1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài tập lớn môn học pháp luật việt nam đại cương đề tài nhận diện hợp đồng lao động theo bộ luật lao động năm 2019

52 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Khái niệm hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019Trước tiên, ta cần nghiên cứu về khái niệm và cơ sở pháp lý của hợp đồng lao động.Xét theo quy định điều 15 của Bộ luật Lao động

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCMTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC

PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI

NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019

LỚP: CC04 NHÓM: 11, HK211

GVHD: CAO HỒNG QUÂNSINH VIÊN THỰC HIỆN

MỨCĐỘ LÀM

GHICHÚ

Trang 2

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

Trang 3

BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢTHỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 11ST

1 Quách Hoàn

Chương 2 và

Phần kết luận Hoàn thành2 Nguyễn Thanh

Hình thức, bốcục và Phầnmở đầu

Hoàn thành

3 Trương Minh

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Nhiệm vụ của đề tài 1

3 Đối tượng nghiên cứu: 1

1.1 Khái quát về hợp đồng lao động 3

1.1.1 Khái niệm hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019 3

1.1.2 Đối tượng của hợp đồng lao động 6

1.1.3 Loại hợp đồng lao động 7

1.2 Đặc trưng của hợp đồng lao động 9

1.2.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động 9

1.2.2 Chủ thể giao kết hợp đồng lao động 12

1.2.3 Hình thức của hợp đồng lao động 13

1.2.4 Đặc trưng của hợp đồng lao động 15

1.3 Ý nghĩa của hợp đồng lao động 17

CHƯƠNG II NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – TỪ THỰC TIỄN ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 18

2.1 Vấn đề pháp lý pháp sinh trong vụ việc 19

2.2 Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành 20

2.2.1 Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp 20

2.2.2 Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành 24

CHƯƠNG III VẬN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỊNH NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 28

3.1 Vận dụng chế định 28

3.2 Đánh giá chế định 31

Trang 5

PHỤ LỤC BẢN ÁN 32PHẦN KẾT LUẬN 45DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, trong thế giới đang vận động và phát triển, lao động là việc tất yếu để conngười có khả năng đáp ứng nhu cầu sống của bản thân Vì vậy, để thiết lập và xác định rõràng quyền và nghĩa vụ của người lao động, hợp đồng lao động, khái niệm hợp đồng đã rađời.

Hợp đồng lao động trong nền kinh tế thị trường còn có ý nghĩa rất quan trọng Trongtranh chấp lao động cá nhân, hợp đồng lao động được xem là cơ sở chủ yếu để giải quyếttranh chấp Đối với việc quản lý Nhà nước, hợp đồng lao động là cơ sở để quản lý nguồnnhân lực làm việc trong các doanh nghiệp

Việc tìm hiểu nghiên cứu về hợp đồng lao động sẽ giúp mỗi sinh viên chúng ta hiểubiết sâu sắc về các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động Trước hết là để học tốt mônpháp luật đại cương, sau đó có thể tích lũy thêm kiến thức cho công việc trong tương lai.

Vậy nên, nhóm tác giả thực hiện việc nghiên cứu đề tài “Nhận diện hợp đồng laođộng theo Bộ luật Lao động năm 2019”

2 Nhiệm vụ của đề tài

Một là, làm rõ lý luận về chế định hợp đồng lao động theo pháp luật lao động Việt

Nam Trong đó, nhóm tác giả nghiên cứu những vấn đề về khái niệm; đối tượng và phạmvi điều chỉnh của hợp đồng lao động; các loại hợp đồng lao động theo quy định pháp luậthiện hành.

Hai là, từ lý luận về hợp đồng lao động từ đó nhóm tác giả tập trung là sáng tỏ đặc

trưng của hợp đồng lao động để nhận diện trong thực tế.

Ba là, nghiên cứu thực tiễn xét xử của Toà án về hợp đồng lao động để nhận thấy

những bất cập giữa quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử.

Bốn là, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế định hợp đồng lao động.

3 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là các lao động cá nhân và doanh nghiệp

1

Trang 8

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT LAOĐỘNG NĂM 2019

1.1 Khái quát về hợp đồng lao động

1.1.1 Khái niệm hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019

Trước tiên, ta cần nghiên cứu về khái niệm và cơ sở pháp lý của hợp đồng lao động.Xét theo quy định điều 15 của Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 20121:

“Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng laođộng về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trongquan hệ lao động.”

Qua quy định điều 15 của Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2012 nhóm tác giả chorằng trong khái niệm hợp đồng lao động trong bộ luật này có những ưu điểm là:

Thứ nhất, đã đưa ra được rõ ràng về hai chủ thể chính trong hợp đồng lao động đólà: người lao động và người sử dụng lao động

Thứ hai, là thấy được sự tự nguyện , bình đẳng, thiện chí và hợp tác Rõ ràng nhậnthấy hợp đồng là sự thỏa thuận bình đẳng giữa các bên vì vậy để dẫn đến viếc kí kết hợpđồng, hai bên cần tự nguyện thiện chí và tôn trọng các bên.

Quy định tại điều 15 của BLLĐ năm 2012 cũng tồn tại những nhược điểm là chưacho thấy được dấu hiệu quan trọng của hợp đồng lao động mà quy định khoản 1 điều 13của BLLĐ năm 2019 đã bổ sung.

Xét theo quy định khoản 1 điều 13 của BLLĐ năm 20192:

“ Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng laođộng về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗibên trong quan hệ lao động.

1 [https://thuvienphapluat.vn/van-ban/lao-dong-tien-luong/bo-luat-lao-dong-2012-142187.aspx], ngày 22 tháng 09 năm 2021.

2 [https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Bo-Luat-lao-dong-2019-333670.aspx], ngày 22 tháng 09 năm 2021.

3

Trang 9

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện vềviệc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì đượccoi là hợp đồng lao động.”

