1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo nghiên cứu Đề tài hoạch Định tài nguyên doanh nghiệp

47 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạch Định Tài Nguyên Doanh Nghiệp
Tác giả Phan Danh Đạt, Lê Huy Hoàng, Nguyễn Quang Huy, Vũ Thành Luân, Trần Văn Thiết
Người hướng dẫn Nguyễn Mạnh Hùng
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Công nghệ thông tin
Thể loại Báo cáo nghiên cứu
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 6,22 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (5)
    • 1.1. ERP là gì? (5)
    • 1.2. Các chức năng của ERP (5)
      • 1.2.1. Kế toán tài chính (5)
      • 1.2.2. Quản lý bán hàng (5)
      • 1.2.3. Quản lý mua hàng (5)
      • 1.2.4. Quản lý nhân sự (5)
      • 1.2.5. Quản trị quan hệ khách hàng (6)
      • 1.2.6. Một số chức năng dựa trên đặc thù (6)
    • 1.3. Lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng ERP (6)
      • 1.3.1. Tiếp cận thông tin đáng tin cậy (6)
      • 1.3.2. Công tác kế toán chính xác hơn (6)
      • 1.3.3. Cải tiến quản lý hàng tồn kho (7)
      • 1.3.4. Tăng hiệu quả sản xuất (7)
      • 1.3.5. Quản lý nhân sự hiệu quả hơn (7)
      • 1.3.6. Các quy trình kinh doanh được xác định rõ ràng hơn (7)
      • 1.3.7. Quản lý thông tin khách hàng (7)
    • 1.4. Quy trình triển khai hệ thống phần mềm ERP (8)
      • 1.4.1. Lập kế hoạch (8)
      • 1.4.2. Xác định nhân sự tham gia (8)
      • 1.4.3. Lựa chọn đối tác tư vấn triển khai ERP uy tín (8)
      • 1.4.4. Triển khai ERP (8)
      • 1.4.5. Nghiệm thu và đánh giá (8)
      • 1.4.6. Tổ chức đào tạo cho nhân viên (8)
      • 1.4.7. Bảo trì và nâng cấp hệ thống (8)
    • 1.5. Khi nào doanh nghiệp cần triển khai phần mềm ERP? (9)
    • 2.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp (10)
    • 2.2. Phần mềm được sử dụng trong doanh nghiệp (11)
  • CHƯƠNG 3. CÁC VẤN ĐỀ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP (12)
    • 3.1. Đề xuất hạ tầng công nghệ thông tin (12)
    • 3.2. Quản Lý Nhân Sự và Phòng Ban (13)
    • 3.3. Bảo mật nội dung (13)
    • 3.4. Quản Lý Dự Án (13)
    • 3.5. Tối Ưu Hóa Quy Trình Sản Xuất Nội Dung (14)
    • 3.6. An Ninh Mạng (14)
    • 3.7. Quản Lý Dữ Liệu (14)
    • 3.8. Chỉnh Sửa Cơ Sở Hạ Tầng Công Nghệ Thông Tin (14)
    • 3.9. Những giải pháp phần mềm có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp (14)
      • 3.9.1. Phần mềm quản lý doanh nghiệp Cloudify (14)
      • 3.9.2. Phần mềm ERP MISA AMIS (16)
      • 3.9.3. Phần mềm quản trị openBravo (17)
      • 3.9.4. Phần mềm FastWork (18)
      • 3.9.5. Phần mềm quản lý Ecount (18)
      • 3.9.6. Phần mềm ERPViet (19)
      • 3.9.7. Phần mềm ERP Weup (20)
    • 3.10. Lợi ích giải pháp phần mềm mang lại cho doanh nghiệp (20)
  • CHƯƠNG 4. DEMO VÀ KẾT LUẬN (21)
    • 4.1. Odoo (21)
      • 4.1.1. Giới thiệu chung (21)
      • 4.1.2. Một số chức năng chính của Odoo (21)
    • 4.2. Demo về Odoo (22)
      • 4.2.1. Chức năng Quản lý nhân sự (22)
      • 4.2.2. Quản lý bán hàng (0)
      • 4.2.3. Quản lý bảng lương (0)
      • 4.2.4. Quản Lý Dự Án (0)
    • 4.2 Kết luận (0)
      • 4.2.3 Thuận lợi khi sử dụng ERP vào quản lý doanh nghiệp (0)
      • 4.2.4 Khó khăn khi áp dụng ERP vào quản lý doanh nghiệp (0)

Nội dung

Một số chức năng dựa trên đặc thù  Quản lý sản xuất và sản xuất: Mô-đun này hỗ trợ các quy trình sản xuất như lập kế hoạch sản xuất, quản lý hàng tồn kho, kiểm soát khu vực cửa hàng, hó

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

ERP là gì?

 ERP là hệ thống phần mềm doanh nghiệp liên chức năng, giúp hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp.

