Dưới góc độ lý luận, việc nhận diện đúng bản chất của hợp đồng lao động giúp xác định chính xác quyền và nghĩa vụ của các bên, đảm bảo người lao động được hưởng đầy đủ các chính sách về
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG -□&□ -
BÀI TẬP LỚN MÔN PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG
CHỦ ĐỀ 1:
NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019
(Bản án số 1)
Giảng viên hướng dẫn: Lê Mộng Thơ
Nhóm: DL03-05 BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN
NHÓM 05 LỚP DL03
Trang 2BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN
Phân tích, bình luậndấu hiệu nhận diệnhợp đồng lao độngKiểm tra nội dung
100
Hân
2310923
Phân tích, bình luậndấu hiệu nhận diệnhợp đồng lao độngTìm bản án
100
Duy
2310476
Quan điểm của nhóm
về tranh chấpLiên hệ thực tế
Nêu ra bất cập trongbản án và kiến nghị
100
NHÓM TRƯỞNG (ghi rõ họ tên, ký tên)
(Thông tin liên hệ của nhóm trưởng: SĐT, EMAIL)
Nguyễn Duy-0382944904-duy.nguyenbktdh2327@hcmut.edu.vn
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Đề tài “Nhận diện hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm
2019 (Bản án 1)” thuộc lĩnh vực pháp luật lao động Cụ thể hơn, đề tài này sẽ đi sâu vào các dấu hiệu, tiêu chí, những điểm mới trong Bộ luật Lao động 2019 liên quan đến nhận diện hợp đồng lao động để nhận diện một thỏa thuận có phải là hợp đồng lao động hay không, đặc biệt
là trong bối cảnh các hình thức làm việc đa dạng hiện nay Đối tượng nghiên cứu của đề tài này bao gồm: Hợp đồng lao động, các bên tham gia hợp đồng lao động và các dấu hiệu hợp đồng lao động
Dưới góc độ lý luận, việc nhận diện đúng bản chất của hợp đồng lao động giúp xác định chính xác quyền và nghĩa vụ của các bên, đảm bảo người lao động được hưởng đầy đủ các chính sách về lao động theo quy định của pháp luật; nhận diện đúng hợp đồng lao động còn giúp ngăn ngừa các tranh chấp lao động, tạo điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động hợp tác hiệu quả Theo góc độ thực tiễn, với sự đa dạng của các hình thức làm việc, đòi hỏi cách thức nhận diện hợp đồng lao động chuyên sâu nhằm đảm bảo quyền lợi cho ngườilao động; nhận diện chính xác hợp đồng lao động còn khắc phục tình trạng lạm dụng hợp đồng dân sự và các tranh chấp liên quan đến hợp đồng lao động Từ hai góc độ lý luận và thực tiễn, đề tài này có vị trí vàtầm quan trọng đặc biệt, góp phần bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp phápcủa người lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng một
xã hội công bằng, dân chủ và văn minh
Vậy nên, nhóm 05 lớp DL03 thực hiện nghiên cứu đề tài “Nhận diện hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019 (Bản án 1)” cho Bài tập lớn trong chương trình học môn Pháp luật Việt Nam Đại cương
2.Nhiệm vụ của đề tài
Một là, làm rõ khái niệm về hợp đồng lao động theo pháp luật lao
động Việt Nam
Hai là, từ những quy định của pháp luật lao động hiện hành phân
tích, bình luận các dấu hiệu nhận diện hợp đồng lao động
Ba là, nghiên cứu thực tiễn xét xử thông qua tranh chấp thực tế, từ
đó nhận thấy những bất cập của quy định hiện hành về dấu hiệu nhận diện hợp đồng lao động, để đưa ra các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật
Trang 43.Bố cục tổng quát của đề tài:
Gồm 2 chương:
Chương I: Dấu hiệu nhận diện hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao độngnăm 2019 Nhiệm vụ của chương này là khái quát khái niệm hợp đồng lao động từ đó nêu ra các dấu hiệu để nhận diện hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019
-Chương II: Nhận diện hợp đồng lao động - từ thực tiễn đến kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật Chương này sẽ nêu ra quan điểm của nhóm về tranh chấp sau đó sẽ đưa ra những bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I:
DẤU HIỆU NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT
LAO ĐỘNG NĂM 2019 1.1 Khái niệm hợp đồng lao động
Theo điều 15 của Bộ luật Lao động (Luật số: 10/2012/QH13) ngày 18/6/2012, hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động
Từ định nghĩa trên ta có thể phân tích khái niệm hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2012 như sau: Hợp đồng lao động được hình thành dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của người lao động
và người sử dụng lao động Nó tạo ra quyền và nghĩa vụ cho cả đôi bên Người lao động được quyền hưởng lương, được hưởng các chế độ bảo hiểm, và có nghĩa vụ thực hiện các công việc dưới sự điều hành của người sử dụng lao động Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động thực hiện đúng công việc đã thỏa thuận, tuân thủ các quy định làm việc, và nghĩa vụ của họ là trả lương, đóng bảo hiểm,
và đảm bảo đủ điều kiện làm việc cho người lao động
Khái niệm hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2012 mang đến những ưu điểm nhất định khi bao quát được các yếu tố cơ bản của hợp đồng lao động như thỏa thuận, cam kết thực hiện công việc, trả lương, điều kiện làm việc và sự quản lý của người sử dụng lao động Đồng thời, khái niệm này xây dựng hệ thống quy định cụ thể về quyền
và nghĩa vụ của các bên, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, khái niệm này vẫn còn tồn tại một số hạn chế Nó
Trang 5chưa thể phản ánh đầy đủ sự đa dạng và linh hoạt của các hình thức làm việc mới như làm việc tự do, làm việc bán thời gian hay làm việc từ
xa Bên cạnh đó, khái niệm này cũng chưa đề cập đến các vấn đề mới phát sinh trong quan hệ lao động hiện đại như lao động qua nền tảng
số, lao động thời vụ hay lao động theo giờ Những hạn chế này cần được xem xét và điều chỉnh để khái niệm hợp đồng lao động đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn và bảo vệ tối đa quyền lợi của các bên trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng phát triển và biến đổi.Khái niệm hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019 đã
có những sửa đổi nhằm khắc phục một số hạn chế của Bộ luật Lao động năm 2012 Theo khoản 1 điều 13 của Bộ luật Lao động (Luật số: 45/2019/QH14) ngày 20/11/2019, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công,tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động
Phân tích khái niệm trên: Năm 2019, khái niệm hợp đồng lao động theo
Bộ luật Lao động đã khắc phục được yếu điểm về sự kém đa dạng về hình thức làm việc và đã thêm vào những vấn đề hiện đại của việc làm hiện nay Về bản chất và đặc điểm, khái niệm năm 2019 không có thayđổi gì nhiều so với khái niệm năm 2012: Hợp đồng lao động được hình thành trên sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động; hợp đồng lao động vẫn tạo ra quyền và nghĩa vụ cho cả hai bên Theo Bộ luật Lao động năm 2019, tên gọi của hợp đồng không còn là yếu tố quyết định để xác định một thỏa thuận có phải là hợp đồng lao động hay không Thay vào đó, Bộ luật tập trung vào bản chất của mối quan hệ giữa các bên như một số dấu hiệu: Người lao động làm việc dưới sự quản lý của người sử dụng lao động, người lao động được trả lương, người lao động làm việc trong thời gian nhất định, Cuối cùng làviệc ký kết hợp đồng, khoản 2 điều 13 của Bộ luật Lao động (Luật số: 45/2019/QH14) ngày 20/11/2019 đã nêu rõ: “Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.”, việc ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản trước khi bắt đầu làm việc rất quan trọng, nhằm đảm bảo quyền lợicho đôi bên Nhưng theo điều 14 của Bộ luật Lao động (Luật số:
45/2019/QH14) ngày 20/11/2019, hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và
Trang 6khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này Có nghĩa là trong một số trường hợp, không ký kết hợp đồng thì hợp đồng lao động vẫn tồn tại.
