1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo bài tập lớn pháp luật việt nam Đại cương (sp1007) Đề tài nhận diện hợp Đồng lao Động theo bộ luật lao Động năm 2019

27 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận Diện Hợp Đồng Lao Động Theo Bộ Luật Lao Động Năm 2019
Tác giả Nguyễn Phúc Nhân, Trần Quang Nhật, Tô Nguyễn Quốc Khải, Trần Gia Minh, Phùng Hữu Vượng, Huỳng Minh Long, Trần Đình Lực, Nguyễn Hữu Đạt, Huỳnh Gia Kiệt
Người hướng dẫn Cao Hồng Quân
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Pháp Luật Việt Nam Đại Cương
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 162,18 KB

Nội dung

Những quy định này giúp NLĐ không chỉ có công cụ pháp lý bảo vệ quyền lợi của mình mà còn giúp họ an tâm hơn khi làm việc, từ đó tăng hiệu quả lao động và góp phần xây dựng môi trường là

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG (SP1007)

ĐỀ TÀI: NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 10 2024

Trang 2

BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 03 ST

Trang 3

MỤC LỤC

PHÂN MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài: 4

2 Nhiệm vụ của đề tài 4

3 Bố cục tổng quát của đề tài 5

PHẦN NỘI DUNG 6

1 CHƯƠNG I DẤU HIỆU NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019 6

1.1 Khái niệm hợp đồng lao động 6

1.1.1 Khái niệm hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2012 6

1.1.2 Khái niệm hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 2019 12

1.2 Các dấu hiệu để nhận diện hợp đồng lao động theo bộ luật lao động năm 2019 14

1.2.1 Sự thỏa thuận các bên trong quan hệ hợp đồng 14

1.2.2 Bản chất, đối tượng của hợp đồng lao động 15

1.3 Hình thức của hợp đồng lao động: 17

1.3.1 Hình thức của hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 2012: 17

1.3.2 Hình thức của hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 2019: 17

1.4 Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động 18

2. CHƯƠNG II NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – TỪ THỰC TIỄN ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 22

2.1 Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp 22

2.2 Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành Hình thức của hợp đồng lao động 22

2.2.1 Những bất cập trong quy định pháp luật về nhận diện hợp đồng lao động.22 2.2.2 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật 22

2.2.3 Kết luận 23

2.3 Bình luận về quan điểm: “Trường hợp người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền sẽ làm cho hợp đồng đó bị vô hiệu” 23

2.3.1 Cơ sở pháp luật 23

2.3.2 Quan điểm của các chuyên gia 24

2.3.3 Thực tiễn xét xử của Toà án 24

2.4 Sưu tầm bản án 25

PHẦN KẾT LUẬN 28

Trang 4

PHÂN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Luật Lao động Việt Nam, đặc biệt qua Bộ luật Lao động năm 2019, đã vàđang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người lao động (NLĐ) trướcnhững rủi ro khi tham gia vào thị trường lao động đầy cạnh tranh Để đảm bảocông bằng và quyền lợi của người lao động (NLĐ), luật quy định rõ ràng về cácyếu tố quan trọng như tiền lương, thời gian làm việc, và quyền tham gia các tổchức đại diện như công đoàn Những quy định này giúp NLĐ không chỉ có công

cụ pháp lý bảo vệ quyền lợi của mình mà còn giúp họ an tâm hơn khi làm việc, từ

đó tăng hiệu quả lao động và góp phần xây dựng môi trường làm việc hài hòa và

và đảm bảo rằng cả NLĐ lẫn NSDLĐ đều đạt được lợi ích từ sự hợp tác củamình trong khuôn khổ pháp luật.hiểu rõ và tuân thủ các quy định về hợp đồng laođộng sẽ giúp NLĐ chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền lợi và thực hiện nghĩa

vụ của mình, đồng thời góp phần vào việc tạo nên một môi trường làm việc côngbằng và ổn định cho cả hai bên trong quan hệ lao động

Dựa trên những phân tích này, nhóm tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu

đề tài “Nhận diện hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019 ” cho Bàitập lớn trong chương trình học môn Pháp luật Việt Nam Đại cương Đề tài thuộclĩnh vực Pháp luật Việt Nam và đối tượng nghiên cứu của đề tài là hợp đồng laođộng (HĐLĐ) Trong đề tài này, nhóm tác giả sẽ trang bị cho người đọc nhữngkiến thức về HĐLĐ, trình bày góc nhìn của nhóm nghiên cứu về cách giải quyếtcủa Tòa án trước một tranh chấp có liên quan đến HĐLĐ từ đó đưa ra kiến nghị

