Theo Bộ luật Lao động 2012: Hợp đồng lao động là sự thỏathuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm cótrả lương, điều kiên làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tro
Bố cục tổng quát của đề tài
Đề tài bao gồm 2 chương:
Chương I: Lý luận chung về hợp đồng lao động theo bộ luật lao động năm 2019.
Chương II: Nhận diện hợp đồng lao động – từ thực tiễn đến kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019
Hợp đồng lao động và dấu hiệu nhận diện hợp đồng lao động
1.1.1 Khái niệm hợp đồng lao động a) Các khái niệm hợp đồng lao động
Theo luật Lao động Singapore: “An employment contract is an agreement between the two parties (the Employer and the Employee) which govern their relationship and is enforceable by law.
A contract can be entirely written, entirely oral or partly written and partly oral However, both parties must enter into the contract voluntarily for the contract to be enforceable Contracts are made up of terms, which reflect the various aspects of the agreement Terms may be express (stated explicitly in the contract, either orally or in writing) or implied (not stated explicitly but taken to form part of the contract).” 1
Tạm dịch: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa hai bên (người sử dụng lao động và người lao động) điều chỉnh mối quan hệ của họ và có hiệu lực pháp luật Hợp đồng có thể hoàn toàn bằng văn bản, hoàn toàn bằng miệng hoặc một phần bằng văn bản và một phần bằng miệng Tuy nhiên, hai bên phải tự nguyện giao kết hợp đồng để hợp đồng có hiệu lực Hợp đồng được tạo thành từ các điều khoản, phản ánh các khía cạnh khác nhau của thỏa thuận Các điều khoản có thể được thể hiện rõ ràng (được nêu rõ ràng trong hợp đồng, bằng lời nói hoặc bằng văn bản) hoặc ngụ ý (không được nêu rõ ràng nhưng được coi là một phần của hợp đồng).
1 Muntaz Binte Zainuddin (2021) Employment contract in Singapore,
[https://irblaw.com.sg/learning-centre/employment-contracts-employer-version/], truy cập 14/03/2023.
Theo Bộ luật Lao động 2012: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiên làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động 2
Theo Bộ luật Lao động 2019:
Thứ nhất, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Thứ hai, trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động 3 b) Nhận xét các khái niệm hợp đồng lao động
Bộ luật Lao động 2012: Trong khái niệm về hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động 2012 sử dụng cụm từ “việc làm có trả lương” chưa khái quát đầy đủ về những tiêu chí, nội dung của hợp đồng lao động Chưa có sự đề cập đến việc bắt buộc phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động trước khi nhận người lao động vào làm việc.
Bộ luật Lao động 2019: Trong khái niệm về hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động 2019 sử dụng cụm từ “việc làm có trả công, tiền lương” đã mở rộng hơn them tiêu chí “việc làm có trả công” với khái niệm về hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động 2012 Có sự đề cập đến việc bắt buộc phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động trước khi nhận người lao động vào làm việc
2 Điều 15 Bộ luật Lao động 2012
Vậy nên, khái niệm về hợp đồng lao động của Bộ luật Lao động
2019 đã mở rộng và khắc phục những vấn đề thiếu xót của Bộ luật Lao động 2012.
1.1.2 Dấu hiệu nhận diện hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019 a) Các dấu hiệu nhận diện hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động 2019
Thứ nhất, sự thỏa thuận giữa các bên:
Sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ hợp đồng lao động được thể hiện thông qua các quyền và nghĩa vụ của người lao động cũng như người sử dụng lao động Sự thỏa thuận này phải đảm bảo các nguyên tắc 4 : Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội Về bản chất, có thể thấy hợp đồng lao động thực chất là sự thỏa thuận giữa hai chủ thể, một bên là người lao động có nhu cầu về việc làm, một bên là người sử dụng lao động có nhu cầu thuê mướn người lao động để mua sức lao động Trong đó, người lao động cam kết tự nguyện làm một công việc cho người sử dụng lao động và đặt mình dưới sự quản lí của người sử dụng lao động và được người sử dụng lao động trả lương.