 ERP là một hệ thống tích hợp các phân hệ hỗ trợ nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp có thể hòa hợp với các hoạt động và nguồn tài nguyên của doanh nghiệp một cách tối ưu, nhằm tăng thuận lợi tối đa, hoặc thỏa mãn nhu cầu khách hàng với chi phí tối thiểu.

 ERP hỗ trợ các quy trình nghiệp vụ cơ bản, làm thông suốt dòng kinh doanh trong toàn công ty, với nhà cung cấp và khách hàng.

 Hệ thống ERP tiến hành kết nối các phần mềm mà doanh nghiệp sử dụng lại trên một phần mềm và các số liệu được tạo ra có thể báo cáo đầy đủ và tổng quan nhất về tất cả hoạt động của doanh nghiệp Người quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp chỉ cần thông qua hệ thống này đã có thể nắm bắt mọi hoạt động của phòng ban như thế nào thông qua kết nối internet.

Các chức năng của ERP

Hệ thống ERP bao gồm những chức năng chính sau:

 Mô-đun này xử lý các quy trình tài chính như sổ cái, các khoản phải trả, các khoản phải thu, báo cáo tài chính, lập ngân sách và quản lý tiền mặt.

 Phân hệ này hỗ trợ quản lý quy trình bán hàng, bao gồm quản lý đơn hàng, giá cả, cấu hình sản phẩm, dự báo bán hàng và quản lý tài khoản khách hàng.

 Mô-đun này hợp lý hóa quy trình mua sắm, bao gồm quản lý nhà cung cấp, đơn đặt hàng, yêu cầu mua hàng, quản lý hàng tồn kho và quản lý quan hệ nhà cung cấp.

 Phân hệ này giúp quản lý các quy trình liên quan đến nhân viên như quản lý nhân sự, tính lương, theo dõi chấm công, quản lý phúc lợi, đào tạo và phát triển cũng như quản lý hiệu suất.

1.2.5 Quản trị quan hệ khách hàng

 Mô-đun này tập trung vào việc quản lý các tương tác và mối quan hệ với khách hàng Nó bao gồm các chức năng để quản lý khách hàng tiềm năng, dữ liệu khách hàng, chiến dịch tiếp thị, hỗ trợ khách hàng và dịch vụ khách hàng.

1.2.6 Một số chức năng dựa trên đặc thù

 Quản lý sản xuất và sản xuất: Mô-đun này hỗ trợ các quy trình sản xuất như lập kế hoạch sản xuất, quản lý hàng tồn kho, kiểm soát khu vực cửa hàng, hóa đơn nguyên vật liệu, quản lý đơn đặt hàng công việc và kiểm soát chất lượng.

 Quản lý chuỗi cung ứng: Mô-đun này liên quan đến việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng bằng cách quản lý mua sắm, hàng tồn kho, hậu cần, lập kế hoạch nhu cầu, thực hiện đơn hàng và phân phối.

 Quản lý dự án: Mô-đun này giúp lập kế hoạch, thực hiện và theo dõi các dự án,bao gồm lập kế hoạch dự án, phân bổ nguồn lực, quản lý tác vụ và chi phí dự án.

Lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng ERP

1.3.1 Tiếp cận thông tin đáng tin cậy

 ERP giúp các nhà quản lý dễ dàng tiếp cận các thông tin quản trị đáng tin cậy để có thể đưa ra các quyết định dựa trên cơ sở có đầy đủ thông tin Nếu không có hệ thống ERP, một cán bộ quản lý cấp cao phải dựa vào nhiều nguồn để có được thông tin cần thiết dùng cho việc phân tích tình hình tài chính và hoạt động của công ty Với hệ thống ERP, điều này có thể được thực hiện một cách dễ dàng bằng cách sử dụng một phần mềm ứng dụng và trong thời gian thực Ngoài ra, hệ thống erp tập trung các dữ liệu từ mỗi phân hệ vào một cơ sở quản lý dữ liệu chung, giúp cho các phân hệ riêng biệt có thể chia sẻ thông tin với nhau một cách dễ dàng Hơn nữa, phần mềm ERP không chỉ thu thập và xử lý khối lượng lớn các giao dịch hàng ngày mà còn nhanh chóng lập ra các phân tích phức tạp và các báo đa dạng.

1.3.2 Công tác kế toán chính xác hơn

 Phần mềm kế toán hoặc phân hệ kế toán của phần mềm ERP giúp các công ty giảm bớt những sai sót mà nhân viên thường mắc phải trong cách hạch toán thủ công.

 Phân hệ kế toán cũng giúp nhân viên kiểm toán nội bộ và các bộ quản lý cao cấp kiểm tra tính chính xác của các tài khoản Hơn nữa, một phân hệ kế toán được thiết kế tốt sẽ hỗ trợ các qui trình kế toán và các biện pháp kiểm soát nội bộ chất lượng.

1.3.3 Cải tiến quản lý hàng tồn kho

 Kiểm soát hàng tồn, nguyên vật liệu chế biến sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian, nhân lực và công sức Những phần mềm ERP sẽ quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả và tối ưu nhất Hệ thống ERP kiểm soát số lượng hàng hóa còn nằm trong kho bao nhiêu, nhiều hay ít Từ đó chủ doanh nghiệp dựa trên cơ sở đó để nắm rõ tình hình và điều chỉnh lại số lượng hàng nhập và tiêu thụ sao cho phù hợp để tránh sự thất thoát gây lãng phí.

