1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ đề 4 giao kết thực hiện và chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề theo quy định của bộ luật lao động năm 2019

31 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chủ Đề 4 Giao Kết, Thực Hiện Và Chấm Dứt Hợp Đồng Đào Tạo Nghề Theo Quy Định Của Bộ Luật Lao Động Năm 2019
Người hướng dẫn GV Hướng Dẫn
Trường học Đại Học Quốc Gia TP.HCM
Chuyên ngành Pháp Luật Việt Nam Đại Cương
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản HK 213
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 252,04 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NGHỀ THEO BỘ LUẬT (7)
    • 1.1. Một số vấn đề lý luận về hợp đồng đào tạo nghề (7)
      • 1.1.1. Khái niệm về hợp đồng đào tạo nghề (7)
      • 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng đào tạo nghề (9)
      • 1.1.3. Ý nghĩa của hợp đồng đào tạo nghề (10)
    • 1.2. Quy định của hợp đồng đào tạo nghề theo Bộ luật Lao động năm 2019 (11)
      • 1.2.1. Giao kết hợp đồng đào tạo nghề (11)
      • 1.2.2. Thực hiện và chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề (13)
  • CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN BỘ LUẬT (16)
    • 2.1. Quan điểm của các cấp Tòa án xét xử vụ việc (18)
    • 2.2. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành (19)
      • 2.2.1. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp (19)
      • 2.2.2 Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành (28)

Nội dung

cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đối với nhóm tác giả- những con người trên con đường dần hoàn thiện bản sẵn sàng phục vụ và phát triển đất nước.Vậy nên, nhóm tác giả q

KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NGHỀ THEO BỘ LUẬT

Một số vấn đề lý luận về hợp đồng đào tạo nghề

1.1.1 Khái niệm về hợp đồng đào tạo nghề

Có thể thấy rằng BLLĐ năm 2012 và năm 2019 của nước ta chưa đưa ra được khái niệm rõ ràng về HĐĐTN mà chỉ đưa ra yêu cầu cơ bản về nội dung của một hợp đồng như thế nào thì được xem là HĐĐTN.Vậy nên chúng ta chỉ có thể dựa vào các nguồn tham khảo để khái quát một cách khách quan về khái niệm của HĐĐTN

Tuy BLLĐ chưa đưa ra khái niệm cụ thể nhưng các nhà làm luật có đưa ra trong khoản 1 điều 39 LGDNN 2014 khái niệm khái quát về “Hợp đồng đào tạo là sự giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học tham gia các chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này và trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp”.Nhưng ở đây chỉ thể hiện một góc độ của HĐĐTN dưới góc nhìn của BLLĐ, chỉ khái quát được với một nhóm chủ thể cũng như với một phạm vi nhất định, không thể bao quát hết tất cả trong pháp luật Lao động nói chung.

Chính vì thế chúng ta phải tìm hiểu một cách tổng quát khái niệm dựa trên các nguồn tham khảo uy tín Trước khi rút ra khái niệm cụ thể HĐĐTN là gì? Ta cần hiểu rõ các khác niệm về “hợp đồng” và “đào tạo nghề”.

Khái niệm “hợp đồng” theo BLDS 2015 là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự 2

Về “nghề” theo Th.s Lương Văn Úc đã đưa ra là một hình thức phân công lao động, nó được biểu thị bằng những kiến thức lý thuyết tổng hợp và thói quen thực hành để hoàn thành những công việc nhất định Những công việc được sắp xếp vào một nghề là những công việc đòi hỏi kiến thức lý thuyết tổng hợp như nhau, thực hiện trên những máy móc, thiết bị, dụng cụ tương ứng như nhau, tạo ra sản phẩm thuộc về cùng một dạng 3

Và “đào tạo” theo từ điển Tiếng Việt được hiểu là việc làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định; còn từ góc nhìn của các nhà giáo dục và đào tạo

3 Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2003), Giáo trình Tâm lý học Lao động, (Chủ biên: Th.s Lương Văn Úc), trang 77

Việt Nam, khái niệm tương đối đầy đủ là: “Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm đạt được các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra năng lực để thực hiện thành công một hoạt động xã hội (nghề nghiệp) cần thiết" 4

