Theo khoản 23 Điều 4 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 của Quốc hội.1.1.2.Nguyên tắc chungNguyên tắc chung về thủ tục hải quan của các quốc gia trên thế giới cũng nhưcủa Việt Nam quy đị
TỔNG QUAN VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN
Thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải (Theo khoản 23 Điều 4 Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 của Quốc hội).
Nguyên tắc chung về thủ tục hải quan của các quốc gia trên thế giới cũng như của Việt Nam quy định đối tượng là hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải,… khi xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh phải làm thủ tục hải quan trên cơ sở tuân thủ các bước sau:
- Khai báo với hải quan cửa khẩu về tình hình đối tượng xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh theo quy định của cơ quan hải quan.
- Xuất trình đối tượng làm thủ tục hải quan tại địa điểm và thời gian quy định của cơ quan hải quan.
- Chấp hành quyết định giải quyết của cơ quan hải quan và thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan. Ở Việt Nam, theo điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan, Điều 16 Luật Hải quan Việt Nam được sửa đổi, bổ sung, thủ tục hải quan được quy định cụ thể như sau:
Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải:
- Khai và nộp tờ khai Hải quan, nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan được khai và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống dữ liệu điện tử của Hải quan.
- Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Khi làm thủ tục hải quan, công chức hải quan phải:
- Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan, trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, việc tiếp nhận và đăng ký hồ sơ được thực hiện thông qua hệ thống dữ liệu điện tử của Hải quan.
- Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
- Thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Quyết định việc thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải.
Xuất nhập khẩu tại chỗ
Xuất khẩu tại chỗ là trường hợp hàng hóa được sản xuất phục vụ xuất khẩu cho một thương nhân nước ngoài, nhưng hàng hóa sẽ được giao hàng tại Việt Nam cho một đơn vị theo chỉ định của thương nhân nước ngoài Doanh nghiệp xuất khẩu bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
1.2.2 Quy định chung về hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ
1.2.2.1 Hàng hóa thuộc đối tượng xuất nhập khẩu tại chỗ
Theo khoản 1 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC), hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm:
- Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
Mã loại hình xuất khẩu
- B11: xuất kinh doanh, xuất khẩu của doanh nghiệp đầu tư
Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả doanh nghiệp chế xuất) thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc mua trong nước.
- E42: Xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp chế xuất.
Sử dụng trong trường hợp xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp chế xuất ra nước ngoài và xuất vào nội địa.
- E52: Xuất sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài.
Xuất sản phẩm cho đối tác thuê gia công ở nước ngoài hoặc giao hàng theo chỉ định của bên đặt gia công.
Xuất khẩu sản phẩm gia công tự cung ứng nguyên liệu.
Xuất trả sản phẩm gia công cho doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.
Xuất khẩu suất ăn của hãng hàng không nước ngoài cho tàu bay xuất cảnh.
- E54: Xuất nguyên liệu gia công từ hợp đồng này sang hợp đồng khác.
Sử dụng trong trường hợp: Chuyển nguyên liệu, vật tư từ hợp đồng này sang hợp đồng khác, không bao gồm việc chuyển thiết bị, máy móc.
- E62: Xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu.
Xuất sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu nhập khẩu ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan (bao gồm trường hợp xuất cho thương nhân nước ngoài và được chỉ định giao hàng tại Việt Nam). Xuất khẩu suất ăn cho tàu bay của hãng hàng không Việt Nam.
Mã loại hình nhập khẩu
- A11: Nhập kinh doanh tiêu dùng.
Nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài.
Nhập khẩu hàng hóa từ khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất.
- A42: Chuyển tiêu thụ nội địa khác.
Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng qkhông chịu thuế, miễn thuế, ưu đãi thuế (bao gồm cả hạn ngạch thuế quan), sau đó thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, trừ hàng hóa tạm nhập tái xuất (bao gồm cả kinh doanh tạm nhập tái xuất).
Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa tại chỗ quá thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông quan tờ khai xuất khẩu tại chỗ, nhưng doanh nghiệp không thông báo cho cơ quan hải quan thông tin tờ khai hải quan nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục hải quan.
