Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần, gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bạn săc của cộn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHOA KIẾN TRÚC & MTCN
TIỂU LUẬN
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: KHÔNG GIAN VĂN HÓA NAM BỘ
GVHD: HOÀNG MINH PHÚC
SVTH: NGUYỄN DUY AN
MSSV: 12105027
LỚP: KIẾN TRÚC K19
Trang 21.1 VĂN HÓA LÀ GÌ? 2
1.1 Văn hóa là gì?
Trang 3Hiện nay không có khái niệm chính xác giải thích văn hóa là gì Tuy nhiên, có nhiều ý kiến giải thích sau:
Theo UNESCO
Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ
và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.
1.2 Khái niệm di sản vật thể và phi vật thể.
Thế nào là di sản văn hóa?
Điều 1 Luật di sản văn hóa (sửa đổi bổ sung năm 2009) xác định rõ: Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần, gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bạn săc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng nhiều hình thức như truyền miệng,truyền nghề, trình diễn … DSVHPVT bao gồm: tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian
Trang 4Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia
Việt Nam có 8 danh thắng được công nhận là di sản thế giới công ước bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên Nhiên thế giới 1972: Quần thể di tích cố
đô Huế, Khu phố cổ Hội An, Khu di tích đền tháp Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội),
Thành nhà Hồ (Thanh Hóa), Vịnh Hạ Long( Quảng Ninh), Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình),Quần thể danh thắng Tràng An-Ninh Bình( An-Ninh Bình)
Tính đến tháng 6 năm 2015, Việt Nam đã có 10 di sản văn hóa vật thể được UNESCO ghi danh: Nhã nhạc cung đình Huế; Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên; Dân ca Quan họ; Ca trù; Hội Giong tại đền Phù Đổng và đền Sóc, Hà Nội; Hát xoan; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; Đờn ca tài tử Nam Bộ; Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh; Thực hành Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể - Thế nào là di sản văn hóa? Trình bày các di sản văn hóa thế - Studocu
II Không gian văn hóa Nam Bộ
2.1 Vị trí địa lí
Nam Bộ là vùng đất nằm cuối cùng đất nước về phía Nam, nằm trong lưu vực hạ lưu sông Đồng Nai và Cửu Long Nam bộ giáp biển, các tiểu vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ
tài li u được trích ở trang : ệu được trích ở trang : https://tailieu.vn/doc/bai-giang-co-so-van-ho 81.html
2.2 Văn hóa_Tôn giáo
Văn hóa Nam Bộ là nói đến văn hóa của các anh em đồng bào nơi đây
Trang 5Nơi hội tụ nhiều nền văn hóa mới từ các dân tộc anh em, nên đây là vùng đất mới của văn hóa
Đặc điểm văn hóa của vùng Nam Bộ là tốc độ nhanh chóng trong quá trình giao lưu văn hóa Mặc dù chỉ có tuổi đời khoảng 300 năm, nhưng trong thời gian ngắn đó văn hóa Nam Bộ đã phát triển và hình thành những đặc trưng riêng của mình
Nguồn tài li u được trích ở trang : ệu được trích ở trang : https://tailieu.vn/doc/bai-giang-co-so-van-ho 81.html
Nam Bộ có đa dạng về tôn giáo; Phật giáo, Công giáo, đến các tôn giáo phân nhánh nhỏ như Cao Đài, và Hòa Hảo Vùng này cũng là nơi phát triển nền văn hóa giáo dục từ thế kỉ XVIII, với nhiều trường học nổi tiếng và sự xuất hiện của đội ngũ tri thức Nho giáo