Việc làm là đối tượng của hợp đồng lao động và là một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận diện quan hệ lao động cá nhân (hay còn gọi là quan hệ việc làm) Để nhận diện có sự tồn tại của quan hệ lao động hay không cũng như hợp đồng đó có phải là hợp đồng lao động hay không, người ta thường xem trong quan hệ đó hay họp đồng đó có “yếu tố việc làm” hay không Bởi vậy, thông thường chỉ khi nào trong quan hệ đó, trong hợp đồng đó có “yếu tố
4 Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 việc làm” thì quan hệ đó mới được xác định là quan hệ lao động và hợp đồng đó mới được xác định là hợp đồng lao động 5 Đối tượng của hợp đồng lao động là việc làm được thỏa thuận dựa trên các nguyên tắc: 6 Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực và được tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội. Khác với yếu tố tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản của một giao dịch dân sự, ta phải chứng minh được đối tượng của hợp đồng là các loại tài sản như vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản Thêm vào đó các loại tài sản này còn phải thỏa mãn các điều kiện: phải là tài sản được phép giao dịch, phải được xác định cụ thể, không phải là tài sản đang bị tranh chấp về quyền sở hữu, …
Thứ hai, yếu tố trả công, tiền lương:
Trong quan hệ lao động, tiền lương là nội dung được các bên đặc biệt quan tâm, quyết định đến sự ổn định, bền vững của quan hệ lao động Từ góc độ kinh tế, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi hoàn thành công việc theo thoả thuận Với người sử dụng lao động, tiền lương là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất, cấu thành nến chi phí sản xuất, vì vậy người sử dụng lao động cần cân đối nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh Với người lao động, tiền lương là thù lao, là khoản bù đắp hao phí sức lao động mà họ nhận được trong quá trình tham gia lao động, sản xuất 7 Trả lương không chỉ là nhu cầu của người lao động mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động.
Ngoài ra, so với việc trả tiền trong hợp đồng dân sự là sau khi kết thúc hay hoàn thành một công việc, một thỏa thuận nhất định thì
5 Luật Hoàng Anh (2021) Đặc điểm của hợp đồng lao động, [https://luathoanganh.vn/hoi-dap-luat-lao-dong/dac- diem-cua-hop-dong-lao-dong-lha111.html ] , truy cập 14/03/2023.
6 Điều 15 Bộ luật Lao động 2019
7 Lê Minh Trường (2022) Lương là gì? Tiền lương là gì? Quy định luật lao động về tiền lương, tiền sẽ được trả theo thỏa thuận giữa các bên Còn đối với hợp đồng lao động, người lao động sẽ nhận được tiền lương theo một mốc thời gian đã được thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động mà không cần phụ thuộc vào doanh thu của doanh nghiệp. Tiền lương có thể bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác
Thứ ba, sự quản lý, điều hành và giám sát:
Người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động 8
Quyền kiểm tra, giám sát là nội dung quan trọng của quản lý lao động Quản lý lao động không chỉ là ban hành các quyết định, mệnh lệnh mang tính chỉ đạo mà còn là sự giám sát thực hiện các chỉ đạo đó của người lao động Nhờ có hoạt động giám sát, kiểm tra, người sử dụng lao động có thể nắm bắt được tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp Đồng thời, hoạt động giám sát, kiểm tra còn tạo ra môi trường làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm hơn của người lao động Trên thực tế cho thấy, nếu không có hoạt động giám sát, người lao động thường có thái độ làm việc chống đối, không tận tâm, tận sức làm việc, dẫn đến tình trạng công việc trì trệ, gây thiệt hại cho người sử dụng lao động Vì vậy, có thể nói, giám sát, kiểm tra là công cụ hữu hiệu để người sử dụng lao động thực hiện quyền lực đơn phương của mình trong quan hệ lao động 9
Tổ chức thực hiện quản lý lao động là nội dung cơ bản của quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động Bởi quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình diễn ra liên tục, trong các khâu các bước của quá trình đó luôn cần đến sức lao động của người lao động.
