1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam Đề Tài Cơ Cấu Bữa Ăn Truyền Thống Và Các Đặc Trưng Cơ Bản Trong Văn Hóa Ăn Uống Của Người Việt.pdf

13 20 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ Cấu Bữa Ăn Truyền Thống Và Các Đặc Trưng Cơ Bản Trong Văn Hóa Ăn Uống Của Người Việt
Người hướng dẫn Trần Anh Dũng, Lê Thanh, Lê Anh Tuyền, Khánh An
Trường học Trường Đại Học Sài Gòn
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

Từ đó phát triển nên nền ẩm thực hiện tại, với nhiều đặc trưng của khu vực đó như: văn hóa, môi trường sống, thời tiết, các chủng loại trái cây-rau quả-thịt, các chế biến,… Đối với khu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA THƯ VIỆN VĂN PHÒNG

********

TIỂU LUẬN

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:

CƠ CẤU BỮA ĂN TRUYỀN THỐNG VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN TRONG VĂN HÓA ĂN

UỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT

Giảng viên phụ trách:Trần Anh Dũng

Khánh An

Lê Anh Tuyền

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: CƠ CẤU BỮA ĂN TRUYỀN THỐNG 3

1 Các món ăn chính 3

2 Cách chế biến 6

CHƯƠNG 2: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN TRONG VĂN HÓA ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT 7

1 Bữa ăn chung 8

2 Vị trí ngồi và cách bố trí món ăn 9

3 Các quy tắc trên bàn ăn 9

TƯ LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Cuộc sống và cung cách sinh hoạt của con người luôn gắn liền chặt chẽ với thiên nhiên, cách thức ứng xử với môi trường tự nhiên là một trong những yếu tố quan trọng nhằm thể hiện rõ hệ thống văn

hóa của mỗi khu vực.

Con người tận dụng những thứ xung quanh để giúp ích cho cuộc sống của mình trong khi đó lại ra sức chống chọi hiểm họa do môi trường sống mang lại Như các con người từng nhặt những quả dại để phục vụ cho bữa ăn cho tới sử dụng các công cụ để chế biến và xử lý thịt sống Từ đó phát triển nên nền ẩm thực hiện tại, với nhiều đặc trưng của khu vực đó như: văn hóa, môi trường sống, thời tiết, các chủng loại trái cây-rau quả-thịt, các chế biến,…

Đối với khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nâm nói riêng, với nền nông nghiệp lúa nước đã phát triển từ lâu nên mâm cơm người Việt không thể nào thiếu cơm trắng Kèm theo là những món

ăn chính và phụ là tùy thuộc vào vùng miền.

Thông qua bài tiểu luận này, chúng ta sẽ nghiên

cứu và đưa ra kết luận cho chủ đề “ Cơ cấu bữa ăn

truyền thống và các đặc trưng cơ bản trong văn hóa ăn uống của người Việt”

Tp Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2023

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ CẤU BỮA ĂN TRUYỀN THỐNG

Ăn uống là một trong yêu cầu thiết yếu của con người vậy nên cơ cấu bữa

ăn là một nét đặc trung rõ rệt của văn hóa mỗi nước Ấm thực phát triển theo chiều dài lịch sử, theo sự phát triển của con người và xã hội nhưng các nguyên tắc cơ bản của âm thực Việt vẫn sẽ luôn tồn tại mãi Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, “Trời đánh tránh bữa ăn” Hoạt động ăn uống luôn đặt lên hàng đầu và có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của dân tộc ta.Nười Việt rất xem trọng bữa ăn hằng ngày vì đó là cách mà họ thể hiện sự tôn trọng vơi những thứ mình tạo ra được và sự tôn trọng đối với người thân trong gia đình

Nền ẩm thực Việt đi đôi với nền văn minh lúa nước đã trở thành dặt trưng khó quên gắn liền với đời sống sinh hoạt sản xuất của người dân Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, lượng thủy hải sản phong phú, đa dạng Nhờ các yếu tố đa dạng đó, cơ cấu bữa ăn truyền thống của gia đình Việt bao gồm cơm - rau - thủy sản - thịt Ba yếu tố trên kết hợp cùng nhau tạo nên một bữa ăn đầy phong phú, bữa ăn truyền thống với cơ cấu ăn thiên về thực vật