Ta có thể tham khảo BLLĐ của Pháp thì đào tạo nghề có ý nghĩa rộng lớn: “Đào tạo nghề là nghĩa vụ quốc gia, mục đích giúp người lao động thích ứng với những thay đổi kỹ thuật và điều kiện lao động, giúp cho người lao động tiếp cận những trình độ văn hóa, trình độ nghề nghiệp khác nhau và giúp cho sự đóng góp tích cực của người lao động vào sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội” 5

Còn khái niệm được đưa ra trong LGDNN 2014: “Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.” 6

Nếu ta đem so sánh giữa hai khái niệm về “đào tạo nghề” được đưa ra ở trên ta có thể thấy được rằng tuy về khái niệm của LGDNN đã đầy đủ ở mức độ vừa đủ nhưng việc đào tạo nghề ở Việt Nam vẫn chưa được đề cao và chú trọng nhiều so với khái niệm từ BLLĐ Pháp đưa ra

Ta có thể tham khảo thêm khái niệm được đưa ra trong BLDS 2015 về hợp đồng đào tạo là sự giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học tham gia các chương trình đào tạo thường xuyên và trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp 7 Nhưng ở đây các mối quan hệ được đưa ra quá rộng lớn vượt quá các quan hệ lao động mà vượt lên thành các mối quan hệ trong xã hội ở nhiều lĩnh vực.

Bên cạnh đó những nguồn tài liệu từ nước ngoài cũng giúp ta bổ sung thêm các thông tin hữu ích về HĐĐTN thì là HĐĐTN thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý giữa NSDLĐ và người học nghề, tập nghề (các bên) trong thời gian học nghề, tập nghề Hợp đồng đào tạo đã hoàn thành và đã ký được sử dụng để đăng ký học nghề và thực tập, đồng thời bảo vệ lợi ích của NSDLĐ và NLĐ, đồng thời nêu rõ nghĩa vụ của mỗi bên, bao gồm cả việc đào tạo và giám sát phải được cung cấp 8

4 Lưu Thị Duyên, Luận văn nghiên cứu về thực trạng chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề ở tỉnh Hòa Bình, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Lao động, trang 14

8 What is a tranning contract?, https://bom.so/uJAXXWt, [Truy cập ngày: 3/7/2022]

Thông qua tất cả nội dung nêu trên nhóm tác giả rút ra được khái niệm cơ bản về HĐĐTN theo góc nhìn của bản thân thì HĐĐTN là hình thức pháp lý có hiệu lực xác lập sự thỏa thuận ràng buộc giữa NLĐ (người học nghề) với cá nhân, tổ chức sử dụng lao động quy định các điều khoản và điều kiện ràng buộc của bất kỳ khóa đào tạo nghề, khóa thực tập cung cấp cho NLĐ Nó xác định chi phí thực hiện việc đào tạo và trách nhiệm chi trả đồng thời bảo vệ quyền lợi và đưa ra yêu cầu về trách nhiệm giữa hai bên ký kết hợp đồng.

1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng đào tạo nghề

Một là, đối tượng của HĐĐTN là việc học nghề, dạy nghề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề

Hợp đồng đào tạo là sự thoả thuận về quyền và nghĩa vụ giữa NLĐ với NSDLĐ trong trường hợp NLĐ được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của NSDLĐ.

Hai là, trong hợp đồng có sự phụ thuộc pháp lý của NLĐ với NSDLĐ

HĐĐTN giữa NSDLĐ, NLĐ và chi phí đào tạo nghề:

1 Hai bên phải ký kết HĐĐTN trong trường hợp NLĐ được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động HĐĐTN phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản 9

2 HĐĐTN phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Nghề đào tạo …e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động 10

Quy định của hợp đồng đào tạo nghề theo Bộ luật Lao động năm 2019

1.2.1 Giao kết hợp đồng đào tạo nghề Điều kiện chủ thể giao kết HĐĐTN

Người lao động được tự do lựa chọn đào tạo nghề nghiệp, tham gia đánh giá, công nhận kỹ năng nghề quốc gia, phát triển năng lực nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu việc làm và khả năng của mình Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho NLĐ đang làm việc cho mình; đào tạo cho NLĐ trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.