Đặc điểm hợp đồng lao động
1.2.1 Phân loại hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019
Theo khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019 thì hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
Thứ nhất, hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng Nhóm tác giả nhận biết được rằng hợp đồng lao động này áp dụng cho những công việc không xác định thời điểm kết thúc hoặc những công việc có thời hạn trên 36 tháng Điều đó cũng có nghĩa rằng, hợp đồng này thực hiện từ khi bắt đầu đến khi có một sự kiện làm chấm dứt quan hệ giữa các bên Ưu điểm của nó là tạo ra một môi trường tự do, các chủ thể có thể chủ động chấm dứt hợp đồng bất cứ khi nào với điều kiện phải tuân thủ đúng về thời hạn báo trước 11
Ví dụ: A ký kết hợp đồng lao động với công ty X vào ngày 13/03/2023, trong hợp đồng chỉ thỏa thuận về thời hạn ký kết hợp đồng nhưng không có thỏa thuận về thời gian kết thúc hợp đồng, vì vậy khi có sự kiện làm chấm dứt quan hệ lao động thì A sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với công ty.
Thứ hai, hợp đồng lao động có xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng Theo đó, nhóm tác giả nhận thấy khi hết hạn hợp đồng thì các bên sẽ chấm dứt hợp đồng lao động Nếu người lao động và người sử dụng lao động muốn tiếp tục ký kết hợp đồng lao động thì phải ký kết hợp đồng lao động mới Điều đó cũng có nghĩa rằng, nếu các bên ký kết hợp đồng mới thì cũng chỉ ký kết thêm một lần hợp đồng lao động có xác định thời hạn, sau đó phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn 12
Ví dụ: A ký kết hợp đồng lao động với Công ty X với thời hạn là
24 tháng, sau khi hết thời hạn trong hợp đồng, A không muốn tiếp tục ký kết hợp đồng lao động với công ty nữa thì các bên sẽ chấm dứt hợp đồng lao động khi hết thời hạn trong hợp đồng.
Trong khi đó, theo điểm b khoản 1 Điều 22 Bộ luật Lao động năm 2012 thì thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng lao động xác định thời hạn là từ đủ 12 tháng đến 36 tháng Điểm c khoản 1 Điều 22 Bộ luật Lao động năm 2012 còn quy định thêm một loại hợp động lao động nữa là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng Tuy nhiên, việc quy
11 Nguyễn Văn Dương (2022), Có mấy loại hợp đồng lao động? Các loại hợp đồng lao động?,
[https://luatduonggia.vn/co-may-loai-hop-dong-lao-dong-cac-loai-hdld-theo-quy-dinh-moi-nhat/], ngày truy cập 15/03/2023.
12 Nguyễn Văn Dương (2022), Có mấy loại hợp đồng lao động? Các loại hợp đồng lao động?,
[https://luatduonggia.vn/co-may-loai-hop-dong-lao-dong-cac-loai-hdld-theo-quy-dinh-moi-nhat/], ngày truy cập định không được ký kết hợp đồng lao động mùa vụ hoặc hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng đối với công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên đã gây ra nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện cũng như kiểm tra, quản lý và xử lý vi phạm do chưa có văn bản hướng dẫn thế nào là “công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên” Bên cạnh đó, tỷ lệ hợp đồng lao động mùa vụ trên thực tế chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng 16,6%. Mặt khác, theo quan điểm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc quy định hợp đồng lao động mùa vụ là chưa phù hợp với nguyên tắc tự do thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động; đồng thời cũng chưa phù hợp với thực tế hiện nay khi nhiều doanh nghiệp vẫn tìm cách lách luật để ký hợp đồng chuỗi Nhằm khắc phục những hạn chế trên, hợp đồng lao động năm 2019 đã loại bỏ hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng Như vậy, kể từ ngày 01/01/2021, chỉ còn hai loại hợp đồng được pháp luật lao động ghi nhận là hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn 13 Do vậy, nhóm tác giả nhận thấy rằng việc Bộ luật Lao động năm 2019 loại bỏ hợp đồng lao động theo mùa vụ còn có ý nghĩa bảo vệ người lao động khi họ đã có cống hiến và đóng góp cho doanh nghiệp Ngoài ra, trong bối cảnh hiện nay, quy định này còn góp phần bảo vệ người lao động trước nguy cơ đào thải nguồn nhân lực trong thị trường lao động đầy cạnh tranh và biến động.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải kí kết hợp đồng lao động mới, trong thời gian chưa kí kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các bên được thực hiện theo hợp đồng lao động đã giao kết Trường họp hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không kí hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động đã giao kết
