Vì vậy, chúng ta cần nghiêm túc, cố gắng nhìn nhận với góc nhìn khách quan nhất, phân tích, so sánh chỉ ra nguyên nhân gây ra mặt hạn chế này của người Việt, thông qua đó làm sáng tỏ nhữ
Trang 1NGUYEN NHAN VA ANH HUONG TU THOI XAU ICH KY CUA NGUOI VIET
Viết bởi Trần Lê Yến Nhi MSSV: 2357061062
Bài viết giữa môn
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngành Quan Hệ Quốc Tế
Khóa 2023 - 2024
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
2024
Trang 21 DAT VAN DE
1.1 LI DO CHON DE TAI
Trong buổi tọa đàm “Căn tính Việt” do Người Đô Thị tô chức, tòa soạn đề cập đến vô vàn thói hư tật xấu của người Việt trong thời đại thị trường hóa và toàn cầu hóa, chúng được biểu hiện pho biến nhất ở việc tự đầu độc nhau bằng thức ăn, trộm cắp vặt trong nước và ngoài nước, bạo lực gia đình, học đường, dối trá, lừa đảo, tham nhũng, ích ký, Nhìn chung, một số biểu hiện trong đó đều là những hành vi có thê thấy ở nhiều dân tộc khác, trong khi đó, thói xấu ích kỷ và thiếu kiên nhẫn phố biến hơn hết tại các nước
châu Á như Trung Quốc, Ân Độ, và bao gồm cả Việt Nam
Vì vậy, chúng ta cần nghiêm túc, cố gắng nhìn nhận với góc nhìn khách quan nhất, phân tích, so sánh chỉ ra nguyên nhân gây ra mặt hạn chế này của người Việt, thông qua
đó làm sáng tỏ những ảnh hưởng sâu sắc của đức tính này đối với các lĩnh vực văn hóa,
kinh tế và xã hội
1.2.PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
Để nghiên cứu một đối tượng, cần có phương pháp tiếp cận phù hợp với đặc trưng, đặc điểm của đối tượng đó Hiện nay, có rất nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thé Van hóa là một hệ thống nên cần có cách tiếp cận hệ thống đối với một nền hoặc một đối tượng văn hóa, vì hệ thống đó vận hành trong những thời gian và không gian nhất định, trong mồi quan hệ tương tác giữa tự nhiên với môi trường
Bài viết sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thê sau:
Phương pháp tiếp cận hệ thống: Xem xét mối quan hệ tổng hòa của đối tượng nghiên cứu đưới góc nhìn đa chiều, đa tuyến
Phương pháp tiếp cận lịch đại và tiếp cận đồng đại: xét theo chiều dọc thời gian dé hiéu quá trình vận động nội tại của hiện tượng văn hóa và chiều ngang không gian dé nhận biết và so sánh đặc điểm của đối tượng này với các đôi tượng khác
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tiễn hành đối với các công trình khoa học lý luận về
đối tượng nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngoài nước đã công bồ
2 CO SO LY LUAN VA NHUNG NHAN TO ANH HUONG TOI VAN HOA UNG XU CUA NGUOI VIET
Trang 32.1 KHÁI NIỆM VĂN HÓA
Văn hóa (Culture) được khái quát bằng nhiều khái niệm khác nhau Về mặt từ vựng,
với giá trị lịch sử lâu đời, nghĩa tiếng Việt của “culture”- bat nguồn từ chữ LatIn
“Cultus” — là văn hóa, nhưng cũng có thê là nông nghiệp, gieo trông ruộng đất (Cultus Agri), gieo trong tinh than (Cultus Animi) Trong khi đó, “văn hóa” trong tiếng Việt — vốn là từ gốc Nhật, người Nhật dùng từ này để định nghĩa cách gọi “văn hóa” theo phương Tây — có nghĩa là giáo hóa, làm cho tốt đẹp hơn
Về mặt khái niệm, có vô vàn các kiêu định nghĩa khác nhau về văn hóa xuất phát từ các nhà nghiên cứu, học giả, nhưng nổi bật, được đông đảo giới nghiên cứu công nhận là khái niệm của nhà nhân học E.B.Tylor — cho rằng văn hóa là do con người học tập và lĩnh hội thông qua các hoạt động thực tiễn — “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, là chỉnh thê phức hợp bao gồm trí thức, tín ngưỡng, đạo đức, nghệ thuật, luật pháp, tập quán và một số năng lực, thói quen khác mà con người đạt được với tư cách là thành viên xã hội ”