Ta thấy trong khái niệm hợp đồng lao động trong BLLĐ 20193 có những ưu điểmlà:

(i) Về bản chất: hợp đồng lao động mang bản chất chung của nước, đó là hình thành

trên cơ sở tự nguyện của hai bên

(ii) Về chủ thể: hợp đồng lao động được xác lập giữa hai bên là người lao động và

người sử dụng lao động có đủ các điều kiện chủ thể theo quy định của bộ luật lao động.

(iii) Về nội dung: hợp đồng lao động ghi nhận về việc làm có trả công, tiền lương,

điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động Như vậy, vềnội dung điều luật nhấn mạnh đối tượng của hợp đồng lao động là việc làm được biểu hiệnthông qua một công việc và việc làm mình phải trả công trả lương.

Ta có thể thấy sự khác nhau thông qua sự đổi mới và cãi tiến về hợp đồng lao độngtại quy định khoản 1 điều 13 trong BLLĐ năm 2019: Thứ nhất cũng là điểm khác biệt cơbản nhất trong sự khác nhau giữa hai BLLĐ năm 2012 và 2019, BLLĐ năm 2019 về hợpđồng lao động đã thêm và quy định rõ ràng về việc “trả công, tiền lương”

Theo quy định khoản 1 điều 90 của BLLĐ năm 2019 định nghĩa rõ về tiền lương:

“Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏathuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấplương và các khoản bổ sung khác.”

Thứ hai, đặc biệt so với BLLĐ năm 2012 thì BLLĐ năm 2019 còn quy định:

“Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện vềviệc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì đượccoi là hợp đồng lao động.”

3 [https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Bo-Luat-lao-dong-2019-333670.aspx], ngày 22 tháng 09 năm 2021.

4

Trang 10

Theo quy định mới này thì việc xác định một hợp đồng là hợp đồng lao động khôngphụ thuộc vào tên gọi của hợp đồng có điều khoản của hợp đồng lao động thì vẫn xác địnhđó là hợp đồng lao động, cụ thể:

(i) Nội dung thể hiện việc làm có trả công, tiền lương;(ii) Một bên chịu sự quản lí, điều hành, giám sát bên còn lại.

Trong thực tế ví dụ: Hợp đồng cộng tác viên trong đó có thể hiện nội dung có trảtiền lương , công, đồng thời cộng tác viên chịu sự quản lí, điều hành, giám sát của bên thuêcộng tác viên thì hợp đồng cộng tác viên này được xác định là hợp đồng lao động.

Quy định này là cần thiết cũng được coi là ưu điểm để giải quyết tình trạng lách cácquy định của luật, dùng tên gọi khác để né tránh trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ củangười sử dụng lao động về tiền lương, trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội cho người laođộng.

Quan điểm này cũng phù hợp với quan điểm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)và pháp luật các nước về hợp đồng lao động Theo Tổ chức Lao động quốc tế4, hợp đồnglao động được hiểu là:

“Thỏa thuận ràng buộc pháp lí giữa một người sử dụng lao động và một công nhântrong đó xác lập các điều kiện và chế độ làm việc.”

Còn ở Hàn Quốc, hợp đồng lao động được hiểu là :

“Hợp đồng có nội dung về việc thỏa thuận người lao động cung cấp sức lao độngcủa mình cho người sử dụng lao động, ngược lại người nào sử dụng lao động trả lươngtương xứng với sức lao động của người lao động”.

Như vậy có thể thấy hợp đồng lao động thực chất là sự thỏa thuận giữa hai chủ thểmột bên là người lao động có nhu cầu về việc làm, một bên là người sử dụng lao động cónhu cầu thuê mướn người lao động để mua sức lao động, trong đó, người lao động cam kếttự nguyện làm một công việc cho người sử dụng lao động và đặt mình dưới sự quản lí củangười sử dụng lao động và được người sử dụng lao động trả lương.

Như vậy, các dấu hiệu để nhận diện người lao động bao gồm:

4 “Thế nào là hợp đồng lao động – từ 2021 ?”, [https://luatthaian.vn/the-nao-la-hop-dong-lao-dong-tu-2021/], ngày 22 tháng 09 năm 2021.

5

Trang 11

Thứ nhất, người đó làm việc cho người sử dụng lao động theo thoả thuận và đượctrả lương.

Bộ luật Lao động 2012 quy định: Người lao động có khả năng lao động/làm việctheo hợp đồng lao động và được trả lương nghĩa là một trong các dấu hiệu nhận diện ngườilao động là phải có quan hệ lao động dưới dạng hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, quy định của Bộ luật Lao động 2019 đã mở rộng dấu hiệu nhận diện,theo đó, chỉ cần người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo thoả thuận, thoảthuận đó có thể tồn tại với nhiều tên gọi khác nhau, nhưng chỉ cần chứa đựng nội dung thểhiện việc làm có trả lương.

Thứ hai, phải chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.Đây là dấu hiệu đặc trưng của quan hệ lao động, nhằm phân biệt quan hệ lao độngvới các quan hệ dân sự có nhiều nét tương đồng khác, như: Khoán việc, gia công, dịchvụ… Quy định trên được hiểu nếu người lao động tham gia vào quan hệ lao động theo thoảthuận với người sử dụng lao động thì bắt buộc phải tuân theo sự điều hành, chỉ đạo, hướngdẫn và có thể bị người sử dụng lao động xử lý bằng các biện pháp, trách nhiệm kỷ luật laođộng, trách nhiệm vật chất theo quy định của BLLĐ.

Thứ ba, phải đủ 15 tuổi trở lên trừ những công việc được sử dụng lao động chưathành niên theo quy định của Bộ luật này.

1.1.2 Đối tượng của hợp đồng lao động

Về bản chất hợp đồng lao động là hợp đồng mua bán sức lao động, sức lao động,luôn tồn tại gắn liền với cơ thể của người lao động Do đó, khi người sử dụng lao độngmua hàng hóa sức lao động thì cái mà họ được sở hữu đó là một quá trình lao động biểu thịthông qua thời gian làm việc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thái độ, ý thức… của ngườilao động và để thực hiện được những yêu cầu nói trên, người lao động phải cung ứng sứclao động từ thể lực và trí lực của chính mình biểu thị qua những thời gian đã được xác định:ngày làm việc, tuần làm việc… Như vậy, lao động được mua bán trên thị trường khôngphải là lao động trừu tượng mà là lao động cụ thể, lao động thể hiện thành việc làm.