1 Các món ăn chính

Việt Nam là một nước nông nghiệp thiên về vùng khí hậu nhiệt đới, niệt dới gió mùa cũng vì vậy mà phân ra ba miền rõ rệt Các đặc điểm về địa

lý, khí hậu, văn hóa, dân tộc đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng miền Điều đó đã góp phần làm nền ẩm thực Việt Nam thêm phong phú, đa dạng Các loại thực phẩm thường thấy trên mâm cơm như: gạo, thịt-cá,rau củ các loại; cách chế biến khác nhau cũng sẽ mang đến các hương vị khác nhau cho món ăn

Từ thuở xưa, ông cha ta đã sống với những quan niệm tục ngữ “Cơm no

áo ấm”, “ Nguời sống về gạo, cá bạo về nước” Như đã biết, quê hương

của cây lúa là vùng Đông Nam Á thấp ẩm Không phải ngẫu nhiên mà người Việt Nam gọi bữa ăn là bữa cơm, coi cây lúa là tiêu chuẩn của cái đẹp, hầu hết bữa ăn nào của người Việt cũng có hạt cơm trong bụng, nếu không ăn cơm sẽ cảm thấy thiếu thiếu, và đó là lí do vì sao cụm “bữa cơm” luôn đồng hành ông cha ta từ xa xưa đến nay

Đầu tiên với thứ đặc trưng của món ăn Châu Á đó chính là gạo, gạo nấu thành cơm được xem như món chính cung cấp hàm lượng dinh dưỡng lớn trong bữa ăn Với nền nông nghiệp phát triển từ sớm, phân chia vùng miền-địa lý khác nhau và khí hậu phù hợp với canh tác đã tạo nên sự khác biệt về hương vị của từng giống lúa khác nhau nên nền văn mình lúa nước Việt Nam cũng đa dạng và đặc sắc hơn rất nhiều Cơm chính là

Trang 5

linh hồn của bữa ăn người Việt, thiếu chén cơm nóng hỏi thì mâm cơm không thể nào hoàn thiện được

Từ xưa cơm đã là món ăn chính từ lâu vì hàm lượng dinh dưỡng mà nó mang đến, vì sự “ chắc bụng” mà nó mang đến, chúng ta ăn cơm đầu tiên

là để no sau đó mới thưởng thức các món ăn kèm để tăng thêm hương vị cho bữa ăn Cũng vì lý do đó mà người Việt thường ăn các món chứa hàm lượng tinh bột cao để họ có sức mà tham gia vào các hoạt động sản xuất sau đó

Nhưng sự sáng tạo của ông cha ta đã biến “gạo” thành những món ăn mới

lạ hơn chứ không chỉ nấu thành cơm, những món ăn này có thể là những món ăn chơi nhưng lại cũng là những món ăn cứu đói Bằng cách xử dụng cách công cụ, kết hợp với các nguyên liệu nấu ăn khác nhau để tạo

ra món ăn hoàn toàn mới với vẻ ngoài đặc sắc cùng với hương vị mới lạ Nhưng hương vị của gạo vẫn luôn được lưu lại trong các món ăn đó Cùng với nguyên liệu phong phú là “gạo”, ngoài những bữa cơm thơm ngon xuất hiện ở mỗi gia đình người Việt, ông cha ta còn chế biển ra những món ăn phong phú, hấp dẫn về mặt hình thức và độ ngon miệng được cảm nhận qua vị giác thu hút cả những du khách gần xa như: bánh xèo, bánh canh, phở, Những món ăn trên đều là những món khi nhắc đến Việt Nam, du khách đều suýt xoa khen ngợi về độ hấp dẫn Qua đó,

ta có thể cảm nhận được vai trò quan trọng của lúa gạo đối với cuộc sống hằng ngày Tùy vào từng loại lúa gạo, lúa nếp mà chúng có thể có những công dụng khác nhau, tạo nên những món ăn thơm ngon phục vụ đời sống hằng ngày của mỗi người