1.3.4 Tăng hiệu quả sản xuất

 Phân hệ hoạch định và quản lý sản xuất của phần mềm Infor ERp giúp các công ty nhận dạng và loại bỏ những yếu tố kém hiệu quản trong qui trình sản xuất. Chẳng hạn, nếu công ty không sử dụng phần mềm ERP mà lên kế hoạch sản xuất một cách thủ công dẫn đến tính toán sai và điều này gây nên các điểm thắt cổ chai trong quá trình sản xuất và do đó thường sử dụng không hết công suất cảu máy móc và nhân công.

1.3.5 Quản lý nhân sự hiệu quả hơn

 Phân hệ quản lý nhân sự và tính lương giúp sắp xếp hợp lý các qui trình quản lý nhân sự và tính lương, do đó làm giảm chi phí quản lý đồng thời giảm thiểu các sai sót và gian lận trong hệ thống tính lương.

1.3.6 Các quy trình kinh doanh được xác định rõ ràng hơn

 Các phân hệ ERP thường yêu cầu công ty xác định rõ ràng các qui trình kinh doanh để giúp phân công công việc rõ ràng và giảm bớt những phức tạp và các cấn đề liên quan đến các hoạt động tác nghiệp hằng ngày của công ty.

1.3.7 Quản lý thông tin khách hàng

 Khách hàng chính là nguồn lợi nhuận to lớn của doanh nghiệp Vậy nên các hoạt động chăm sóc khách hàng cần được coi trọng Phải khiến họ tiếp tục sử dụng sản phẩm và trở thành đối tác dài lâu giúp quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp rộng rãi Chức năng của ERP với doanh nghiệp là lưu trữ đầy đủ các thông tin của khách hàng từ tên tuổi, địa chỉ, những vấn đề đang gặp phải…từ đó có thể phục vụ và chăm sóc khách hàng tốt nhất.

Quy trình triển khai hệ thống phần mềm ERP

 Xác định mục tiêu, phạm vi và thời gian triển khai ERP Xác định các bên liên quan chính và thành lập một nhóm dự án chịu trách nhiệm giám sát quá trình thực hiện.

1.4.2 Xác định nhân sự tham gia

 Xác định vai trò và trách nhiệm của các cá nhân tham gia triển khai, bao gồm người quản lý dự án, chuyên gia chức năng, nhân viên CNTT và người dùng cuối Đảm bảo các kênh liên lạc rõ ràng và sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

1.4.3 Lựa chọn đối tác tư vấn triển khai ERP uy tín

 Lựa chọn đối tác tư vấn triển khai ERP đáng tin cậy nếu cần Họ có thể cung cấp chuyên môn, hướng dẫn và hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện.

 Cấu hình hệ thống ERP dựa trên yêu cầu cụ thể của tổ chức Điều này bao gồm thiết lập mô-đun, quy trình công việc, vai trò bảo mật và tích hợp Tùy chỉnh hệ thống nếu cần thiết để phù hợp với các quy trình kinh doanh độc đáo.

1.4.5 Nghiệm thu và đánh giá

 Chạy thử hệ thống ERP để đảm bảo hệ thống hoạt động như mong muốn Tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng, bao gồm kiểm tra đơn vị, kiểm tra tích hợp và kiểm tra mức độ chấp nhận của người dùng Xác định và giải quyết mọi vấn đề hoặc lỗi được phát hiện trong quá trình thử nghiệm.

1.4.6 Tổ chức đào tạo cho nhân viên

 Cung cấp đào tạo toàn diện cho người dùng cuối về cách sử dụng hiệu quả hệ thống ERP mới Cung cấp các buổi đào tạo, hội thảo và hướng dẫn sử dụng để đảm bảo nhân viên hiểu các chức năng của hệ thống và có thể thực hiện nhiệm vụ của họ một cách hiệu quả.

1.4.7 Bảo trì và nâng cấp hệ thống

 Sau khi hệ thống ERP hoạt động, hãy thiết lập các quy trình để hỗ trợ và bảo trì hệ thống liên tục Thường xuyên theo dõi hiệu suất hệ thống, giải quyết phản hồi của người dùng và cung cấp các bản cập nhật và nâng cấp cần thiết để giữ cho hệ thống được tối ưu hóa.

Khi nào doanh nghiệp cần triển khai phần mềm ERP?

 Khi doanh nghiệp của bạn muốn mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng chi nhánh, hệ thống quản trị truyền thống không còn đáp ứng được, doanh nghiệp của bạn gặp khó khăn trong việc quản lý nhân sự, kế toán, bán hàng,…

 Khó khăn trong quản lý dữ liệu của doanh nghiệp: Hiện tại, doanh nghiệp của bạn đã ứng dụng các phần mềm trong quản lý bán hàng, quản lý khách hàng, kế toán tài chính nhưng mất thời gian trong việc kết nối, tìm kiếm và sử dụng nhiều phần mềm khác nhau, thiếu tính hệ thống và tập trung hóa.