để hoàn thiện hơn nữa BLLĐ 2019

2 Nhiệm vụ của đề tài

Trang 5

Một là, làm rõ khái niệm hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019 Hai là, phân tích các dấu hiệu nhận diện sự tồn tại của hợp đồng lao động

theo quy định pháp luật hiện hành, đánh giá một số khía cạnh pháp lý khi giaokết hợp đồng lao động

Ba là, nghiên cứu thực tiễn xét xử, nhận thấy những bất cập của quy định hiện

hành, từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các yếu tố hợpđồng lao động

3 Bố cục tổng quát của đề tài

Đề tài được chia làm 3 phần, gồm Phần Mở Đầu, Phần Nội Dung và Phần Kết

Luận Phần Nội Dung bao gồm 2 chương chính “Chương I: Lý luận chung về hợp đồng lao động theo bộ luật lao động năm 2019” sẽ khái quát các luận

điểm về hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019 (BLLĐ 2019), bêncạnh đó là phân tích dâu hiệu nhận diện, hình thức và thẩm quyền theo BLLĐ

2019 Chương II: Nhận diện hợp đồng lao động – Từ thực tiễn đến kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật” sẽ đưa ra những góc nhìn, lý luận của nhóm

nghiên cứu thông qua bản án số 61/2019/LĐ-PT cùa Toà án Nhân dân TP.HCMngày 21/01/2019 Qua đó, đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện hơn quy địnhpháp luật hiện hành Thêm vào đó, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra ý kiến về quan

điểm “Trường hợp người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền sẽ làm cho hợp đồng đó bị vô hiệu” và đưa ra một số

bản án liên quan đến tranh chấp về sự tồn tại của hợp đồng lao động

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

1 CHƯƠNG I DẤU HIỆU NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019 1.1 Khái niệm hợp đồng lao động

1.1.1 Khái niệm hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2012

- Tuy nhiên khái niệm hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2012 vẫn tồntại nhiều nhược điểm Từ tính pháp lý không hoàn thiện, quy định còn chungchung, tính linh hoạt bị lạm dụng, đến sự thiếu hụt trong việc thực thi và giámsát, tất cả đều là những vấn đề cần được giải quyết Để nâng cao hiệu quả củaHĐLĐ và bảo vệ quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động, cần

có sự cải cách và điều chỉnh hợp lý trong hệ thống pháp luật lao động hiện hành

Trang 7

Việc hoàn thiện khái niệm và quy định về HĐLĐ sẽ góp phần thúc đẩy sự pháttriển bền vững của thị trường lao động Việt Nam, tạo ra môi trường làm việccông bằng và hiệu quả hơn.

Đánh giá ưu/nhược điểm của khái niệm hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 2012

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Theo khoản 1 Điều 22, Mục

1, Chương III của Bộ luật Lao động 2012, hợp đồng lao động không xác địnhthời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểmchấm dứt hiệu lực của hợp đồng, tức là thời hạn lao động được thực hiện vô thờihạn đến khi các bên có lý do chính đáng và tuân thủ quy định pháp luật để chấmdứt hợp đồng Việc sử dụng hợp đồng lao động không xác định thời hạn đem lạimột số ưu điểm và nhược điểm nhất định, được đánh giá như sau:

- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng linh hoạt hơn: Căn cứ vào quy địnhkhoản 3 điều 37 chương 3 Bộ luật Lao động 2012, người lao động làm việc theohợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợpđồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45ngày (trừ trường hợp quy định tại điều 156 của Bộ luật này)

- Tăng tính gắn bó giữa người lao động và người sử dụng lao động: Sự ổnđịnh mà hợp đồng lao động không xác định thời hạn mang lại tạo động lực chongười lao động gắn bó lâu dài với tổ chức, đồng thời giảm thiểu tỷ lệ biến độngnhân sự Điều này góp phần giúp người sử dụng lao động xây dựng đội ngũ nhân

sự chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, và giảm thiểu chi phí tuyển dụng và đào tạonhân sự mới

Trang 8

Nhược điểm:

- Chi phí nhân sự cao: Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm và chiphí lớn hơn cho các khoản như bảo hiểm, trợ cấp thôi việc, và bồi thường hợpđồng khi chấm dứt hợp đồng không đúng quy định

- Giảm thiểu sự linh hoạt cho người sử dụng lao động: Do sự ổn định lâu dài,người sử dụng lao động gặp khó khăn trong việc thay đổi hay điều chỉnh nhân sựkhi cần tái cơ cấu hoặc tối ưu hóa hiệu quả hoạt động