Còn với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, con người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó gọi là văn hóa” Như vậy, Người nhân mạnh vai trò của sáng tạo văn hóa, mục đích của con người là vì “lẽ sinh tồn” và “mục đích của cuộc sống” và các hình thức tồn tại của
nó
Bên cạnh khái niệm của ngài Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn có một số khái niệm noi
tiếng được công nhận tại Việt Nam, điển hình như khái niệm của GS Trần Ngọc Thêm
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tỉnh thần do con người sáng tạo
và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”
Tổ chức văn hóa, giáo dục của Liên hiệp quốc — UNESCO khăng định “Văn hóa được
đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội mà nó chứa đựng, ngoài văn học
và nghệ thuật còn có cả cách sống, phương thức chung sống, hệ giá trị, truyền thông và đức tin”
Tuy các định nghĩa cho thấy những hình thức và lĩnh vực khác nhau trong văn hóa, nhưng hầu hết, các tác giả đều nhất quán một quan điểm rằng văn hóa là những gì gắn kết
Trang 4với con người, thuộc về con người và đời sống của con người Hơn nữa, văn hóa, theo nghĩa rộng, là những gì do con người sáng tạo và tích lũy, vận hành trong cộng đồng xã hội thông qua các hoạt động của mình nhằm mục đích sinh tồn, theo nghĩa hẹp, là những giá trị tỉnh thần do con người sáng tạo ra, tạo ra sự khác biệt giữa con người và những loài động vật khác
2.2.QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ VĂN MINH
Cũng như khái nệm “văn hóa”, “văn minh” là một phạm trù khái niệm được rat nhiều nhà khoa học tranh cãi Có người cho rằng văn hóa và văn minh là một, ví như
“băn mình vật chất và văn mình tỉnh thân” (Trung Quốc) hay “văn hóa vật chất và văn hóa tỉnh thần” (Việt Nam và các nước khác), nhưng cũng có người nhận định văn minh
là sự phát triển, tiến bộ của văn hóa, chúng bao gồm những thành tựu vật chất — tinh thần được phát triển trên nền tảng văn hóa
Trong “Từ điển bách khoa Văn hóa học” do GS A A Radugin chủ biên, ông định nghĩa văn minh là: “Hệ thống những phương tiện do con người tạo nên nhằm dam bảo tính tự chủ thực tiễn và tính chủ động thực tế trong việc tao day đủ tiện nghĩ cho cuộc song Văn minh có hai mặt: khoa học - kỹ thuật và xã hội - pháp chế Tiêu chí phát triển của văn minh là trình độ chế n8ự Của con người đối với các sức mạnh thiên nhiên và sự phát triển lĩnh vực xã hội - pháp chế (kê cả nhà nước pháp quyền), bảo đảm việc thực hiện quyền sống và tự do của con người” Như vậy, theo ông, văn minh không chỉ biểu trưng cho những thành tựu phát triển vượt bậc về mặt khoa học kỹ thuật mà còn bao gồm
cả luật pháp và tô chức xã hội và nhà nước
Nhà Nhân học Edward Bernett Taylor, cho rằng văn hóa là do con người học tập và lĩnh hội thông qua các hoạt động thực tiễn, xem văn hóa và văn minh gần như đồng nhất
“Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, là chỉnh thê phức hợp bao gồm trí thức, tín ngưỡng, đạo đức, nghệ thuật, luật pháp, tập quán và một số năng lực, thói quen khác mà con người đạt được với tư cách là thành viên xã hội.”
