DẤU HIỆU NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 20191.1.Khái niệm hợp đồng lao động 1.1.1 Định nghĩa ILO định nghĩa hợp đồng lao động là một thỏa thuận bằng văn bản hoặc b
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
e•••R•••f
BÀI TẬP LỚN MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG VIỆT NAM
Trang 2BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ lao động đóng vai trò thenchốt trong việc duy trì và phát triển kinh tế - xã hội Pháp luật về lao động, đặc biệt làcác quy định liên quan đến hợp đồng lao động, trở thành nền tảng quan trọng bảo đảm
sự công bằng, bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng như của người sử dụng laođộng, góp phần vào sự ổn định và phát triển của xã hội Để sinh viên hiểu rõ và nắmbắt các quy định pháp lý hiện hành, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài “Nhận diệnHợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động 2019” cho Bài tập lớn của môn Pháp luậtViệt Nam Đại cương
Trước tiên, đề tài này thuộc lĩnh vực pháp luật lao động, một trong những ngànhluật đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam Pháp luật lao động baogồm các quy định điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụnglao động Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định liên quan đến hợp đồng laođộng, cụ thể là nội dung quy định trong Bộ luật Lao động 2019 – văn bản pháp lý mớinhất có nhiều thay đổi so với các quy định cũ, thể hiện sự thích ứng với bối cảnh pháttriển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam
Tính cấp thiết của đề tài xuất phát từ hai góc độ lý luận và thực tiễn Trước hết,
về mặt lý luận, việc nhận diện rõ ràng và chính xác các quy định về hợp đồng lao độngtrong Bộ luật Lao động 2019 là cần thiết để sinh viên và các nhà nghiên cứu có thểhiểu được nội dung và bản chất của hợp đồng lao động, từ đó nắm bắt được vai trò củahợp đồng trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan Bộ luật Lao động 2019 đã
bổ sung và sửa đổi nhiều điểm mới liên quan đến hợp đồng lao động, điển hình là cácquy định về loại hợp đồng, hình thức hợp đồng, nội dung hợp đồng và quyền, nghĩa vụcủa các bên trong hợp đồng Những thay đổi này đòi hỏi người học phải hiểu rõ vànhận diện chính xác các quy định, từ đó củng cố nền tảng kiến thức pháp lý vững chắc
Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu các quy định pháp lý về hợp đồng lao động có ýnghĩa quan trọng đối với quá trình học tập và chuẩn bị cho sinh viên khi bước vào thịtrường lao động Trong môi trường làm việc, việc ký kết và thực hiện hợp đồng laođộng là một bước quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao độngcũng như trách nhiệm của người sử dụng lao động Nếu không hiểu rõ các quy định về
Trang 5hợp đồng lao động, người lao động có thể đối mặt với nguy cơ bị xâm phạm quyền lợi.Mặt khác, người sử dụng lao động nếu không thực hiện đúng quy định có thể đối diệnvới những rủi ro pháp lý, ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của mình Do
đó, việc nhận diện và phân biệt hợp đồng lao động với các loại hình hợp đồng khácgiúp sinh viên có thể trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết khi tham gia thị trường laođộng Ngoài ra, Bộ luật Lao động 2019 được ban hành trong bối cảnh nền kinh tế pháttriển nhanh chóng và nhu cầu bảo vệ quyền lợi của người lao động ngày càng được chútrọng Đề tài này không chỉ có ý nghĩa lý thuyết trong việc giúp sinh viên hiểu sâu hơn