Nhìn chung, Bộ luật Lao động năm 2019 đã được điều chỉnh khá cụthể, rõ ràng, tăng tính nhận diện của hợp đồng lao động trong thị
trường lao động thực tế Từ đó giảm thiểu những vấn đề phát sinh trong tranh chấp lao động vì sự không rõ ràng về bản chất của hợp đồng lao động
1.2 Các dấu hiệu để nhận diện hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019
1.2.1 Sự thỏa thuận về việc làm trong hợp đồng
Theo từ điển Tiếng Việt thì thỏa thuận là “đồng ý với nhau về điềunào đó có quan hệ đến các bên, sau khi đã bàn bạc” Điểm chung ở sựthỏa thuận bên trong quan hệ các hợp đồng như hợp đồng dân sự, hợpđồng thương mại và hợp đồng lao động đều phải tuân theo nguyên tắc
đó là theo quy định của pháp luật, phải phù hợp với pháp luật và khônglàm trái pháp luật đã đề ra Nhưng riêng với hợp đồng lao động có sựkhác biệt hơn ở chỗ những thỏa thuận đều phải trong khung pháp lí màpháp luật đã quy định, nếu việc thỏa thuận của các bên vượt phạm vi
mà pháp luật cho phép thì bị coi là trái pháp luật Những giới hạn pháp
lí mà pháp luật quy định trong quan hệ lao động:
Thứ nhất, nghĩa vụ của người lao động được quy định ở mức tối đa.
Cụ thể, theo Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định: “Thờigiờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá
48 giờ trong 01 tuần”
Thứ hai, quyền lợi của người lao động được quy định ở mức tối
thiểu Cụ thể, theo Khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ:
“Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người laođộng làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thườngnhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ,phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội”
Dựa vào Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 quy định nguyên tắc giaokết hợp đồng lao động:
Ở nguyên tắc đầu tiên, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác vàtrung thực Ở nguyên tắc này, khi giao kết hợp đồng phải thể hiệnđược các tiêu chí đã nêu trên Thể hiện được tinh thần tự nguyện,không có sự ép buộc giữa các bên tham gia Bên cạnh đó là nguyên tắcquan trọng trong hợp đồng lao động là sự bình đẳng, công bằng về địa
vị, quyền lợi giữa người lao động và người sử dụng lao động Thiện chí
sẽ là sự quan tâm, tôn trọng các lợi ích hợp pháp của các bên tham gia,
Trang 7cùng nhau thực hiện các thỏa thuận đã đưa ra để có thể hạn chế đượcnhững thiệt hại gây ra cho nhau Hợp tác là sự phối hợp của người laođộng và người sử dụng lao động thỏa thuận và bàn luận giải quyết vấn
đề Trung thực là sự ngay thẳng, thật thà, không giấu giếm gì trongquá trình giao kết giữa hai bên Việc hợp tác trên tinh thần tốt đẹp, tíchcực sẽ duy trì được mối quan hệ lao động tốt
Theo nguyên tắc thứ hai, việc giao kết hợp đồng lao động mặc dù
tự do nhưng vẫn trong khuôn khổ của pháp luật, hai bên giao kếtkhông được làm trái pháp luật Khi giao kết hợp đồng lao động cầnthỏa ước lao động tập thể vì việc giao kết có ảnh hưởng lớn đến lợi íchcủa người lao động và người sử dụng lao động, của cá nhân, cơ quan
và tổ chức Đồng thời cần phải tuân thủ theo các đạo đức xã hội như tựtrọng, khiêm tốn, tôn trọng pháp lý, kỷ cương,…
Về bản chất, hợp đồng lao động thực chất là một loại hợp đồngmua bán sức lao động Trong đó người cung cấp sức lao động ở đây làngười lao động và người có nhu cầu sử dụng sức lao động là người sửdụng lao động
Hợp đồng lao động là một loại hợp đồng về mối quan hệ giữa ngườilao động và người sử dụng lao động Đối tượng của hợp đồng lao động
là “việc làm” Ở đây “việc làm” là những công việc mang tính chấtthường xuyên theo thỏa thuận, ổn định, có tính gắn bó và có thời gian
từ 1 năm trở đi Đối với những công việc ngắn hạn, mang tính thời vụ
và không ổn định thì sẽ giao kết theo các hợp đồng khác
