1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài thử việc trong pháp luật lao Động việt nam bài tập lớn môn pháp luật việt nam Đại cương

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thử Việc Trong Pháp Luật Lao Động Việt Nam
Tác giả Trương Diễm Quỳnh, Ưng Thị Trúc Phương, Trương Trung Tín, Võ Đức Hiếu, Võ Hoàng Duy, Võ Phạm Xuân Hoàng
Người hướng dẫn ThS. Lê Nhật Hồng
Trường học Trường Đại học Bách Khoa Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Pháp Luật Việt Nam Đại Cương
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 163,48 KB

Nội dung

Khi kết thúc thời gian thử việc, quyết định có giao kết hợp đồng lao độngchính thức hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm hiệu suất làm việc, sự phù hợp với vị trí công việc, và

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đề tài: THỬ VIỆC TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

VIỆT NAM

BÀI TẬP LỚN MÔN: PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG

GV hướng dẫn: ThS Lê Nhật Hồng Nhóm sinh viên thực hiện đề tài L06

TP.HCM, NĂM 2024

Trang 2

BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM L06

100%

6 Võ Phạm Xuân

Hoàng

Chương 2

Trang 3

NHÓM TRƯỞNG: Trương Diễm QuỳnhSĐT: 0815581319

Email: quynh.truongdiem@hcmut.edu.vn

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 L Ý DO CHỌN ĐỀ TÀI 3

2 N HIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4

3 Đ ỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4

4 P HẠM VI NGHIÊN CỨU 4

5 K ẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỬ VIỆC 5

1.1 K HÁI NIỆM , ĐẶC ĐIỂM CỦA THỬ VIỆC 5

K HÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC : 5

K HÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG : 5

1.2 Ý NGHĨA CỦA QUY ĐỊNH THỬ VIỆC : 7

1.3 Q UY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT V IỆT N AM HIỆN HÀNH VỀ THỬ VIỆC 8

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỬ VIỆC 13

2.1 V Ụ VIỆC THỨ NHẤT : B ẢN ÁN SỐ 05/2022/LĐ-PT NGÀY 07/06/2022 VỀ “T RANH CHẤP HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC VÀ TRANH CHẤP VỀ TRƯỜNG HỢP BỊ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ” CỦA T OÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH Đ ỒNG N AI 13

2.2 V Ụ VIỆC THỨ HAI : B ẢN ÁN 03/2022/LĐ-PT NGÀY 28/07/2022 VỀ TRANH CHẤP YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA T ÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH L ONG A N 15

2.3 V Ụ VIỆC THỨ BA : B ẢN ÁN 01/2022/LĐ-ST NGÀY 10/05/2022 VỀ TRANH CHẤP BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ( HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC ) CỦA T ÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH A N G IANG 16

CHƯƠNG 3 BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỬ VIỆC 20

3.1 B ẤT CẬP CỦA CHẾ ĐỊNH THỬ VIỆC TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 20

3.2 M ỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỬ VIỆC 23

3.3 C ÁCH THỨC TRÍCH DẪN 24

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việc lựa chọn đề tài về thử việc là một quyết định có ý nghĩa lớn đối với sinhviên và người mới vào thị trường lao động Thử việc không chỉ là cơ hội để thísinh thử nghiệm môi trường làm việc thực tế, mà còn giúp họ xác định rõ hơn

về sở thích, năng lực và mục tiêu sự nghiệp của bản thân Đồng thời, thử việccũng là một phần không thể thiếu trong quá trình tuyển dụng của các doanhnghiệp, giúp họ đánh giá khả năng làm việc của ứng viên trước khi quyết định

ký hợp đồng lao động chính thức

Thực tế cho thấy, thử việc là một phần quan trọng của quy trình tuyển dụng ởnhiều doanh nghiệp Đối với sinh viên và người mới vào thị trường lao động,điều này đồng nghĩa với việc họ cần có kiến thức sâu về pháp luật lao động đểbảo vệ quyền và lợi ích của mình trong quá trình này Nắm vững quy định vềthời gian, quyền lợi, và nghĩa vụ của cả hai bên trong quá trình thử việc là rấtquan trọng