về các quy định pháp lý liên quan, mà còn có ý nghĩa thực tiễn cao, khi nó cung cấpnhững kiến thức căn bản để sinh viên có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình trong tươnglai
Vì các lý do trên, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “Nhận diện Hợpđồng lao động theo Bộ luật Lao động 2019” để không chỉ đáp ứng yêu cầu học tậptrong môn Pháp luật Việt Nam Đại cương mà còn góp phần xây dựng kiến thức nềntảng về pháp luật lao động cho bản thân và các sinh viên khác
2 Nhiệm vụ của đề tài
Một là, làm rõ khái niệm hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019 Hai là, phân tích các dấu hiệu nhận diện sự tồn tại của hợp đồng lao động theo
quy định pháp luật hiện hành, đánh giá một số khía cạnh pháp lý khi giao kết hợp đồnglao động
Ba là, nghiên cứu thực tiễn xét xử, nhận thấy những bất cập của quy định hiện
hành, từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các yếu tố hợp đồnglao động
3 Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm có 2 chương nội dung, cụ thể như sau:
CHƯƠNG I DẤU HIỆU NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019
CHƯƠNG II NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – TỪ THỰC TIỄN ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
Trang 6PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I DẤU HIỆU NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019
1.1.Khái niệm hợp đồng lao động
1.1.1 Định nghĩa
ILO định nghĩa hợp đồng lao động là một thỏa thuận bằng văn bản hoặc bằnglời giữa người lao động và người sử dụng lao động, trong đó người lao động cam kếtcung cấp dịch vụ hoặc thực hiện công việc dưới sự giám sát và điều hành của người sửdụng lao động, và đổi lại người lao động sẽ nhận được thù lao ILO cũng nhấn mạnhquyền lợi của người lao động và trách nhiệm của người sử dụng lao động, bao gồm cácđiều kiện lao động và quyền được bảo vệ trong môi trường làm việc công bằng
1.1.2 Hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động 2012
Theo quy định tại Điều 15 Bộ Luật lao động 2012 thì khái niệm hợp đồng laođộng được quy định cụ thể như sau: “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa ngườilao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc,quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”
Thứ nhất, hợp đồng lao động luôn thể hiện mối quan hệ giữa hai bên: người lao
động và người sử dụng lao động Hợp đồng không thể được thiết lập đơn phương bởimột bên, dù là người lao động hay người sử dụng lao động
Thứ hai, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận về việc làm có trả lương.
Thứ ba, hợp đồng lao động cũng quy định các điều kiện làm việc, quyền và
nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động Ngoài tiền lương, các điều kiện làm việc,quyền và nghĩa vụ của hai bên đều có thể được thương lượng Người lao động cóquyền đưa ra yêu cầu về giờ làm việc, mức lương, phúc lợi, v.v Tương tự, người sửdụng lao động có thể quy định về tăng ca, mức lương, và chi tiết công việc Hợp đồnglao động thể hiện nguyên tắc bình đẳng pháp lý, khi cả hai bên đều có quyền và nghĩa
vụ ngang nhau Không bên nào có quyền đơn phương quyết định nội dung hợp đồng
mà mọi điều khoản đều phải được cả hai bên thống nhất
Ngoài ra, khi so sánh với hợp đồng lao động tại Nhật Bản, có một số điểm đáng chú ý:
Trang 7Thứ nhất, hợp đồng phải được ký kết hoặc điều chỉnh dựa trên sự thỏa thuậnbình đẳng giữa hai bên.