Đối với khái niệm của văn minh, người ta thường phố biến nhận định rằng, văn minh
là sự phát triển của văn hóa vật chất, nghĩa là những sáng chế và phát minh của con người dựa trên những thứ sơ khai, căn bản nhất của văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của loài
người trong một thời đại nhất định
Văn minh là đặc trưng của thời đại Văn hóa là sự kết hợp của văn minh và bề dày
lịch sử, tức là văn minh chỉ là “lát cắt đồng đại”, được xác định trên cơ sở so sánh đồng đại với các khu vực khác trên thế giới Ví dụ, nên văn minh sớm nhất của nhân loại xuất hiện ở Ai Cập; văn minh công nghiệp cận — hiện đại ra đời và phát triển rực Tỡ, huy
Trang 5hoàng ở các nước Âu -— Mỹ Một dân tộc có thể có trình độ van minh cao nhưng truyền thống văn hóa nghèo nàn, cũng có thê xuất hiện một dân tộc nghèo nàn về mặt phát triển văn minh nhưng lại có nền văn hóa vô cùng phong phú và đặc sắc
Viện sĩ D Likhachov (1990) tùng nhận xét, văn hóa (culture) và văn minh (civilisation) "la những khái niệm gần gũi, có liên quan mật thiết với nhau, song không đồng nhất” Văn hóa bao trùm tất cả giá tri tinh than va vat chat, mang tinh 6n dinh va đặc trưng, tiêu biểu cho một cộng đồng, xã hội; trong khi đó, văn minh thiên về những thành tựu thể hiện trình độ phát triển (khoa học kỹ thuật, hành vi ứng xử, tô chức nhà nước và xã hội), dễ pho bién, lây lan, ví dụ như thuốc súng, máy hơi nước Hơn nữa, văn hóa mang tính dân tộc và tính khu vực, còn van minh mang tinh quốc tế, đại điện cho một khu vực rộng lớn hoặc cả nhân loại
2.3 KHÁI NIỆM THOI HU, TAT XAU & ICH KY
2.3.1 Thói hư, tật xấu
Có rất nhiều khái niệm về thói hư, tật xấu, song dù theo khái niệm nào thì thói hư, tật xấu cũng được hiểu là những thói quen không tốt, thiếu lành mạnh, có tác động tiêu cực đến hành vi, suy nghĩ và nhân cách con người
2.3.2 Ich ky
Có nhiều khái niệm khác nhau về ích kỷ Nhìn chung, ích kỷ là lối sống cá nhân, vị kỷ, chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mà không biết chia sẻ và giúp đỡ người khác
3 CƠ SỞ THỰC TIEN
3.1 LICH SU & BOI CANH KINH TE - XA HOI TRONG NUOC TAC DONG LÊN HÀNH VI ÍCH KỶ CỦA NGƯỜI VIỆT
Hơn 70 năm kẻ từ khi đất nước Việt Nam giành được độc lập, những ký ức chiến đấu trong nghèo khó và lạc hậu vẫn hăn sâu trong tâm trí thế hệ ông bà và cha mẹ chúng ta,
và cả những lời tâm tình trong trí óc của thế hệ trẻ ngày nay Đó là quãng thời gian dài đẳng đăng, chiến tranh còn nhiều thiếu thốn, khó khăn, vất vả, người dân phải sống trong đói nghèo, thiếu cơm ăn, áo mặc Vì vậy, không thê tránh khỏi việc xuất hiện những cá nhân nảy sinh lòng tham, ích kỷ trong tình huông tài nguyên, thực phẩm thiếu hụt Trường hợp cụ thê tổng quát cho thời đại bấy giờ là: mọi nguồn tài nguyên đều do nhà nước hoặc tô chức địa phương phân phát, người dân phải xếp hàng đề nhận lấy thức ăn và
Trang 6đồ dùng thiết yêu cho cuộc sống Tuy nhiên, không phải lúc nào tài nguyên cũng đủ hoặc