- E23: Nhập nguyên liệu gia công từ hợp đồng khác chuyển sang.
Sử dụng trong trường hợp nhận nguyên liệu, vật tư từ hợp đồng gia công khác chuyển sang theo thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ.
- E41: Nhập sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài.
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp chế xuất) nhập lại sản phẩm sau khi gia công ở nước ngoài hoặc thuê doanh nghiệp chế xuất gia công.
- E21: Nhập nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài.
Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan từ các nguồn: nhập khẩu từ nước ngoài của bên đặt gia công, nhập khẩu theo chỉ định của bên đặt gia công, tự cung ứng nguồn nhập khẩu theo thỏa thuận với bên đặt gia công.
Nhập khẩu hàng hóa để cung ứng cho tàu bay của hãng hàng không nước ngoài xuất cảnh.
1.2.2.3 Thời hạn làm thủ tục hải quan
Thời hạn làm thủ tục hải quan với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo khoản 4 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 39/2018/TT-BTC) như sau: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.
1.2.3 Lợi ích của xuất nhập khẩu tại chỗ
Tiết kiệm chi phí vận chuyển và bảo quản hàng hóa: Do hàng hóa được giao trong lãnh thổ Việt Nam nên doanh nghiệp không phải chi trả các khoản phí vận chuyển quốc tế, bảo hiểm hàng hóa, thuê kho bãi ở nước ngoài hay các rủi ro liên quan đến việc vận chuyển hàng qua biên giới.
Tiết kiệm thời gian và đảm bảo tiến độ giao nhận hàng hóa: Do không phải qua các khâu kiểm tra hải quan, kiểm dịch hay các thủ tục khác khi xuất nhập cảnh nên thời gian giao nhận hàng hóa sẽ được rút ngắn và đơn giản hóa Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể linh hoạt trong việc điều chỉnh số lượng và loại hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng mà không ảnh hưởng đến tiến độ giao nhận.
Hưởng các ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu: Theo quy định hiện hành, hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng được miễn thuế xuất nhập khẩu và chỉ phải chịu các loại thuế khác dựa trên tính chất của hàng hóa (thuế bảo vệ môi trường…).
Thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ đã được nêu rõ trong các văn bản pháp luật sau đây:
- Nghị định số: 08/2015/NĐ-CP (QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT HẢI QUAN VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT, KIỂM SOÁT HẢI QUAN).
QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN
Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ
Sơ đồ 1: Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ
2.1.1 Thủ tục hải quan bên xuất khẩu hàng hoá tại chỗ
Bước 1: Các bên ký kết hợp đồng với nhau
Sau khi thỏa thuận, các bên ký kết hợp đồng với nhau Công ty nước ngoài chỉ định công ty xuất khẩu giao hàng cho công ty nhập khẩu tại Việt Nam.
Bước 2: Công ty xuất khẩu tiến hành khai Hải quan điện tử
Công ty xuất khẩu tại chỗ khai báo Hải quan Doanh nghiệp, tiến hành thủ tục xuất khẩu tại chỗ bằng cách khai thông tin trên tờ khai Hải quan xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp Theo đó, tại ô “điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” sẽ điền vào mã địa điểm của Chi cục Hải Quan nơi làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ Còn ô
“Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” phải điền vào “#XKTC” Nếu tờ khai Hải quan giấy thì khai vào ô ghi chép khác.
Sau khi hệ thống phân luồng cho lô hàng, công ty xuất khẩu tại chỗ sẽ chuẩn bị hồ sơ để nộp cho cơ quan Hải quan kiểm tra và in ra tờ khai Hải quan xuất khẩu rồi mang bộ hồ sơ đến Chi cục Hải quan Sau đó công ty xuất khẩu tại chỗ thực hiện nộp phí, lệ phí nếu có Cuối cùng hệ thống sẽ tự động kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ về thuế và quyết định thông báo kết quả thông quan.
Bước 3: Hải quan tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, hàng hóa theo kết quả phân luồng
Hải quan tiếp nhận và tiến hành kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa theo kết quả phân luồng của hệ thống.