Thứ hai, có sự cân nhắc đến điều kiện thực tế công việc và cân bằng giữa côngviệc và cuộc sống
Thứ ba, cả người lao động và người sử dụng lao động phải tuân thủ hợp đồng vàthực hiện quyền, nghĩa vụ của mình một cách thiện chí, không lạm dụng quyền hạn
Hợp đồng lao động tại Nhật Bản nhấn mạnh đến việc bảo đảm điều kiện làmviệc tốt, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, đảm bảo quyền lợi như lương, bảohiểm xã hội, chế độ nghỉ phép và các quyền khác cho người lao động
Bộ luật Lao động năm 2012, ngoài Điều 15 về khái niệm hợp đồng lao động,còn quy định về hình thức giao kết hợp đồng tại Điều 16 Theo đó, hợp đồng phải đượclập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản, trừ trường hợp hợp đồng có thời hạn dưới 3tháng có thể giao kết bằng lời nói Chương III của Bộ luật này cũng làm rõ các quyđịnh liên quan đến việc giao kết hợp đồng lao động
1.1.3 Hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động 2019
Là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm cótrả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên Hợp đồng có thể tồn tạidưới dạng xác định thời hạn (12-36 tháng) hoặc không xác định thời hạn
Bộ luật Lao động 2019 nhấn mạnh vai trò của hợp đồng lao động trong việc bảo
vệ quyền lợi của người lao động, quản lý nhân sự, và duy trì sự công bằng trong quan
hệ lao động Các điều khoản liên quan giúp đảm bảo người lao động được hưởng môitrường làm việc an toàn, công bằng, và hợp pháp
Cụ thể, tại Điều 13 của Bộ luật Lao động năm 2019, quy định: “Hợp đồng laođộng là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm cótrả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung về việclàm có trả công, tiền lương, và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì vẫnđược coi là hợp đồng lao động Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sửdụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.”
Trang 8Thứ nhất, tên gọi hợp đồng lao động không còn quan trọng Bộ luật nhấn mạnh
vào nội dung và bản chất của quan hệ lao động thay vì chỉ quan tâm đến hình thức haytên gọi Điều này giúp nhận diện linh hoạt hơn các quan hệ lao động thực chất, ngănchặn việc các bên sử dụng tên gọi khác nhau để né tránh nghĩa vụ pháp lý hoặc xâmphạm quyền lợi của người lao động
Thứ hai, hợp đồng lao động phải được ký kết trước khi người lao động bắt đầu
công việc
Thứ ba, Điều 14 quy định hợp đồng lao động phải được lập thành văn bản, mỗi
bên giữ một bản Tuy nhiên, đối với hợp đồng dưới 1 tháng, có thể giao kết bằng lờinói, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động ngắn hạn, đặc biệt là những người laođộng nghèo hoặc không biết chữ Một số ngoại lệ khác bao gồm: người lao động chưa
đủ 15 tuổi cần người đại diện giao kết hợp đồng (theo Điều 145 khoản 1 điểm a), hoặchợp đồng với người giúp việc gia đình bắt buộc phải bằng văn bản (theo Điều 168khoản 1)
Tóm lại, Bộ luật Lao động năm 2019 mở rộng phạm vi áp dụng của hợp đồnglao động so với năm 2012 Dù thỏa thuận có tên gọi khác, nếu đáp ứng đủ tiêu chí thìvẫn được xem là hợp đồng lao động, đảm bảo quyền lợi cho người lao động Bộ luậtcũng quy định việc ký kết hợp đồng lao động trước khi bắt đầu công việc là bắt buộc,đồng thời đưa ra một số ngoại lệ nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên trong quan hệ laođộng
1.1.4 So sánh Bộ Luật Lao động 2012 và Bộ luật Lao động 2019
So sánh khái niệm hợp đồng lao động 2012 với khái niệm bộ luật lao động do tổchức lao động quốc tế ILO ban hành năm 2019 có nội dung:” Hợp đồng lao động là sựthỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiềnlương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.Trường hợp được gọi bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trảcông, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợpđồng lao động.” Theo nhóm nghiên cứu thấy 2 khái niệm khá tương đồng Tuy nhiên ở
Bộ luật Lao động năm 2012, hợp đồng lao động đề cập đến khái niệm trả lương còntheo Tổ chức Lao động quốc tế ILO thì khái niệm này đề cập đến việc trả công và tiền
Trang 9lương Đây có thể coi là nhược điểm của Bộ luật lao động năm 2012 khi khái niệm của
Tổ chức Lao động Quốc tế ILO mang tính chất khái quát và mở rộng hơn
Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và ngườilao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động Trong trường hợp người lao động
từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ýcủa người đại diện theo pháp luật của người lao động Đối với công việc theo mùa vụ,công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủyquyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng vănbản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người Hợpđồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên,tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động
Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động phải kýkết hợp đồng lao động với người lao động Từ đây, hợp đồng lao động có thể đượcnhận diện qua ba dấu hiệu chính:
Thứ nhất, hợp đồng lao động dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên Thỏa thuận
này là sự đồng ý của cả người lao động và người sử dụng lao động trên cơ sở tựnguyện, không ép buộc Điều này được quy định rõ trong Bộ luật Lao động năm 2019,Điều 15, với hai nguyên tắc:
"Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực."
"Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không trái pháp luật, thỏa ước laođộng tập thể và đạo đức xã hội."
Những yếu tố này là nền tảng để xây dựng một hợp đồng hợp pháp và côngbằng, giúp hai bên hợp tác hài hòa Nội dung hợp đồng phải tuân thủ pháp luật, đảmbảo không vi phạm thỏa ước lao động tập thể hay đạo đức xã hội
Thứ hai, yếu tố tiền lương và trả công là cốt lõi Theo Điều 90 của Bộ luật Lao
động năm 2019, "Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người laođộng theo thỏa thuận, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấplương và các khoản bổ sung khác." Điều này xác định rằng lao động được thực hiệnphải đi kèm với trả công Điều 94 cũng quy định rõ: "Người sử dụng lao động phải trảlương đầy đủ, đúng hạn, và trực tiếp cho người lao động hoặc người được ủy quyền
Trang 10hợp pháp Họ không được can thiệp vào quyền sử dụng lương của người lao động hoặc
ép buộc chi tiêu lương theo ý định của mình"
Thứ ba, hợp đồng lao động phải có sự giám sát và quản lý từ phía người sử
dụng lao động Do bản chất của hợp đồng lao động là mua bán sức lao động, người sửdụng lao động cần giám sát quá trình làm việc để đảm bảo chất lượng và hiệu quả côngviệc đạt đúng mong đợi Quản lý là cần thiết, đặc biệt trong các tổ chức lớn, nhằm duytrì sự thống nhất và hiệu quả trong hoạt động
Về bản chất, hợp đồng lao động là một dạng hợp đồng mua bán đặc biệt, nơi
"hàng hóa" là sức lao động – một khái niệm trừu tượng, thể hiện qua kết quả công việc.Đối tượng chính của hợp đồng lao động là "việc làm có trả công," khác biệt rõ ràng vớicác đối tượng hữu hình như tài sản trong hợp đồng dân sự
Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thứcthông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợpđồng lao động bằng văn bản
Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thờihạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều
145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này
Như vậy tùy vào trường hợp mà hợp đồng lao động có những cách kết giao khácnhau mà không bắt buộc phải kí kết
1.2 Các dấu hiệu để nhận diện hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019
Dựa theo Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019, ta có thể xác định được các dấu hiệu để nhận diện hợp đồng đó có phải hợp đồng lao động hay không nhờ ba yếu tố chính, bao gồm "sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng", "tiền lương, trả công" và "sự giám sát, quản lý, điều hành của một bên"
1.2.1 Sự thoả thuận các bên trong quan hệ hợp đồng lao động
Trang 11Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu xem, "quan hệ lao động" là gì? "Quan hệ lao
động là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thuê mướn, sử dụng lao động và trảlương giữa người lao động và người sử dụng lao động Quan hệ này bao gồm:
"Quan hệ lao động cá nhân" là mối quan hệ giữa cá nhân người lao động vớingười sử dụng lao động, nhằm thực hiện công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng laođộng Mối quan hệ này bao gồm các yếu tố như việc làm, tiền lương, điều kiện làmviệc, thời giờ làm việc và nghỉ ngơi
"Quan hệ lao động tập thể" là mối quan hệ giữa tập thể người lao động với người
sử dụng lao động Quan hệ này có thể bao gồm đàm phán tập thể, thương lượng và kýkết thỏa ước lao động tập thể, cũng như giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Ngoài quan hệ lao động trực tiếp, Luật lao động còn điều chỉnh một số quan hệkhác có liên quan mật thiết đến quan hệ lao động, bao gồm:
"Quan hệ về việc làm và học nghề" là quan hệ liên quan đến việc tạo điều kiện đểngười lao động tìm kiếm và ổn định công việc, phát triển kỹ năng thông qua đào tạo,nâng cao trình độ nghề nghiệp