13 DTD & ASSOCIATES LLP, Một số vấn đề xoay quanh việc loại bỏ hợp đồng lao động theo mùa vụ trong Bộ luật Lao động 2019, [http://dtd.com.vn/mot-so-van-de-xoay-quanh-viec-loai-bo-hop-dong-lao-dong-theo-mua- vu-trong-bo-luat-lao-dong-2019-a174.html], ngày truy cập 15/03/2023. trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn Đặc biệt, để bảo vệ người lao động, hướng tới việc sử dụng lao động lâu dài, tránh tình trạng người sử dụng lao động không kí hợp đồng lao động dài hạn với người lao động, pháp luật còn quy định về số lượng lần các bên được quyền kí hợp đồng lao động xác định thời hạn Trường hợp người lao động làm việc liên tục cho một người sử dụng lao động thì chỉ được quyền kí 2 lần hợp đồng lao động xác định thời hạn, nếu người đó vẫn tiếp tục làm việc thì lần thứ 3 phải kí hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ một số trường hợp đặc biệt 14
1.2.2 Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
Theo Điều 15 Bộ luật Lao động năm 2019 thì việc giao kết hợp đồng lao động dựa trên hai nguyên tắc:
Một là, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực
Hợp đồng nói chung và họp đồng lao động nói riêng về bản chất là sự thoả thuận của các bên nên sự tự nguyện của các bên trong giao kết hợp đồng là điều tất yếu Sự tự nguyện ở đây được hiểu, các bên hoàn toàn tự nguyện tham gia quan hệ, không bên nào hoặc chủ thể nào được ép buộc, cưỡng bức bên kia hoặc các bên tham gia quan hệ lao động Người lao động và người sử dụng lao động tự nguyện đề xuất việc giao kết hợp đồng, tự nguyện thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng, tự nguyện giao kết hợp đồng để xác lập quan hệ lao động Hợp đồng lao động là kết quả của sự tự do tự nguyện, tự thoả thuận của các bên trên cơ sở quy định của pháp luật và khả năng, điều kiện thực tế của người lao động và người sử dụng lao động Tuy nhiên, cũng cân lưu ý rằng, quan hệ lao động là quan hệ có tính đặc thù Chủ thể tham gia quan hệ lao động trong một số trường hợp có thể là người còn nhỏ tuổi Vì vậy, để bảo vệ người lao động cũng như sự bình đẳng giữa các chủ thể trong việc giao kết hợp đồng lao động, chủ thể giao kết hợp đồng lao động sẽ là
14 Lê Thị Hằng (2023), Các loại hợp đồng lao động hiện nay? Trình tự ký hợp đồng lao động?,
[https://luatminhkhue.vn/cac-loai-hop-dong-lao-dong-trinh-tu-ky-ket-hop-dong-lao-dong.aspx], ngày truy cập người đại diện hợp pháp của người lao động, song vẫn phải có sự đồng ý của người lao động 15
Cùng với yếu tố tự nguyện, việc giao kết hợp đồng lao động còn phải đảm bảo yếu tố bình đẳng Hai yếu tố này thường đi liền với nhau bởi chỉ khi các bên thực sự bình đẳng với nhau mới đảm bảo cho các bên tự nguyện khi giao kết hợp đồng và hợp đồng mới thực sự là kết quả của sự thương lượng, thoả thuận giữa các bên Sự bình đẳng ở đây được thể hiện ở việc các bên khi giao kết hợp đồng được bình đẳng với nhau về địa vị pháp lí và tư cách chủ thể Không bên nào được lợi dụng thế mạnh của mình để gây sức ép với phía bên kia Các bên được bình đẳng với nhau trong việc đưa ra ý kiến cũng như trong việc trao đổi và thống nhất các vấn đề trong hợp đồng lao động 16 Nguyên tắc bình đẳng khẳng định vị trí ngang hàng của người lao động và người sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng Tức là không có sự phân biệt đối xử giữa bên người lao động và người sử dụng lao động Hành vi tạo ra sự bất bình đẳng giữa