- Tính phức tạp, rắc rối trong việc chấm dứt quan hệ lao động: Việc chấm dứtquan hệ lao động trong hợp đồng văn bản đòi hỏi tuân thủ các thủ tục pháp lýphức tạp, kéo dài thời gian xử lý do phải thực hiện đầy đủ các bước thông báo,xác nhận và chứng thực cần thiết

- Giới hạn cơ hội thay đổi việc làm cho người lao động: Một số người laođộng có thể ngại tìm kiếm cơ hội mới do ràng buộc về hợp đồng và lo ngại vềquyền lợi đang hưởng, gây trở ngại cho sự phát triển cá nhân

Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Là hợp đồng mà trong đó hai bênxác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của Hợp đồng lao động trongkhoản thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng

Ưu điểm:

- Đảm bảo tính ổn định trong công việc cho người lao động: Người lao động

có thể làm việc trong khoảng thời gian đã được quy định trước trong hợp đồng,thường từ 12 tháng đến 36 tháng

- Quyền lợi về chế độ bảo hiệm và phúc lợi xã hội cho người lao động: Ngườilao động ký hợp đồng xác định thời hạn có thể được tham gia các loại bảo hiểmnhư bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và bảo hiểm thất nghiệp, từ đó đảm bảoquyền lợi an sinh xã hội

- Bảo vệ quyền lợi pháp lý cho hai bên: Hợp đồng xác định thời hạn có cácquy định rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm của các bên, giúp tránh được cáctranh chấp không cần thiết

Nhược điểm:

- Giới hạn về thời gian làm việc: Hợp đồng xác định thời hạn có thể gây ra bấtlợi cho người lao động khi hợp đồng đến hạn mà chưa có cam kết ký lại, dẫn đếntình trạng gián đoạn công việc hoặc không có thu nhập ổn định

Trang 9

- Thiếu tính gắn kết lâu dài giữa người lao động và người sử dụng lao động:

Do tính chất thời hạn của hợp đồng, người lao động có thể cảm thấy thiếu sự ổnđịnh và gắn bó với doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự cam kết và hiệu quả làmviệc

- Phức tạp trong việc gia hạn hợp đồng: Việc gia hạn trở nên khó khăn vì LuậtLao động chỉ cho ký thêm 1 lần hợp đồng xác định thời hạn, còn nếu sau đóngười lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động khôngxác định thời hạn

- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động bị hạn chế

Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng: là hình thức hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao

động và người sử dụng lao động để thực hiện các công việc mang tính thời vụhoặc có thời gian hoàn thành ngắn hạn, thường không vượt quá 12 tháng Loạihợp đồng này nhằm đáp ứng nhu cầu lao động tạm thời của doanh nghiệp trongcác giai đoạn cao điểm hoặc cho các công việc đặc thù, với cam kết rõ ràng vềthời gian và nội dung công việc được giao

Ưu điểm:

- Linh hoạt trong tuyển dụng cho người sử dụng lao động: Hợp đồng lao độngtheo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng phù hợp vớicác công việc có tính chất tạm thời hoặc mang tính thời vụ, cho phép người sửdụng lao động chủ động điều chỉnh lao động theo nhu cầu thực tế nhằm giảmthiểu chi phí nhân sự và tối ưu hoá nguồn lực

- Không ràng buộc về thời hạn cho người lao động: Loại hợp đồng này chophép người lao động kết thúc hợp đồng khi công việc kết thúc mà không phảituân theo các điều kiện nghiêm ngặt về thời hạn, giảm bớt quy trình chấm dứthợp đồng

- Tạo cơ hội làm việc ngắn hạn cho người lao động: Đối với những người laođộng có nhu cầu làm việc tạm thời hoặc bổ sung thu nhập trong thời gian ngắn,loại hợp đồng này là một lựa chọn phù hợp, giúp người lao động tìm được việclàm phù hợp với thời gian và kế hoạch cá nhân

Nhược điểm:

- Không đảm bảo đủ quyền lợi dài hạn cho người lao động: Do tính chất ngắnhạn, hợp đồng mùa vụ không đủ điều kiện để người lao động tham gia các chế độ

Trang 10

bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các quyền lợi an sinh xã hội khác, gây bất lợicho người lao động về mặt phúc lợi.