Bước 4: Công ty xuất khẩu giao hàng hóa và các giấy tờ theo quy định cho công ty nhập khẩu
Công ty xuất khẩu tại chỗ thông báo cho công ty nhập khẩu tại chỗ để họ thực hiện thủ tục nhập khẩu Công ty xuất khẩu tại chỗ sẽ giao hàng hóa cho công ty nhập khẩu tại chỗ và các giấy tờ khác theo quy định trừ B/L.
2.1.2 Thủ tục hải quan bên nhập khẩu hàng hoá tại chỗ
Bước 5: Công ty nhập khẩu khai báo tờ khai nhập khẩu và làm thủ tục nhập khẩu
Công ty nhập khẩu tại chỗ tiến hành khai báo tờ khai nhập khẩu theo đúng thời hạn Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ lúc hàng hóa xuất khẩu được thông quan, thì công ty nhập khẩu tại chỗ phải thực hiện thủ tục khai báo Hải quan Khi khai thông tin tờ khai Hải quan nhập khẩu thì lưu ý tại ô “số quản lý nội bộ doanh nghiệp” sẽ điền như sau: “#&NKTC#&Số tờ khai Hải quan xuất khẩu tại chỗ” Nếu khai trên tờ khai Hải quan giấy thì điền vào ô “Ghi chép khác” Công ty nhập khẩu tại chỗ sẽ phải nộp xuất trình hồ sơ khi có yêu cầu Rồi tiếp tục làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định Khi thực hiện xong thủ tục nhập khẩu thì doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa tại chỗ báo lại cho phía doanh nghiệp xuất khẩu để hoàn tất các thủ tục.
Bước 6: Hải quan tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, hàng hóa theo kết quả phân luồng và ra văn bản thông báo hoàn thành thủ tục
Hải quan tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, hàng hóa theo kết quả phân luồng và ra văn bản thông báo hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ cho cục thuế địa phương công ty nhập khẩu tại chỗ để theo dõi thuế của doanh nghiệp.
Bộ hồ sơ hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ
2.2.1 Đối với hồ sơ hải quan của nhà xuất khẩu
1 Tờ khai hàng hóa xuất khẩu: in từ Hệ thống ECUS5
2 Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần.
3 Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
4 Hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn giá trị gia tăng (đối với trường hợp các doanh nghiệp nội địa xuất khẩu hàng hóa vào các khu chế xuất): 1 bản chụp
6 Giấy phép xuất khẩu (tùy mặt hàng)
7 Chứng từ chứng minh đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa của Pháp luật về Đầu tư( nếu là lô hàng xuất đầu tiên)
8 Giấy phép đầu tư của bên nhập khẩu- chứng minh công ty là doanh nghiệp chế xuất được phép làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ.
2.2.2 Đối với hồ sơ hải quan của nhà nhập khẩu
1 Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
2 Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
3 Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu.
4 Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính
5 Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan : 02 bản chính.
6 Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử được truyền qua hệ thống VNACCS/VCIS của hải quan.