Tiêu biểu như món bánh canh, sợi bánh được làm từ bột gạo xay nhuyễn rồi trộn với nước để tạo thanh một cục bột to Ở Miền Tây người ta gọi nó là bánh canh bột vì hương vị đậm hương gạo, người ta lăn cục bột lên một chai thủy tinh to rồi dùng dao khứa từng sợi bánh đun với nước sôi Hay ngày nay để giải phóng sức lao động, con người chế tạo những vật dụng hữu ích vào hoạt động sản xuất, chỉ cần chuẩn bị bột đã trộn sẵn sau đó bỏ vào khuôn và ép ra thành từng sợi Sợi bánh canh với nước dùng hầm xương kèm với rau củ là một món ngon cho những ngày chán cơm Ngoài ra còn bánh xèo với lớp vỏ giòn rụng như tan chảy trong miệng, mỗi vùng sẽ có một cách chế biến khác nhau như ở Miền Tây: ta trộn bột gạo xay nhuyễn với bột nghệ để tạo ra màu vàng óng của nghệ thêm vào hành lá xanh Người chế biến sẽ dùng một cái chảo lớn đặt lên bếp cho nóng, bỏ phần nhân vào để xào trước cho săn lại ( nhân ở đây có thể là thịt hoặc chay) sau đó mới rưới bột xung quanh rồi từ từ vào lòng chảo Nếu muốn lớp vỏ trở nên giòn hơn thì hãy bôi một lớp dầu hoặc mỡ vào phần rìa bánh, cuối cùng chỉ cần thêm giá vào và gấp đôi là chúng ta đã có một chiếc bánh xèo thơm ngon Ông bà ta ngày xưa thường dùng bánh xèo vào những ngày đặc biệt hay để tiếp khách quý.

Trang 6

Trong bữa cơm của người Việt, yếu tố thứ hai sau cơm trong cơ cấu bữa

ăn hằng ngày của người Việt chính là rau quả Năm ở một vùng trung tâm trồng trọt, với thế mạnh về điều kiện tự nhiên và khí hậu, Việt Nam là một nước với một danh sách dài các loại rau, củ, quả quanh năm vô cùng phong phú Vào tháng 4 các loai rau, củ, quả như cà chua, bí, dưa chuột

sẽ ra quả và được thu thập tạo ra những món ăn ngon và phong phú Người Việt ăn kèm rau với món ăn để trung hòa gia vị nêm mếm cùng với

vị đặc trưng của mỗi loại rau, như ra xà lách thường có hậu vị đắng nhẹ được ăn kèm với các món có nước chấm hay các món kho; ra răm hay rau diếp cá đều gọi chung là rau thơm, tỏa ra mùi thơm đặc trưng có vị cay nhẹ nên sẽ có nhiều người không vừa miệng với loại rau này lắm; ngoài

ra còn đã chủng loại rau lạ mà ở mỗi vùng người ta sẽ có một cái tên khác nhau.Tuy nhiên, nói đến rau trong bữa ăn Việt Nam không thể không nhắc đến hai món ăn đặc thù là rau muống và dưa cà cùng câu ca dao nổi

tiếng “ Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm

tương”, hai thứ rau gần như có thể trồng quanh năm Đối với người Việt

Nam thì “đói ăn rau, đau uống thuốc” là chuyện tất nhiên “Ăn cơm

khổng rau như nhà giàu chết không kèn trống”

Ngoài rau ra chúng ta còn có các loài hoa có thể ăn được như hoa điên điển( bông điên điển), hoa bí, hoa lục bình, hoa chuối, chúng ta dùng chúng như rau, chế biến chúng như rau hay chỉ đơm thuần là trang trí cho món ăn thêm phần bắt mắt

Vô số giống loài rau đã được ông cha ta tìm ra và mang về trồng trọt để ngày nay khi nói đến rau chúng ta có trăm giống loài khác nhau từ rau nhà trồng cho đến các loại rừng Dùng chúng với bữa cơm hằng ngày của chúng ta, chúng mang đến cho ta rất nhiều dưỡng chất tự nhiên, qua đó đã cho ta thấy rõ vai trò của rau quả đối với cuộc sống hằng ngày Với môi trường và điều kiện tự nhiên ưu ái cho việc trồng trọt mà Việt Nam có rất nhiều loại rau, củ, quả đem lợi nguồn dinh dưỡng rất lớn cho sức khỏe Cùng với số lượng thực vật phong phú đã góp phần tạo nên sự mới lạ cho các món ăn Việt, góp phần làm đặc sắc thêm hương vị và là nét đặc trưng cho món ăn Chẳng hạn, để làm tăng thêm hương vị, màu sắc cho món ăn, các loại gia vị có nguồn gốc từ thực vật đã được sử dụng và tô điểm thêm hương vị Qua đó cho thấy rau quả luôn gắn liền với ẩm thực Việt Cac loại gia vị được lầm từ thực vật phổ biến phải kể đến như hành, rau thơm, rau ngò, rau cần đã trở thành những gia vị quen thuộc không thể thiếu để chế biến món ăn của gia đình Việt