Bản chất hợp đồng lao động là hợp đồng mua bán sức lao động Vìthế đối tượng “việc làm” là một đối tượng có sự khác biệt so với các đốitượng thông thường Đây là một đối tượng để mua bán nhưng khôngphải là một vật cụ thể, không thể sờ hay cầm nắm Mà “việc làm” thểhiện qua quá trình lao động, người lao động tạo ra sức lao động vàchuyển giao cho người sử dụng sức lao động Đối tượng “việc làm”khác hẳn các đối tượng điển hình như tài sản trong hợp đồng dân sự Ởđây tài sản là một vật có thể nhìn, sờ và thấy được, có thể cân đonhưng sức lao động thì không
Trong hợp đồng lao động, “việc làm” được coi là đối tượng quantrọng và là yếu tố nhận diện hợp đồng lao động với các hợp đồng khác
Thứ nhất, “việc làm” được coi là đối tượng quan trọng bởi hợp
đồng lao động là hợp đồng mua bán “việc làm” Vì thế “việc làm” như
là một loại hàng hóa không thể thiếu, không có “việc làm” thì khôngthể có hợp đồng lao động được
Thứ hai, “việc làm” là yếu tố nhận diện hợp đồng lao động với các
hợp đồng khác Theo Khuyến nghị số 198 của Tổ chức Lao động quốc
Trang 8tế, liệt kê rất nhiều tiêu chí để nhận dạng quan hệ việc làm Bao gồmhai nhóm chính về yếu tố công việc và trả lương Cụ thể là các tiêu chí:chịu sự quản lý hay phụ thuộc, kiểm soát và hướng dẫn công việc, sựtương tác của người lao động trong doanh nghiệp, thực hiện công việctrong thời gian cụ thể và tại địa điểm được thỏa thuận, có thời hạn cụthể và tính liên tục, cung cấp dụng cụ/nguyên vật liệu bởi người yêucầu công việc, định kỳ trả lương cho người lao động.
1.2.2 Dấu hiệu trả công, tiền lương
Theo Khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ: “Tiền lương
là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏathuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặcchức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác Mức lương theocông việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phânbiệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau”
Và trả công cũng được hiểu là tiền lương, thường gắn trực tiếp với cácquan hệ thỏa thuận mua bán sức lao động, là số tiền người sử dụng sứclao động trả cho người lao động khi người lao động đã hoàn thành theocác yêu cầu của người sử dụng sức lao động Ngoài ra trong Điều 91cũng quy định rằng, mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấnđịnh theo tháng, giờ; được điều chỉnh dựa trên các điều kiện kinh tếtrên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia Tiền lương,trả công đều có một mục đích là trả cho người lao động, tuy nhiên vẫn
có những nét khác biệt Tiền lương thường được trả theo chu kỳ lươngcủa người lao động, ấn định thời gian trả lương cố định, là sự thoảthuận của hai bên dựa trên thời gian, kết quả công việc, sản phẩm,…Trả công là khoản tiền hay hiện vật theo thỏa thuận giữa người laođộng và người sử dụng lao động dựa trên hợp đồng lao động Điều nàyđược căn cứ vào mức độ công việc, hoàn thành công việc và nhận tiền,chu kỳ lao động theo thỏa thuận
Ở Bộ luật Lao động 2012, dấu hiệu nhận biết hợp đồng lao động là
“trả lương”, khác với Bộ luật Lao động 2019 là “tiền lương, trả công”.Việc sử dụng “tiền lương, trả công” thay cho “trả lương” nhằm nêu lên
rõ công sức làm việc của người lao động được trả bởi người sử dụng sứclao động bao gồm trả cả về tiền lương ở cả tinh thần và công sức làmviệc của họ Trả lương chỉ bao quát rằng là số tiền người sử dụng laođộng trả cho người lao động theo thỏa thuận
1.2.3 Sự quản lý, giám sát, điều hảnh của 1 bên
Quyền và nghĩa vụ của người lao động là phải tuân theo sự quản
lý, giám sát, điều hành của người sử dụng sức lao động
Trang 9Trong hợp đồng lao động người sử dụng sức lao động có quyềnquản lý người lao động Vì đây là hợp đồng mua bán “sức lao động” vàngười mua là người sử dụng sức lao động, người bán là người lao động.