Hướng dẫn khai báo hải quan điện tử Ecus đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ
Ví dụ: Công ty TNHH TM – SX An Vạn Thành - Chuyên cung cấp vải không dệt là công ty Việt Nam xuất khẩu hàng hóa cho Công ty TASCO CO.,LTD là công ty Hàn Quốc Công ty Cổ Phần Thế Giới Túi Vải ở Việt Nam được công ty B chỉ định việc giao nhận hàng hóa Dưới góc độ là nhà xuất khẩu, làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại chỗ cho lô hàng vải không dệt 20 cuộn khổ 2.4m2, độ dày 100gsm, cân nặng 385 kgs 1 cuộn vải giá 2.500.000 VND => 20 cuộn giá 50.000.000 VND Ngày 15/10/2021: Tỷ giá mua USD/VND= 22.630 => 50.000.000 VND
Số hợp đồng: STE-MELB-2404
Ngày hết hạn hợp đồng: 30/10/2021
Người bán: Công ty TNHH TM – SX An Vạn Thành Địa chỉ: Số 70, Nguyễn Văn Tạo, Xã Long Thới
Mã số thuế: 0312594454 Điện thoại: 0988 647 152
Email: info@leco.com.vn
Người mua: TASCO CO.,LTD Địa chỉ: Gyeonggi-do, South Korea
Email: yungdona@tascorp.co.kr
Consignee: Công ty Cổ Phần Thế Giới Túi Vải Địa chỉ: 90/56 Đỗ Thừa Luông, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: 0938455688
2.3.1 Quy trình khai báo tờ khai xuất khẩu
2.3.1.1 Khai thông tin trên hệ thống ECUS5
Bước 1: Đăng nhập và truy cập vào phần mềm ECUS5
Sau khi đăng nhập và truy cập vào được Ecus Nhấn chọn vào mục “ Hệ thống” trên menu của phần mềm Click chọn vào mục “Chọn doanh nghiệp xuất nhập khẩu" -> Nhập vào đầy đủ các thông số về tài khoản khai báo là Công ty
Hình 1: Chọn doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Hình 2: Điền thông tin doanh nghiệp xuất khẩu
Bước 2: Thiết lập hệ thống
Trước khi bắt đầu việc khai báo, bạn cần phải tiến hành thiết lập các thông số cần thiết để kết nối đến hệ thống hải quan Bạn tiến thành chọn theo trình tự như sau:
Hệ thống →Thiết lập thông số khai báo VNACCS → Nhập các thông tin → Ghi → Kiểm tra kết nối
Hình 3: Thiết lập thông số khai báo
Hình 4: Điền các thiết lập thông số
Bước 3: Khởi tạo tờ khai xuất khẩu Đầu tiên, bạn cần phải đăng ký mới tờ khai xuất khẩu bằng cách chọn vào Tờ khai hải quan – Đăng ký mới tờ khai xuất khẩu (EDA).
Hình 5: Đăng ký mới tờ khai xuất khẩu (EDA)
Bước 4: Điền các thông tin tại tab thông tin chung
(Lưu ý: các ô có màu xám mình không phải nhập mà những ô dữ liệu này sẽ lấy từ các chứng từ khác sang hoặc từ hải quan điện tử trả về những ô có biểu tượng dấu * màu đỏ là những ô quan trọng bắt buộc phải khai báo).
Chọn mục 1 “ lấy thông tin tờ khai hải quan” vào tab “ thông tin chung” Sau đó tiến hành điền đầy đủ các thông tin sau:
Hình 6: Điền tab thông tin chung tờ khai xuất khẩu
Mã loại hình: B11- Xuất kinh doanh, Xuất khẩu của doanh nghiệp đầu tư
Cơ quan hải quan: 02CI – Chi cục HQ CK Cảng Sài Gòn KV1
Mã bộ phận xử lý tờ khai: 02 - đội thủ tục hải quan hàng xuất khẩu
Mã hiệu phương thức vận chuyển: 4 - đường bộ (xe tải)
Hình 8: Đơn vị xuất nhập khẩu
+ Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH TM – SX An Vạn Thành
+ Địa chỉ: Số 70, Nguyễn Văn Tạo, Xã Long Thới, Huyện Nhà Bè, TP.HCM + Số điện thoại: 0988647152
Người ủy thác xuất khẩu: bỏ trống
+ Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Thế giới Túi Vải
+ Địa chỉ: 90/56 Đỗ Thừa Luông, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú, TP.HCM
(Nếu trường hợp không có vận đơn thì thay bằng số định danh hàng hóa.)