"Quan hệ về bảo hiểm xã hội" là quan hệ bảo đảm quyền lợi an sinh xã hội củangười lao động thông qua các chế độ bảo hiểm, bảo vệ người lao động khi gặp rủi ronhư bệnh tật, tai nạn lao động, thất nghiệp, hưu trí
"Quan hệ về bảo trợ xã hội và bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp" làquan hệ bảo đảm quyền lợi của người lao động trong trường hợp gặp tai nạn lao độnghoặc mắc bệnh nghề nghiệp
"Quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động và đình công" là quan hệ bao gồm cácquy định và quy trình giải quyết tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng laođộng, cũng như quyền đình công của người lao động
"Quan hệ về quản lý nhà nước về lao động" là quan hệ bao gồm các quy định củaNhà nước về quản lý và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật laođộng, nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động và duy trì trật tự trong lĩnh vực laođộng
Đối tượng điều chỉnh của Luật lao động không chỉ là quan hệ lao động trực tiếpgiữa người lao động và người sử dụng lao động mà còn bao gồm các quan hệ khác liên
Trang 12quan chặt chẽ đến quá trình lao động, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củangười lao động, bảo đảm an sinh xã hội và duy trì trật tự trong lĩnh vực lao động.
Chúng ta nhận thấy được sự khác biệt giữa các đối tượng điều chỉnh trong Luậtlao động với các đối tượng thông thường qua:
Thứ nhất, đối tượng điều chỉnh trong Luật lao động không thể chuyển nhượnghoặc trao đổi Trong hợp đồng dân sự, đối tượng (như tài sản) thường có thể chuyểnnhượng, mua bán Trong khi đó, đối tượng của hợp đồng lao động là công việc vàquyền lợi gắn với nhân thân người lao động, không thể chuyển nhượng
Thứ hai, đối tượng điều chỉnh trong Luật lao động gắn liền với nhân thân và mốiquan hệ phụ thuộc Công việc trong hợp đồng lao động phụ thuộc vào kỹ năng, trình độ
và cam kết của người lao động Người lao động phải chịu sự điều hành, giám sát từngười sử dụng lao động, tạo ra mối quan hệ phụ thuộc khác biệt so với quan hệ dân sự.Thứ ba, đối tượng điều chỉnh trong Luật lao động gắn liền với các yếu tố mangtính xã hội và an sinh Đối tượng điều chỉnh của Luật lao động không chỉ đơn thuần làcông việc mà còn gắn với bảo vệ quyền lợi, phúc lợi của người lao động, bao gồm cácvấn đề an sinh xã hội như bảo hiểm, bảo hộ lao động Điều này tạo ra một yếu tố tácđộng xã hội đặc thù không tồn tại trong Luật dân sự
"Hợp đồng lao động" là một loại hợp đồng đặc biệt, trong đó "việc làm" được coi
là yếu tố trung tâm và là dấu hiệu nhận diện quan trọng, phân biệt với các loại hợpđồng khác Trong hợp đồng lao động, đối tượng chính là công việc mà người lao độngcam kết thực hiện dưới sự quản lý và điều hành của người sử dụng lao động Điều nàytạo nên một mối quan hệ phụ thuộc rõ ràng Người lao động không chỉ thực hiện côngviệc mà còn phải tuân theo sự sắp xếp về thời gian, quy trình và các yêu cầu từ phíangười sử dụng lao động Khác với các hợp đồng dịch vụ dân sự thông thường, hợpđồng lao động mang tính ổn định và thường đi kèm với các quyền lợi an sinh xã hộinhư bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và chế độ nghỉ phép nhằm bảo vệ người lao động
Về bản chất, hợp đồng lao động là một hợp đồng làm công ăn lương, có tính chất xãhội đặc thù và chịu sự điều chỉnh của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của người laođộng Sự hiện diện của “việc làm” vừa là mục tiêu quan trọng, vừa là yếu tố định danh,góp phần xác định rõ bản chất của hợp đồng lao động so với các hợp đồng dân sự khác
1.2.2 Tiền lương, trả công
Trang 13Trong Luật lao động, "tiền lương" và "trả công" là những khái niệm quan trọng,thể hiện quyền lợi cơ bản của người lao động và nghĩa vụ của người sử dụng lao động.