Khi kết thúc thời gian thử việc, quyết định có giao kết hợp đồng lao độngchính thức hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm hiệu suất làm việc,

sự phù hợp với vị trí công việc, và cả cảm nhận cá nhân của sinh viên/ứng viên.Đôi khi, việc chấm dứt hợp đồng thử việc có thể gặp phải những bất cập, như

sự thiếu minh bạch trong quy trình, hoặc việc không rõ ràng về tiêu chí đánhgiá hoàn thành công việc

Để giải quyết những bất cập này, cần có sự cải thiện trong quy trình tuyểndụng và thử việc, đảm bảo sự minh bạch và công bằng cho cả hai bên Đồngthời, cần tăng cường thông tin và giáo dục cho sinh viên và ứng viên về quyềnlợi và nghĩa vụ của họ trong quá trình thử việc, từ đó giúp họ tự bảo vệ quyền

và lợi ích của mình một cách hợp pháp và công bằng

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài được thực hiện với các nhiệm vụ sau đây:

Một là, nắm bắt đc quy định của pháp luật lao đọng về thử việc , bản chất thửviệc

Trang 6

Hai là, trên thực tế tranh chấp về thử việc nó như thế nào,

Ba là, đóng góp bằng kiến nghị hoàn thiện pháp luât

3 Đối tượng nghiên cứu

Pháp luật Việt Nam về thử việc, thực tiễn,

4 Phạm vi nghiên cứu

Thời gian: Pháp luật Việt Nam hiện hành (BLLĐ 2019)

Không gian: Việt Nam, nước ngoài,

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đềtài được chia thành 03 chương, cụ thể:

Chương 1: Những vấn đề chung về thử việc

Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về thử việc

Chương 3: Bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thử việc

Trang 7

Chương 1: Những Vấn đề chung về Thử Việc

1.1 Khái niệm, đặc điểm của thử việc.

1.1.1 Khái niệm của thử việc

Theo từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Thử1” là làm như thật, hoặc chỉ dùng một

ít hay trong thời gian ngắn, để qua đó xác định tính chất, chất lượng, đổi chiếuvới yêu cầu “Việc2” là cái phải làm, nói về mặt công sức phải bỏ ra; Cái làmhằng ngày theo nghề và được trả công; Chuyện xảy ra, đòi hỏi phải giải quyết.Dựa trên đây, em hiểu thử việc là: “Làm một công việc nào đó tại công ty, tổchức dựa trên sự thỏa thuận của hai bên trong thời gian ngắn và người lao độngphải bỏ công, bỏ sức Trong khi đó người sử dụng lao động sẽ phải trả công và

từ đó đánh giá chất lượng, năng lực phù hợp của người lao động

Theo quy định Bộ luật lao động năm 2019 không có định nghĩa rõ ràng về

“Thử Việc” thay vào đó là định nghĩ về hợp đồng thử việc Việc hiểu rõ định

nghĩa của Thử việc là rất cần thiết đối với người lao động và người sử dụng laođộng Từ đó họ có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua

hợp đồng thử việc theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019

Trên cơ sở pháp lý của Bộ luật lao động 2019, Thử việc 3 về bản chất là sự thỏathuận tự nguyện của hai bên Đây là quá trình các bên làm thử trong một thời

1 Viện Ngôn Ngữ Học, Giáo sư Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức trang

970-971

2 Viện Ngôn Ngữ Học, Giáo sư Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức trang

1115

3 Nguyễn Văn Phi, Quy đinh về thử việc theo quy định bộ Luật lao động, Quy định

về thử việc theo quy định bộ Luật lao động (luathoangphi.vn) , truy cập ngày 05/03/2024.