- Thiếu sự ổn định về công việc và thu nhập cho người lao động: Vì loại hợpđồng này chỉ áp dụng cho các công việc mang tính chất ngắn hạn, nên người laođộng có thể không có công việc ổn định sau khi hợp đồng kết thúc, dẫn đến sựthiếu ổn định về thu nhập và đời sống

- Tốn kém thời gian và chi phí tuyển dụng đối với người sử dụng lao động:Việc phải tuyển dụng và đào tạo liên tục lao động theo mùa vụ có thể làm tăngchí phí và thời gian tuyển dụng, từ đó gây ra những ảnh hưởng bất lợi đến người

sử dụng lao động

- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động bị hạn chế

1.1.2 Khái niệm hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 2019.

Khái niệm:

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng laođộng về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ

của mỗi bên trong mối quan hệ lao động Trường hợp hai bên thoả thuận bằng

tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sựquản lý điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phảigiao kết hợp đồng lao động với người lao động

Phân tích khái quát khái niệm hợp đồng lao động:

Khái niệm HĐLĐ theo Bộ luật Lao động 2019 chẳng những kế thừa nhữngnội dung của khái niệm HĐLĐ trong Bộ luật Lao động 2012 mà còn thể hiện sựtiến bộ trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động và tạo ra sự cân bằngtrong mối quan hệ lao động Với các quy định rõ ràng và cụ thể hơn về quyền lợi

và nghĩa vụ của các bên, HĐLĐ đã trở thành một công cụ pháp lý quan trọngtrong việc quản lý và duy trì mối quan hệ lao động lành mạnh

Những điểm thay đổi và bổ sung của khái niệm HĐLĐ theo Bộ luật lao động

2019 mà ta có thể nhắc tới như là:

 Bộ luật Lao động 2019 bỏ quy định về hợp đồng mùa vụ, chỉ còn 2loại hợp đồng xác định thời hạn và không xác định thời hạn

Trang 11

 Khác với Bộ luật Lao động 2012 hợp đồng lao động phải được giaokết bằng văn bản, thì Bộ luật Lao động 2019 hợp đồng lao động có thểđược lập bằng văn bản hoặc lời nói, nhưng phải đảm bảo các điều kiện

về nội dung, thoả thuận rõ ràng và có hiệu lực pháp lý

Tên gọi của hợp đồng có còn quan trọng không?

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, tên gọi của hợp đồng lao độngkhông còn là quy định bắt buộc quyết định bản chất của hợp đồng Quan trọng lànội dung của hợp đồng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của một hợp đồng laođộng

Dù hợp đồng có tên gọi khác (như thoả thuận làm việc, hợp đồng cung ứngdịch vụ), nếu nội dung thể hiện đúng bản chất của một hợp đồng lao động (córàng buộc về việc làm, tiền lương, trách nhiệm hai bên), thì vẫn được coi là hợpđồng lao động theo pháp luật

Có bắt buộc phải kí kết thì mới tồn tại hợp đồng lao động?

Theo Bộ Luật Lao Động 2019, việc ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữangười lao động và người sử dụng lao động là rất quan trọng và được coi là điềukiện tiên quyết để xác lập mối quan hệ lao động chính thức Tuy nhiên, luậtkhông bắt buộc phải có hợp đồng lao động bằng văn bản trong tất cả các trườnghợp

Đối với các hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao độngxác định thời hạn, việc ký kết bằng văn bản là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảotính minh bạch và rõ ràng trong các điều khoản Điều này cũng giúp bảo vệquyền lợi của người lao động, tránh những tranh chấp không đáng có sau này.Tuy nhiên, trong thực tiễn, mối quan hệ lao động vẫn có thể tồn tại mà khôngcần ký kết hợp đồng bằng văn bản Các trường hợp cụ thể có thể bao gồm:

Thỏa thuận miệng: Trong một số tình huống, người lao động và

người sử dụng lao động có thể thiết lập quan hệ lao động thông quathỏa thuận miệng, đặc biệt trong các công việc tạm thời hoặc theo mùa

vụ Mặc dù thỏa thuận miệng vẫn có giá trị pháp lý nhất định, nhưngviệc chứng minh quyền lợi và nghĩa vụ của các bên sẽ gặp nhiều khókhăn