Vì thế quyền quản lý thuộc về người sử dụng sức lao động, đồng thời
để họ quản lý được số lượng, sản lượng, thành quả mà người lao độngtạo ra như thế nào Quản lý trong hợp đồng lao động được thể hiện qua
kế hoạch, sự điều phối một cách rõ ràng của người sử dụng lao động vềcông việc, nhiệm vụ, và tiêu chuẩn làm việc của người lao động Trongbản hợp đồng lao động phải cung cấp mô tả công việc cụ thể, mục tiêu
và kỳ vọng Sự quản lý trong lao động nhằm đảm bảo người lao động
có đủ kỹ năng, kiến thức chuyên môn để thực hiện công việc được đề
ra và đem lại một kết quả tốt, đạt được mục tiêu đề ra trong hợp đồng.Theo Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồngnhân dân 2015 nêu rõ: “Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi,xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sựgiám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu,kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý” Vậy người sử dụng sức laođộng được có quyền giám sát, theo dõi, xem xét quá trình làm việccũng như tiến độ của người lao động để đảm bảo họ thực hiện đúngquy trình và tạo ra thành quả một cách tốt nhất, thỏa mãn yêu cầungười sử dụng sức lao động đã đề ra Bên cạnh đó sự giám sát sẽ hạnchế được những trường hợp người lao động có hành vi gian dối, khônglàm đúng theo quy trình, kế hoạch đã được đề ra trong bảng hợp đồng Điều hành là “hướng dẫn cho mọi hoạt động chung diễn ra theomột đường lối, chủ trương nhất định” Đặt ra những mục tiêu và kỳvọng một cách rõ ràng cho người lao động Người điều hành đóng vaitrò như một người trưởng nhóm, có trách nhiệm đặt ra những mục tiêu
và kỳ vọng một cách rõ ràng cho người lao động, phụ trách việc phânchia nhiệm vụ một cách công bằng, hợp lý cho các thành viên, giúp họbiết được những điều cần phải đạt được trong một khoảng thời gianđược đề ra, cũng như phát huy được tối đa khả năng của người laođộng và người điều hành Bên cạnh đó người điều hành cần phải có sựchuẩn bị những phương án để giải quyết các xung đột có thể xảy ratrong quá trình lao động Hỗ trợ người lao động khi họ gặp vấn đề khókhăn trong công việc Để công việc có thể diễn ra suôn sẻ thì cần cómột người điều hành, người lãnh đạo giỏi, biết ứng xử trong mọi tìnhhuống
Sự quản lý, giám sát, điều hành của người sử dụng lao động đối vớingười lao động giúp đảm bảo sự tuân thủ pháp luật, tạo ra một môi
Trang 10trường lao động tích cực, giúp người lao động được phát triển và đemlại những lợi ích cho người sử dụng lao động.
1.3 Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
1.3.1bNgười lao động
Theo khoản 1 điều 18 của Bộ luật Lao động (Luật số:
45/2019/QH14) ngày 20/11/2019, người lao động trực tiếp giao kết hợpđồng lao động Điều này thể hiện nguyên tắc tự do thỏa thuận và bình đẳng giữa các bên trong quan hệ lao động Người lao động có quyền tựquyết định có tham gia vào quan hệ lao động hay không, lựa chọn người sử dụng lao động và thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng lao động
Nhưng có một số trường hợp không áp dụng được khoản 1 điều 18, theo khoản 2 điều 18, đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kếthợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải đượcgiao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theodanh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động Quy định ở khoản 2 điều 18 này nhằm tạo thuận lợi cho việc giao kết hợp đồng lao động trong các trường hợpđặc thù, đồng thời vẫn đảm bảo quyền lợi của từng người lao động Theo khoản 4 điều 18 của Bộ luật Lao động (Luật số: 45/2019/QH14) ngày 20/11/2019, người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây: Người lao động
từ đủ 18 tuổi trở lên; người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó; người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì khi giao kết hợp đồng lao động, trước hết phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật (cha mẹ, người giám hộ) mới được giao kết hợp đồng lao động Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động chưa thành niên, đảm bảo họ có sự tư vấn và hỗ trợ cần thiết từ người đại diện trước khi quyết định tham gia vào quan hệ lao động Đối với người lao động chưa đủ 15 tuổi thì người đại diện theo pháp luật của người lao động sẽ giao kết hợp đồng lao động thay cho họ Quy định này nhằm bảo vệ tuyệt đối quyền lợi của trẻ em, ngăn chặn tình trạng