Trang 8

gian nhất định nhằm đánh giá năng lực, trình độ, ý thức, điều kiện lao động,điều kiện sử dụng lao động… trước khi quyết định ký kết hợp đồng lao độngchính thức Từ thời gian thử việc này, bên sử dụng lao động có thể đánh giáđược năng lực và hiệu quả công việc, người lao động cũng biết xem mình cóphù hợp với công việc, môi trường làm việc và các chế độ khác hay không từ

đó đưa ra kết luận có làm việc chính thức hay không

Bà Nguyễn Thi Phương Thi viết trên tạp chí Công thương: “Có thể hiểu thửviệc được xem như là một “khế ước” được xác lập giữa người sử dụng laođộng với người lao động nhằm xác lập các điều kiện liên quan đến việc làm.Thử việc thông thường được thỏa thuận, xác lập trong một thời gian ngắn, đượcxem như là khoảng thời gian “thử” một số điều kiện, tiêu chuẩn làm việc giữangười sử dụng lao động với người lao động để tiến tới ký kết hợp đồng laođộng”

1.1.2 Đặc điểm của thử việc

Hiện nay, trước khi người lao động được làm một công việc chính thức và

kí hợp đồng lao động với công ty, tổ chức nào đó đều phải trải qua chế độ thửviệc Hầu hết các công ty đều áp dụng chế độ thử việc với người lao động mớiqua hợp đồng thử việc Vậy thực chất hợp đồng thử việc và hợp đồng lao độngkhác nhau như thế nào?

Khái niệm về hợp đồng thử việc: Theo khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động

2019 quy định: “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuậnnội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việcbằng việc giao kết hợp đồng thử việc” Có thể hiểu hợp đồng thử việc chính làbản cam kết nhằm ghi nhận thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và ngườilao động về việc làm thử, quyền và nghĩa vụ đồng thời lợi ích có được của haibên trong thời gian thử việc

Hiện nay, tại điều 13 mục 1 chương III của Bộ luật Lao động 2019 quyđịnh như sau:

1 Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sửdụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền vànghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động Trường hợp hai bên thỏa thuận

Trang 9

bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiềnlương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồnglao động.

2 Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng laođộng phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động

Chúng ta cần sự minh bạch, rõ ràng giữa quan hệ thử việc và quan hệ hợpđồng lao động Qua đó, người lao động cũng như người sử dụng lao động cóđiều kiện cho hai bên tự do thỏa thuận về các điều kiện công việc, từ lươngbổng, thời gian làm việc đến các quyền lợi và phúc lợi Và tạo điều kiện chohai bên có sự minh bạch, rõ ràng trong mối quan hệ bên đồng thuận với nhau

về các điều khoản và điều kiện của công việc Nó cũng cung cấp nền tảng pháp

lý để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của cả hai bên

Thứ nhất, chúng khác nhau về mặt bản chất: Hợp đồng thử việc với bản chất

đưa ra thỏa thuận để đôi bên cùng có lợi Từ đó, người lao động được thể hiệnkhả năng, sự phù hợp với vị trí công việc trong thời gian thử việc và đồng thờicông ty cơ sở để đánh giá chất lượng, sau đó quyết định nhận người lao độnglàm việc chính thức Trong khi đó, quan hệ hợp đồng lao động có sự ràng buộcchặt chẽ hơn, yêu cầu tính gắn bó lâu dài hơn giữa người lao động và người sửdụng lao động

Thứ hai, Khi làm một công việc nào đó chúng ta đều khá quan tâm đến số

tiền công được trả Tiền lương trong từng quan hệ đều có những yêu cầu khácnhau Theo Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định: “Tiền lương của ngườilao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng85% mức lương của công việc đó” Trong hợp đồng lao động, tùy theo nănglực, chất xám, công sức của người lao động phải bỏ ra ở từng vị trí công việc

mà người sử dụng lao động và người lao động tự thỏa thuận với nhau sao chophù hợp nhất về lợi ích của cả hai bên

Sự khác biệt thứ ba là về thời gian thực hiện: Hợp đồng thử việc do hai bên

tự thỏa thuận dựa trên mức độ tính chất và mức phức tạp của công việc nhưngchỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm Điều 25 Bộ luậtLao động 2019 quy định như sau:

1 Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo

quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư

vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

2 Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độchuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

3 Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độchuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

Trang 10

4 Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Hợp đồng lao động gồm có thời gian thực hiện đã được thỏa thuận trước đógiữa người lao động và người sử dụng lao động Sau khi kí kết hợp động thì đôibên đều phải tuân theo thời gian đã thỏa thuận

Thứ tư, Chấm dứt hợp đồng và hậu quả pháp lý khi tự ý chấm dứt hợp đồng.