 Doanh nghiệp sử dụng nhiều phần mềm quản trị, tốn chi phí và thời gian để đồng bộ các dữ liệu, nâng cấp các phần mềm, chi phí đào tạo nhiều phần mềm cho một nhân sự,…

 Doanh nghiệp muốn tái cấu trúc lại công ty vì bộ máy vận hành hiện tại quá cồng kềnh.

 Doanh nghiệp muốn bắt đầu thực hiện chuyển đổi số.

CHƯƠNG 2 DOANH NGHIỆP KHẢO SÁT

Giới thiệu chung về doanh nghiệp

 Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH ThangLong

 Lĩnh vực hoạt động: Kinh Doanh

 Địa chỉ: Trường Đại học Thăng Long, Nghiêm Xuân Yêm, Hoàng Mai, Hà Nội

 Bộ máy hành chính và chức năng của từng đơn vị:

 Nhân viên (20 người): Đơn vị nhân viên chịu trách nhiệm công việc sale, telesales, CSKH nhằm bán hàng và lắng nghe phản hồi của khách hàng cho công ty.

Các nhân viên trong đơn vị này thường xuyên tìm kiếm và tiếp cận khách hàng, tư vấn bán hàng, chăm sóc khách hàng, lập báo cáo kinh doanh cho công ty.

 Truyền thông (10 người): Đơn vị truyền thông chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông của công ty.

Các nhân viên trong đơn vị này có thể tham gia vào việc tạo ra nội dung quảng cáo, quản lý mối quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện và quản lý mạng xã hội.

Nhiệm vụ của họ là đảm bảo thông điệp của công ty được truyền tải một cách hiệu quả và thu hút sự chú ý của công chúng.

 Kế toán (2 người): Đơn vị kế toán chịu trách nhiệm ghi chép, phân tích và báo cáo về tình hình tài chính của công ty.

Các nhân viên trong đơn vị này thường xuyên thực hiện công việc liên quan đến quản lý chi phí, hóa đơn, chứng từ, thu nhập, và tài sản của công ty.

 Kiểm toán (2 người): Đơn vị kiểm toán chịu trách nhiệm đánh giá và xác minh tính chính xác của thông tin tài chính và hệ thống kiểm soát nội bộ của một tổ chức.

Các nhân viên trong đơn vị này thường lên kế hoạch và xây dựng chương trình kiểm toán, thu thập phân tích các số liệu cần thiết, xác minh tính trung thực của báo cáo tài chính, kết luận và báo cáo, tham mưu cho giám đốc.

 Quản lý nhân sự (2 người): Đơn vị nhân sự quản lý các vấn đề liên quan đến nhân sự trong công ty.

Các nhân viên trong đơn vị này thường xuyên thực hiện công việc tuyển dụng, đào tạo, quản lý hiệu suất, và xử lý các vấn đề liên quan đến lao động và luật lao động.

 Ban quản trị (5 người): Đơn vị quản lí giám sát và điều hành các hoạt động hàng ngày của công ty.

Các nhân viên trong đơn vị này thường xuyên thực hiện công việc lập kế hoạch, tổ chức, điều phối và kiểm soát các hoạt động để đảm bảo sự hoạt động hiệu quả và đạt được các mục tiêu kinh doanh.

 Kỹ thuật (5 người): Đơn vị kỹ thuật chịu trách nhiệm về các vấn đề công nghệ liên quan đến truyền thông của công ty.

Các nhân viên trong đơn vị này thường xuyên thực hiện công việc về phát triển và bảo trì các hệ thống và công nghệ cần thiết để hỗ trợ các hoạt động truyền thông của công ty.

Phần mềm được sử dụng trong doanh nghiệp

 Phần mềm dùng chung: Microsoft Office, Notion, Telegram

 Phần mềm nghiệp vụ: Adobe (Editing), digiiHR (Employee Management), MISAs (Accountant), Hubspot(Customer Relationship Management).

 Phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ: Unikey, Asana(Project Management)

CÁC VẤN ĐỀ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP

Đề xuất hạ tầng công nghệ thông tin

Những đề xuất dưới đây nhằm phục vụ công việc của doanh nghiệp cũng như có thể áp dụng được những giải pháp hệ thống thông tin một cách đồng bộ nhất.