sử dụng lao động trẻ em trái phép
Trang 111.3.2 Người sử dụng lao động
Theo khoản 3 điều 18 của Bộ luật Lao động (Luật số:
45/2019/QH14) ngày 20/11/2019, Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; người đại diện của
hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; cá nhân trực tiếp sử dụng lao động Đối với các doanh nghiệp, việc giao kết hợp đồng lao động phải được thực hiện bởi người có thẩm quyền đại diện cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Điều này đảm bảo rằng hợp đồng lao động được ký kết bởi người có đủ năng lực pháp lý và đại diện cho ýchí của doanh nghiệp Tương tự như các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân cũng cần có người đại diện hoặc người được
ủy quyền để giao kết hợp đồng lao động Điều này đảm bảo tính hợp pháp và hiệu lực của hợp đồng Trong trường hợp người đại diện của hộgia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật, người đại diện của
họ hoặc người được ủy quyền sẽ là người giao kết hợp đồng lao động Điều này giúp bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của họ trước khi ký kết hợpđồng của người lao động khi làm việc cho các đơn vị không có tư cách pháp nhân Trong một số trường hợp, cá nhân có thể trực tiếp sử dụng lao động, ví dụ như thuê người giúp việc gia đình, người chăm sóc trẻ em, Bộ luật Lao động cho phép cá nhân này trực tiếp giao kết hợp đồng lao động với người lao động Điều này tạo sự linh hoạt và thuận tiện cho cả hai bên trong việc thiết lập quan hệ lao động
1.3.3 Vấn đề vi phạm thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
Vi phạm thẩm quyền trong việc giao kết hợp đồng lao động không chỉ là một sai sót hành chính đơn thuần mà còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến quyền lợi và trách nhiệm của cả người lao động và người sử dụng lao động Theo điểm b khoản 1 điều
49 của Bộ luật Lao động (Luật số: 45/2019/QH14) ngày 20/11/2019, hợp đồng lao động được ký kết bởi người không có thẩm quyền sẽ bị tuyên bố vô hiệu Điều này đồng nghĩa với việc hợp đồng đó không có giá trị pháp lý và không tạo ra bất kỳ ràng buộc nào giữa các bên Đối với người lao động, việc hợp đồng lao động bị vô hiệu đồng nghĩa với việc họ không được pháp luật bảo vệ và không được hưởng các quyền lợi cơ bản như tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
Trang 12thất nghiệp, Điều này đẩy người lao động vào tình thế khó khăn, không có sự đảm bảo về thu nhập và an sinh xã hội Về phía người sử dụng lao động, vi phạm thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động không chỉ gây ra những rắc rối về mặt pháp lý mà còn ảnh hưởng đến uy tín
và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thể, người sử dụng lao động có thể bị xử phạt hành chính, phải bồi thường thiệt hại cho người lao động, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trườnghợp Ngoài ra, việc hợp đồng lao động bị vô hiệu còn gây ra nhiều khó khăn trong việc quản lý nhân sự, làm phát sinh tranh chấp lao động, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh
Để tránh vi phạm thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động, người
sử dụng lao động cần chủ động tìm hiểu và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật liên quan Đầu tiên, cần nắm vững Điều 18 Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn chi tiết về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động Tiếp theo, cần kiểm tra kỹ lưỡng năng lực pháp lý của người giao kết hợp đồng, đảm bảo người đó có đủ năng lựchành vi dân sự và được ủy quyền hợp pháp Cuối cùng, hợp đồng lao động phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả hai bên và phải ghi rõ họ tên, chức danh của người đại diện bên phía người sử dụng laođộng Việc tuân thủ các quy định này không chỉ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro pháp lý mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng pháp luật, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, bền vững