Điều 2 khoản 27 Bộ luật lao động quy định: “Trong thời gian thử việc, mỗi bên

có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết màkhông cần báo trước và không phải bồi thường” Như vậy, việc chấm dứt hợpđồng thử việc không cần phải thông báo trước và các bên không cần bồi thườngtrong mọi trường hợp Theo quy định tại Điều 35, 36 Bộ luật này Các bênđược quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và nghĩa vụ phải báotrước hay không sẽ tùy vào từng trường hợp và từng loại hợp đồng Nhưng vẫn

có trường hợp người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợpđồng lao động theo Điều 37 Bộ luật lao động 2019 Điều 40 bộ luật này quyđịnh như sau:

1 Không được trợ cấp thôi việc

2 Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợpđồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng laođộng trong những ngày không báo trước

3 Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều

62 của Bộ luật này

Điều 41 cũng quy định: người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng trái phápluật cũng sẽ có nghĩa vụ bồi thường Những quy định trên nhằm bảo vệ quyềnlợi cho đôi bên khi có tranh chấp xảy ra Tuy nhiên ta thấy rõ: khoản bồithường của người sử dụng lao động phải gánh chịu lớn hơn người lao động

1.2 Ý nghĩa của quy định thử việc:

Thử việc có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động Bởi vì người sử dụng lao động thông qua thử việc

để có điều kiện kiểm tra năng lực thực tế, kỹ năng làm việc, xử lý tình huống, mức độ chuyên nghiệp, trách nhiệm với công việc, khả năng thích ứng phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của người lao động để có một quyết định cuối cùng trước khi nhận hoặckhông nhận họ vào làm việc Hợp đồng thử việc giảm bớt một số nội dung so với hợp đồng lao động như: Thời hạn của hợp đồng lao động; chế độ nâng bậc, nâng lương, nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề Thế nên người sử dụng lao động có thể lợi dụng thử việc để lảng tránh một số nghĩa vụ pháp lý hoặc lạm dụng sức lao động của người lao động, do đó Bộ luật Lao động có những quy định chặt chẽ về thử việc như: thời gian thử việc, tiền lương, giải quyết hậu quả khi hết hạn thử việc

Đối với người lao động thì có điều kiện thực tế để xem xét, kiểm định nơi mình sắplàm việc có phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân hay không, các điều kiện

có đảm bào không, thái độ của người sử dụng lao động,…Ngoài ra còn có thể thử cáccông việc mới, vị trí mới, năng lực bản thân Có hợp đồng lao động bảo vệ quyền lợicho chính người lao động về thời gian thử việc, tiền lương, kết thúc thời gian thử việc

sẽ giúp họ yên tâm hơn trong công việc tránh bị ép buộc và lấy đi những quyền lợicủa mình

Trang 11

Quy định rõ ràng về hợp đồng thử việc sẽ là cơ sở pháp lý, căn cứ cho đôi bên, các

cơ quan thẩm quyền để xác định rõ tranh chấp, mâu thuẫn từ đó đưa ra những quyếtđịnh đúng đắn, phù hợp cho người lao động và người sử dụng lao động Bất kỳ chủthể nào cần nắm rõ quy định thử việc để lên tiếng khi có trang chấp, mâu thuẫn vàgian dối giữ các bên xảy ra Từ đó đảm bảo được sự bình đẳng về quyền, nghĩa vụ vàlợi ích cho mỗi cá nhân, tập thể và tổ chức Đối với toà án: Tạo cơ sở pháp lý trongviệc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thực tế giữa người lao động và người sửdụng lao động Khi có mâu thuẫn, tranh chấp giữa hai bên người lao động và nhàtuyển dụng lao động, lúc này Tòa án sẽ dựa trên những quy định về thử việc trong vănbản Luật để giải quyết, xét xử sao cho công bằng và đúng đắn nhất

1.3 Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thử việc

1.3.1 Thoả thuận thử việc

Theo khoản 1 Bộ luật Lao động 2019, Điều 24, đề cập đến sự thỏa thuận giữa ngườilao động và người sử dụng lao động về thử việc