các chủ thể luôn bị coi là vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động Nguyên tắc này nghiêng về việc bảo vệ người lao động trước người sử dụng lao động. Trong quan hệ lao động, người lao động thường ở vị thế “lép vế” vì họ tham gia quan hệ lao động bằng sức lao động và phụ thuộc vào người sử dụng lao động bởi tiền lương, việc làm Vì vậy nguyên tắc này ra đời để tạo lập sự bình đẳng giữa hai bên Tuy nhiên trên thực tế, không thể tránh khỏi việc khi tham gia hợp đồng lao động, các chủ thể không hoàn toàn bình đẳng với nhau Vì vậy, ở nguyên tắc này sự bình đẳng nhấn mạnh ở khía cạnh pháp lý 17
15 Lê Thị Hằng (2022), Phân tích các nguyên tắc khi giao kết hợp đồng lao động ?,
[https://luatminhkhue.vn/phan-tich-cac-nguyen-tac-khi-giao-ket-hop-dong-lao-dong .aspx], ngày truy cập 15/03/2023.
16 Lê Thị Hằng (2022), Phân tích các nguyên tắc khi giao kết hợp đồng lao động ?,
[https://luatminhkhue.vn/phan-tich-cac-nguyen-tac-khi-giao-ket-hop-dong-lao-dong .aspx], ngày truy cập 15/03/2023.
17 Luật trần và liên danh, Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động, [https://luatsutran.vn/nguyen-tac-giao-ket-hop- dong-lao-dong], ngày truy cập 15/03/2023.
Ngoài sự tự nguyện và bình đẳng, việc giao kết hợp đồng còn phải đảm bảo yếu tố thiện chí, hợp tác, trung thực Để các bên có thể thương lượng, thoả thuận được với nhau cũng như việc giao kết hợp đồng lao động đi đến kết quả, các bên cần phải có sự thiện chí, hợp tác và trung thực Bởi khi các bên thiện chí và hợp tác với nhau, các bên sẽ dễ thông cảm cho nhau và dễ đi đến sự thống nhất trong việc thương lượng Kể cả khi trong quá trình thương lượng, các bên có sự xung đột, có căng thẳng nhưng nếu các bên thực sự thiện chí và hợp tác thì những căng thẳng đó cũng sẽ dễ dàng được giải quyết Sự trung thực cũng là yếu tố quan trọng khi giao kết hợp đồng Các bên có trung thực với nhau thì mới có sự thiện chí và hợp tác Hơn nữa, sự trung thực khi giao kết hợp đồng sẽ đảm bảo cho hợp đồng được hợp pháp, quan hệ lao động tồn tại lâu dài và bền vững Nếu các bên không trung thực, lừa dối khi giao kết hợp đồng, quan hệ lao động cũng có thể dẫn đến việc chấm dứt nhanh chóng 18
Hai là, tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội
Bản chất của hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa các bên về các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động Người lao động và người sử dụng lao động được tự do ý chí trong việc xác lập các điều khoản và nội dung của hợp đồng Tuy nhiên, sự tự do ý chí đó phải nằm trong khuôn khổ nhất định Ngoài việc chú ý đến quyền lợi của minh, các chủ thể phải hướng tới việc đảm bảo quyền lợi của tập thể lao động trong doanh nghiệp cũng như lợi ích của toàn xã hội Pháp luật lao động là hệ thống các quy định pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ lao động theo định hướng của Nhà nước Còn thoả ước lao động tập thể là sự thoả thuận giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động về điều kiện lao động, điều kiện sử dụng lao động cũng như các vấn đề trong quan hệ lao động Do đó, nếu nội dung
18 Lê Thị Hằng (2022), Phân tích các nguyên tắc khi giao kết hợp đồng lao động ?,
[https://luatminhkhue.vn/phan-tich-cac-nguyen-tac-khi-giao-ket-hop-dong-lao-dong .aspx], ngày truy cập hợp đồng lao động trái pháp luật lao động và thoả ước lao động tập thể sẽ dễ dẫn đến việc pháp sinh tranh chấp Chính vì vậy, mặc dù các bên được quyền tự do giao kết hợp đồng nhưng nội dung hợp đồng lao động không được trái với pháp luật lao động và thoả ước lao động tập thể trong doanh nghiệp (nếu có) Song cũng cần lưu ý rằng, trái pháp luật lao động và thoả ước lao động ở đây là trái theo hướng bất lợi cho người lao động Trường hợp những thoả thuận trong hợp đồng lao động tuy không đúng với quy định của pháp luật lao động và thoả ước lao động tập thể nhưng lại có lợi hơn cho người lao động thì luôn được khuyến khích và ưu tiên áp dụng.