Hình thức và nội dung của HĐĐTN 13

Trình tự giao kết hợp đồng:

Thứ nhất là đề nghị giao kết hợp đồng: Theo khoản 1 Điều 390 BLDS 2015 quy định:

“Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.” Về nội dung: Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng chưa có quy định cụ thể về nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng. Nhưng cơ bản phải có các nội dung sau: nghề đào tạo, địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo, thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo, chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo, trách nhiệm của NSDLĐ, trách nhiệm của NLĐ.

Thứ hai là các bên chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: Theo Điều 396 BLDS 2015 quy định:“Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.” Về nội dung chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng đảm bảo hai yếu tố: Một là, chấp nhận toàn bộ nội dung như đã nêu trong đề nghị giao kết hợp đồng và không bỏ qua nội dung nào Hai là, không bổ sung nội dung nào khác so với đề nghị giao kết hợp đồng.

Về hình thức: Việc đề nghị giao kết hợp đồng có thể được thực hiện bằng những hình thức khác nhau Trong đó những hình thức rất phổ biến như sử dụng văn bản viết, lời nói hoặc các phương tiện trao đổi khác HĐĐTN phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản (Đối với dạng văn bản) Hai bên phải ký kết HĐĐTN trong trường hợp NLĐ được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của NSDLĐ, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho NSDLĐ Việc trả lời do hai bên thỏa thuận trả lời ngay hoặc một thời hạn do hai bên tự ấn định Khi bên đề nghị có thời hạn ấn định trả lời thì việc chấp nhận giao kết hợp đồng chỉ có giá trị khi được thực hiện trong thời hạn đó Nếu sự chấp nhận diễn ra sau thời hạn đó thì được xem như là một đề nghị giao kết mới Bên đề nghị có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị trong trường hợp khi bên được đề nghị chưa nhận được đề nghị hoặc bên đề nghị nêu rõ điều kiện được thay đổi hoặc rút lại sự đề nghị.Và sau khi giao kết hợp đồng, các bên sẽ bước tới giai đoạn thực hiện hợp đồng Trong đó, bản chất của “thực hiện hợp đồng là hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng nhằm làm cho các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng trở thành hiện thực”.

13 “Trình Tự Giao Kết Hợp Đồng, Nguyên Tắc Giao Kết Hợp Đồng Cần Biết”, https://thuviendoanhnghiep.vn/vi/detail- page/trinh-tu-giao-ket-hop-dong/ [Truy cập ngày 8/7/2022]

Theo Điều 398 BLDS 2015 quy định: Nội dung hợp đồng gồm: Đối tượng của hợp đồng, Số lượng, chất lượng, Giá, phương thức thanh toán, Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng, Quyền, nghĩa vụ của các bên, Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, Phương thức giải quyết tranh chấp Và các bên có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.

Theo Điều 401 BLDS 2015 quy định:

“1 Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

2 Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.”

Theo điều 23 BLLĐ 2019 quy định:

“Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.”

Từ hai trích dẫn trên, ta có thể thấy rằng quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐĐTN được nêu cụ thể hơn.

1.2.2 Thực hiện và chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề

Thứ nhất, việc thực hiện HĐĐTN

Sau khi thời gian hợp đồng bắt đầu có hiệu lực, việc thực hiện HĐĐTN cần phải thực hiện đúng và đủ giữ các bên như đã giao kết Các bên của hợp đồng phải tôn trọng lợi ích nghĩa vụ của nhau, đồng thời chất hành các quy định pháp luật có liên quan.

Mỗi bên trong HĐĐTN,phải thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề Đó là trách nhiệm của NSDLĐ và NLĐ, đã được quy định trong Điều 60 của BLLĐ 2019:

NSDLĐ xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho NLĐ đang làm việc cho mình; đào tạo cho NLĐ trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.

Hằng năm, NSDLĐ thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Khi thực hiện hợp đồng các bên có quyền hoãn nghĩa vụ thực hiện được quy định tại Điều 411 của BLDS 2015:

Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn. Điều này đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện hợp đồng giữa NLĐ và NSDLĐ.

Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Khoản 4 Điều 420 BLDS 2015) Vì trong thời gian này hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Đối với người học nghề, tập nghề đã được quy định tại Điều 61 của BLLĐ 2019. NSDLĐ phải có trách nhiệm không thu học phí; trả lương theo mức hai bên đã thỏa thuận nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động tạo ra sản phẩm Trước khi học nghề, tập nghề, hai bên phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của LGDNN Sau khi đã hết thời gian học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của BLLĐ 2019.