1 Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việcghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kếthợp đồng thử việc

Sự thỏa thuận này được dựa trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, không bị ép buộc, đedọa Tuy nhiên, trong thực tế người sử dụng lao động thường đưa ra yêu cầu như mộtđiều kiện tiên quyết để giao kết hợp đồng và người lao động không thể từ chối

Nội dung thử việc có thể được ghi lại như một phần của hợp đồng lao động hoặc nhưmột giao kết riêng được ký kết giữa hai bên Nếu nội dung thử việc được đưa vào hợpđồng lao động thì hợp đồng sẽ tự động có hiệu lực nếu hoàn thành tốt thời gian thửviệc Điều này có nghĩa là hai bên không cần phải làm thủ tục ký kết hợp đồng laođộng mới Mặt khác, nếu thời gian thử việc được xác lập thông qua hợp đồng thử việcriêng và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thì hai bên sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để

ký kết hợp đồng lao động chính thức nhưng trong trường hợp thời gian thử việckhông đạt được kỳ vọng, hành động cần thiết duy nhất là làm theo thủ tục chấm dứthợp đồng như đã nêu trong thỏa thuận thử việc

Bên cạnh đó theo khoản 2, hợp đồng thử việc “gồm thời gian thử việc và nội dungquy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.” Có nhữngmức cắt giảm nhất định so với hợp đồng lao động thông thường Các mức giảm nàybao gồm thời hạn hợp đồng, chính sách thăng tiến, tăng lương, yêu cầu tham gia bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chương trình đào tạo nhằmnâng cao kỹ năng nghề Đây là một điểm thiếu sót lớn khi không bắt buộc nội dunghợp đồng thử việc phải gồm những nội dung cực kì quan trọng liên quan đến tiền bạc,chế độ và phúc lợi cho người lao động Do đó, người sử dụng lao động có thể lợi dụngthời gian thử việc để trốn tránh trách nhiệm pháp lý cụ thể hoặc bóc lột sức lao độngcủa người lao động

Ngoài ra khoản 3 quy định không cần thử việc đối với các hợp đồng lao động “có thờihạn dưới 01 tháng” Như vậy điều kiện mọi thiết lập hợp đông lao đồng không nhấtthiết phải trải qua thử việc

Trang 12

1.3.2 Thời gian thử việc

Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 nêu lên đặc điểm “chỉ được thử việc một lần đối vớimột công việc” và tùy vào tính chất và độ phức tạp của công việc mà quy định thờigian thử việc cụ thể

Đầu tiên, thời gian thử việc là khoảng thời gian tối đa dựa trên thỏa thuận giữa haibên Đối với người của quản lý doanh nghiệp không quá 180 ngày Đây là điểm mớitrong Bộ luật lao động 2019 Do đó, đối với những người có chức danh liên quan đếnquản lý doanh nghiệp, thời gian thử việc không căn cứ vào trình độ học vấn hay thànhtích chuyên môn mà phụ thuộc vào vị trí quản lý

Theo quy định, những công việc yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật từ cao đẳngtrở lên phải tuyển dụng trong thời gian tối đa 60 ngày, trong khi các vị trí có chứcdanh nghề nghiệp yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹthuật, nhân viên nghiệp vụ phải tuyển dụng trong thời gian tối đa 30 ngày và tất cả cáccông việc còn lại, thời gian tuyển dụng không quá 06 ngày làm việc Thời gian thửviệc nêu cũng như các loại thời hạn khác liên quan đến Bộ luật lao động được coi làthời gian xấp xỉ, kế thừa từ các quy định trước đó nên chưa chắc đã có hiệu quả và cótính thuyết phục Xem xét thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ ngày càng pháttriển như hiện nay Chẳng hạn, trình độ học vấn của trường đại học là như nhau,nhưng thời gian đào tạo khác nhau (4 năm, 5 năm, 6 năm), cũng là trình độ trung cấp,công nhân kỹ thuật, cán bộ chuyên môn, nhưng mức độ phức tạp của môn học, yêucầu kỹ thuật rất khác nhau và thời gian thử việc cũng khác nhau