dư đề cung cấp cho tất cả mọi người Nếu họ muốn có được thức ăn và đồ dùng cân thiết,
họ cần phải xếp hàng từ rất sớm dé có thê đứng ở những vị trí đầu hàng Kết cục là, sẽ chăng còn gì cho những người đến sau cùng và đứng cuối hàng Hiên nhiên, trong tình cảnh túng thiếu đó, những người đến sau buộc phải hành động, chen lấn và thực hiện
những hành vi gian dối để nhận được lợi ích Hành vi đó xuất phát từ hội chứng tâm lý
FOMO - hội chứng sợ bỏ lỡ, nêu họ không chen lan vé phía trước, họ sẽ có rất ít cơ hội đạt được thứ họ cần, hoặc thậm chí là không có gì trong tay Họ phái luôn giành giật và đầu tranh để giúp cho bản thân và gia đình có thể tồn tại qua thời đại đói nghèo này, đó là
lý do vì sao họ buộc phải sống ích kỷ
Ở những nước phương Tây, nơi vốn không trải qua chiến tranh trong thế kỷ gần đây như Việt Nam nên đất nước phát triển và thịnh vượng sớm, không xảy ra tình trạng khan hiểm tài nguyên như thức ăn, quần áo, vật phẩm thiết yếu, Giá dụ khi phải xếp hàng nhận đồ cứu trợ Dù mọi người đứng ở đầu hàng hay cuối hàng, họ đều có thê nhận lấy phần phân chia như nhau mà không cần vui vẻ hay lo lắng về vị trí trong hàng
Tuy cuộc sống ngày càng được cải thiện văn minh và hiện đại hơn, nhưng điều đáng buôn là thế hệ trước vẫn chưa thê thay đôi hầu hết tư duy cũ kĩ và ích kỷ đó Điều chúng
ta có thé lam bây giờ là giáo dục thê hệ trẻ dé xã hội trở nên văn minh hơn
Nguyên nhân khác nằm ở chính sách phát triển, giáo dục nhận thức rõ ràng chưa đủ hoàn thiện Thế giới đang diễn ra quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và tích cực đây mạnh nền kinh tế tri thức; trong khi đó, Việt Nam đang bước trên công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa — hiện đại hóa trên nền táng kinh
tế nông nghiệp lúa nước Mặc dù vậy, người dân chưa thể thoát khỏi những ràng buộc cũ
kỹ trong cách hiểu — nghĩ, thói quen quán tính ngày càng ăn sâu Cụ thể, chính nền kinh
tế lúa nước là nền tảng vững chắc cho tinh thần dân tộc, tỉnh thần đoàn kết và chú trọng văn hóa làng xóm “hàng xóm tối lửa, tắt đèn có nhau”, đồng thời, nền văn hóa ở đất nước nông nghiệp không quá cao, dân trí thấp nên chính những “thành viên gia đình” sẽ cảm thấy đồ ky, ganh ghét và nảy sinh âm mưu xấu khi có một “thành viên” khác giàu lên nhanh chóng
Điền hình cho trường hợp này là “hiệu ứng con cua”, hay còn gọi là “tâm lý con cua” Khi thả một con cua vào một cái xô, con cua có thể dễ dàng bò ra ngoài Nhưng khi thả đồng thời rất nhiều con cua vào cái xô đó, không con nào bò ra được nữa Nguyên nhân
là vì những con cua này sẽ kéo nhau xuống Tương tự, các thành viên trong xã hội sẽ nảy sinh ác ý, cản trở hiệu quả làm việc và phá hoại, cản trở sự tiễn bộ của những thành viên khác xuất sắc hơn
Trang 7Bên cạnh đó, quá trình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hóa nhanh cũng dẫn đến
sự giàu có nhanh chóng của tầng lớp xã hội công — nông, trình độ dân trí đôi khi chưa cao