 Số lượng máy chủ: 3 Dell model PowerEdge R750xs

 CPU: 1 x Intel Xeon Gold 6330 Processor (28C/56T 42M Cache 2.00 GHz)

 Bộ nhớ RAM: DELL 32GB - 2RX4 DDR4 RDIMM 3200MHz

 Dung lượng ổ cứng: HDD Dell 4TB 7.2K RPM NLSAS 12Gbps 3.5"

 RAID hỗ trợ: Dell PERC H755 12GB/s PCIe 4.0 SAS Raid Controller 8GB

 Phòng truyền thông : 10 (HP EliteOne 870 G9: i7 13700, 16Gb Ram, 1TB Rom, RTX 3050Ti, 27 inch)

 Các phòng ban còn lại: 40 (Lenovo ThinkCentre neo 30a: i7 13700, 8Gb Ram, 512Gb Rom, 27 inch)

 Mô hình, kiểu kết nối mạng: LAN, WLAN

 Các thiết bị ngoại vi:

 Máy in: 2 (HP LaserJet MFP 135a)

 Security camera: 6 (KB Vision KX-1002N)

 Camera: 20 (Canon EOS M50 Mark II)

 Máy quay phim: 1 (Sony PXW-Z190 4K), 5* (GoPro Hero 12)

 Các thiết bị ngoại vi: 2 switch, 6 Wifi, 1 Router, 1 Firewall

Quản Lý Nhân Sự và Phòng Ban

 Vấn Đề: Quá trình quản lý nhân sự và phòng ban hiện nay chưa được đồng bộ, nên sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và thời gian quản lý.

 Giải Pháp: Cân nhắc áp dụng phần mềm quản lý nhân sự để tăng cường quản lý, tự động hóa quy trình tuyển dụng, và theo dõi hiệu suất.

Bảo mật nội dung

 Vấn Đề: Rủi ro mất thông tin quan trọng do thiếu chính sách bảo mật nội dung.

 Xây dựng và thực hiện chính sách bảo mật nội dung để đảm bảo an toàn và bảo mật cho thông tin quan trọng.

 Sử dụng hệ thống quản lý quyền truy cập và bảo mật nội dung: SharePoint,Box, Google Workspace.

Quản Lý Dự Án

 Vấn Đề: Quy trình sản xuất không hiệu quả, thời gian triển khai dự án kéo dài.

 Áp dụng các phương pháp quản lý dự án hiệu quả để tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm thời gian triển khai dự án.

 Sử dụng công cụ quản lý dự án; đề xuất ứng dụng Microsoft Project.

Tối Ưu Hóa Quy Trình Sản Xuất Nội Dung

 Vấn Đề: Quy trình sản xuất nội dung không linh hoạt và không hiệu quả.

 Xem xét và cải thiện quy trình sản xuất nội dung để tăng cường hiệu suất và chất lượng,

 Sử dụng hệ thống quản lý quy trình công việc: Nintex, Notion.

An Ninh Mạng

 Vấn Đề: Hệ thống an ninh mạng không đủ mạnh, dễ bị tấn công.

 Cập nhật và tăng cường hệ thống an ninh mạng để đối phó với các mối đe dọa an ninh trực tuyến.

 Sử dụng phần mềm bảo mật mạng: McAfee, Pfsense.

Quản Lý Dữ Liệu

 Vấn Đề: Rủi ro mất mát dữ liệu dự án hoặc thông tin khách hàng do quản lý không chặt chẽ.

 Thực hiện các biện pháp quản lý dữ liệu chặt chẽ, bao gồm sao lưu định kỳ và giảm rủi ro mất mát dữ liệu.

 Xây dựng hệ thống máy chủ lưu trữ dữ liệu

Chỉnh Sửa Cơ Sở Hạ Tầng Công Nghệ Thông Tin

 Vấn Đề: Cơ sở hạ tầng IT không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và hiệu suất.

 Giải Pháp: Xem xét và cải thiện cơ sở hạ tầng IT để đảm bảo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và hiệu suất.

Những giải pháp phần mềm có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp

3.9.1 Phần mềm quản lý doanh nghiệp Cloudify

Phần mềm quản lý doanh nghiệp Cloudify được thiết kế dựa trên nền tảng điện toán đám mây, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Cloudify tích hợp nhiều phân hệ chức năng khác nhau phù hợp với đa dạng lĩnh vực của doanh nghiệp

Nền tảng Cloudify giúp doanh nghiệp quản lý tất cả các hoạt động từ việc lên kế hoạch, báo giá đến theo dõi tiến độ làm việc, đánh giá năng suất và tính lương của nhân viên, giúp quá trình hoạt động và kinh doanh của doanh nghiệp được chuẩn hóa và cải thiện.

 Các tính năng nổi bật của phần mềm Cloudify:

 Tích hợp và quản lý các hoạt động xuất – nhập kho, kiểm tra số lượng hàng hóa trong kho.

 Đồng bộ tất cả các dữ liệu, hạn chế việc nhập dữ liệu thủ công từ đó tránh các sai sót không đáng có.

 Các thao tác tạo phiếu xuất, nhập kho đơn giản Thông tin được tự động lưu trữ trên phiếu hạch toán của kế toán.

 Báo cáo số lượng hàng tồn kho theo vị trí trong kho giúp việc quản lý hàng hóa được dễ dàng và chi tiết hơn.

 Thiết lập các nguyên tắc xuất kho hàng hóa theo FIFO, FEFO Hệ thống tự động chỉ định số lượng hàng hóa được xuất ra trong kho theo nguyên tắc được thiết lập.