Trang 12

Chứng từ và tài liệu khác: Trong trường hợp không có HĐLĐ bằng

văn bản, các chứng từ liên quan như biên lai trả lương, thông báo côngviệc, hoặc các tài liệu khác có thể được sử dụng để chứng minh mốiquan hệ lao động Tuy nhiên, điều này không đảm bảo được quyền lợi

và nghĩa vụ của các bên một cách rõ ràng và minh bạch

Tóm lại, theo Bộ Luật Lao Động 2019, việc ký kết hợp đồng lao động là quantrọng và khuyến khích, nhưng không phải là điều kiện bắt buộc để mối quan

hệ lao động tồn tại Tuy nhiên, việc có một hợp đồng bằng văn bản sẽ giúpxác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên, từ đó bảo vệ quyền lợi hợppháp cho cả người lao động và người sử dụng lao động Tóm lại, theo BộLuật Lao Động 2019, việc ký kết hợp đồng lao động là quan trọng và khuyếnkhích, nhưng không phải là điều kiện bắt buộc để mối quan hệ lao động tồntại Tuy nhiên, việc có một hợp đồng bằng văn bản sẽ giúp xác định rõ ràngquyền và nghĩa vụ của các bên, từ đó bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cả ngườilao động và người sử dụng lao động

1.2 Các dấu hiệu để nhận diện hợp đồng lao động theo bộ luật lao động năm 2019

1.2.1 Sự thỏa thuận các bên trong quan hệ hợp đồng

Theo Bộ luật lao động năm 2019, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữangười lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương,điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.Trong trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng vẫn có nội dungthể hiện về việc làm có trả công tiền lương, và sự điều hành giám sát của một bênthì được coi là hợp đồng lao động1

Sự thỏa thuận trong hợp đồng lao động được thể hiện thông qua lời đề nghị

và chấp thuận từ người lao động và người sử dụng lao động Một bên đưa ra lời

đề nghị về các điều khoản, bên còn lại sẽ xem xét và động ý với các điều khoản

đó Quá trình này không chỉ là bước khởi đầu mà còn tạo nền tảng pháp lý chohợp đồng, vì nó phản ánh rõ ràng sự đồng ý tự nguyện và ý định ràng buộc các

1 Quốc hội, Bộ luật Lao động, số 45/2019/QH14, ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2019, Điều 13.

Trang 13

quyền nghĩa vụ theo pháp luật của bên tham gia Nếu không có quá trình này sẽthiếu đi yếu tố cơ bản để hình thành một hợp đồng hợp pháp và công bằng2.Thứ hai là hình thức thỏa thuận, sự thỏa thuận của hai bên được thể hiện quanhiều hình thức khác nhau, bao gồm văn bản, lời nói hoặc hành vi thực tế.Việcquy định hình thức cụ thể của hợp đồng nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên,tránh các tranh chấp phát sinh và tạo ra một bằng chứng rõ ràng về các điềukhoản đã được thống nhất.

Một yếu tố quan trọng trong quá trình thỏa thuận là việc các bên phải đạt được

sự đồng thuận rõ ràng về các điều khoản cơ bản trong hợp đồng Các điều khoảnnày bao gồm đối tượng của hợp đồng (ví dụ: tài sản, dịch vụ, ), quyền và nghĩa

vụ của các bên, thời hạn thực hiện và các điều kiện liên quan khác Các điềukhoản này đóng vai trò như khung pháp lý để các bên tuân theo và thực hiệnđúng nghĩa vụ của mình

Yếu tố cuối trong sự thỏa thuận quan hệ hợp đồng là tự nguyện và không bị lừadối, sự thỏa thuận phải được các bên tự nguyện thực hiện, không bị ép buộc, lừadối hoặc đe dọa Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo tính hiệu lực của hợpđồng

Sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng phải tuân thủ một số nguyên tắc cơbản để đảm bảo tính hợp pháp và quyền lợi của các bên tham gia:

Thứ nhất là, nguyên tắc tự do hợp đồng : Các bên có quyền tự do thỏa thuận về

các điều khoản trong hợp đồng, miễn là không vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội,

và không gây hại đến lợi ích công cộng Nguyên tắc tự do hợp đồng là nền tảngcho việc phát triển các giao dịch tự nguyện và là cơ sở để thúc đẩy sự phát triểntrong các lĩnh vực kinh tế, xã hội Nó cho phép các bên tự chủ trong việc xácđịnh quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời tạo điều kiện cho sự sáng tạo trongcác thỏa thuận thương mại

Thứ hai là, thiện chí, trung thực : Khi thỏa thuận các điều khoản, hai bên

cần có trách nhiệm trung thực, thiện chí Mỗi bên cần khai thông tin chính xác,không lừa dối che dấu thông tin quan trọng, nhằm mục đích tạo một giao dịch

2 Nguyễn Thụy Hân,”Lao động-Tiền lương”, https://thuvienphapluat.vn/phap-luat-doanh-nghiep/bai-viet/

Ngày đăng: 09/11/2024, 10:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w