PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO BỘLUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019 1.1 Khái niệm hợp đồng lao động Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2012 thì khái niệm hợ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
NĂM HỌC: 2023-2024
………oOo………
BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO
BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019
CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 1
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Nhiệm vụ của đề tài 2
3 Bố cục tổng quát của đề tài 2
PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019 3
1.1 Khái niệm hợp đồng lao động 3
1.2 Các yếu tố để nhận diện hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019 4
1.3 Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động 6
1.4 Vấn đề thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động 7
CHƯƠNG II: NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – TỪ THỰC TIỄN ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 10
2.1 Quan điểm của các cấp Tòa án xét xử vụ việc 10
2.2 Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp 10
2.3 Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành 17
2.3.1 Về vấn đề thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. .17
2.3.2 Về vấn đề trách nhiệm của bên quản lý, điều hành, giám sát 18
SƯU TẦM ÁN 20
PHẦN KẾT LUẬN 22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
A VĂN BẢN VI PHẠM PHÁP LUẬT 23
B TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC 23
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đời sống kinh tế xã hội phát triển, khái niệm hợp đồng lao động không còn quá
xa lạ với mọi người Tuy nhiên vẫn có rất nhiều trường hợp thiếu hiểu biết về hợpđồng lao động gây ra những thiệt hại đáng kể đặc biệt là cho người lao động - nhữngngười thường yếu thế hơn so với người sử dụng lao động
Hợp đồng lao động là văn bản thỏa thuận giữa người lao động (NLĐ) và người
sử dụng lao động (NSDLĐ) về việc làm có trả công, trong đó quy định điều kiện laođộng, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động Hợp đồng lao độngđược ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, phù hợp với các quy định của phápluật lao động Thông qua hợp đồng lao động, quyền và nghĩa vụ giữa người lao động
và người sử dụng lao động được thiết lập, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp (nếucó) Ngoài ra hợp đồng lao động cũng là một trong những hình thức pháp lí nhất đểcông dân thực hiện quyền làm chủ của mình, thể hiện qua việc tự do lựa chọn côngviệc, chỗ làm, mức lương phù hợp Nhà nước dựa vào hợp đồng lao động để quản línhân lực đang làm việc tại các công ty, cơ sở sản suất
Sau nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung thì hiện nay nước ta đang áp dụng Bộ luật Laođộng năm 2019 (BLLĐ 2019) để điều chỉnh tất cả những vấn đề liên quan trực tiếpđến quan hệ lao động, quản lý nhà nước về lao động Nhóm nhận thấy, sinh viên cầnđược trang bị những kiến thức, hiểu biết về BLLĐ 2019 đặc biệt là về hợp đồng laođộng (HĐLĐ) để có thể tự tin bước vào thị trường lao động vốn đang rất sôi động hiệnnay Việc nhận diện rõ HĐLĐ sẽ giúp NLĐ làm chủ được quá trình tìm việc và ký kếthợp đồng từ đó đảm bảo được quyền lợi của bản thân cũng như hiểu rõ được nhữngnghĩa vụ phải thực hiện trong suốt quá trình làm việc, lao động
Để trang bị cho người đọc thêm những kiến thức, hiểu biết về HĐLĐ, nhómnghiên cứu sẽ trình bày góc nhìn của nhóm về cách giải quyết của Tòa án trước mộttranh chấp có liên quan đến HĐLĐ từ đó đưa ra kiến nghị để hoàn thiện hơn nữa
BLLĐ 2019 Vì vậy nhóm tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài “Nhận diện
hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019 ” cho Bài tập lớn trong chương
trình học môn Pháp luật Việt Nam Đại cương
Trang 52 Nhiệm vụ của đề tài
Một là, làm rõ lý luận về chế định hợp đồng lao động theo pháp luật lao động
Việt Nam Trong đó, nhóm tác giả nghiên cứu những vấn đề về khái niệm; đối tượng
và phạm vi điều chỉnh của hợp đồng lao động; các loại hợp đồng lao động theo quyđịnh pháp luật hiện hành
Hai là, từ lý luận về hợp đồng lao động từ đó nhóm tác giả tập trung là sáng tỏ
đặc trưng của hợp đồng lao động để nhận diện trong thực tế
Ba là, nghiên cứu thực tiễn xét xử của Toà án về hợp đồng lao động để nhận
thấy những bất cập giữa quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử
Bốn là, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế định hợp đồng lao động.