 Tổng hợp được số lượng hàng hóa thực tế giúp bạn chủ động lên kế hoạch cho việc nhập ít hay nhiều số lượng hàng hóa.

 Nếu hàng hóa trong kho vượt mức tối thiểu thì hệ thống sẽ cảnh báo để bạn có thể chủ động nhập thêm hàng mới.

 Quản lý xuất nhập, kiểm kê hàng tồn kho bằng mã barcode, QR nhờ sử dụng các thiết bị đọc mã chuyên dụng hoặc quét mã QR trên điện thoại.

3.9.2 Phần mềm ERP MISA AMIS

Misa Amis là phần mềm ERP dành cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, được công ty cổ phần Misa cung cấp Phần mềm ERP Misa Amis tự động cung cấp các báo cáo nhanh chóng, giúp nhà quản trị có thể quan sát và đánh giá đúng tình hình phát triển của công ty.

 Các tính năng nổi bật của phần mềm Misa Amis

 Tích hợp dữ liệu của tất cả các phòng ban trong công ty như kế toán, bán hàng, nhân sự

 Có thể xem báo cáo theo thời gian thực trên cả laptop, máy tính bảng, thiết bị di động mọi lúc mọi nơi

3.9.3 Phần mềm quản trị openBravo

Phần mềm quản trị doanh nghiệp openBravo được đánh giá là một trong những phần mềm dễ sử dụng, với tốc độ load nhanh và được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tin tưởng sử dụng Phần mềm Bravo có thể sử dụng được trên nhiều nền tảng và thiết bị khác nhau với các tính năng nổi bật như:

 Giao diện thân thiện, dễ sử dụng Bạn có thể thiết kế tùy theo nhu cầu của công ty để việc thao tác được đơn giản, tiết kiệm thời gian.

 Có thể quản lý danh mục từ điển bằng cách xây dựng theo sơ đồ cây Phân nhóm để phân tích dữ liệu Có thể chuyển các đối tượng qua lại giữa các danh mục bằng cách kéo thả.

 Khi công ty của bạn có các giao dịch như hợp đồng mua bán, đơn đặt hàng… theo các loại tiền ngoại tệ khác nhau thì phần mềm sẽ tính sự chênh lệch tỷ giá và quy đổi tất cả sang đồng tiền mà chúng ta muốn.

Phần mềm FastWork là một trong những phần mềm được tích hợp nhiều tính năng, giúp người quản lý có thể nắm được tình hình kinh doanh của công ty nhanh chóng Các tính năng nổi bật của FastWork:

 Có thể phân chia từng nhiệm vụ cho các nhân viên, theo dõi được quá trình làm việc giúp nâng cao hiệu suất

 Chuẩn hóa dữ liệu đầu vào, không phải thực hiện các thao tác thủ công

 Quản lý tất cả dữ liệu trên cùng một nền tảng giúp người quản lý không cần phải đi tổng hợp thông tin ở những nguồn khác nhau

3.9.5 Phần mềm quản lý Ecount

Ecount là phần mềm thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Bạn có thể sử dụng tất cả các tính năng mà không phải trả thêm phí Cho dù số lượng nhân viên hay quy mô công ty có thay đổi thì vẫn có thể sử dụng được

 Một số tính năng nổi bật của phần mềm Ecount là:

 Có thể báo cáo dữ liệu theo thời gian thực Kiểm tra trạng thái của đơn hàng

 Có 50 phiên bản báo cáo khác nhau có sẵn trong biểu mẫu cho bạn thoải mái lựa chọn

 Cấp quyền cho nhân viên để xem được những báo cáo nhất định

 Giao tiếp từ xa dễ dàng bằng tính năng tạo thông báo trên bảng tin

 Có thể cài đặt giao diện menu theo nhu cầu của công ty để dễ dàng sử dụng

Phần mềm ERPViet được ra đời để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng được công nghệ trong việc quản lý công ty dễ dàng hơn Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, cải thiện được trình độ nhân viên, giảm thiểu được chi phí và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Phần mềm ERPViet sở hữu một số tính năng nổi bật như:

 Kiểm soát được tất cả dữ liệu của công ty theo thời gian thực Từ các báo cáo doanh thu, lợi nhuận, số vốn Đến số lượng hàng tồn kho, các báo cáo tài chính Từ đó có thể quản lý được các hoạt động kinh doanh, đánh giá và đưa ra các quyết định phù hợp.