"Tiền lương" là khoản thu nhập mà người lao động nhận được từ người sử dụng laođộng dựa trên thời gian làm việc, khối lượng công việc hoặc hiệu quả công việc màngười lao động đã thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động "Tiền lương"không chỉ là thu nhập để đảm bảo cuộc sống cho người lao động mà còn là động lực để
họ hoàn thành công việc một cách hiệu quả
"Trả công" là hành động thực hiện nghĩa vụ thanh toán của người sử dụng laođộng đối với người lao động "Trả công" bao gồm các khoản lương chính, phụ cấplương và các khoản thưởng (nếu có) theo quy định hoặc thỏa thuận Việc "trả công"phải đảm bảo tính công bằng, minh bạch và đúng hạn, phù hợp với các quy định củapháp luật về lao động nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động
"Tiền lương" trong Luật lao động có ba đặc điểm chính Thứ nhất, "tiền lương"thể hiện quan hệ phụ thuộc giữa người lao động và người sử dụng lao động, là khoảnthu nhập mà người lao động nhận được để đổi lại sức lao động và sự phục vụ dưới sựquản lý của người sử dụng lao động Thứ hai, "tiền lương" có tính chất ổn định và định
kỳ, thường được trả hàng tháng nhằm đảm bảo nhu cầu sinh hoạt liên tục của người laođộng Cuối cùng, "tiền lương" được pháp luật bảo vệ qua quy định về mức lương tốithiểu và điều kiện trả lương nhằm đảm bảo người lao động không bị thiệt hại về mặt tàichính
Khác với nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng dân sự – chỉ là khoản tiền thanh toán mộtlần hoặc theo thỏa thuận khi bên nhận thực hiện xong công việc hoặc cung cấp dịch vụ,
"tiền lương" trong hợp đồng lao động có tính định kỳ và bảo đảm nhu cầu sinh sốngcủa người lao động "Tiền lương" là quyền lợi được bảo vệ bởi pháp luật, không thểthay đổi hay cắt giảm trái quy định, trong khi nghĩa vụ thanh toán trong dân sự thườngmang tính tự do thỏa thuận và linh hoạt hơn, không có yếu tố bảo vệ cụ thể cho bêncung cấp dịch vụ
1.2.3 Sự quản lý, giám sát, điều hành của người sử dụng lao động
Trong quan hệ lao động, "sự quản lý, giám sát và điều hành" là những quyền cơbản của người sử dụng lao động, thể hiện vai trò kiểm soát đối với người lao động vàtạo nên tính chất phụ thuộc đặc trưng trong hợp đồng lao động "Quản lý" cho phép
Trang 14người sử dụng lao động phân công công việc, quy định giờ giấc và tổ chức quy trìnhlàm việc để đảm bảo mục tiêu chung của tổ chức "Giám sát" là quá trình theo dõi tiến
độ và chất lượng công việc, giúp người sử dụng lao động đảm bảo rằng người lao độngtuân thủ các tiêu chuẩn và kịp thời phát hiện vấn đề phát sinh "Điều hành" bao gồmviệc đưa ra các chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể trong quá trình làm việc, cho phép người
sử dụng lao động điều chỉnh cách thức thực hiện hoặc tiến độ công việc khi cần thiết.Nhờ có quyền quản lý, giám sát và điều hành, người sử dụng lao động có thể duy trì sựnhất quán và hiệu quả trong hoạt động của tổ chức, đồng thời đảm bảo rằng công việcđược thực hiện đúng yêu cầu
Trong hợp đồng dân sự, yếu tố "quản lý, giám sát và điều hành" không phổ biếnnhư trong hợp đồng lao động, nhưng vẫn có thể xuất hiện qua các điều khoản cụ thể.Hợp đồng có thể quy định trách nhiệm và quyền hạn của các bên, yêu cầu giám sát tiến
độ và chất lượng công việc, hoặc cho phép một bên điều hành và đưa ra chỉ đạo Ngoài
ra, hợp đồng cũng có thể bao gồm quyền kiểm tra kết quả thực hiện để đảm bảo tuânthủ thỏa thuận
1.3 Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
Theo Điều 18 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:
“Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.” : nghĩa là người lao động trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng lao
động và đáp ứng trực tiếp tất cả điều khoản và điều kiện của hợp đồng lao động bao gồm lương, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, quyền và các nghĩa vụ khác
Theo Điều 18 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định khoản 2 được điều cập ở khoản 1 phía trên như sau:
“Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.”
Trang 15Vậy thì đối với hình thức giao kết hợp động lao động là một thỏa thuận bằng văn bản hoặc bằng lời nói giữa người sử dụng lao động và người lao động, trong đó người sử dụng lao động và người lao động được quy định theo khoản 3 và khoản 4 Điều 18 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:
Theo điều 18 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định khoản 3 với người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
“a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhânhoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.”
Theo điều 18 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định khoản 4 với người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
“a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản củangười đại diện theo pháp luật của người đó;
c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kếthợp đồng lao động.”
Có thể thấy theo Điều 18 Bộ luật Lao động năm 2019 có sự ràng buộc về độ tuổi lao động để đảm bảo việc làm công bằng và hợp pháp, bảo vệ quyền lợi của người lao động Về trường hợp người lao động dưới 18 tuổi thường có cơ thể và sức khỏe chưa phát triển đầy đủ, vì vậy họ dễ bị tổn thương hơn khi làm việc trong môi trường có điềukiện khắc nghiệt (nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn, hóa chất độc hại, công việc nặng nhọc…)
Trang 16Việc sử dụng lao động dưới 18 tuổi trong những công việc như vậy có thể dẫn đến các bệnh nghề nghiệp hoặc tổn thương vĩnh viễn ảnh hưởng phần còn lại cuộc sống Còn trong các trường hợp từ dưới 15 tuổi thì phải có người đứng ra đại diện theo pháp luật, từ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải có sự đồng ý được thể hiện qua văn bản của người đại diện pháp luật Những quy định này nhằm đảm bảo khi có vấn đề xảy ra thì
sẽ được giải quyết theo cách công bằng nhất cho người lao động ở mọi độ tuổi, đặc biệt
là bảo vệ được công bằng cho người lao động nhỏ tuổi chưa đủ nhận thức và trách nhiệm để kí kết hợp đồng lao động
Cuối cùng khoản 5 Điều 18 Bộ luật Lao động quy định như sau:
“Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho ngườikhác giao kết hợp đồng lao động.”
CHƯƠNG II NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – TỪ THỰC TIỄN ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
2.1 Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp
2.2 Bất cập và kiến nghiện hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành
2.3 Bình luận về quan điểm: “Trường hợp người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền sẽ làm cho hợp đồng đó bị vô hiệu”
Theo khía cạnh về mặt pháp luật hiện hành hợp đồng lao động bị vô hiệu khi toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật, người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao độngquy định tại khoản 1, Điều 15 của Bộ luật Lao động hoặc công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động căn cứ theo điều
18 Bộ luật Lao động 2019 qui định như sau:
1 Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2 Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động