6

Trang 12

Để rõ hơn về đối tượng của hợp đồng lao động, trước tiên ta cần tìm hiểu rõ về bảnchất thật sự của luật dân sự của hợp đồng nói chung và hợp đồng lao động nói riêng Theođiều 385 của Bộ luật Dân sự năm 20155: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việcxác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Điều khoản trên làm rõ về bản

chât của hợp đồng là sự thỏa hiệp, giao kết của hai hoặc nhiều đối tượng khác nhau vàphải thõa thuận về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia theo nhiều khía cạnh cụthể và rõ ràng Khi so sánh với hợp đồng lao động thì bản chất của hợp đồng lao động vẫnlà một loại hợp đồng và đầy đủ những yếu tố chung cấu thành nên Vì vậy, ta có thể thấyđược hợp đồng lao động mang bản chất cốt lõi của hợp đồng dân sự

Trước đây, hợp đồng lao động thật chất được xem là hợp đồng dân sự, tuy nhiên dophát sinh nhiều vấn đề, nhiều bất cập chính vì thế hợp đồng lao động mới rẻ ngang, tách

thành một phần riêng và được thêm vào những quy định cho phù hợp “Song khác với hợpđồng dân sự hay hợp đồng thương mại, sự thỏa thuận này phải là sự thỏa thuận giữa cácchủ thể của quan hệ lao động (người lao động và người sử dụng lao động) và nội dungcủa nó phải liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động nhưvấn đề về việc làm , tiền lương, thời gian làm việc, bảo hiểm xã hội, ” (link2) theo quan

điểm, ý kiến cá nhân của tác giả Lê Minh Trường6 khi đánh giá bài viết này Theo nhómtác giả, quan điểm này đúng về bản chất của hợp đồng lao động Nó phù hợp với sự pháttriển và đổi mới của xã hội nước nhà.

Tóm lại, ta rút ra được việc mua bán trao đổi “sức lao động” thoạt nhìn nó như mộtsản phẩm trừu tượng, không tồn tại một cách cụ thể Nhưng thực chất nó là sản phẩm cụthể chính là lao động cụ thể của con người Lao động thể hiện thành việc làm.

1.1.3 Loại hợp đồng lao động

Theo khoản 1 điều 20 của BLLĐ năm 20197 thì hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

5 [https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-dan-su-2015-296215.aspx], ngày 25 tháng 09 năm 2021.

6 Phạm Thị Thùy Linh, “Hợp đồng lao động là gì ? Phân tích những nội dung chủ yếu phải có của hợp đồng lao động ?”, [https://luatminhkhue.vn/hop-dong-lao-dong-la-gi -phan-tich-nhung-noi-dung-chu-yeu-phai-co-cua-hop-dong-lao-dong .aspx], ngày 25 tháng 09 năm 2021.

7 [https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Bo-Luat-lao-dong-2019-333670.aspx], ngày 25 tháng 09 năm 2021.

7

Trang 13

“ a Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

b Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.”

Trước tiên, ta cần đánh giá sơ lược về từng loại hợp đồng nằm trong khoản 1 điều 20 của BLLĐ năm 2019 Nhóm tác giả nhận thấy rằng ở loại hợp đồng thứ nhất - hợp đồng lao động không xác định thời hạn Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, cácbên không bị ràng buộc với nhau về thời gian Bởi vậy, hợp đồng này thường là lâu dài nênđược áp dụng cho những công việc có chất thường xuyên liên tục, không xác định được thời điểm kết thúc hoặc những công việc có thời gian kết thúc trên 36 tháng Đối với loại hợp đồng thứ 2 - hợp đồng xác định thời hạn là hợp đồng có thời hạn không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng Đặc biệt hơn ở điểm b khoản 1 điều 20 của BLLĐ năm 2019 hình sự đã có sự thay đổi so với BLLĐ năm 2015 Cụ thể, ở khoản 1 điều22 của BLLĐ năm 20128 :

“1 Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”

BLLĐ năm 2012 quy định rõ tại khoản 1 điều 22 có 3 loại hợp đồng và đã được sửa đổi thành 2 loại hợp đồng và không còn tồn tại loại hợp đồng mùa vụ trong bộ luật hiện

8 [https://thuvienphapluat.vn/van-ban/lao-dong-tien-luong/bo-luat-lao-dong-2012-142187.aspx], ngày 25 tháng 09 năm 2021.

8

Trang 14

hành Theo quan điểm của nhóm tác giả, ý nghĩa cơ bản của việc phân loại hợp đồng lao động là xác định thời điểm hết hạn của hợp đồng, tức là giúp cho cả hai bên biết quyền và ngiã vụ của mình sẽ chấm dứt vào lúc nào, từ đó có kế hoạch phù hợp và hơn nữa còn góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình điều chỉnh các quan hệ hợp đồng, đưa ra những điều khoản cụ thể chặt chẻ hơn theo từng loại để đảm bảo quyền lợi của của các bên trong hợp đồng

1.2 Đặc trưng của hợp đồng lao động

1.2.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

Căn cứ theo Điều 15 trong BLLĐ năm 20199: “Nguyên tắc giao kết hợp đồng laođộng

1 Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

2 Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước laođộng tập thể và đạo đức xã hội.”

Các vấn đề về lao động hiện nay cũng chính là những vấn đề nan giải và được nhànước quan tâm rất nhiều Có thể thấy Bộ Luật lao động năm 2019 có hiệu lực thi hành từngày 1 tháng 1 năm 2021 đang có những bước tiến mới nhằm cố gắng bảo vệ quan hệ laođộng giữa người lao động mà người sử dụng lao động Tuy có những sự đổi mới để hoànthiện hơn về pháp luật, bên cạnh đó thì Bộ Luật lao động 2019 vẫn tuân theo 2 nguyên tắccơ bản:

Nguyên tắc thứ nhất: “ Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trungthực.”

Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 3 Bộ Luật dân sự năm 201510:

“1 Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phânbiệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

2 Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mìnhtrên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm

9 [https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Bo-Luat-lao-dong-2019-333670.aspx], ngày 25 tháng 09 năm 2021.

10 [https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-dan-su-2015-296215.aspx], ngày 25 tháng 09 năm 2021.

9

Trang 15

điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phảiđược chủ thể khác tôn trọng.

3 Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự củamình một cách thiện chí, trung thực.

4 Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạmđến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

5 Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thựchiện không đúng nghĩa vụ dân sự.”

Quan hệ lao động cũng chính là một hình thức của quan hệ dân sự và vì đó thể hiệnđược trong quá trình giao kết hợp đồng lao động, nhà nước luôn coi trọng các nguyên tắctự nguyện, bình đẳng, thiện chí và hợp tác trung thực Có thể thấy mọi hành vi được thựchiện dưới sự không tự nguyện như bị dụ dỗ, bị ép hoặc khi có căn cứ chứng minh đó lànhững hành vi đi trái lại với sự tự nguyện thì ngay lập tức hợp đồng lao động sẽ bị vô hiệu.Chính vì hệ quả pháp lý mang tính quan trọng, quyết định mối quan hệ lao động nên nhànước đã đặt sự tự nguyện lên hàng đầu Vậy sự “tự nguyện” được hiểu như thế nào, theo từđiển Tiếng Việt thì “tự nguyện” là một hành động mà tự mình muốn làm, không bị thúc ép,bắt buộc Vậy đối với BLLĐ 201911 thì nguyên tắc này được quy định tại khoản 1 Điều 7:

“Quan hệ lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắctự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.”.

Để thể hiện được nguyên tắc “tự nguyện” này trong giao kết hợp đồng lao động thì quan hệlao động này phải mang tính “bình đẳng” như “anh bỏ công, tôi trả tiền” Hơn những thế,sự “bình đẳng” này còn thể hiện các các vấn đề như tôn giáo, giới tính và độ tuổi, Chínhvì thế, ý chí của người lao động được thể hiện rõ nhất sự “tự nguyện” khi thực hiện mốiquan hệ lao động này.

Sự thiện chí, hợp tác, trung thực cũng là một nội dung quan trọng của việc giao kếthợp đồng nói chung và hợp đồng lao động nói riêng Bởi quan hệ lao động là mối quan hệmang tính thống nhất nhưng song song đó thì vẫn mang tính đối kháng nhau về mặt lợi ích,chính vì vậy nên sự thiện chí, hợp tác, trung thực sẽ là một công sự quan trọng đóng vai trò

11 [https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Bo-Luat-lao-dong-2019-333670.aspx], ngày 26 tháng 09 năm 2021.

10

Trang 16

thống nhất với nhau để tạo ra được lợi ích cho người lao động và người sử dụng lao động.Nhưng nếu sự thiện chí, hợp tác, trung thực trong quá trình thực hiện lao động bị xâmphạm thì tính đối kháng của quan hệ lao động này sẽ phát triển và làm ảnh hưởng đến mộttrong các bên thực hiện mối quan hệ lao động đó Ví dụ như sự cưỡng bức lao động hayviệc chèn ép nhân viên

Từ đó có thể kết luận rằng, khi giao kết hợp đồng lao động thì nguyên tắc về tựnguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực đóng một vai trò không thể thiếu bởi đểđi đến được lợi ích thì hai bên đều phải tuân thủ nguyên tắc này Đảm bảo được sự ổn địnhcủa mối quan hệ lao động cũng như quan hệ việc làm ngoài xã hội.

Nguyên tắc thứ hai: Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, thoảước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Thoả ước lao động tập thể được quy định tại khoản 1 Điều 75 trong BLLĐ năm 2019.Thỏa ước lao động tập thể:

“1 Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thểvà được các bên ký kết bằng văn bản.”

Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ướclao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ướclao động tập thể khác.

Có thể hiểu thoả ước lao động tập thể chính là sự tự do thỏa thuận nội dung hợp đồngcủa các bên nhưng không được trái với nguyên tắc, pháp luật và đạo đức xã hội Sở dĩ cácbên có quyền “tự do thỏa thuận” nội dung hợp đồng bởi hợp đồng được quy định tại Bộluật dân sự 2015 là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứtquyền, nghĩa vụ dân sự Sự tự do thỏa thuận này phải không được với nguyên tắc,pháp luậtvà đạo đức xã hội bởi nhà làm luật muốn giới hạn các bên tuân thủ để nhằm đảm bảo lợiích của quan hệ lao động mang tới nhưng vẫn không ảnh hưởng đến lợi ích của xã hội,không vi phạm những điều cấm mà luật đưa ra ví dụ như giao kết hợp đồng do có sự lừađảo, giao kết hợp đồng với người dưới 15 tuổi nhưng không có sự đồng ý của cha mẹ hoặcngười giám hộ, những hợp đồng vi phạm những điều cấm mà luật đưa ra sẽ dẫn tới hệ quảpháp lý là đa số hợp đồng sẽ bị vô hiệu Ngoài tuân thủ theo quy định pháp luật, thì mối

11

Trang 17

quan hệ lao động này còn phải tuân thủ theo thoả ước lao động tập thể bởi thoả ước nàychính là việc dựa trên ý chí chung của cả tập thể lao động giữa người sử dụng lao động vàngười lao động nhằm đáp ứng đủ điều kiện về vấn đề sử dụng lao động của các công ty,doanh nghiệp khác nhau Có thể thấy thoả ước này mang tính bắt buộc chung khi giao kếthợp đồng lao động mà các bên trong mối quan hệ lao động này phải tuân theo.

1.2.2 Chủ thể giao kết hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động được quy định tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật lao động 2019: “1.Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động vềviệc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trongquan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việclàm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi làhợp đồng lao động.”