CHƯƠNG II NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG –
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬTTheo Bản án số 39/2022/LĐ-ST ngày 30/6/2022 của Toà án Nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, thì ông Nguyễn Xuân V có trình bày:
“Ngày 24/5/2016, ông ký hợp đồng thử việc với Công ty TNHH T với công việc là lái xe khách giường nằm Thời hạn thử việc 02 (Hai) tháng
từ ngày 24/5/2016 đến ngày 23/7/2016 với mức lương: 1.200.000, trả vào ngày 5 hàng tháng bằng tiền mặt Tiền thế chân phải đóng là
8.000.000 đồng, Công ty T sẽ hoàn trả sau 03 (Ba) tháng kể từ ngày nghỉ việc Sau khi ký hợp đồng lao động thử việc, ông V làm việc liên tục từ ngày 24/5/2016 đến 04/5/2017 nhưng Công ty T không tiến hànhcác thủ tục liên quan đến quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật Ngày 04/7/2017 Công ty
đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ông V, không cung cấpquyết định chấm dứt hợp đồng lao động cho ông Nhận thấy việc công
ty chấm dứt hợp đồng lao động với ông là trái pháp luật nên ông V khởikiện yêu cầu: Công ty T đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho ông kể từ ngày 24/5/2016 đến ngày
Trang 1323/7/2016; Trả tiền thế chân và tiền lãi; Trả tiền lương chênh lệch 32.003.000; Bồi thường tiền do công ty đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái pháp luật 58.744.240”
Phía Công ty TNHH T trình bày: “Tháng 5/2016, ông Nguyễn Xuân V và Công ty T có thỏa thuận bằng miệng về việc hợp tác điều khiển xe vận chuyển hành khách du lịch theo từng chuyến Theo đó, công ty có giao cho ông V xe ô tô do Công ty làm chủ sở hữu để vận chuyển khách du lịch theo từng chuyến theo tỷ lệ phần trăm số dầu tiêu thụ tính trên kilomets thực tế tương đương với 24% định mức dầu của công ty quy định hoặc 32% định mức dầu của Nhà sản xuất xe quy định và chi phí
hỗ trợ thêm theo quy định của Công ty Các chi phí cầu đường do công
ty chịu Công ty T thanh toán lợi nhuận trực tiếp cho ông V bằng tiền mặt ngay sau khi kết thúc lộ trình của mỗi chuyến xe Công ty T giao
xe cho ông V với tình trạng bình xăng dầu của xe được Công ty đổ đầy dầu và các giấy tờ xe cho ông V giữ khi nhận xe vận chuyển hành
khách Ông V có trách nhiệm bàn giao nộp lại xe đúng hiện trạng ban đầu với bình xăng dầu được đổ đầy dầu bằng chi phí của ông V với giấy
tờ xe cho Công ty T sau khi kết thúc vận chuyển hành khách Ông V đặt cọc tiền bảo đảm tương đương với giá trị bình xăng đổ đầy dầu là: 8.000.000 (Tám triệu) đồng Ông V đã nhiều lần vi phạm các quy định của Công ty như nói chuyện điện thoại khi lái xe gây nguy hiểm cho hành khách, vì vậy Công ty đã quyết định không tiếp tục hợp tác với ông V từ tháng 6/2017
Ông V là lái xe hợp tác với Công ty, ăn chia lợi nhuận theo từng chuyến
xe Do đó, Công ty T không ký hợp đồng thử việc với ông V Đối với Hợpđồng thử việc ông V cung cấp, Công ty không biết và không ký Hợp đồng này Đối với tài liệu chứng cứ ông V cung cấp là biểu thưởng và lương có chữ ký của ông Trần Trung C1 của Công ty TS, Công ty T
không phát hành các văn bản đó và ông Trần Trung C1 không phải là nhân viên công ty Công ty T không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Xuân V”
Tại phiên tòa:
* Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Quận 1 phát biểu ý kiến: Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn
* Hội đồng xét xử nhận định:
Xét thấy, ông Nguyễn Xuân V trình bày đã ký hợp đồng thử việc ngày 24/5/2016 với Công ty TNHH T với công việc là lái xe khách giường nằm Hợp đồng thử việc ngày 24/5/2016, bảng kê danh sách các
chuyến xe ông Nguyễn Xuân V đã chạy cho Công ty T và chi phí phát sinh ông V cung cấp là bản photo, ông V không cung cấp được “bản