Nguyên tắc này được quy định trong pháp luật của nhiều nước như Việt Nam (khoản 2 Điều 15 Bộ luật Lao động năm 2019), Hàn Quốc (Điều 96, 97 Luật Tiêu chuẩn lao động), Nhật Bản (Điều 12, khoản 1 Điều 92 Luật Hợp đồng lao động) Ở Đức, khi áp dụng nguyên tắc ưu tiên có lợi này, thoả ước lao động tập thể được coi như tiêu chuẩn cơ bản thấp nhất để từ đó xây dựng họp đồng lao động, các điều khoản trong hợp đồng lao động thường dựa trên thoả ước lao động tập thể làm chuẩn và ưu tiên đưa ra các điều khoản tốt hơn. Tuy nhiên, ở một số nước như Mỹ thì lại rất coi trọng thoả ước lao động tập thể và không áp dụng nguyên tắc có lợi này cho người lao động, bởi họ cho rằng nếu áp dụng nguyên tắc này thì thoả ước lao động tập thể sẽ không có sức ảnh hưởng nữa Ở những nước này, thoả ước lao động tập thể cũng như công đoàn có vai trò hết sức quan trọng 19
1.2.3 Chủ thể giao kết hợp đồng lao động
Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:
Ý nghĩa của hợp đồng lao động
Với tư cách là một loại hợp đồng, hợp đồng lao động có ý nghĩa là hình thức để các bên xác lập và thực hiện một quan hệ pháp luật và là cơ sở pháp lý để các bên bảo vệ quyền lợi của mình khi tranh chấp xảy ra Ngoài ra, dưới góc độ quan hệ lao động hợp đồng lao động còn có ý nghĩa đối với bên thứ ba như cơ quan quản lý nhà nước Đối với hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động 2019 đã nêu rõ hơn khái niệm và nhận diện về hợp đồng lao động Đây là một điểm mới nổi bật của Bộ luật Lao động 2019 bằng việc chú trọng tới
26 Đinh Thùy Dung (2021), Các hình thức và nguyên tắc khi giao kết hợp đồng lao động,
[https://luatduonggia.vn/cac-hinh-thuc-va-nguyen-tac-khi-giao-ket-hop-dong-lao-dong/], ngày truy cập bản chất, nội dung của hợp đồng lao động chứ không chỉ dựa vào hình thức của hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động là phương tiện pháp lý quan trọng để thực hiện quyền làm việc và quyền tự do việc làm của mình Trong thời kinh tế thị trường, hoạt động lao động trong xã hội là các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đây cũng là lĩnh vực sử dụng lao động nhiều nhất Hợp đồng lao động là phương tiện để người lao động tự do lựa chọn thay đổi việc làm, nơi làm việc phù hợp với khả năng, sở thích và nhu cầu của mình.
Hợp đồng lao động là phương tiện pháp lý quan trọng để người sử dụng lao động thực hiện quyền tự chủ trong thuê mướn và sử dụng lao động Trong khuôn khổ pháp luật cho phép, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động các nội dung cụ thể của quan hệ lao động cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.Các bên cũng có thể thoả thuận thay đổi nội dung hợp đồng lao động hoặc thoả thuận để chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – TỪ THỰC TIỄN ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
Quan điểm của các cấp Tòa án xét xử vụ việc
Toà án cho rằng nguyên nhân xảy ra tai nạn làm ông Đ tử vong là do lỗi của ông Đ “không chấp hành đúng hướng dẫn của cấp quản lý khi thao tác vận chuyển vật liệu”.
Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp
Giữa anh Đ và công ty Đ có tồn tại quan hệ lao động/hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2012 không?
Luận điểm 1, về dấu hiệu nhận biết của hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật Lao động năm 2012:
“Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”
Thứ nhất, 2 bên có thỏa thuận về việc làm Theo đó, đầu tháng 9 năm 2018, ông
H có tuyển dụng ông Chung Văn Đ vào làm phụ hồ, làm việc theo tuần, một tuần làm việc 06 ngày, và việc tuyển dụng chỉ thỏa thuận miệng (tức bằng lời nói), hai bên chưa ký kết hợp đồng lao động.
Thứ hai, 2 bên có thỏa thuận về tiền lương Theo đó, ông Đ làm phụ hồ, làm việc theo tuần, mức lương là 230.000 đồng/ngày, một tuần làm việc 06 ngày, trả lương vào thứ 7 hàng tuần Hàng tuần, ông H sẽ chấm công vào sổ theo dõi và báo cáo cho ông S biết Sau đó, ông S chi trả tiền lương theo như chấm công của ông H và giao tiền để ông H phát lương cho nhân công.
Thứ ba, mỗi bên có quyền và nghĩa vụ trong công việc Theo đó, đầu tháng 9 năm 2018, ông H có tuyển dụng ông Đ vào làm, vị trí công việc được phân cho ông Đ là phụ hồ, trong quá trình làm việc, ông H có đã cảnh báo về an toàn lao động, thông báo cho ông Đ khi làm việc không nên chất nhiều thanh sắt lên thang sẽ gây nguy hiểm chứng tỏ ông H có thực hiện nghĩa vụ là quản lý, điều hành, giám sát ông Đ làm việc Ngoài ra, sự hiện diện của công ty là không bắt buộc (vì giám đốc không trực tiếp đi xuống chỉ đạo công trình) mà cử ông H là đại diện cho công ty với chức vụ cai thầu (trông coi công trình) Vì vậy nên ông H chính là đại diện, là hiện thân của công ty Đ, vì thế nên ông H phân công ông Đ làm phụ hồ thì ông Đ không thể làm ở vị trí khác mà chỉ có thể tuân theo lời của ông H và nghe theo chỉ đạo của ông H.
Luận điểm 2, về tên gọi của hợp đồng lao động.
Hiện nay về tên gọi, tên gọi không bắt buộc phải là hợp đồng lao động Không có cũng không sao cả, vì tên gọi không ảnh hưởng gì tới hợp đồng Ngay cả trong vụ việc trên nhóm cũng không thấy tồn tại tên gọi Tuy nhiên nếu là tên gọi khác thì tên đó vẫn phải tuần theo nguyên tắc của hợp đồng lao động, phỉa đảm bảo quyền và nghĩa vụ của cả 2 bên.
Trên thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp né tránh trong việc ký kết hợp đồng lao động bằng cách gọi bằng nhiều tên gọi khác để tiết kiệm rất nhiều chi phí cho người sử dụng lao động như không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý nhân sự… và thực hiện các nghĩa vụ khác đối với người lao động nếu xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi chính đáng của người lao động Nguy hiểm hơn, nó còn gây mất an sinh xã hội, tăng gánh nặng ngân sách…
Tuy nhiên, với quy định mới tại Khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019, dù không ký kết hợp đồng lao động mà chỉ thỏa thuận bằng các hình thức khác, nếu có tranh chấp xảy ra, tòa án hoàn toàn có thể xem xét, quyết định thỏa thuận đó chính là hợp đồng lao động nếu đảm bảo các yếu tố về hợp đồng lao động theo luật định.
Luận điểm 3, về hình thức giao kết của hợp đồng lao động.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động năm 2012:
“Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”
Theo quy định tại Điều 7 Bộ luật Lao động năm 2012:
“Quan hệ lao động giữa người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
Công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia cùng với cơ quan nhà nước hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.”