Có thể thấy, hợp đồng lao động chính là sự thoả thuận giữa người lao động và ngườisử dụng lao động, do đó chỉ những cá nhân, tổ chức mà đáp ứng đủ những điều kiện màpháp luật quy định mới có thể trở thành chủ thể của hợp đồng lao động Và hai chủ thể củamối quan hệ lao động là người lao động và người sử dụng lao động.

Người lao động:

Được quy định tại khoản 1 Điều 3 BLLĐ 2019: “Người lao động là người làm việccho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điềuhành, giám sát của người sử dụng lao động.

Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy địnhtại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.” Vậy người lao động được biết đến như là người

thực hiện công việc, nhiệm vụ theo thoả thuận mà hai bên đã đề ra, chịu sự quản lý, điềuhành, giám sát của người sử dụng lao động Người lao động được quy định rõ về độ tuổitối thiểu để tham gia mối quan hệ lao động này là 15 tuổi trở lên để đảm bảo sức khoẻ vàđảm bảo có sự nhận biết tối thiểu về hành động của mình Nhưng bên cạnh đó vẫn cótrường hợp ngoại lệ như những ngành đặc thù vẫn sử dụng những người lao động dưới 15tuổi ví dụ như múa xiếc bởi những ngành này yêu cầu sự dẻo dai mà đa số những người trẻ

12

Trang 18

mới có thể đáp ứng được bởi những ngành này phải được tập luyện từ nhỏ mới đem đếnnhững đặc trưng nhanh nhẹn, dẻo dai của nghề Nhưng để giao kết hợp đồng lao động vớingười lao động dưới 15 tuổi thì yêu cầu phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặcngười giám hộ hợp pháp của người lao động đó.

Không gói gọn quan hệ lao động này ở tại Việt Nam, nhà nước ta luôn bảo vệ côngdân mình nên cũng quy định rất chặt chẽ về vấn đề lao động có yếu tố nước ngoài này.Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, công ty nước ngoài phải đáp ứng đủ điềukiện độ tuổi là 18 tuổi trở lên và thường trú tại Việt nam cũng như có năng lực hành vi dânsự đầy đủ Đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tai Việt Nam thì đápứng được năng lực hành vi dân sự đầy đủ cũng như các chuyên môn, không bị truy cứutrách nhiệm hình sự và có giấy phép lao động mà cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩmquyền cấp.

Người sử dụng lao động:

Được đề cập trong khoản 2 Điều 3 BLLĐ 2019: “Người sử dụng lao động là doanhnghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người laođộng làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thìphải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.” Có thể nói rằng khó xác định được doanhnghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình là chủ thể của mối quan hệ lao động này,bởi nhà nước quy định trực tiếp điều kiện chủ thể này đối với cá nhân người mà có nănglực hành vi dân sự đầy đủ Vậy nên người sử dụng lao động mà giao kết hợp đồng lao độngđối với các trường hợp là công ty hay cơ quan thì có thể là người đại diện theo pháp luậtquy định tại các điều lệ công ty, doanh nghiệp; người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức;chủ hộ gia đình hoặc có thể uỷ quyền hợp pháp bằng văn bản cho người giao kết lao động.

13

Trang 19

Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thứcthông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồnglao động bằng văn bản.

2 Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thờihạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.”

Tuỳ thuộc và sự phức tạp của mối quan hệ lao động, thì luật đã quy định các hìnhthức sao cho phù hợp nhất cho các bên Có hai hình thức phổ biến là hình thức bằng vănbản và hình thức bằng lời nói

Hình thức bằng văn được quy định tại khoản 4 Điều 400 Bộ luật Dân sự 2015 quyđịnh “ Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào vănbản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.” Vậy khi hai bên saukhi đưa ra các thỏa thuận để đi tới giao kết với nhau thì hiệu lực bằng văn bản sẽ phát sinhvào thời điểm mà hai bên cùng ký Trong trường hợp, một trong hai bên không biết chữ thìhình thức này còn được thể hiện qua sự điểm chỉ hoặc bằng hình thức đóng dấu Hiện naythì việc giao kết hợp đồng bằng văn bản không cần thiết phải theo một khuôn mẫu nhấtđịnh, nhưng để đảm bảo hơn về cho sự bảo vệ chắc chắn thì việc sử dụng hợp đồng mẫumà Bộ lao động thương binh xã hội đưa ra vẫn có ý nghĩa bảo vệ quyền lợi cho người laođộng Giao kết hợp đồng bằng văn bản mang ý nghĩa pháp lý to lớn bởi nó không chỉ làcăn cứ để xác định hiệu lực của hợp đồng mà nó còn nhắm vào việc bảo vệ các chứng cứ.Như vậy, hình thức này thể hiện rõ khi có một trong hai bên vi phạm hợp đồng thì văn bảnđược ký sẽ là căn cứ mà Tòa án có thể dựa vào nhằm xác minh mối quan hệ việc làm nàycó tồn tại để xử lý, tuyên bố mối quan hệ pháp luật lao động này có vi phạm hay hợp đồngvô hiệu để xử lý các vấn đề về bồi thường và thực hiện các biện pháp nhà nước đối với cácbên vi phạm.

Tại khoản 1 Điều 14 BLLĐ 2019 cũng có đề cập tới vấn đề giao kết thông quaphương tiện điện tử Quy định này mang tính chất phát triển và tiến bộ bởi hiện nay vớicông nghệ thông tin và truyền thông hiện đại thì các bên đang dần thực hiện việc trao đổithông tin, ký kết hợp đồng trên những phương tiện công nghệ ngày một nhiều hơn Cũngnhư đã được đề cập trong Điều 400 của BLDS 2015 thì yêu cầu phải có chữ ký Nhưng

14

Trang 20

luật vẫn chưa quy định đây là chữ ký trực tiếp hay chữ ký ảo mà các bên có thể tạo trênứng dụng truyền thông hiện đại Chúng ta sẽ không hiếm gặp các trường hợp sau khi đưacác điều khoản và phía dưới có ô chữ đồng ý với các điều khoản trên và đánh dấu vào ôđồng ý đó Có thể thấy đây là điểm mới của BLLĐ 2019 vì nhà làm luật đã tìm hiểu đượclợi ích của hợp đồng này mang lại đó chính là sự tiện lợi về mặt địa lý, cũng như đây là sựgiao kết hợp đồng nhanh chóng và cũng thể hiện được sự nắm bắt thời thế công nghệ pháttriển Bảo đảm toàn diện hơn về quyền của người lao động cũng như người sử dụng laođộng.

