nước trongtrường hợp này, về nguyên tắc phải được Nhà nước hoàn trả lại cho ngườichịu thuế là tổ chức, cá nhân đã mua hàng hóa, dịch vụ chịu thuế do cơ sởkinh doanh bán ra Đây chính là nguyên nhân giải thích vì sao các cơ sở kinhdoanh tìm mọi cách gian lận để được hoàn thuế GTGT, kể cả thực hiện cáchành vi như mua hóa đơn, chứng từ khống để lập hóa đơn khống đầu vào, chegiấu doanh thu bán hàng thực tế bằng cách không phát hành hóa đơn, chứng
từ thuế GTGT đầu ra để chứng minh số thuế GTGT đầu vào đã nộp lớn hơn
22 Nguyễn Văn Tuyến, Cơ sở lý thuyết và những hạn chế, bất cập của chế định hoàn thuế GTGT trong pháp luật Việt
Nam, Tạp chí Luật học số 6/2018, đăng ngày 29/7/2018.
Trang 17số thuế GTGT đầu ra, từ đó kê khai số thuế nộp thừa để được hoàn thuếGTGT
Thứ ba, đối với thủ đoạn điều chỉnh thuế GTGT ở cả đầu vào và đầu ra
không đúng quy định Nhiều doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở cán bộ thanh tra chỉkiểm tra tính hợp lý của bảng kê (chấm hóa đơn) mà không để ý đến cáckhoản điều chỉnh tăng, giảm thuế GTGT của kỳ trước nên doanh nghiệp đã cốtình điều chỉnh doanh thu và thuế GTGT đầu ra (giảm); đồng thời điều chỉnhtăng thuế GTGT đầu vào của kỳ trước (tăng) không đủ cơ sở, các khoản điềuchỉnh không có hóa đơn, chứng từ kèm theo chứng minh, dẫn đến giảm thuếGTGT phải nộp kỳ này hoặc thuế GTGT được khấu trừ chuyển sang kỳ saunhằm gian lận thuế
Thứ tư, việc quy định “hoàn thuế trong trường hợp có quyết định xử lý
hoàn thuế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” là một quy định làm mất tínhthực thi của luật thuế GTGT Quy định này dẫn đến tình trạng lạm dụng vàtùy tiện trong quá trình quyết định hoàn thuế Trong trường hợp cơ quan quản
lý Thuế nghi ngờ doanh nghiệp có hiện tượng gian lận thuế GTGT, thì thờihạn 15 ngày là không đủ, bởi vì việc xác minh các hóa đơn mất rất nhiều thờigian, thậm chí nhiều trường hợp không được các cơ quan thuế địa phươngphản hồi Trong trường hợp này Cục quản lý Thuế buộc phải hoàn thuế chodoanh nghiệp Đây là một “kẽ hở” khiến hành vi “chiếm dụng” tiền ngân sáchthông qua hoàn thuế ngày càng gia tăng
Thứ năm, theo quy định, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sẽ có thuế
suất thuế GTGT là 0% nên các đơn vị xuất khẩu sẽ được hoàn lại thuế GTGT,
do đó doanh nghiệp tìm cách lập hồ sơ hàng bán ra là hàng “xuất khẩu” để có
số thuế GTGT bằng 0 Khi đó doanh nghiệp sẽ được Nhà nước hoàn toàn bộ
số thuế GTGT đầu vào hoặc giảm số thuế GTGT phải nộp (nếu có) Hiện nayđang tồn tại hai hình thức phổ biến gian lận thuế GTGT để xin hoàn thuế là:Ngụy tạo hồ sơ xuất khẩu hoặc ngụy tạo hồ sơ thuế GTGT đầu vào trongtrường hợp có hàng hóa thực tế để xuất khẩu, nhưng không nộp thuế GTGTđầu vào Đối với trường hợp đầu tiên cần có thêm sự đồng lõa giữa doanhnghiệp và một số cán bộ hải quan cửa khẩu Hồ sơ xin hoàn thuế phải kèm
Trang 18theo bảng kê chứng từ chứng minh xuất khẩu Nếu hải quan không xác nhậnthì doanh nghiệp không thể nào gian lận và xin hoàn thuế được
3.3 Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hiện hành và nâng hiệu quả thi hành pháp luật về phòng chống gian lận thuế giá trị gia tăng
Từ những phân tích, đánh giá về những kết quả đạt được và những hạn chế,bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật về hoàn thuếGTGT ở Việt Nam thời gian qua, chúng ta cần nghiên cứu hoàn thiện quyđịnh về hoàn thuế GTGT và công tác tổ chức thực hiện hoàn thuế GTGT trêncác phương diện sau:
Thứ nhất, Luật thuế GTGT hiện hành cần được sửa đổi theo hướng quy
định nguyên tắc chung là Nhà nước chỉ hoàn thuế GTGT cho người chịu thuế
là tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ chịu thuế với điều kiện chủ thể đóphải xuất trình được hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, dịch vụ đã có thuếGTGT cho cơ quan quản lý thuế, đồng thời không quy định hoàn thuế GTGTcho người nộp thuế như hiện nay Quy định theo hướng như vậy, người nộpthuế GTGT (cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT) không cònđộng cơ, lợi ích để có thể gian lận nhằm được hoàn thuế GTGT; còn ngườichịu thuế là tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, do họ làchủ thể có quyền được yêu cầu hoàn thuế nên chắc chắn sẽ đòi hỏi người bánhàng hóa, dịch vụ phải phát hành hóa đơn GTGT cho họ để họ có bằng chứng
đề nghị Nhà nước hoàn thuế cho mình Đây chính là giải pháp nhằm thúc đẩyviệc tuân thủ pháp luật về kế toán từ phía các cơ sở kinh doanh (nhờ có sựkiểm soát từ chính người mua hàng) và thông qua đó giúp Nhà nước kiểmsoát tốt hơn các yếu tố doanh thu, chi phí và lợi nhuận của chủ thể kinh doanhtrong nền kinh tế thị trường
Thứ hai, tăng cường các biện pháp quản lý doanh nghiệp, quản lý việc phát
hành và sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp; đánh giá rủi ro thực hiện kiểm tratại trụ sở cơ quan Thuế; đánh giá rủi ro tổng thể thông qua các ứng dụng đangtriển khai của ngành thuế, qua thực tiễn công tác quản lý thuế, quản lý hóađơn, tình hình kê khai, nộp thuế, để xây dựng kế hoạch và thực hiện thanhtra, kiểm tra, tránh tình trạng bỏ sót các doanh nghiệp có rủi ro, doanh nghiệp