Thứ hai, chấm dứt HĐĐTN

Chấm dứt HĐĐTN được hiểu là các quyền và nghĩa vụ giữa NLĐ và NSDLĐ đã giao kết trong hợp đồng trở nên chấm dứt không còn ràng buộc với nhau.

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN BỘ LUẬT

Quan điểm của các cấp Tòa án xét xử vụ việc

Tại phiên tòa sơ thẩm Tòa án chấp nhận yêu cầu từ phía nguyên đơn là công ty B, khởi kiện yêu cầu anh L phải hoàn trả số tiền trợ cấp đã nhận của công ty là 82.127.000 đồng Vì anh L đã tự ý không tiếp tục thực hiện HĐHV như đã thỏa thuận từ trước, không có lý do chính đáng và không được sự đồng ý của Công ty Cổ phần B Tòa án nhân dân huyện

Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã quyết định: 1 Đình chỉ xét xử đối với yêu cầu về chi phí đào tạo là 43.500.000 đồng của Công ty Cổ phần B đối với anh Nguyễn Quang L; 2 Xử chấp nhận đối với yêu cầu về số tiền trợ cấp nhân viên học việc là 82.127.000 đồng của Công ty Cổ phần B đối với anh Nguyễn Quang L; 3 Xử buộc anh Nguyễn Quang L phải hoàn trả cho Công ty Cổ phần B số tiền trợ cấp nhân viên học việc là 82.127.000 đồng.

Cơ sở pháp lý mà tòa án sơ thẩm đưa ra phán quyết là: Theo điểm d khoản 2 điều 62 BLLĐ 2019 có nêu về vấn đề: “Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo”, anh

L đã tự ý nghỉ việc, không thông báo trước theo quy định tại điều 35 BLLĐ 2019, không được sự đồng ý của công ty, nên đã vi phạm hợp đồng về vấn đề cam kết làm việc 24 tháng sau khi kết thúc thời gian học việc” Vậy thì phán quyết của tòa là hoàn toàn có căn cứ

Tại phiên tòa phúc thẩm, tòa án vẫn tiếp tục giữ nguyên bản án sơ thẩm số 01/2018/LĐ-ST ngày 12 tháng 01 năm 2018 của Tòa án nhân dân huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình vì một số lý do sau:

Thứ nhất, Công ty Cổ phần B có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số

0101360697 đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày 16/5/2014 được Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp thì có đăng ký ngành, nghề kinh doanh Là đúng theo quy định tại khoản 1 điều 61 BLLĐ 2019 quy định về việc học nghề, tập nghề để làm việc cho NSDLĐ

Thứ hai, tại khoản 3 điều 61 BLLĐ 2019: “Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp”

Những bằng chứng anh L đưa ra chưa đủ tính xác thực để minh chứng cho lời nói của anh Cụ thể là những tài liệu, chứng cứ của anh chỉ là bản photo.

Thứ ba, anh L đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, vì mặc dù thời gian học việc đã hết nhưng hiệu lực của hợp đồng lao động mặc nhiên sẽ được phát sinh, nhóm tác giả sẽ chứng minh điều này ở phần bản án bên dưới Do vậy việc anh tự ý nghỉ không báo trước đã vi phạm quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Kết hợp ba điều trên cùng với cơ sở pháp lý tại phiên tòa sơ thẩm, tòa án phúc thẩm quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành

2.2.1 Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp

Tranh chấp trên liên quan đến nội dung BLLĐ, PLLĐ vì có liên quan đến việc học nghề, tập nghề để làm việc cho NSDLĐ; HĐĐTN giữa NSDLĐ và NLĐ; việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; nghĩa vụ của NLĐ khi chấm dứt hợp đồng lao động,…

Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn có liên quan thì hiện nay pháp luật về lao động chưa có bất cứ quy định nào về HĐHV 14

Học nghề là việc thông qua quá trình đào tạo nghề nhằm chuẩn bị những điều kiện cần thiết để mọi người có thể tự tạo việc làm, kiếm việc làm hoặc có cơ hội nâng cao chất lượng của quá trình lao động và thăng tiến trong nghề nghiệp 15

Về HĐĐTN, tại khoản 1 điều 39 LGDNN 2014 có nêu: “Hợp đồng đào tạo là sự giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học tham gia các chương trình đào tạo…”

Tập nghề để làm việc cho NSDLĐ là việc NSDLĐ tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng, trong khoản 2 điều 61 BLLĐ 2019 có nêu rõ.