Theo đó, công ty Đ giao cho cai thầu của công ty là ông H, sinh năm 1974 trông coi công trình Ông h sẽ nhận thợ vào làm việc, kết thúc thời gian thử việc nếu công nhân làm việc tốt thi công ty sẽ xem xét ký kết hợp đồng lao động Ông Đ được ông H nhận vào làm tại công trình gần 03 tuần, thời gian cụ thể thì không nhớ, công việc của ông Đ là phụ hồ, rõ ràng các bên không nói thử việc trong bao lâu, ta chỉ biết ông Đ bị tai nạn sau Khoảng 3 tuần làm việc Vì thời gian thử việc của ông Đ là 1 tháng nên giao kết được ký đối với công việc là trên 1 tháng, thì các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói
Thêm nữa, các bên thỏa thuận đều là tự nguyện, hợp tác bình đẳng, ông Đ được nhận vào làm phụ hồ và ông đồng ý, với mức lương thỏa thuận là 230.000/ ngày ông cũng đồng ý, và hận lương là nhận vào cuối tuần ông Đ cũng đồng ý Ông H cũng có thực hiện quyền giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật về lao động thể hiện qua việc ông H đã cảnh báo ông Đ không nên chất nhiều thanh sắt lên thang sẽ gây nguy hiểm
Luận điểm 4, về thẩm quyền giao kết của hợp đồng lao động.
Theo quy định tại Điều 18 Bộ luật Lao động năm 2012:“ 1 Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này; 2 Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động; 3 Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; b) người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; c) người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; d) cá nhân trực tiếp sử dụng lao động; 4 Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên; b) người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó; c) người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; d) người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động 5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động”
Theo quy định tại Mục 4 Điều 50 Bộ luật Lao động năm 2012:“ Điều 50 Hợp đồng lao động vô hiệu 1 Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật; b) Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền; c) Công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm; d) Nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.”
Theo quy định tại Mục 4 Điều 52 Bộ luật Lao động năm 2012:“ 1 Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì xử lý như sau: a) Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của pháp luật; b) Các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.
Hai bất cập và kiến nghị của nhóm tác giả
“ Sự hoàn hảo đạt được từng chút một; nó cần bàn tay của thời gian.” – Voltaire Đúng vậy, mỗi sự vật, con người hay những thứ tồn tại trên đời đều được hoàn thiện dần theo thời gian Tức là không phải là ngày một ngày hai mà nó trở nên hoàn hảo được Nhưng nếu biết tìm ra những điều chưa hoàn thiện và cải thiện nó thì dần dần ta sẽ đạt đến một mức độ nào đó của sự hoàn hảo Các Bộ luật ra đời nhằm làm cho những vấn đề của xã hội được giải quyết và làm cuộc sống của con người tốt hơn hay nói cách khác là làm đáp ứng nhu cầu của chúng ta theo mức độ hoàn thiện dần. Chính vì thế để có được cuộc sống tốt hơn, đảm bảo các quyền thiết yếu của con người trước hết ta cần phải hoàn thiện dần những Bộ luật được ban hành Theo thời gian những vấn đề chưa rõ ràng hay tồn tại những bất cập được phát hiện và từ đó sửa đổi bổ sung nhằm đảm bảo theo kịp với sự phát triển của cuộc sống và những vấn đề mới xảy ra có tác động đến con người Bộ luật Lao động năm 2019 cũng chính là một bước ngoặt hoàn thiện dần những bất cập ở những Khoản Điều trong Bộ luật Lao động năm
2012 Tuy vậy, nhóm tác giả sau khi được tìm hiểu và có đọc qua nội dung của Bộ luật Lao động năm 2019 có nhận thấy được những tồn tại sự bất cập về những Khoản Điều.
Cụ thể nhóm tác giả phát hiện có hai bất cập trong vấn đề nhận diện hợp đồng lao động
Bất cập đầu được nhắc đến được nêu tại Khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019: “ 1 Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.” Nhóm tác giả nhận thấy rằng tại Khoản 1 Điều 13 có nhắc đến vấn đề” trả công” trong lao động những vẫn chưa đề cập rõ về khái niệm của“ trả công” Chính vì các” Nhà làm luật” họ chưa đưa ra được định nghĩa nên việc