 Tích hợp đa dạng các tính năng và nguồn dữ liệu Liên kết các dữ liệu của công ty lại với nhau Giảm thiểu được sự sai sót do nhập dữ liệu thủ công

Phần mềm ERP cho doanh nghiệp vừa và nhỏ WeUp có đầy đủ tính năng từ quản lý tài chính, bán hàng, kế toán đến quản lý sản xuất hàng tồn kho… Tất cả đều được tích hợp trên một hệ thống duy nhất giúp việc theo dõi các dữ liệu dễ dàng hơn Phần mềm WeUp ERP có các tính năng nổi bật như:

 Đa dạng tính năng, phù hợp với nhiều ngành kinh doanh khác nhau

 Được kế thừa từ nền tảng Odoo – phần mềm đã được thế giới công nhận

 Giải quyết các vấn đề của một doanh nghiệp dễ dàng

Lợi ích giải pháp phần mềm mang lại cho doanh nghiệp

 Nâng cao năng suất làm việc

 Đảm bảo tính chính xác của dữ liệu doanh nghiệp

 Hỗ trợ công tác quản lý nhanh chóng

 Tăng sự kết nối giữa các phòng ban

 Cải thiện quá trình làm việc

DEMO VÀ KẾT LUẬN

Odoo

Odoo là một hệ thống quản lý tài nguyên doanh nghiệp (ERP - Enterprise Resource Planning) mã nguồn mở và tích hợp, được phát triển bởi Odoo S.A Odoo cung cấp một loạt các ứng dụng kinh doanh để quản lý các hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau như bán hàng, tài chính, quản lý nhân sự, sản xuất, dự án và nhiều lĩnh vực khác.

4.1.2 Một số chức năng chính của Odoo

1 Quản lý bán hàng: Odoo cung cấp các công cụ quản lý đơn hàng, hợp đồng, quản lý kho, tích hợp thanh toán và giao hàng.

2 Quản lý tài chính: Odoo cho phép quản lý tài khoản, quản lý hóa đơn, theo dõi công nợ và tài sản, tạo báo cáo tài chính và tích hợp với các công cụ kế toán.

3 Quản lý nhân sự: Odoo đi kèm với các tính năng quản lý nhân sự như quản lý thông tin nhân viên, lương, chấm công và quản lý hợp đồng lao động.

4 Quản lý sản xuất: Odoo hỗ trợ quản lý quy trình sản xuất, quản lý vật liệu và nguyên liệu, lập kế hoạch sản xuất và theo dõi hiệu suất sản xuất.

5 Quản lý dự án: Odoo cung cấp công cụ quản lý dự án để theo dõi tiến độ, phân công công việc, quản lý nguồn lực và tạo báo cáo dự án.

6 Quản lý kho và logistics: Odoo cho phép quản lý kho hàng, theo dõi tồn kho, quản lý đơn hàng và vận chuyển.

7 Quản lý mua hàng: Odoo cung cấp tính năng quản lý quy trình mua hàng, đặt hàng và theo dõi nhà cung cấp.

8 Quản lý dịch vụ: Odoo hỗ trợ quản lý dịch vụ, lên kế hoạch và theo dõi dịch vụ khách hàng.

9 Quản lý marketing và CRM: Odoo cung cấp các công cụ quản lý khách hàng, quản lý chiến dịch marketing và tích hợp CRM (Customer Relationship

10.Quản lý trang web và thương mại điện tử: Odoo cho phép tạo và quản lý trang web, tích hợp cửa hàng trực tuyến và quản lý đơn hàng. Đây chỉ là một số chức năng chính của Odoo Hệ thống này còn cung cấp nhiều ứng dụng và tính năng khác nhau để đáp ứng các nhu cầu quản lý tài nguyên doanh nghiệp của các công ty khác nhau.

Demo về Odoo

4.2.1 Chức năng Quản lý nhân sự

 Truy cập vào giao diện Quản Lý Nhân Sự:

 Quản lý danh sách các phòng ban:

 Điền các thông tin của phòng ban:

 Kết quả sau khi tạo mới phòng ban:

 Điền thông tin của nhân viên:

 Danh sách nhân viên sau khi tạo mới:

 Truy cập giao diện mua hàng:

 Trước khi mua hàng chúng ta thiết lập nhà cung cấp để nhập hàng:

 Nhập thông tin của nhà cung cấp:

 Sau khi có nhà cung cấp chúng ta ra trang chủ mua hàng và tạo mới đơn mua:

 Nhập thông tin cần thiết:

 Sau đó về trang chủ mua hàng ta có:

 Truy cập vào giao diện Quản lý bán hàng:

 Điền thông tin chi tiết về sản phẩm đăng bán:

 Kết quả sau khi tạo sản phẩm mới:

 Điền thông tin đơn báo giá

 Xác nhận đơn báo giá

 Sau khi xác nhận đơn báo giá sẽ trở thành đơn bán hàng

 Truy cập vào giao diện Bảng Lương

 Để có bảng lương cho nhân viên ta tạo hợp đồng lao động cho nhân viên trước:

 Điền thông tin cho nhân viên:

 Kết quả sau khi tạo mới hợp đồng:

 Tạo bảng lương cho nhân viên:

 Điền thông tin và nhấn tạo phiếu lương:

 Điền thông tin tạo phiếu lương xong nhấn tạo:

 Trước khi thanh toán ta cần tạo cho mỗi nhân viên một phiếu lương tương ứng với tháng đó:

 Điền thông tin tương ứng:

 Sau đó nhấn tính lương và ta có kết quả như sau tiếp tục nhấn vào tạo bút toán nháp:

 Ta được kết quả như sau:

 Sau khi đã thanh toán lương cho nhân viên ta quay lại bảng lương với tháng tương ứng nhấn đánh dấu đã thanh toán ta được:

 Kết quả nhận được là:

 Truy cập vào giao diện Quản Lý Dự Án:

 Tạo một dự án mới:

 Đặt tên của dự án và chọn Tạo dự án:

 Tạo các giai đoạn của dự án:

 Sau đó ta thực hiện tạo các Nhiệm vụ:

 Cuối cùng ta có được một giao diện quản lý dự án:

4.3.1 Thuận lợi khi sử dụng ERP vào quản lý doanh nghiệp Áp dụng hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) vào quản lý doanh nghiệp mang lại nhiều thuận lợi quan trọng Dưới đây là một số lợi ích chính của việc áp dụng ERP:

 Quản lý dữ liệu dễ dàng: ERP kết hợp các quy trình và dữ liệu từ các phòng ban và hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp thành một hệ thống duy nhất Điều này giúp đảm bảo tính nhất quán và chính xác của dữ liệu, giúp cho việc quản lý và ra quyết định dựa trên thông tin tin cậy.

 Tăng năng suất: ERP cung cấp các công cụ tự động hóa và quy trình tối ưu hóa, từ việc xử lý đơn hàng và quản lý kho đến quản lý tài chính và nhân sự Điều này giúp cải thiện hiệu suất làm việc, giảm thời gian xử lý và giảm sai sót.

 Cải thiện quy trình kinh doanh: ERP tạo ra một mô hình quy trình kinh doanh chung cho toàn bộ tổ chức Điều này giúp tăng tính nhất quán và hiệu quả của các quy trình, giúp tối ưu hóa hoạt động doanh nghiệp và giảm thiểu lãng phí.

 Tăng khả năng đáp ứng khách hàng: ERP cho phép doanh nghiệp theo dõi và quản lý đơn hàng, lịch giao hàng và dịch vụ khách hàng một cách hiệu quả hơn. Điều này giúp cải thiện khả năng đáp ứng khách hàng, tăng tính chính xác và giảm thời gian phản hồi.

 Tối ưu hóa quản lý tài chính: ERP cung cấp các chức năng quản lý tài chính mạnh mẽ, bao gồm quản lý hạch toán, quản lý ngân sách, quản lý công nợ và quản lý tiền mặt Điều này giúp cải thiện quản lý tài chính, giảm rủi ro và tăng khả năng dự báo và lập kế hoạch tài chính.

 Tăng tính linh hoạt và mở rộng: ERP cho phép doanh nghiệp dễ dàng thay đổi và mở rộng quy trình và chức năng theo nhu cầu kinh doanh Điều này giúp doanh nghiệp linh hoạt trong việc thích ứng với sự thay đổi và mở rộng hoạt động một cách dễ dàng.

4.3.2 Khó khăn khi áp dụng ERP vào quản lý doanh nghiệp

Mặc dù áp dụng hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có một số khó khăn phải đối mặt khi triển khai và áp dụng ERP trong quản lý doanh nghiệp Dưới đây là một số khó khăn phổ biến:

 Chi phí triển khai: Triển khai ERP đòi hỏi một số lượng lớn tài nguyên, bao gồm cả tài chính và nhân lực Cần phải đầu tư vào phần cứng, phần mềm, dịch vụ tư vấn, đào tạo và quản lý dự án Chi phí này có thể rất lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 Thời gian triển khai: Việc triển khai ERP có thể mất thời gian và kéo dài từ vài tháng đến vài năm, tùy thuộc vào quy mô và phức tạp của dự án Quá trình triển khai có thể gặp phải khó khăn về tích hợp dữ liệu, tuân thủ quy trình và chuyển đổi từ các hệ thống cũ sang ERP.

 Thay đổi tổ chức và quy trình: Để áp dụng ERP thành công, thường cần thay đổi tổ chức và quy trình làm việc Điều này đòi hỏi sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp và sự cam kết từ cấp lãnh đạo và nhân viên Sự khó khăn trong việc thay đổi tổ chức và quy trình có thể gây sự chống đối và khó khăn trong việc thích ứng của nhân viên.

 Đào tạo và học tập: Triển khai ERP yêu cầu đào tạo và học tập đối với nhân viên để sử dụng hiệu quả hệ thống mới Điều này có thể tốn thời gian và tài nguyên, và nhân viên có thể gặp khó khăn trong việc thích ứng với giao diện và quy trình làm việc mới.

 Tương thích và tích hợp: Một khó khăn khác là tích hợp ERP với các hệ thống và ứng dụng hiện có trong doanh nghiệp Có thể phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến định dạng dữ liệu, giao thức truyền thông và sự tương thích với các hệ thống khác.

 Quản lý dự án: Triển khai ERP là một dự án phức tạp và đòi hỏi quản lý dự án tốt để đảm bảo tiến độ, chất lượng và ngân sách được kiểm soát Việc thiếu kỹ

Ngày đăng: 11/11/2024, 20:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w