và “bệnh” lười học tập làm xuất hiện những con người giàu kếch xù, tiền bac du da nhưng lại thiếu phâm cách hoặc phâm chất chưa ngang tầm với yêu cầu nhận thức và ứng
xử đang không ngừng tăng của xã hội khiến một số cá nhân trở thành những con người thô lỗ, cư xử không phù hợp với quy cách chung của cộng đồng
3.2 TỪ GÓC ĐỘ TƯ DUY CỦA NGƯỜI DẪN
Từ khi đất nước đôi mới đến nay, văn minh “đĩ nông vi bản” tiễn lên văn minh công
thương nghiệp, tuy nhiên, theo nghiên cứu của Viện Tâm lý học, tâm lý được hình thành qua nhiều thế hệ, ăn sâu vào nếp nghĩ, thói quen của con người không dễ thay đổi Tư duy tiêu nông mang tính manh mún, nhỏ lẻ, dễ phát sinh tư tưởng hẹp hòi, vụ lợi ở người
nông dân, từ đó dé dẫn đến tình trạng “đèn nhà ai, nha nay rạng”, thiếu tỉnh thần hợp tác,
thờ ơ với cộng đồng
Từ đó, điều này cho thấy tâm lý cộng đồng chưa thật sự vững chắc, khi không có gắn kết tình cảm sẽ dễ trở nên rời rạc, lẻ tẻ Theo Nguyễn Văn Huyên, “Làng là một sức mạnh to lớn của xã hội Việt Nam Đó là một tổ chức hành chính tự trị trong quốc gia
“Phép vua thua lệ làng”, đấy là câu tục ngữ Việt Nam cung cấp một ý niệm chính xác về quyên tự trị làng xã” Tính có kết làng xã củng có thêm “tình cảm cộng đồng”, nhưng nó biểu hiện rõ nét ở tình cảm nội bộ (gia đình, lang, xã) chứ không phải ở những đơn vị cơ
sở lớn hơn, rộng rãi hơn như Trung Quốc hay Nhật Bản - nơi mà con người có thê gắn kết với nhau bằng ý chí và lý trí
Lối tư duy tiểu nông của con người Việt Nam trở thành con dao hai lưỡi Một mặt thê hiện sự đoàn kết, gắn bó của cộng đồng người Việt Nhưng cũng chính tính cộng đồng sẽ ngăn chặn sự phát triển cá nhân, duy tình hạn chế duy lý, con người dần trở nên thực dụng, thiên cận, tạo điều kiện cho sự bảnh trướng của thế lực thiểu nề nẾp, kỉ luật
Con người đều có thể có đức tính thô lỗ, ích kỷ và thiếu kiên nhẫn bất kê giàu hay nghèo Nhưng ngay cả khi biết rõ đó là điều xấu, họ vẫn không quan tâm vì miễn là có lợi cho họ Chỉ cần một TBƯỜI có thể làm, những người còn lại cũng có thé “an theo”, “bat chước” Cách hành xử như thế dù đem lại phần nào nhiều hơn lợi ích vốn có của mỗi người, nhưng điều này lại khiến nước bạn đánh giá người dân Việt Nam là những con người thô lỗ, thiếu kiên nhẫn Và lại có những người sống thờ ơ, biết được điều người khác làm là sai trái với đạo đức chung hoặc nặng nề hơn là vi phạm pháp luật, họ vẫn giữ 1m lặng, bình chân như vại, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi mà con người với con người chỉ là người lạ với nhau Hoặc do họ quá lịch sự dé dung tung cho nguwoi khac sai pham
Trang 8Hơn thế nữa, người dân không ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề, họ luôn tự hào vì dòng dõi “con rồng cháu tiên” mà không hiểu rằng nét đặc trưng văn hóa này khiến thế giới dần xem nhẹ dân tộc ta
3.3 SU GIAO DUC VA QUAN TAM TU GIA DINH
Sự ích kỷ thể hiện ở mọi lứa tudi
Đối với trẻ nhỏ, cách giáo dục của phụ huynh Việt Nam chưa phù hợp Nhiều bậc cha