3 Bố cục tổng quát của đề tài
Đề tài gồm có 2 chương nội dung, cụ thể như sau:
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019
CHƯƠNG II: NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – TỪ THỰC TIỄN ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
Trang 6PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO BỘ
LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019 1.1 Khái niệm hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2012 thì khái niệm hợp đồng laođộng được quy định cụ thể như sau:
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng laođộng về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bêntrong quan hệ lao động
So sánh khái niệm này với khái niệm bộ luật lao động do tổ chức lao động quốc
tế ILO ban hành năm 2019 có nội dung:” Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữangười lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điềukiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động Trường hợpđược gọi bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiềnlương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng laođộng.”, theo nhóm nghiên cứu thấy 2 khái niệm khá tương đồng Tuy nhiên ở Bộ luậtLao động năm 2012, hợp đồng lao động đề cập đến khái niệm trả lương còn theo Tổchức Lao động quốc tế ILO thì khái niệm này đề cập đến việc trả công và tiền lương.Đây có thể coi là nhược điểm của Bộ luật lao động năm 2012 khi khái niệm của Tổchức Lao động quốc tế ILO mang tính chất khái quát và mở rộng hơn
Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: “Hợp đồng lao động là sự thỏathuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiềnlương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động”.Định nghĩa này đã thay đổi cụm từ “việc làm có trả lương” trong quy định Bộ luật Laođộng 2012 bằng cụm từ “việc làm có trả công, tiền lương”
Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ: “Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng
tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động” Điều
này có nghĩa tên gọi của hợp đồng lao động không còn quan trọng Một văn bản chỉcần thể hiện đầy đủ các yếu tố: việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều
Trang 7hành, giám sát của một bên hoặc là người lao động hoặc là nguời sử dụng lao động thìvẫn được coi là 1 bản hợp đồng lao động
Căn cứ theo Điều 14 Bộ luật Lao động 2019hình thức hợp đồng lao động đượcquy định cụ thể như sau:
1 Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợpquy định tại khoản 2 Điều này
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thứcthông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợpđồng lao động bằng văn bản
2 Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng cóthời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này
Như vậy tùy vào tình huống khác nhau mà hợp đồng lao động có những hìnhthức giao kết khác nhau, không bắt buộc phải kí kết bằng văn bản
1.2 Các yếu tố để nhận diện hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019
Điều 385 Bộ luật Dân sự định nghĩa về hợp đồng như sau:
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứtquyền, nghĩa vụ dân sự
Như vậy theo quy định, sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ hợp đồngđược thể hiện thông qua sự đồng ý và chấp nhận về nội dung liên quan đến nhữngquyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng
Và thực chất hợp đồng lao động có thể được xem như là một hợp đồng giaodịch, mua bán mà “hàng hóa” ở đây chính là sức lao động Sức lao động là toàn bộnhững năng lực thể chất, trí tuệ và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một conngười đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trịthặng dư nào đó Người lao động cung cấp sức lao động cho người sử dụng lao động
và được trả công, trả lương theo đúng như trong thỏa thuận đã ký kết Sức lao độngcũng chính là đối tượng để nhận diện hợp đồng lao động, là đối tượng đặc biệt không
Trang 8thể cầm nắm hay nhìn thấy như tài sản trong hợp đồng dân sự mà chỉ có thể khai thácthông qua quá trình làm việc của người lao động.
Theo khoản 2, Điều 3 của Luật việc làm thì việc làm được định nghĩa là hoạtđộng lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm Theo các nhà nghiên cứu,
để nhận diện hợp đồng lao động cần phải xem trong hợp đồng đó có yếu tố “việc làm”hay không “Việc làm” chính là mối liên kết giữa người lao động và người sử dụng laođộng Trong hợp đồng thông qua 2 dấu hiệu để nhận biết là thực tế công việc và định
kì trả lương ( theo khuyến nghị số 198 của Tổ chức Lao động thế giới)
Theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương là số tiền mà người sử dụnglao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mứclương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác Đâycũng có thể được xem như là yếu tố thứ hai để nhận diện hợp đồng lao động cũng nhưđảm bảo nguồn thu nhập cho người lao động Ở khía cạnh khác có thể thấy việc điềuhành, giám sát, quản lí lao động trong công việc cũng là một yếu tố không thể thiếunhằm đảm bảo hiệu suất làm việc của người lao động cũng như đảm bảo quyền lợi củaphía người sử dụng lao động