2.3 Trang phục
Người Việt ở Nam Bộ lại định hình nét đặc trưng riêng trong trang phục
đó là áo Bà Ba Cũng như áo dài , nhưng áo bà ba có hai tà áo ngắn lại ngang hông, kết hợp với túi rộng phần eo giúp người phụ nữ tự tin thoải mái trong sinh hoạt đời sông và đồng áng hằng ngày
“ https://baocantho.com.vn/net-dep-trang-phuc-cac-dan-toc-o-dbscl-a89302.html ”
Trang 6(Áo bà ba người phụ nữ Nam Bộ xưa)
http://phunuvietnam.mediacdn.vn/media/news/da36dbd22af21eca8661ff099dfb95b3/o-b-ba-ca-ngi-nam-b-xa-nh-t-liu-ttxvn.jpg
Trang phục người Khmer
Người Khmer Nam Bộ có nhiều trang phục đi lễ hội, lễ chùa các sự kieenh trang trọng và trong đời thường Có thể kể đến như váy Xampot,
áo wen, áo sray hoặc áo tằm wong, khăn rằm kama
https://bizweb.dktcdn.net/100/356/785/articles/khmer2.jpg?v=1594441105813
Trang phục truyền thống người Hoa
Những trang phục truyền thống của người Hoa hiện chỉ còn tháy ở một
số người cao tuổi hoạc những ngày lễ hội lớn, cưới hỏi trang trọng Phụ
nữ thường mặc cổ viền cao, cài khuy một bên, xẻ tà cao hoặc một chiếc
áo sườn xám may dài, ôm ngang hông, xẻ tà dưới phần đùi
Đàn ông mặc áo màu đen hay xanh đậm, cài khuy vải một bên, vai liền
cổ đứng,…
Phụ nữ thích dùng đồ trang sức, đặc biệt là vòng tay, bông tai,dây
chuyền
Trang 72.4 Nghệ Thuật
Đờn ca tài tử
Trên vùng đất Phương Nam, nơi nào có dân cư sinh sống thì ở đó có Đờn a tài tử, trên nền văn hóa đó và tính cách đột phá, dám nghĩ dám làm, bao thế hệ nghệ nhân tài tử đất phương Nam đã sáng tạo để có được
bộ nhạc hoàn chỉnh như ngày nay
20 bài Tổ gồm 3 Nam, 6 Bắc, 7 Lễ, 4 Oán, chính là 20 bài nhạc kinh điển nhạc tài tử Trong đó bản Tứ đại oán được xem là tiêu biểu cho tâm hồn con người Nam Bộ
Đậm dấu ấn văn hóa cộng đồng
ĐCTT vẫn tồn tại, phát triển ở phương Nam như một nhu cầu không thể thiếu
GS-TS Trần Văn Khê đã từng khẳng định: “Miền Nam là cái nôi, là không gian để nghệ thuật ĐCTT và cải lương phát triển Và rõ ràng, nghệ thuật ĐCTT truyền thống cũng mang đậm nét đặc trưng văn hóa của con người và vùng đất nơi này: Dân gian và bác học, phóng khoáng
Trang 8và thân thiện Đồng thời, ĐCTT còn thể hiện sự chân thành và nghĩa khí của con người ở vùng đất phương Nam”
ĐCTT gắn liền với đời sống tinh thần vốn phong phú của người dân phương Nam nên còn được xem là loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần cộng đồng ĐCTT còn là sự hội tụ của nguồn nhiều văn hóa khác nhau, cùng với những sáng tạo đột phá, phóng khoáng và thích nghi, sự hào hiệp và nghĩa khí, sự giản dị và thật thà người Nam Bộ
Loại hình nghệ thuật đặc trưng của Nam Bộ (vanhoavaphattrien.vn)
https://phuongnam.vanhoavaphattrien.vn/
uploads/editor/files/TKTS/
danhhoa1/1254235353436634.gif
III KIẾN TRÚC 3.1 Kiến trúc nhà gỗ truyền thống
Nhà gỗ trong dòng lịch sử
Nhà truyền thống có khung gỗ miền Nam bao trùm một số cấu trúc khác nhau như nhà rường, nhà rội và dạng kết hợp hai thứ đó ta có thượng rường hạ rội Tuy vậy, nhà Rường chiếm tỉ lệ cao hơn nhà Rội
Bố cục tổng thể