Đứng thứ ba trong cơ cấu bữa ăn và đứng đầu hàng thức ăn động vật của người Việt là các loại thủy sản - sản phẩm của vùng sông nước Sau “cơm

Trang 7

rau” thì “cơm cá” là thông dụng nhất Tục ngữ có câu “ Có cá đổ vạ cho cơm”, con cá đánh ngã bát cơm là thế Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo điều kiện cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, vì thế, thủy sản đã trở thành nguồn thức ăn chủ yếu cho con người So với các loại thủy sản khác thì cá chiếm một số lượng nhất định và thường xuất hiện trên bữa cơm của mọi nhà

Từ nguyên liệu là cá,người Việt Nam đã chế tạo ra một dang đồ chấm đặc biệt đó là nước mắm, loại nước chấm là linh hồn cho những món ăn Việt, thiếu nước mắm thì chưa thành bữa cơm Việt Dù vậy, vào thời xa xưa, nước mắm không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với bình dân mà là thứ xa

xỉ được các bà phi tần nhà Nguyễn đặt những người dân địa phương làm

để tiến vua Từ tiếng Việt, danh từ “ nước mắm” đã đi vào ngôn ngữ của loài người, có mặt trong nhiều cuốn từ điển bách khoa Đông- Tây Hiện nay, một số thương hiệu nước mắm nổi tiếng như nước mắm Chin- su, nước mắm Phú Quốc, nước mắm Phan Thiết

Bên cạnh đó, các loại thủy sản còn được chế biến theo nhiều phướng pháp khác để có thể bảo quản lâu hơn trong thời tiết nóng ẩm như làm mắm, phơi khô với phương pháp chế biến mới đã góp phần tạo nên những hương vị đặc sắc khác góp phần làm phong phú hơn những món

ăn của người Việt như mắm tôm, mắm tép, mắm ruốc, Dù có thể những món ăn này sẽ khá khó ăn với một số người nhưng nó cũng là một trong những món ăn không thể bỏ qua

Ở vị trí cuối cùng trong cơ cấu bữa ăn của người Việt là thịt Các loại thịt phổ biến với người Việt như thịt heo, thịt gà, thịt vịt, Tuỳ từng vùng miền sẽ có những loại thịt đặc trưng Thịt gà-vịt,thịt bò và thịt heo có thể

dễ dàng bắt gặp được trong bữa ăn thường ngày,với mực độ chăn nuôi lớn nên chúng được tiêu thụ rộng rãi trong tất cả các vùng miền Người dân ở các vùng miền có từng cách chế biến, xử lý riêng biệt làm nổi bật lên điểm dặt trưng của mỗi vùng miền

Bữa ăn cơ bản của người Việt bao gồm tối thiểu những món ăn trên Ngoài ra, ở một số gia đình, ngoài những món ăn trên sẽ có thêm một tô canh làm từ rau, củ, cũng có thể kết hợp các loại rau, củ , thịt lại với nhau

2 Cách chế biến

Người Việt có rất nhiều cách chế biến thức ăn khác nhau, những phương pháp được truyền lại từ thuở xưa được nghiên cứu kĩ và phát triển để cho

Trang 8

ra những sản phẩm dùng riêng cho từng loại nguyên liệu, từng cách chế biến khác nhau

Đối với cách loại rau củ, khi mang về từ nông trại sẽ được rửa sạch để lớp đất cát trôi đi Tiếp đó dựa vào món ăn chúng ta sẽ chế biến mà xử lý rau theo cách khác nhau nhưng phổ biến là giữ lại phần non ở đầu và loại bỏ phần già hay bị sâu hại Còn với các loại củ chúng ta thường gọt bỏ vỏ và rửa sách với nước nhiều lần

Một trong những cách chế biến rau đơn giản nhất là luộc, không cần thêm bất cứ loại gia vị hay chế biến phức tạp nào Chỉ cần đun nước cho sôi và thả rau vào trụng trong khoảng từ 3-7 phút tùy loại rau, sau đó vớt ra và chắt sạch nước Với cách chế biến này chúng ta có thể dùng chung với các loại nước chấm để tăng thêm gia vị Ở một số nơi, người dân còn sử dụng lại nước luộc rau vắt thêm một ít chanh hay quất vào và dùng nó như món canh