Sự thỏa thuận phải đảm bảo các nguyên tắc như sau:
Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận: (quy định tại khoản 2, Điều 3,
Bộ luật dân sự 2015), bao hàm nội dung: Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấmdứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận.Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng
Nguyên tắc thiện chí, trung thực (quy định tại khoản 3, Điều 3, Bộ luật dân sự2015) với nội dung: Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền,nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực
Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi íchhợp pháp của người khác (quy định tại khoản 4, Điều 3, Bộ luật dân sự 2015): Việcxác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi íchquốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự (quy định tại khoản 5, Điều 3, Bộ luật dân
Trang 9sự 2015): Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặcthực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Những nguyên tắc này thể hiện hai bên có vị thế ngang trong hợp đồng, ngườilao động có thể tự mình quyết định công việc đúng theo ý muốn của bản thân màkhông bị người sử dụng lao động gây sức ép cũng như chắc chắn nội dung hợp đồngkhông gây ảnh hưởng xấu đến các cá nhân, tập thể và lợi ích xã hội
1.3 Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
Theo Điều 15 Bộ luật Lao động 2019, nguyên tắc giao kết Hợp đồng lao động
là những nguyên lí, tư tưởng chỉ đạo quán triệt và xuyên suốt trong quá trình giao kếtHợp đồng Lao động Nhóm tác giả căn cứ theo Điều 15 Nguyên tắc giao kết hợp đồnglao động như sau:
1 Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực
2 Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ướclao động tập thể và đạo đức xã hội
Nguyên tắc 1: Thiện chí là hành xử 1 cách chân thành tử tế tôn trọng đối tác từ
đó hợp tác, thống nhất trong việc thương lượng cùng nhau hợp tác thực hiện thỏathuận 1 cách minh bạch tin tưởng và thái độ tích cực Kể cả trong quá trình thươnglượng, các bên có sự xung đột về điều khoản nhóm tác giả đồng ý nếu các bên thực sựthiện chí và hợp tác thì những căng thẳng đó cũng sẽ dễ dàng được giải quyết Sựtrung thực cũng là yếu tố quan trọng khi giao kết hợp đồng Các bên có trung thực vớinhau thì mới có sự thiện chí và hợp tác Theo nhóm tác giả, tự nguyện có thể hiểutheo nghĩa 2 bên cùng kí kết đồng ý và chấm dứt thỏa thuận mà không có sự tác độnghay ép buộc của các bên hay yếu tố khác và bình đẳng Các yếu tố này đặc biết quantrọng và gắn liền với nhau Từ đó khẳng định địa vị pháp lí của người lao động vàngười sử dụng lao động là ngang nhau trong thỏa thuận trong các quyền dân sự về lựachọn công việc, nơi làm việc mức lương,… Hành vi không tôn trọng các điều khoảnkhông còn thiện chí muốn hợp tác hay tạo ra sự bất bình đẳng sẽ bị coi là vi phạm hợpđồng và quan hệ lao động sẽ chấm dứt nhanh chóng
Nguyên tắc 2: Thỏa ước lao động tập thể (gọi tắt thoả ước tập thể) là sự thoảthuận bằng văn bản giữa đại diện tập thể người lao động và người sử dụng lao động về
Trang 10quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của hai bên trong quan hệ lao động Đạo đức là hệthống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vicủa mình cho phù họp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội Người lao động và người
sử dụng lao động được tự do trong việc giao kết và xác lập nội dung của hợp đồng.Nhưng không được trái pháp luật bởi điều này không những ảnh hưởng đến quyền lợicủa các bên mà còn ảnh hưởng đến lợi ích các bên khác hoặc lợi ích chung của toàn xãhội Tuy nhiên theo Điều 15 Bộ luật Lao động năm 2012 đã quy định trường hợpnhững thoả thuận trong hợp đồng lao động tuy không đúng với quy định của pháp luậtlao động và thoả ước lao động tập thể nhưng lại có lợi hơn cho người lao động thì luônđược khuyến khích
Tóm lại, nhóm nghiên cứu nhận thấy việc ký kết hợp đồng lao động là bước đầutiên và quan trọng nhất, thể hiện sự hợp tác của các bên để đạt được thỏa thuận về ýđịnh thiết lập quan hệ lao động Vì vậy, việc tuân thủ các nguyên tắc hợp đồng là điềucần thiết để thiết lập quan hệ lao động hài hòa, ổn định, đảm bảo đầy đủ quyền và lợiích cho các bên
1.4 Vấn đề thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
Điều 18 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồnglao động như sau:
1 Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quyđịnh tại khoản 2 Điều này
2 Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người laođộng trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng laođộng phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người laođộng
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họtên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động
3 Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là ngườithuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền
Trang 11theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định củapháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cáchpháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động
4 Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc mộttrong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng vănbản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp phápgiao kết hợp đồng lao động
5 Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại chongười khác giao kết hợp đồng lao động
Nhóm tác giả thấy rằng người lao động tham gia giao kết hợp đồng lao độngphải ít nhất 18 tuổi, có đủ trình độ chuyên môn Đối với người lao động từ đủ 15 tuổiđến chưa đủ 18 tuổi hoặc dưới 15 tuổi thì cần phải có sự tham gia của người đại diệntheo pháp luật Vì hợp đồng lao động mang tính cá nhân tại thời điểm ký kết và thựchiện nên người lao động phải trực tiếp ký kết hoặc tham gia quá trình kí kết hợp đồnglao động để đảm bảo quyền lợi nghĩa vụ cũng như trách nhiệm trong quan hệ laođộng.Tuy nhiên 1 số trường hợp nhất định được pháp luật cho phép người lao động cóthể ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng Việc ký kết hợp đồng trong trườnghợp này phải bằng văn bản, kèm theo danh sách có đủ thông tin về nhân thân và chữ
ký của người lao động đồng thời Người được ủy quyền giao kết hợp đồng không được
ủy quyền lại cho người khác
Người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động là người đại diện theo pháp luậtcủa công ty, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo pháp luật
Trang 12Đối với hộ gia đình, hợp tác xã, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thì phải cóngười đại diện theo hợp đồng hoặc người được người có thẩm quyền nêu trên ủyquyền theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Điều 49 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động sẽ
bị vô hiệu nếu Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc viphạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luậtnày
Nếu quyền, lợi ích của mỗi bên trong hợp đồng lao động không thấp hơn quyđịnh của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì quyền, nghĩa vụ, lợi íchcủa người lao động được thực hiện theo nội dung hợp đồng lao động bị tuyên bố vôhiệu
Nếu hợp đồng lao động có nội dung về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của mỗi bên viphạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến phần nội dung khác của hợp đồng laođộng thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động thực hiện theo khoản 2 Điều
9 Nghị định 145/2020/NĐ-CP
Thời gian người lao động làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệuđược tính là thời gian làm việc của người lao động cho người sử dụng lao động để làmcăn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động
Như vậy có thể thấy khi vi phạm thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động, toàn
bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động sẽ được thực hiện theo các quy địnhcủa pháp luật
Trang 13CHƯƠNG II: NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – TỪ THỰC TIỄN ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
2.1 Quan điểm của các cấp Tòa án xét xử vụ việc
Dựa vào Bản án số 38/2017/LĐ – PT ngày 15/12/2017 của Tòa án Nhân dântỉnh Cà Mau về việc tranh chấp đòi tiền lương và bồi thường thiệt hại tai nạn lao động,nhóm nghiên cứu tổng kết quan điểm của các cấp Tòa án xét xử vụ việc như sau:
Theo Bản án lao động sơ thẩm số: 25/2017/LĐ – ST ngày 10/07/2017 của Tòa
án Nhân dân thành phố Cà Mau quyết định: không chấp nhận yêu cầu khởi kiện củaông Lê P H về việc yêu cầu đòi tiền lương và bồi thường thiệt hại về tai nạn lao độngđối với Cty CPXDCT HL với tổng số tiền là 228.800.000đ
Theo Bản án lao động phúc thẩm số: 38/2017LĐ – PT ngày 15/12/2017 củaTòa án Nhân dân tỉnh Cà Mau quyết định:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự; Nghị quyết số326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định vềmức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án
Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Lê P H
Giữ nguyên bản án lao động sơ thẩm số: 25/2017/LĐ-ST ngày 10/7/2017 của Toà ánnhân dân thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Lê P H về việc yêu cầu đòi tiền lương vàbồi thường thiệt hại về tai nạn lao động đối với Cty CPXDCT HL với tổng số tiền là228.800.000 đồng
Án phí lao động sơ thẩm, phúc thẩm: Ông Lê P H được miễn theo quy định của phápluật1
2.2 Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp
Sau khi đọc bản án và quyết định của Tòa án các cấp vào thời điểm xảy ra vụviệc, đồng thời tham khảo Bộ luật Lao động năm 2012 nhóm nghiên cứu nhận thấymối quan hệ giữa anh Đ và Công ty là quan hệ lao động vì dựa vào khoản 6 điều 3chương I của Bộ luật Lao động năm 2012 giải thích về khái niệm quan hệ lao động:
“Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao
1 Bản án về tranh chấp đòi tiền lương và bồi thường thiệt hại tai nạn lao động số 38/2017/LĐ-PT,
lao-dong-so-382017ldpt-8212] Ngày truy cập cuối cùng: 30/09/2023