Vì lý do này, đã xảy ra trường hợp người sử dụng lao động sử dụng cácphương pháp khác, chẳng hạn như đào tạo nghề, sau đó là thử việc, để có đủ thời gianđánh giá nhân viên Các phương pháp khác là có thể Thủ tục này nhằm mục đích sửdụng thời gian thử việc như một hình thức tuyển dụng

Tại Hoa Kỳ, người sử dụng lao động thường áp dụng thời gian thử việc 90 ngày nhưmột thông lệ tiêu chuẩn Tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể thay đổi tùy theoquyết định của người sử dụng lao động, ngắn hơn hoặc dài hơn Cần lưu ý rằng do sựphổ biến của các thỏa thuận lao động “theo ý muốn”, nhiều người sử dụng lao động ở

Mỹ có thể linh hoạt từ bỏ việc sử dụng thời gian thử việc khi đánh giá sự phù hợp củanhân viên mới Điều quan trọng là hợp đồng lao động phải nêu rõ thời gian thử việc.Thỏa thuận hợp đồng này sẽ xác định rõ ràng thời gian của thời gian thử việc, thiết lậpcác tiêu chí thực hiện dự kiến và phác thảo các thủ tục đánh giá

Duy nhất ở Montana, có một điều khoản mặc định quy định thời gian thử việc là 12tháng đối với nhân viên mới được tuyển dụng, trừ khi có quy định khác (Bộ luậtMont Ann § 39-2-910) Kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2023, một quy định mới đã đượctriển khai ở Montana, cấp cho người sử dụng lao động khả năng chấm dứt hợp đồngcủa nhân viên trong vòng 12 tháng làm việc đầu tiên, trừ khi một khung thời giankhác được thỏa thuận trong một thỏa thuận riêng

1.3.3 Tiền lương thử việc

Trang 13

Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định về mức lương là do hai bên thỏa thuận

“nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”

Mặc dù thời gian thử việc không được coi là thời gian làm việc chính thức nhưngngười lao động vẫn tham gia lao động và tạo ra giá trị, lợi ích cho công ty nên phảiđược trả lương theo mức độ hình thức giữa hai bên Tuy nhiên, trong thời gian thửviệc, nhân viên sẽ được người có liên quan trong công ty hỗ trợ, thảo luận, phản hồi

và thậm chí đào tạo về công việc cũng như chuyên môn của họ Có thể được trả lươngnhư thể họ đang làm việc một mình Ngoài ra, vấn đề chủ yếu được xác định bởi vị trícông việc và nhu cầu tuyển dụng trong tương lai, khiến người lao động sẽ gặp bất lợikhi bàn về lương, dẫn đến lương của người thử việc thấp hơn lương của người laođộng viên chức có cùng chuyên môn, trình độ chuyên môn nhưng không thấp hơn85% nhằm bảo đảm đời sống cho người lao động

1.3.4 Kết thúc thời gian thử việc

Pháp luật Lao động Việt Nam chưa ghi nhận rõ về nhiệm vụ của người sử dụng laođộng trong trường hợp kết thúc thời gian thử việc Theo đó không có yêu cầu cụ thểnào về hình thức của thông báo này Vì vậy tùy theo quy chế làm việc mà có nhữnghình thức thông báo kết quả khác nhau là trực tiếp hoặc thông qua văn bản, miễn làphù hợp với văn hóa của mỗi công ty

Cụ thể theo khoản 1, nghĩa vụ của người sử dụng lao động là thông báo cho người laođộng về kết quả của thời gian thử việc khi kết thúc thời gian thử việc Trách nhiệmcủa người sử dụng lao động được nêu rõ rằng: “Người lao động phải được thông báokết quả vào ngày cuối cùng của thời gian thử việc” Do đó, tất cả các nhiệm vụ trong

bộ phận tuyển dụng, bao gồm đánh giá, lập hồ sơ và lấy ý kiến từ các cơ quan có liênquan về quá trình thử việc, phải được hoàn thành trước ngày kết thúc thời gian thửviệc, trong khung thời gian được chỉ định này Khoảng thời gian này do người sửdụng lao động xác định trong quy định nội bộ của Bộ