Thử việc là khoảng thời gian để NLĐ và NSDLĐ cùng có sự nhìn nhận khách quan về năng lực, sự phù hợp của bên kia và tiến tới ký kết hợp đồng lao động chính thức 16

Hợp đồng thử việc là sự thoả thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm thử, thời gian thử việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong thời gian đó.

14 Nguyễn Văn Dương, Hợp đồng học việc là gì? Doanh nghiệp có được phép ký hợp đồng học việc? Doanh nghiệp có được tổ chức đào tạo đối với người lao động không?, Luật Dương Gia, 20/09/2021,https://luatduonggia.vn/hop-dong- hoc-viec-la-gi-doanh-nghiep-co-duoc-phep-ky-hop-dong-hoc-viec/#1_Khai_niem_hop_dong_hoc_viec [Truy cập ngày 04/07/2022]

15 Học nghề là gì? ACC Group, 27/01/2022, https://accgroup.vn/hoc-nghe-la-gi/ [Truy cập ngày 28/07/2022]

16 Tập sự và thử việc khác nhau thế nào? Hiểu Luật, 29/03/2021, https://hieuluat.vn/tin-tuc-phap-luat/tap-su-va-thu-viec- khac-nhau-the-nao-559-41786-article.html [Truy cập ngày 28/07/2022]

Hình thức của hợp đồng thử việc có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản Nó có thể là một bộ phận của hợp đồng lao động 17

Tuy nhiên, trên thực tế nếu xét về bản chất, tính chất thì quá trình học việc tương đương với quá trình học nghề vì đây đều nhằm mục đích trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng, rèn luyện trên thực tế để ứng dụng, thực hành vào làm một công việc nào đó.

Vì vậy ta có thể kết luận rằng HĐHV có thể được coi là một dạng của HĐĐTN, nó khác bản chất hoàn toàn với hợp đồng thử việc

Về nội dung của hợp đồng đào tạo đã được nêu cụ thể tại khoản 2, khoản 3 điều 39 LGDNN 2014:

“2 Hợp đồng đào tạo phải có các nội dung sau đây: a) Tên nghề đào tạo hoặc các kỹ năng nghề đạt được; b) Địa điểm đào tạo; c) Thời gian hoàn thành khóa học; d) Mức học phí và phương thức thanh toán học phí; đ) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng; e) Thanh lý hợp đồng; g) Các thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

3 Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp thì hợp đồng đào tạo ngoài những nội dung quy định tại khoản 2 Điều này còn có các nội dung sau đây: a) Cam kết của người học về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp. b) Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong. c) Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo.”

Vậy để một HĐHV phát sinh hiệu lực thì nó cần những điều gì?

Thứ nhất, phía công ty phải có được tên nghề và kỹ năng, trình độ dạy nghề Phía công ty đã thỏa điều kiện trên “Theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần của Công ty Cổ phần B số 0101360697 đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày 16/5/2014 Sở

17 Lê Minh Trường, Hợp đồng thử việc là gì? Quy định về hợp đồng thử việc, Luật Minh Khuê, 28/02/2021, https://luatminhkhue.vn/hop-dong-thu-viec-la-gi -khai-niem-ve-hop-dong-thu-viec.aspx [Truy cập ngày 01/08/2022] kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp thì có đăng ký ngành, nghề kinh doanh: Lập trình máy vi tính, sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính, dạy máy vi tính Vì vậy, Công ty Cổ phần B và anh L ký HĐHV số 127/HĐHV2014 ngày 01/12/2014, nội dung đào tạo gồm: Nghiên cứu mã giải độc, các giải pháp chống mã độc; phát triển sản phẩm phòng chống mã độc; nghiên cứu phát triển sản phẩm an ninh cho nền tảng di động là đúng theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Bộ luật lao động quy định về việc học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động”

Thứ hai, về phía NLĐ phải có đầy đủ các điều kiện và hành vi được nêu tại khoản 1 điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 “Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w