Hình thức bằng lời nói được quy định tại khoản 2 Điều 14 BLLĐ 2019 và nó đượcchấp nhận khi hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng, trừtrường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162của Bộ luật này Đối với hợp đồng giao kết bằng lời nói thì thời hạn lao động là dưới 1tháng, đây là một quãng thời gian ngắn trong mối quan hệ lao động nên việc thực hiện giaokết bằng lời nói sẽ nhanh và tiện lợi, hai bên vẫn có thể thỏa thuận nội dung với nhau do đóthời điểm giao kết trong hợp đồng bằng lời nói được xác định là khi các bên đã hoàn thànhviệc thoả thuận về nội dung của hợp đồng.

Theo nhóm tác giả, để bảo vệ quyền lợi của mình thì hợp đồng mà người lao độngnên giao kết với hình thức bằng văn bản sẽ mang lại giá trị pháp lý cao hơn Bởi với hìnhthức bằng lời nói thì việc xác định nội dung cụ thể trong hợp đồng rất khó, đói hỏi một trínhớ cao và dựa chủ yếu vào niềm tin nên khi xảy ra tranh chấp sẽ khó giải quyết Nhưngvới giao kết bằng văn bản thì việc hợp đồng được thể hiện dưới dạng vật chất sẽ là căn cứxác minh chứng cứ dễ hơn, cũng như việc bảo vệ lợi ích sẽ được bảo đảm hơn vì nhữngđiều khoản này đã được quy định rõ trong hợp đồng và có sự xác nhận giữa hai bên.

1.2.4 Đặc trưng của hợp đồng lao động

Tóm lại, với tư cách là một loại khế ước, HĐLĐ mang những đặc điểm nói chung củahợp đồng, đó là sự tự do, tự nguyện và bình đẳng của các chủ thể trong quan hệ, hợp đồnglao động còn mang những đặc trưng như sau:

Thứ nhất, hợp đồng lao động có sự phụ thuộc pháp lí của người lao động với ngườisử dụng lao động Đây là đặc trưng được coi là tiêu biểu nhât của HĐLĐ và quan trọng để

15

Trang 21

phân biệt với các loại hợp đồng khác và được thừa nhận rộng rãi trong pháp luật lao độngcũng như trong khoa học pháp lí của nhiều nước, đặc biệt là ở các nước theo hệ thốngthông luật Đặc điểm này chỉ thể hiện trong quá trình thực hiện quan hệ lao động, xuất pháttừ tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động và đòi hỏi khách quan của quá trình sửdụng lao động.

Thứ hai, đối tượng của hợp đồng lao động là việc làm có trả công Mặc dù hợp đồnglao động là một loại quan hệ mua bán đặc biệt Một trong những khóa cạnh đặc biệt củaquan hệ này thể hiện ở chỗ hàng hóa mang trao đổi chính là sức lao động, luôn tồn tại vàgắn liền với người lao động Như vậy khi mua loại mặt hàng hóa này thì thứ mà người laođộng “sở hữu” chính là quá trình lao động được biểu thị qua thời gian làm, trình độ chuyênmôn, thái độ, ý thức, của người lao động Ngược lại, người lao động phải cung cấp đúngnhu cầu về trí lực và thể lực của mình Lao động được mua bán trên thị trường không phảilà lao động trừu tượng mà chính là lao động cụ thể, lao động thể hiện qua công việc.

Bên cạnh đó, hợp đồng lao động phải đích danh người lao động thực hiện Đặc trưngnày xuất phát từ bản chất của quan hệ hợp đồng lao động Do tính chất của hợp đồng đượcthực hiện ở trong môi trường xã hội hóa, chuyên môn hóa và hợp tác hóa cao, nên người sửdụng lao động khi thuê mướn người lao động họ muốn quan tâm đến nhân thân của ngườilao động, vì vậy người lao động phải cam kết và đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ cam kết,không được chuyển dịch vụ cho người thứ ba Ngược lại, hợp đồng dân sự, căn cứ điều 5trong Pháp lệnh quy định về hợp đồng dân sự12: “ Cá nhân, pháp nhân có thể giao kết hợpđồng thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền, có các quyền và nghĩavụ phát sinh từ hợp đồng do người đại diện giao kết đúng thẩm quyền.”, ở đây thì các cánhân tổ chức có thể kí kết hợp đồng của mình thông qua người đại diện theo luật pháp hoặctheo ủy quyền.

Thứ tư, trong hợp đồng lao động có sự thỏa thuận của các bên thường bị khống chếbỡi những giới hạn pháp lý nhất định Đặc trưng xuất phát từ nhu cầu bảo vệ, duy trì vàphát triển sức lao động trong điều kiện nền kinh tế thị trường không chỉ với tư cách là cácquyền cơ bản của công dân mà còn có ý nghĩa xã hội quan trọng đối với sự phát triển kinh

12 38061.aspx], ngày 25 tháng 09 năm 2021.

[https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Phap-lenh-Hop-dong-dan-su-1991-52-LCT-HDNN8-16

Trang 22

tế, xã hội của đất nước Mặt khác, hợp đồng lao động có quan hệ tới nhân cách của ngườilao động, di đí quá trình thỏa thuận, thực hiện hợp đồng lao động không thể tách rời vớiviệc bảo vệ và tôn trọng của nhân cách người lao động.

Đặc trưng cuối cùng, hợp đồng lao động được thực hiện liên tục trong thời gian nhấtđịnh hoặc vô định Thời hạn của hợp đồng có thể được xác định rõ từ ngày có hiệu lực tớimột thời điểm nào đó, xem cũng có thể là không xác định trước thời hạn kết thúc Ở đây,các bên - đặc biệt là người lao động không có quyền lựa chọn hay làm việc theo ý chí chủquan của mình mà công việc phải được thi hành tuần tự theo thời gian đã được người sửdụng lao động xác định.