Chúng ta cũng có thể dùng rau để nấu canh,kết hợp nhiều loại rau để tạo nên một món canh cũng là điều dễ thấy Rau xào cũng rất dễ chế biến, chỉ cần xử lý rau như bình thường và xào với dầu trên chảo nóng cũng là một cách để chế biến món này Cầu kì hơn nữa chúng ta còn có thể kho rau củ với nhau, kho với nước mắn cho vừa miệng và dùng chung với cơm Với các loại củ, thường được nấu chung với nước để lấy vị ngọt tự nhiên Xào, kho, luộc-hấp, cũng là những cách để chế biến nguyên liệu này Với rau-củ không chỉ được dùng dể ăn mà còn được sử dụng như một chất tạo màu tự nhiên, vì có nhiều loại rau-củ có ngoại hình bắt mắt, nhiều màu sắc nên ông bà chúng ta cũng ứng dụng cách này rất nhiều trong chế biến món ăn thường ngày

Đặc biệt hơn là chúng ta có thể xấy khô chúng để có thể xử dụng một cách lâu dài, các loại rau mùi cũng có thể trở thành gia vị để nêm nếm thêm cho món ăn

Đói với thủy sản, thịt chúng ta còn có nhiều cách chế biến hơn nữa Người Việt xưa thường rửa thịt chung với nước nhiều lần để khư mùi tanh và máu dính trên thịt, dần dà thì người chế biến không còn cảm thấy cách này hiệu quả nữa Dùng muối để rửa sạch các loại thịt, dùng chanh

để loại bỏ mùi tanh thủy sản và dùng phèn chua cho những bộ phận nội tạng cần được rửa kỹ càng, cẩn thận

Ngoài những cách chế biến trên, để có thể sử dụng lâu dài và dùng như một loại lương khô cất trữ dùng trong trường hợp đặc biệt, người dân ướp chúng với muối để phơi khô hay treo trên gác bếp đẻ dùng hơi nóng hông cho khô hết phần nước trong thịt, thủy sản

CHƯƠNG 2: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN TRONG VĂN HÓA ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT

Trang 9

Câu chuyện ăn uống mỗi nơi lại một khác nhau, từng vùng miền lại có những quy tắc không phai nhạt theo thời gian Vậy nên Việt Nam cùng với nền văn hóa truyền thống lâu đời cũng có những nét riêng trong cung cách ăn uống Văn hóa ăn uống đối với người Việt được kết hợp từ nhiều yếu tố khác nhau như ẩm thực, gia đình và xã hội

1 Bữa ăn chung

Nói đến văn hóa ăn uống, người Việt rất coi trọng các bữa ăn chính trong ngày như bữa trưa và bữa tối vì đó là một dịp các thành viên trong gia đình tụ hợp lại, cùng ăn chung một mân cơm và cùng trò chuyện với nhau Bữa cơm chung như một cách thể hiện sự tôn trọng đến cách thành viên cùng chung gia đình, dòng họ hay chỉ là những người bạn thân vì ông bà chúng ta cực kì coi trọng những giá trị về gia đình, thân thuộc hay

sự gắn kết với những người xung quanh Đây là cách thể hiện nét đẹp văn mình và trình độ văn hóa của mỗi gia đình

Bữa ăn chung ở đây có thể là bữa ăn chung đơn giản thường ngày hay là những bữa tiệc tụ hội, nhân dip các ngày lễ, ngày quan trọng của các gia đình Vậy nên cách xử sự và không khí của mỗi bữa ăn cũng sẽ khác nhau

Với các bữa ăn có sự xuất hiện của các thành viên trong gia đình hoặc dòng họ thì yếu tố tuổi rất được coi trọng trong bữa ăn này, đây là một dịp

để các thành viên trong gia đình gặp mặt nên việc chào hỏi hay cái nhìn dầu tiên Đây cũng là dịp để các thành viên nhỏ tuổi hơn thể hiện sự yêu thương, kính trọng đến các bậc trên mình Nhưng đối với các bữa ăn trong gia đình thì những quy tắc ứng xử có thể được xem nhẹ vì chúng ta được gặp mặt nhau hằng ngày và cũng đã quen tính cách của các thành viên nên bữa ăn sẽ mang sự ấm áp thân thuộc hơn các buổi ăn chung lớn với cách thành viên trong dòng họ