Lấy ví dụ trong tổng thể nhà Rường Huế; bao gồm có: Nhà Chính, Nhà Phụ, Bình Phong, Bể Can, biểu tượng Tả Thanh Long và Hữu Bạch Hổ, sân vườn, lối vào, hàng rào và cổng
Bình Phong và Bể Cạn thường được đặt chính giữa phía trước Nhà
Chính Theo phong thủy, Bình Phong có thể làm bằng gạch hoặc bụi cây, đóng vai trò chặn các luồng khí xấu vào nhà Bể Cạn đóng vai trò là Minh Đường, có ý nghĩa đem lại sức khỏe và thịnh vượng
Trang 9Đặc trưng Kiến trúc nhà vườn truyền thống Huế | Blog Kiến Trúc (blogkientruc.net)
Nhà Rường
Điểm chính trong kiến trúc nhà Rường là cấu kiện trính hay gọi là trến là nối liền hai hàng cột cái, các cột trong cùng một hàng nối lại bằng xuyên
THUẬT NGỮ KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG NHÀ RƯỜNG HUẾ - Thanh Phuoc
Trang 10Bước cột: Khoảng cách từ tim một cột ( hoặc một hàng cột) đến tim một
cột ( hàng cột ) khác nằm liền kề, tính theo chiều ngang lẫn chiều dọc
Vài (vì): Toàn bộ các cấu kiện gồm cột, kèo, trến ( trong trường hợp vài
giao nguyên trụ đội thì có thêm trụ tiêu, ấp quả, con đội) cùng nằm trên một mặt phẳng nằm ngang của nhà
Gian: Khoảng không gian nằm giữa hai vài kèo liền kề nhau trước và
sau được giới hạn bằng hai hàng cột nhì tiền và nhì hậu
Gian giữa là không gian trịnh trọng nhất trong ngôi nhà, phía sau dùng
để thờ tự, phía trước dùng để tiếp khách và các hoạt động quan trọng Hai bên dùng làm phòng ngủ hoặc sinh hoạt riêng tư
Chái: Phần không gian nằm ở chái, được tạo bởi một bước cột, các cột
con ở đây liên kết với các cột cái của hai vài ngoài
Vật Liệu
Chủ yếu sử dụng các vật liệu có sẵn tại địa phương Khung kết cấu đến vách ngăn và các nội thất hầu hết từ các loại gỗ quý
Bề mặt gỗ được sơn phủ bề mặt tăng tính thẩm mỹ cũng như chống độ
ẩm, mói mọt
Mái lớp ngói đất nung Ngói ở miền Nam thường rộng bản và sắp xếp
âm dương xen nhau, tạo ra các rãnh thoát nước
Trang 113.2 Kiến trúc chịu ảnh hưởng phương Tây
Quan niệm mới về không gian sống.
Bưu điện Trung tâm Sài Gòn và Dinh Thống đốc Nam Kỳ là hai công trình tiêu biểu nhất của KTS Alfred Foulhoux.
Sự đặc dụng những trang trí dày đặc, cầu kỳ cùng tính cách trang nghiêm, đường bệ của tổng thể có ảnh hưởng đến
thị hiếu sau này của những chủ nhà người Việt ở miền Nam Ảnh: Nhã Nam_Tapchikientruc
Đầu thế kỉ 20, những ảnh hưởng từ kiến trúc phương Tây trở thành hình mẫu chp xu hướng Tân thời, hướng về cái mới Từ những bộ phận, tầng lớp tri thức ưu tú thụ hưởng nền giáo dục ở nước ngoài về Tiếp xúc với không gian Tây hóa
Trang 12Từ đây họ muốn thổi làn gió mới, những thị hiếu mới, cá tính thời đại vào công trình nhà ở mà không muốn phá bỏ nhà thờ tổ tiên để lại Từ
đó cho ra kĩ thuật bao bọc ngôi nhà bằng một mặt tiền mới
Ảnh: Nhã Nam_Tapchikientruc
Chiết trung- hòa trộn phong cách
Chiết trung(ecletricism) chỉ việc hòa trộn nhiều phong cách và ảnh
hưởng để tạo ra một hướng tiếp cận riêng Sự hòa trộn này có thể là kết cấu, hướng xử lí trang trí, vật liệu, các hình thức trang trí vay mượn từ các nước hay nền văn hóa các nhau trên nền vật liệu địa phương
Xu hướng này đã định hình diện mạo kiến trúc của vùng đất của vùng đất trong suốt một thời kì lịch sử Những công trinh tiêu biểu như nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, Sa Đéc, Đồng Tháp, cô Hai nhà cổ Cao Triều, Bạc Liêu,…