mẹ có hành vi dung túng, bảo bọc con cái quá mức, khiến cho con tự xem mình là trung tâm và liên tục đòi hỏi sự ưu tiên và chiếm hữu, luôn có phản ứng gay gắt và chống đối khi bị xâm phạm vào đồ của mình hoặc ra sức tranh giành khi chưa có được thứ mình muon
Văn hóa gia đình không lành mạnh có thể hình thành nên tính cách không tốt ở trẻ nhỏ Không hiếm những hình ánh con đã lớn nhưng ngồi lên xe để mẹ lội nước đây đi khi trời mưa, cha mẹ tất bật lo việc bếp núc đề con có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nhằm có được tỉnh thần học hành tốt hơn Hậu quả là con cái có tâm lý thờ ơ, ích kỷ, thiếu sự quan tâm, chia sẻ đối với mọi người xung quanh và có xu hướng mong muốn luôn được ưu tiên trong hầu hết mọi trường hợp
Đối với cac bac thé hé lớn tuôi, tư tưởng ích kỷ nuôi dưỡng từ thời chiến tranh nghèo đói đã thám nhuằn trong thói quen Gia đình tuy có thế hệ trẻ trí thức nhưng luôn nhường nhịn, chấp nhận bỏ qua mọi thói xấu của người lớn tuổi vì “kính lão đắc thọ”, hoặc vì
“ông bà vui là được”, vì thé càng tạo điều kiện cho thói xấu ích kỷ ngày càng phát trin, chậm nhịp với sự phát triển văn hóa của cộng đồng, xã hội
4 NỘI DUNG VÀ Y NGHIA VAN DE
4.1 NOI DUNG
Dân tộc nào cũng có vô số những thói hư tật xấu Trong nền văn minh hiện nay, chú trọng khắc phục và xóa bỏ tật xấu là một trong những nhiệm vụ văn hóa hàng đầu để hòa nhập cùng thế giới Nếu không, chúng ta có thể sẽ trở thành một trong những dân tộc thô tục
và kệch cỡm của hành tỉnh Cụ thể, thói quen ích kỷ và thiếu kiên nhẫn
rõ ràng đã ảnh hưởng không nhỏ đến bộ mặt dân tộc, được thể hiện qua những lời phàn nàn của người dân trong nước và nước bạn trên các nền tảng mạng xã hội.
Trang 9Lấy ví dụ cụ thể, trên nền tảng Reddit, một tài khoản có tên Frangan_ đặt câu hỏi “Have Vietnamese people always been so selfish and impatient?” (Tạm dịch: Tại sao người Việt lại luôn ích kỷ và thiếu kiên nhẫn đến như vậy?) và kể ra những tình huống đã gặp, bao gồm lỗi vi phạm văn hóa thang máy (Người trong thang máy còn chưa ra hết thì người đợi bên ngoài đã đi vào khiến "tắc đường" ở cửa thang máy), chen chúc và gian lận trong bệnh viện (những bệnh nhân đến sau nhưng lại cố tình đặt giấy khám bệnh của họ ở dưới cùng để được gọi tên trước), hay lách luật giao thông khi cố tình quẹo phải để rẽ hướng bên trái ban đầu vì không muốn phải chờ đợi đèn giao thông chuyển sang màu xanh
Một tài khoản khác bình luận dưới bài viết trên có tên là tommywhen cho biết, có những cá nhân giả mạo làm người khuyết tật
ở sân bay để được ưu tiên đứng đầu hàng hoặc được nhân viên sân bay sắp xếp, ưu tiên thủ tục và đưa đến đúng hàng ghế để an vị sớm hơn những hành khách bình thường
Không chỉ người nước ngoài, mà chính người Việt chúng ta cũng cảm thấy phiền phức với những hành vi bất lịch sự và thiếu kiên nhẫn của đồng bào Một trang Wordpress với chủ sở hữu là Ookami (người Việt định cư ở nước ngoài) kể lại những câu chuyện về văn hóa cộng đồng Tính cách thiếu kiên nhẫn và ích kỷ của người Việt được thể hiện rõ nhất ở mục văn hóa chen hàng, thể hiện sự khác nhau trong cách ứng