Còn với các buổi gặp mặt giữ những người thân thuộc hơn hay chỉ là những người chúng ta lần đầu tiên gặp mặt Ở các bữa chung này sự đơn giản hóa các nguyên tắc ứng xử là thường thấy vì vai vế lúc này được xem như là gần bằng nhau tuy nhiên cũng không nến quá xem nhẹ cách hành xử với những người ta không thân lắm Bữa ăn chung hay gọi theo một cách khác là tiệc gặp mặt như một dịp để gặp nhau, giới thiệu người bạn mới hay đơn giản hơn là chỉ muốn ngồi ăn cùng nhau Thời gian là không có giới hạn đôi với các bữa chung này

Gọi là bữa ăn chung vì chúng ta ngồi chung với nhau trên một mâm cơm, cùng dùng chung những món ăn với nhau và cùng chia sẽ nhưng câu

Trang 10

chuyện chung với nhau Phải nói rằng yếu tố “chung”,”cùng nhau” là một thứ thường thấy trong văn hóa ăn uống của người Việt

2 Vị trí ngồi và cách bố trí món ăn

Trong văn hóa của đại da số gia đình người Việt, ví trí của các thành viên trong gia đình là rất trong qua trọng Theo truyền thống lâu đời “kính trên nhường dưới”, thì các thành viên lớn tuổi sẽ ngồi ở những vị trí quan trong và là nơi được xem như trung tâm của bàn ăn

Đối với bàn ăn tròn, những vị trí đắt địa là những vị trí có thể nhìn toàn cảnh bàn ăn và có thể trực tiếp nhìn ra cửa nhà Đây là những vị trí cố định cho các cụ, các ông, bà trong nhà Theo thứ tự đó sẽ là con và tới các cháu trong nhà, thường nếu bữa ăn có mời khác thì sẽ ngồi cạnh các vị trí cho thành viên lớn tuổi Trong cách trường hợp như cháu còn quá nhỏ để ngồi bàn thì sẽ được đặt ngồi ở ghế ăn riêng hay bàn nhỏ để dễ trong coi; trong trường hợp đông khách và phải tách thành nhiều bàn thì một bàn sẽ cho các thành viên lớn tuổi là khách ngồi cùng sau đó là bàn các thành viên khác, và cũng sẽ có bàn chung cho các cháu nhỏ tuổi ngồi cùng; nhưng có đôi khi sẽ chia ra bàn nam và bàn nữ có thể vì truyền thống của vùng đó hay chỉ đơn giản là vì sở thích của từng nhóm thành viên trong gia đình

Cách bày trí món ăn trên bàn tròn cũng khá đơn giản, theo khuôn mẫu của hình tròn đồng tâm các món ăn chính sẽ được dặt giữa bàn và tiếp đó

là cách món ăn phụ, món ăn kèm và nước chấm Các món ăn thường sẽ chia nhiều đĩa đặt đối xướng trên bàn để mọi người đều có thể dùng được

Ở các phân chia vị trí trên bàn chữ nhật, bàn dài: ở hai đầu của bàn là các hay ở đầu trái (hoặc phải) là những vị trí quan trọng tiếp đó vào gần giữa bàn là dành do các thành viên khác Món chính ở đây sẽ được đặt ở trung tâm bàn hay ở hai đầu bàn, món phụ, món dùng kèm, nước chấm cũng sẽ được chia thành nhiều điã, bố trí đều trên bàn ăn

3 Các quy tắc trên bàn ăn

Ông bà ta có câu “học ăn, học nói, học gói, học mở” cho thấy việc quan trọng của các lễ nghi ăn uống và đó cũng là một phần văn hóa của người Việt Đối với nhịp sống hiện đại ngày nay, tuy rằng các quy tắc này không còn được mọi người nhìn nhận quá khắc khe nhưng đó vẫn là một phần quan trọng của bữa ăn, là cách dùng để đánh giá một người và dùng để đánh giá văn hóa của một gia đình ngày ấy

▪Luôn dành cho người lớn tuổi nhất

Ngày đăng: 25/11/2024, 16:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w