Số lượng kiện: 20 RO (Cuộn)
Tổng trọng lượng hàng hóa: 385 KGM (Kilogram)
Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến: 02CIOZZ – Điểm lưu kho hàng hóa XK 02CI Địa điểm nhận hàng cuối cùng: VNCLI- CẢNG CÁT LÁI ( HCM) Nếu công ty không đăng ký mã kho thì sẽ chọn mã tại cảng Địa điểm xếp hàng: Công ty TNHH TM – SX An Vạn Thành
Phương tiện vận tải: 4 - Đường bộ ( xe tải )
Ngày hàng đi dự kiến: 25/10/2021
Ký hiệu và số hiệu: B30200547
Hình 10: Thông tin hợp đồng
Số hợp đồng: STE-MELB-2404
Hình 11: Thông tin hóa đơn
Phân loại hình thức hóa đơn: A – Hóa đơn thương mại
Mã phân loại giá hóa đơn: A - Giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền Phương thức thanh toán: KC - Khác (bao gồm cả thanh toán bằng hình thức TT) (ở trong ví dụ KC: TT trả sau, người mua thanh toán sau khi nhận hàng) Điều kiện giá hóa đơn: DAP – Giao hàng tại chỗ
Tổng trị giá hóa đơn: 50,000,000
Mã đồng tiền của hóa đơn: VND
Mã đồng tiền trị giá tính thuế: VND
Hình 12: Thông tin vận chuyển
Ngày khởi hành vận chuyển: 25/10/2021 Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế : 02CIRCI- CCHQCK CANG
Tại ô “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp" phải điền vào “#&XKTC"
Bước 5: Điền các thông tin vào mục “thông tin container”
Vì bên tab thông tin chung địa điểm lưu kho là mã “02CIOZZ”, những nơi gửi hàng là ở kho công ty người bán Nên mục “thông tin container" điển như sau
- Tên: Công ty TNHH TM – SX An Vạn Thành
- Địa chỉ: Số 70, Nguyễn Văn Tạo, Xã Long Thới, Huyện Nhà Bè, TP.HCM
Bước 6: Điền các thông tin vào mục “ danh sách hàng”
Hình 15: Điền thông tin mục danh sách hàng
Lưu ý: Khi mô tả hàng hóa phải ghi Tiếng việt có dấu, mô tả rõ ràng
Bước 7: Truyền tờ khai Hải quan xuất khẩu
Sau khi đã khai báo xong hết tất cả thông tin cần thiết, chọn nút “ ghi” để lưu thông tin tờ khai Tiếp theo nhân viên khai báo sau khi lấy thông tin tờ khai Hải quan (EDB), bấm vào Khai trước thông tin tờ khai (EDA) bằng cách đăng nhập vào chữ ký số của công ty và về số tờ khai và thông tin tờ khai.
Hình 17: Lấy thông tin tờ khai xuất
Sau khi đăng ký thành công bản khai trước thông tin tờ khai và kiểm tra đúng thông tin hệ thống trả về Người khai tiến hành đăng ký chính thức tờ khai với cơ quan Hải quan, chọn mã nghiệp vụ “3 Khai chính thức tờ khai (EDC)” để đăng ký chính thức tờ khai này với cơ quan hải quan, khi thành công tờ khai này sẽ đưa vào thực hiện các thủ tục thông quan hàng hóa Và sau khi truyền tờ khai chính thức,nhân viên chứng từ cần cắm thiết bị chữ ký số để truyền tờ khai phân luồng thông quan.
Hình 18: Khai chính thức EDC
Bước 8: Nhận kết quả phân luồng, in ra tờ khai hải quan xuất khẩu
Khi khai báo thành công, tờ khai sẽ được đưa vào tiến hành các thủ tục thông quan hàng hóa Doanh nghiệp tiếp tục nhấn vào “4 Lấy kết quả phân luồng, thông quan” Hệ thống sẽ trả về kết quả tờ khai với số tờ khai và đã phân luồng
Luồng xanh: Thông quan (Không cần mở tờ khai tại nơi đăng ký tờ khai)
Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ (Mang đầy đủ hồ sơ nhập khẩu đến hải quan nơi đăng ký tờ khai điện tử để làm thủ tục thông quan)
Luồng đỏ: Kiểm hóa (Tùy vào mức độ kiểm tra 30%, 50%, 100% mà khui hàng hóa để Hải Quan Kiểm tra Sau Khi kiểm tra xong mới được thông quan để lấy hàng.