1.3 Ý nghĩa của hợp đồng lao động

Theo nhóm tác giả, hợp đồng lao động có ý nghĩa là hình thức để các bên xác lập vàthực hiện một quan hệ pháp luật và là cơ sở pháp lý để các bên bảo vệ quyền lợi của mình khi tranh chấp xảy ra.

Ngoài ra, đối với người lao động, hợp đồng lao động có thể là phương tiện pháp lý giúp người lao động thực hiện quyền lao động và tự do về việc làm của bản thân Trong thực tế, hợp đồng lao động là phương tiện để người lao động tự do lựa chọn thay đổi việc làm, nơi làm việc phù hợp với khả năng, sở thích và nhu cầu của bản thân.

Bên cạnh đó, hợp đồng lao động cũng có ý nghĩa quan trọng đối với người sử dụng lao động, là phương tiện pháp lý giúp người sử dụng lao động tự chủ trong việc thuê mướnngười lao động Trong khuôn khổ pháp luật, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với người lao động các nội dung cụ thể trong quan hệ lao động cho phù hợp với nhu cầu sử dụng sức lao động của mình.

17

Trang 23

CHƯƠNG II NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – TỪ THỰC TIỄN ĐẾN KIẾNNGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Bản án 05/2020/KDTM-PT ngày 10/3/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thànhphố Hồ Chí Minh.

Nguyên đơn là Vinasun khởi kiện công ty Grab (Bị đơn) đã lợi dụng đề án BGTVT ngày 07/1/2016 để thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinhdoanh vận tải taxi gây náo loạn thị trường vận tải hành khách bằng taxi Cụ thể: Grab làdoanh nghiệp cung ứng phần mềm cho HTX nhưng tự đứng ra kinh doanh vận tải taxi -một công việc mà “Grab” không được phép làm Các hành vi vi phạm “Đề án 24”: Thực tế,“Grab” đã trực tiếp điều hành xe, chỉ định tài xế đón khách; Quyết định giá cước, điềuchỉnh tăng giảm giá cước hằng ngày; Trực tiếp thu tiền khách hàng thông qua thẻ tín dụng,sau đó phân phối lại cho lái xe; Trực tiếp tổ chức thực hiện hàng loạt chương trình khuyếnmãi về giá cước vận chuyển, trong đó có cả những chuyến xe 0 đồng cho khách hàng sửdụng các loại hình của “Grab” như GrabCar, GrabTaxi, Grab Share; Trực tiếp nhận hồ sơđăng ký tham gia chương trình chạy “Grab” của lái xe; Thưởng điểm cho tài xế chạy nhiềuchuyến nhằm chiêu mộ, thu hút lái xe; Quản lý lái xe, xử phạt các tài xế có hành vi viphạm Quy chế do “Grab” đặt ra; Kết nối với một số Ngân hàng để giúp lái xe vay tới hơn90% giá trị xe; Quyết định mức chiết khấu, tăng giảm chiết khấu cho lái xe; Bắt buộc lái xenộp tiền vào tài khoản do “Grab” mở mới được sử dụng ứng dụng; Mua bảo hiểm tráchnhiệm dân sự tự nguyện cho lái xe và khách hàng

24/QĐ-Toàn bộ hoạt động kinh doanh taxi do “Grab” thực hiện và quyết định; các HTX vậntải không tham gia bất cứ hoạt động nào Đây chính là những vấn đề mà “Grab” luôn cheđậy và cố tình lập lờ để qua mặt các cơ quan chức năng Các HTX vận tải chỉ “cấp” phùhiệu xe hợp đồng cho tài xế để họ đủ điều kiện “xe hợp đồng” theo quy định, còn việc địnhgiá cước, điều động xe, thưởng phạt tài xế do “Grab” tự quyết định, các HTX vận tảikhông tham gia; việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa lái xe và khách hàng do “Grab”thực hiện, các HTX vận tải không có trách nhiệm và không liên quan; HTX không chịutrách nhiệm về hoạt động kinh doanh của lái xe với “Grab”; HTX không liên quan gì đếnviệc nộp thuế vận tải của lái xe; việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho lái xe là do“Grab” và lái xe thỏa thuận, HTX không biết, không liên quan Ngoài việc lôi kéo các

18

Trang 24

HTX ngoài phạm vi thực hiện “Đề án 24”, “Grab còn thu nạp các xe dưới 9 chỗ đăng ký ởcác tỉnh về Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt TP.HCM) chạy “Grab”, làm cho sốlượng xe dưới 9 chỗ tham gia “Đề án 24” tăng đột biến, cơ quan có thẩm quyền không thểkiểm soát, khống chế số lượng xe ngoài tỉnh tham gia chạy “Grab”, dẫn đến việc phá vỡtoàn bộ quy hoạch giao thông.

Hành vi kinh doanh taxi trái pháp luật của “Grab” đã gây thiệt hại trực tiếp cho“Vinasun” nên “Vinasun” kiện “Grab” ra TAND TP.HCM đề bồi thường thiệt hại.

Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện đòi bồithường thiệt hại của Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam đối với Công ty TNHH Grab Từ vụ việc trên, một trong những vấn đề đặc biệt được quan tâm chính là việc có haykhông quan hệ lao động/hợp đồng lao động giữa những nhân viên của Grab với Công tyTNHH Grab Thông qua bản án này, nhóm tác giả sẽ đánh giá từ lý luận những dấu hiệunhận diện hợp đồng lao động để so sánh, đối chiếu với tình huống từ đó phát hiện ra nhữngbất cập của quy định pháp luật, kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong tương lai