Trang 13Mặt tiền ngôi nhà thể hiện sự kết hợp nhiều phong cách trang trí thịnh hành thế kỷ 20
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê Đồng Tháp với 3 gian bề thế, rộng hơn 250 m2 mang đậm chất Tây Nam Bộ Vật liệu chủ yếu làm bằng gỗ và ngói nhập
từ Trung Hoa về.Phần mái được lợp âm dương xen kẽ với 2 bên đầu cong vút Khuôn viên trước nhà là khoảng sân thóng mát
Họa tiết gồm nhiều màu sắc đến từ truyền thống trang trí Phúc Kiến (phía Nam Trung Hoa), phần nóc nôi nhà uốn cong theo mẫu các hội quán Phúc Kiến
Mẫu trang trí trán tường này tương đương với chi tiết trán tường từ
phương Tây Trán tường Swan-neck (đường cong cổ chim thiên nga), cùng với trang trí cresting tạo ra bề mặt dày đặc chi tiết
Trang 14Cửa sổ, cửa chính ở nhà cổ được gắn những bức phù điêu và được thiết kế hình vòm theo cách Phục Hưng Phần trần nhà cũng được làm tỉ mỉ với những chi tiết xen kẽ của 2 nền
Nguồn ảnh: Nhà Cổ Huỳnh Thủy Lê - Kiến Trúc Đông Tây Kết Hợp | Blog Kiến Trúc (blogkientruc.net)
Kết cấu mới
Một là bao phủ cấu trúc gỗ truyền thống sẵn có bằng một mặt tiền mang cảm giác tân thời
Hai là xây dựng một ngôi nhà hoàn toàn mới, trang trí mang khuynh hướng tân thời, nhưng kết cấu gợi nhắc lại nhà truyền thống tạo cảm giác quen thuộc
Ba là xây dựng một ngôi nhà mới với những ảnh hưởng phương Tây đậm đặc hơn về kết cấu và trang trí
Nhà cổ trăm tuổi ở miền Tây
Mặt tiền nhà ảnh hưởng bởi lối kiến trúc phương Tây, nhà có bậc tam cấp
đi vào gian nhà.Tuy thế ngôi nhà vẫn đước xây dựng theo lối truyền thống Nhà có 3 gian 2 chái
Trang 15Quan sát bên hông ta thấy khung nhà được kết cấu theo khung nhà
rường
(Nhà cổ Bình Thủy, Cần Thơ)
Trang trí mặt tiền
Khi tiếp nhận thị hiếu phương Tây trở nên phổ biến, thẩm mỹ về ngoại thất có sự thay đổi đáng kể, người ta chú tâm vào trang trí mặt tiền nhiều hơn và phô bày sự hào nhoáng bên ngoài Xu hướng bao bọc nhà gỗ bằng mặt đứng phương Tây cường điệu hơn
Dãy cột mặt tiền và phù điêu
Nhà cổ Cà Mau_VietNamne
No table of contents entries found.
Nhà cổ họ Lâm, Vĩnh Long_Tản mạn kiến trúc.
Trang 16Bởi ngôi nhà gỗ truyền thống trải dài theo chiều ngang theo cấu trúc gian chái nên người ta dùng phương thức dãy cột phương Tây để trám vào mặt tiền gian chái đã có từ trước.Thường để số vòm lẻ tạo sự đăng đối cân bằng
Kích thước chiều cao, tỉ lệ dãy cột đã được biến tấu so với nhà ở Việt Nam so với các kiến trúc phương Tây cổ điển có phần to lớn và bề thế hơn
Trán tường
Classification of gothic and baroque architectural elements | Semantic Scholar
Trán tường là phần được nhô cáo dùng để làm điểm nhấn cho mặt đứng công trình
có thể là một nữa cung tròn hoặc là tam giác
Trang 17Cầu kì nhất là tạo hình một đôi cánh vươn lên swan-neck với các trang trí hoa lá dày đặc Dẫn dụ thị giác người xem về phía trọng tâm trung tâm của tường
Trang 18Gạch khảm
Nhà cổ họ Phan_Duy Linh_Tản mạn kiến trúc
Gạch men cũng được ưa chuộng, ốp dọc theo các diềm tường Các viên gạch vuông này trang trí đơ giản, từ hoa văn hình học hay thực vật động vật.Khêu gợi thị giác cho mặt tiền