Sau khi đã nhận được các kết quả thông quan tờ khai nhân viên khai báo sẽ vào mục “ Kết quả xử lý tờ khai” để in tờ khai hải quan điện tử Nhân viên giao nhận tiến hành in tờ khai, chọn nút “ In tờ khai” để in tờ khai hải quan điện tử Phần in tờ khai này chỉ để doanh nghiệp tham khảo, xem lại các thông tin tờ khai, kiểm tra các thông tin quan trọng, các bản in chính thức sẽ do cán bộ Hải quan tiếp nhận tờ khai in, đóng dấu xác nhận, ký, đóng dấu công thức và giao cho người khai
2.3.1.2 Tiến hành nộp và xuất trình hồ sơ hải quan Địa điểm: Đội thủ tục hàng hóa XK, NK
Chi cục HQ cửa khẩu nơi hàng hóa XK, NK (căn cứ Lệnh giao hàng) 2.3.1.3 Đưa hàng hóa đến địa điểm kiểm tra theo quy định nếu hàng hóa thuộc luồng vàng hoặc luồng đỏ:
Quy định tùy theo từng cửa khẩu
Tại các chi cục (cảng, ICD, sân bay, bưu điện, kho ngoại quan, kho riêng, KCN, KCX )
Sau khi hệ thống hải quan đã thông báo phân luồng, thuế xuất nhập khẩu sẽ được thể hiện trên hệ thống Hải quan điện tử ECUS5 – VNACCS, nhân viên khai báo hải quan có nghĩa vụ chụp lại màn hình thông báo thuế suất và in chứng từ ghi số thuế phải thu thể hiện thuế suất gửi cho người nhập khẩu là để người nhập khẩu thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.
Những điều cần lưu ý đối với thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ
2.4.1 Thời hạn giải quyết hồ sơ
Thời hạn đăng ký, tiếp nhận kiểm tra hồ sơ hải quan: Do người khai hải quan nộp, xuất trình các giấy tờ theo quy định (theo khoản 1 Điều 23 Luật Hải quan). Thời hạn được quy định để hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa, phương thức vận chuyển và hồ sơ như sau: Trong thời hạn hai giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan nhận đủ hồ sơ hải quản phải, phải hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ; Trong thời hạn tám giờ làm việc, kể từ khi người khai hải quan xuất trình các giấy tờ cần thiết, việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải hoàn thành.
Trường hợp hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành về chất lượng theo quy định hiện hành như y tế, giáo dục, kiểm dịch động thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm thì thời hạn hoàn thành việc kiểm tra hàng hóa được tính từ thời điểm nhận kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định
2.4.2 Quá hạn tờ khai nhập khẩu:
Quá Hạn Mở Tờ Khai Nhập Khẩu Tại Chỗ sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đối với các trường hợp sau:
- Không khai, xuất trình hoặc cung cấp hồ sơ hải quan đúng thời hạn quy định.
- Không khai bổ sung đúng thời hạn quy định khi thay đổi thông tin số container số tàu, cảng xếp hàng, cửa khẩu nhập hàng, phương tiện vận chuyển.
- Khai giá chính thức quá thời hạn quy định do tại thời điểm mở tờ khai chưa có giá chính thức.
(Nghị định 45/2016/NĐ-CP tại điều 6 về các trường hợp quá hạn mở tờ khai)
Lệ phí theo quy định 20.000/ tờ khai (Thông tư số 172/2010/TT-BTC).
SỰ KHÁC NHAU GIỮA QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI
Sự khác biệt của quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất nhập khẩu kinh doanh thông thường .51 1 Thời hạn làm thủ tục hải quan
3.1.1 Thời hạn làm thủ tục hải quan:
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng hóa, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan Trong khi đó, đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường thời hạn nộp tờ khai hải quan trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày.
- Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và các đối tác mua bán hàng hóa với doanh nghiệp ưu tiên; doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan và đối tác mua bán hàng hóa cũng là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được giao nhận nhiều lần trong một thời hạn nhất định theo một hợp đồng/đơn hàng với cùng người mua hoặc người bán thì được giao nhận hàng hóa trước, khai hải quan sau Việc khai hải quan được thực hiện trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày thực hiện việc giao nhận hàng hóa
- Các giấy tờ và chứng từ của xuất nhập khẩu tại chỗ và xuất nhập khẩu thông thường đều giống nhau Bao gồm: Tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, giấy phép xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành ( nếu có), hồ sơ hoặc chứng từ chứng minh tổ chức cá nhân có đủ điều kiện xuất nhập khẩu hàng hóa,hợp đồng ủy thác ( nếu có), các giấy tờ khác theo quy định đối với hàng xuất khẩu Bên cạnh đó, đối với bên nhập khẩu có: tờ khai giá trị, Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có) Tuy nhiên, đối với xuất nhập khẩu tại chỗ thì không có vận đơn (Bill of Lading)
- Ngoài ra, đối với xuất nhập khẩu tại chỗ trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sẽ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng, hoặc hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại, riêng trường hợp cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.,
Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ cho một lô hàng đều được thực hiện tại Chi cục Hải trong nước, do người khai hải quan lựa chọn và theo quy định của từng loại hình Lô hàng thông thường có địa điểm thực hiện thủ tục hải quan xuất và nhập khẩu tại hai nước khác nhau.
Lô hàng xuất nhập khẩu tại chỗ được xử lý nhanh hơn và có thể thông quan trong thời gian ngắn, trong khi lô hàng thông thường mất thời gian thông quan tiêu chuẩn.
Sự khác biệt khi khai tờ khai xuất khẩu tại chỗ và tờ khai xuất khẩu thông thường
Các thông tin tại tab thông tin chung:
- Đơn vị xuất nhập khẩu:
Người nhập khẩu: là đơn vị được chỉ định giao hàng tại Việt Nam
Số vận đơn: không có vận đơn nên sẽ thay bằng số định danh hàng hóa, khi nhập cần có chữ ký số, sau khi đăng ký tờ khai hải quan sẽ trả về số vận đơn Địa điểm nhận hàng cuối cùng: Nếu địa điểm giao hàng cuối cùng trong hợp đồng là kho của người mua nhưng công ty không đăng ký mã kho thì sẽ chọn mã định danh tại kho của cảng
Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp: điền #&XKTC
- Thông tin vận chuyển: Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế: điền mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu
Các thông tin tại tab thông tin container:
Tên; Địa chỉ: nếu nơi gửi hàng trên hợp đồng là ở kho công ty người bán thì điền tên và địa chỉ của công ty xuất khẩu
Sự khác biệt khi khai tờ khai nhập khẩu tại chỗ và tờ khai nhập khẩu thông thường
Tờ khai nhập khẩu tại chỗ và tờ khai nhập khẩu thông thường đều có các nội dung khai báo giống nhau, tuy nhiên tờ khai nhập khẩu tại chỗ sẽ cần lưu ý: Thông tin chung:
- Đơn vị xuất nhập khẩu: Ở nhập khẩu thông thường thì người xuất khẩu và người nhập khẩu thì thường là công ty thuộc hai quốc gia khác nhau nhưng ở phần này nhập khẩu tại chỗ thì thông tin địa chỉ người nhập khẩu và xuất khẩu thường là chung quốc gia
- Vận đơn: vì không có vận đơn nên mục này sẽ ghi số định danh hàng hóa Khai báo cấp số định danh hàng hóa, tại mục Loại đối tượng chọn ”DN nhập khẩu”, Loại hàng hóa chọn “Nội địa”, điền mã số thuế doanh nghiệp Sau đó sử dụng chữ ký số đã đăng kí để được cấp số định danh
Phân loại hình thức hóa đơn: Ở nhập khẩu tại chỗ có thể là Hóa đơn thương mại hoặc có thể là chứng từ thay thế hóa đơn thương mại ( ví dụ VAT - hoặc các chứng từ có giá trị tương đương tùy thuộc vào người XK và người NK ký kết trước đó)
Mã đồng tiền của hóa đơn: sử dụng chung mã đồng tiền của quốc gia thực hiện xuất nhập khẩu tại chỗ
- Số quản lý của nội bộ doanh nghiệp: #&NKTC#& Số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng (11 ký tự đầu)