Nếu thời gian thử việc đạt yêu cầu, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thựchiện các điều khoản của hợp đồng lao động đã xác lập nếu có thỏa thuận thử việchoặc tiến hành ký hợp đồng lao động nếu đã thỏa thuận hợp đồng thử việc

Nếu thời gian thử việc không đáp ứng đủ tiêu chuẩn thì hợp đồng lao động hoặc hợpđồng thử việc đã ký kết sẽ chấm dứt Quy định này nêu rõ trường hợp nếu việc thửviệc được đưa vào hợp đồng lao động mà thời gian thử việc không đáp ứng yêu cầuthì có thể dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động

Lý do là vì người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thông báo cho người laođộng về kết quả khi kết thúc thời gian thử việc Tuy nhiên, nếu người sử dụng laođộng quyết định không phản hồi mà vẫn giao việc cho người lao động thì coi như kếtquả thử việc đã được chấp nhận và người sử dụng lao động có nghĩa vụ duy trì mốiquan hệ lao động với người lao động

Ngoài ra căn cứ theo khoản 2 thì trong thời gian thử việc, cả hai bên có quyền chấmdứt hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động mà không cần báo trước hoặc bồithường Trước đây, theo quy định của Bộ luật lao động 1994, 2012, điểm mới trong

Bộ luật lao động 2019 đã loại bỏ yêu cầu cần phải đưa ra bằng chứng cho thấy việc

Trang 14

chấm dứt hợp đồng thử việc là do công việc thử việc không đạt yêu cầu đã thỏa thuận.Quy định này hiện cho phép một trong hai bên chấm dứt thỏa thuận thử việc màkhông cần đưa ra lý do cụ thể Sự thay đổi này bắt nguồn từ quyền cơ bản về quyền tự

do làm việc, vì thời gian thử việc là thời gian để cả hai bên đánh giá khả năng thíchứng và khả năng tương thích của mình trong mối quan hệ lao động dự kiến

Ví dụ: Những khó khăn thường gặp như không phù hợp với văn hóa công ty; khôngthể làm việc theo nhóm và khó liên lạc Vì thế họ có quyền thoát khỏi thử việc màkhông có quy định của thủ tục và không được bồi thường Việc đưa ra nguyên nhân

có thể dẫn đến những tranh chấp, bất đồng không đáng có, mâu thuẫn với sự tiến triểncủa quan hệ lao động Ở mọi tiểu bang của Hoa Kỳ (trừ Montana), việc làm của cảngười lao động và người sử dụng lao động đều được điều chỉnh bởi việc làm theo ýmuốn, như đã nêu trong Luật Lao động Hoa Kỳ Điều này có nghĩa là cả hai bên đều

có quyền tự do chấm dứt quan hệ lao động mà không có bất kỳ hạn chế pháp lý nào,trừ trường hợp việc chấm dứt vi phạm những điều cấm của pháp luật Tại Hoa Kỳ,người sử dụng lao động có quyền chấm dứt thỏa thuận hợp đồng với nhân viên màkhông phải chịu bất kỳ nghĩa vụ pháp lý nào, miễn là không vì lý do pháp luật cấmhoặc không có bất kỳ lý do nào cả Tương tự như vậy, người lao động đều có quyềnchấm dứt hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động vào bất kỳ thời điểm nào, cóhoặc không có lý do cụ thể mà không phải đối mặt với bất kỳ hậu quả pháp lý nào

Ví dụ: Vào tháng 10/2022, tỷ phú Elon Musk đưa ra quyết định về việc giảm hơn75% số lượng nhân viên trên Twitter Rõ ràng, những phát ngôn và hành động củaElon Musk đang gây tranh cãi trong nội bộ nhân viên tại Twitter và các tổ chức kháccủa Hoa Kỳ Tuy nhiên, nếu nhìn ở một góc độ khác, các nhân viên Twitter cũng cóquyền từ bỏ công việc của mình bất cứ lúc nào họ muốn mà không phải nhận bất kỳhình phạt hay lý do nào Điều này dựa trên quy định là người lao động làm việc trêntinh thần tự nguyện sẽ không phải chịu bất kỳ ràng buộc nào

Ngày đăng: 09/11/2024, 10:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w