xử của người dân thế giới Cụ thể là:
“Câu chuyện ở sân bay Changi - Singapore: lúc đó mình đi check-in, nhưng do còn đang lớ ngớ để xem bảng điện tử chạy chữ trên kia, quầy nào là quầy mình cần đến nên chưa đứng hẳn vào trong hàng mà đứng
mé mé thôi Bình thường ở Việt Nam là người ta đi thang chen lên rồi Nhưng những người đến sau có một gia đình rất đông, họ khều mình và hỏi có phải đến lượt mình không? Nếu không phải thì họ đi lên xếp trước nhé Mình mỉm cười trả lời, đúng là đến lượt mình, nhưng còn đang dò bảng nên đứng lệch hàng, xin lỗi họ một tiếng Họ cũng liền mỉm cười nói không sao và đứng xếp sau mình ngay Nếu họ không đi quá đông như vậy, hẳn mình cũng nhường luôn
Câu chuyện ở toilet bên Châu Âu 1: đừng nói là xong phòng nào xông vào phòng đó, họ đều có một cái vạch trước cửa toilet, gần gương
Trang 10rửa mặt cho mọi người xếp hàng Bất kể là phòng nào xong, chỉ cần bạn đến xếp hàng trước thì được vào phòng đó trước Không phải là đứng chèn ngay cửa phòng vệ sinh người ta mà giành giựt Nhưng cái này ở Việt Nam không làm được đâu, vì nhu cầu sinh lý, bạn không chen thì sẽ có một chục người chen trước mặt bạn.”
Rõ ràng, cô Ookami có ấn tượng không tốt và xem văn hóa chen hàng ở Việt Nam là điều đương nhiên không thể tránh hỏi Cũng từ câu chuyện trên, ta biết được từ lâu người dân quốc tế đã có cách ứng xử phù hợp trong vấn đề xếp hàng
“Câu chuyện mua vé xem phim ở Việt Nam: mình cũng rất lịch sự, đứng xếp hàng tử tế Chỉ có thằng nhóc trước mình, chắc độ học sinh cấp 3, chạy ra chạy vô liên tục, lần nào mình cũng nhường hàng cho Thế mà lần nào đi vô cũng liếc mình như thể mình chen hàng của nó Đến cả lúc mua vé, vì máy bị trục trặc nên đứng hơi lâu Có một cặp kia trông cũng xinh xắn, chen thẳng đứng ngang với mình, đặt bóp tiền lên bàn: “Bán vé xem phim Vượt Ngục đi anh!” Vì cái máy nó còn đang
in vé cho mình nên mình chán chẳng buồn nói.”
fiua ba câu chuyện của cô Ookami, ta có thể nhận thấy được ý thức của người Việt còn yếu kém, không thể sánh ngang cùng với ý thức của cộng đồng quốc tế
Bên cạnh đó, còn có những hiện hiển nhiên mà ta vẫn thường hay thấy trên báo đài lẫn cuộc sống thường nhật Có tượng những người thiếu kiên nhẫn tới mức không thể chờ đợi đến nơi có thùng rác để bỏ rác mà kéo kính ô tô và ném ngay trên đường, mặc kệ cho con đường trở nên mất mỹ quan và thậm chí là ảnh hưởng đến tâm nhìn của những người tham gia giao thông khác Có những người vội vã đến mức sẵn sàng chen nhau để thò một cái bánh xe máy vào khoảng trống trên đường để rồi tất cả cùng chịu trận tắc đường chật chội cho đến nửa tiếng hoặc thậm chí cả giờ đồng hồ
4.2 ANH HUONG CUA THOI XAU ICH KY
Ảnh hưởng của những hành vi thiếu kiên nhẫn, ích kỷ và không nhường nhịn phía trên trải dài từ phạm vi cá nhân đến cộng đồng Không những tự bêu xấu bản thân, khiến cho chính mình ngày càng lạnh lùng, vo cảm mà còn làm cho người khác khó chịu, đánh giá và đôi