2.1 Vấn đề pháp lý pháp sinh trong vụ việc

Trước hết chúng ta cần xác định rõ thẩm quyền của Tòa án Đây là bản án của cấp xétxử phúc thẩm, cụ thể là Tòa án Nhân dân Cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh Tiếp theo, nhóm nhận thấy yêu cầu của nguyên đơn hoàn toàn có mối liên hệ mật thiết đến chủ đề củaBài tập lớn môn Pháp luật Việt Nam đại cương về vấn đề nhận diện hợp đồng lao động vìphía nguyên đơn là Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (gọi tắt là Vinasun) yêu cầukhởi kiện Công ty TNHH Grab (gọi tắt là Grab) đã lợi dụng đề án 24/QĐ-BGTVT ngày07/1/2016 để thực hiện hành vi vi phạm các quy định về hợp đồng lao động đối với nhânviên tài xế Grab, từ đó dẫn đến câu hỏi đặt ra liệu có tồn tại mối quan hệ dựa trên hợp đồnglao động một cách hợp pháp giữa Grab và tài xế hay không, hay đó chỉ là việc Grab cố tìnhlợi dụng Đề án 24: “Ban hành Kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệhỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng”

Văn bản quy phạm pháp luật sẽ điều chỉnh tranh chấp giữa Vinasun và Grab chính làBộ luật Lao động năm 2019, đã có hiệu lực từ 1/1/2021

19

Trang 25

Những vấn đề pháp lý phát sinh trong tranh chấp chính là việc xác định quan hệ giữaGrab và tài xế của công ty Grab sẽ dẫn đến những hệ quả pháp lý khác nhau đối với tài xế,nhân viên của công ty Nếu xác định đó là quan hệ lao động thì được điều chỉnh bằng phápluật lao động, công ty sẽ phải có nghĩa vụ của một người sử dụng lao động, tài xế là ngườilao động sẽ được hưởng một số quyền lợi như: được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảohiểm tai nạn và được pháp luật lao động bảo vệ

2.2 Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện quy địnhpháp luật hiện hành

2.2.1 Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp

Trên thực tế, các tài xế xe công nghệ hiện đều đang làm việc dưới hình thức là đối tácđộc lập cho các công ty dịch vụ công nghệ kết nối người dùng Theo đó, nếu tài xế đáp ứngđược các điều kiện của công ty, các bên sẽ tiến hành giao kết hợp đồng hợp tác Hợp đồngnày ghi nhận thỏa thuận giữa các bên về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiệncông việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm Cụ thể, công ty và tài xế xecông nghệ giao kết hợp đồng hợp tác kinh doanh vận tải.

Tuy nhiên, căn cứ vào định nghĩa về hợp đồng lao động (HĐLĐ) quy định tại Điều13 BLLĐ 2019, có thể hiểu khác về quan hệ giữa các công ty công nghệ kết nối dịch vụvận tải và tài xế Theo điều luật này, trường hợp các bên giao kết một hợp đồng hoặc mộtthỏa thuận không phải là hợp đồng lao động nhưng có thể hiện các nội dung về: công việcphải làm, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên đối với bên còn lại thìcũng được coi là HĐLĐ Nhóm nghiên cứu đi đến kết luận rằng hợp đồng hợp tác giữa cáccông ty dịch vụ công nghệ và tài xế đang mang những dấu hiệu của một hợp đồng laođộng

Xét theo khoản 1, Điều 13 của Bộ luật Lao động 2019 (BLLĐ 2019): “Hợp đồng lao

động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trảcông, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ laođộng Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việclàm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi làhợp đồng lao động.”

20

Trang 26

Thứ nhất, Grab đóng vai trò như một người toàn quyền quyết định giá cước, mứcchiết khấu, thời lượng và địa điểm làm việc của nhân viên, tài xế không được quyền đưa raý kiến đóng góp hay thỏa thuận bất kì điều gì Dẫn chứng từ bản án chính là việc Grab đãtự ý điều chỉnh tăng giảm giá cước hằng ngày, chỉ định tài xế, đưa ra khuyến mãi 0 đồng,

Thứ hai, Grab có gọi tài xế với tên gọi khác là “đối tác kinh doanh” nhằm mục đíchchối bỏ nghĩa vụ của một người sử dụng lao động đó là đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tainạn và trả lương cứng, tiền tăng ca, tiền bảo hiểm (khi tài xế sử dụng phương tiện cá nhân)cho nhân viên.

Thứ ba, theo Điều 94 BLLĐ 2019: “Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp,đầy đủ, đúng hạn cho người lao động Trường hợp người lao động không thể nhận lươngtrực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủyquyền hợp pháp.”

Grab hoàn toàn không trực tiếp trả lương cho tài xế Chính yếu tố này đã loại trừ việcxác định quan hệ lao động giữa Grab với tài xế nhiều năm qua dưới sự điều chỉnh củaBLLĐ 2012 và cả BLLĐ 2019 Tuy nhiên, xét tận gốc của vấn đề, không thể phủ nhận, tỷlệ chiết khấu mà tài xế nhận được sau mỗi cuốc xe từ việc thực hiện nghĩa vụ theo cam kếtvới Grab cũng là một số tiền, ứng với một tỷ lệ phần trăm nhất định theo thỏa thuận tronghợp đồng hợp tác kinh doanh, có mang bản chất là tiền lương theo khoản 1, điều 90 BLLĐ2019 Cái khác tồn tại ở đây, số tiền thù lao mà tài xế nhận được là không trực tiếp từ Grabmà từ khách hàng của Grab BLLĐ 2019 đã cho phép người lao động được nhận lươngtrực tiếp hoặc gián tiếp thông qua người ủy quyền hợp pháp của họ từ người sử dụng laođộng nhưng chưa cho phép chiều ngược lại, rằng người sử dụng lao động có thể trả lươnggián tiếp thông qua người ủy quyền của người sử dụng lao động (có thể là khách hàng củangười sử dụng lao động).

Như vậy, chúng ta kết luận được rằng Grab và tài xế không phải là quan hệ lao độngmà là quan hệ “đối tác”, Grab đã cố tình lợi dụng khe hở của Bộ luật Lao động để trốntránh trách nhiệm đối với tài xế, đẩy nhân viên vào thế bị động phải chấp nhận mọi thỏathuận công ty đưa ra nếu không thì không được gia nhập làm tài xế cho công ty Grab

21

Ngày đăng: 24/07/2024, 14:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w